Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 72

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 72

TUẦN 1 BÀI 1

TIẾT 1: VĂN BẢN

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

A- Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh và sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và dịu dàng.

Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, rèn luyện theo gương Bác.

Rèn kỹ năng đọc văn bản thuyết minh.

* Trọng tâm: Phần II.

* Tích hợp: Với Tiếng Việt ở bài "Các phương châm hội thoại”.

 Với TLV ở bài “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh”

B- Chuẩn bị:

Thầy: Đọc tài liệu về Bác, chân dung về Bác.

 Trò: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Bác.

C- Tiến trình tiết dạy:

Hoạt động 1.1-Kiểm tra: (5)

 Vở ghi, SGK, vở BT.

 

doc 139 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án văn 9
Năm học 2009-2010
Ngày soạn: 15-8-2009
Ngày dạy:17/8/09
Tuần 1 Bài 1
Tiết 1: Văn bản
Phong cách Hồ Chí Minh
 (Lê Anh Trà)
A- Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh và sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và dịu dàng. 
Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, rèn luyện theo gương Bác.
Rèn kỹ năng đọc văn bản thuyết minh.
* Trọng tâm: Phần II.
* Tích hợp: Với Tiếng Việt ở bài "Các phương châm hội thoại”.
 Với TLV ở bài “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh”
B- Chuẩn bị: 
Thầy: Đọc tài liệu về Bác, chân dung về Bác.
 Trò: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Bác.
C- Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động 1.1-Kiểm tra: (5’)
 Vở ghi, SGK, vở BT.
2- Bài mới: (38’)
Hoạt động của thầy và trò
T/G
Nội dung
Hoạt động 2. 
GV nêu yêu cầu đọc: Đọc to, rõ ràng, giọng yêu thương, chân trọng.
 GV đọc mẫu: từ đầu đến “Rất hiện đại”;
 Gọi HS đọc tiếp đến hết.
Em hiểu “Phong cách” có nghĩa là gì?
“Uyên thâm” chỉ người có trình độ kiến thức như thế nào? 
Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần?
Hãy trình bày hiểu biết của em về HCM?
Em hãy nêu khái quát về những năm tháng Bác hoạt động ở nước ngoài?
Hoạt động 3. 
Gọi HS đọc đoạn 1.
Bác hoạt động cách mạng ở nước ngoài đã giúp Người tiếp thu được những gì?
Bác tiếp thu nền văn hoá ấy bằng cách nào? Em hãy nêu một vài dẫn chứng khẳng định sự hiểu biết của Bác đến mức uyên thâm?
( Bản án chế độ TDP, Những trò lố hay là Va Ren và Phan Bội Châu viết bằng tiếng P).
Bác chịu ảnh hưởng của nền văn hoá phương Đông, Tây nhưng Bác đã tiếp thu nó như thế nào?
Em hiểu như thế nào về sự nhào nặn của hai nguồn văn hoá Quốc tế và dân tộc ở Bác?
( Đó là sự kết hợp, đan xen, bổ xung sáng tạo hài hoà hai nguồn văn hoá trong con người Bác).
Vậy em hiểu phong cách hiện đại của Bác như thế nào?
Em học tập được gì trong phong cách Hồ Chí Minh?
Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hoá Hồ Chí Minh tác giả đã sử dụng những phương thức thuyết minh nào?
(So sánh, liệt kê, bình luận).
Em nhận xét gì về các dẫn chứng và cách lập luận của tác giả?
Theo em các phương thức thuyết minh đó đem đến hiệu quả gì cho văn bản?
Em hãy kể một mẩu truyện, đọc bài thơ thể hiện phong cách hiện đại của Bác?( Mẩu chuyện “Một bữa ăn tối của Bác”).
Hoạt động 4. 
GV hướng dẫn HS làm bài tập. 
5’
30’
3’
I/ Đọc - tìm hiểu chú thích:
1- Đọc:
* Phong cách: lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử. Tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó.
* Uyên thâm: có trình độ kiến thức rất sâu.
2- Bố cục: 2 phần.
Phần 1: từ đầu đến “Rất hiện đại”: phong cách hiện đại của Bác.
Phần 2: còn lại: phong cách truyền thống.
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1-Phong cách hiện đại của Bác:
- Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, phương Đông, Tây .
- ghé lại những hải cảng, đi thăm các nước châu Phi, á, Mĩ.
- Người đã sống dài ngày ở Pháp, Nga, làm nhiều nghề.
- nói và viết nhiều thứ tiếng ngoại quốc.
- làm nhiều nghề.
- Người học hỏi, tìm hiểu văn hoá.
- tiếp thu những cái đẹp , phê phán những tiêu cực của CNTB.
- những hình ảnh quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc, để trở thành nhân cách rất VN, lối sống rất bình dị.
* Phong cách HCM là một nhân cách rất VN, một lối sống VN. Đó là một kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận văn hoá của HCM.
* Dẫn chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, lời kể xen kẽ lẫn lời bình, điệp từ, lời văn đảm bảo tính khách quan, khơi gợi cảm xúc tự hào tin tưởng ở người đọc.
III/ Luyện tập:
Tìm đọc và kể những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
 Hoạt động 5.Củng cố (1’)
GV hệ thống nội dung bài.
Đọc diễn cảm đoạn 1.
Hoạt động 6. Hướng dẫn: (1’)
Học bài
Về nhà tìm hiểu tiếp nội dung văn bản.
Ngày soạn: 15-8-2009
Ngày dạy18/8/09
Tiết 2: Văn bản
Phong cách Hồ Chí Minh (tiếp)
 ( Lê Anh Trà).
A- Mục tiêu cần đạt:
Tiếp tục giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh và sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và dịu dàng. 
Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
Rèn kỹ năng đọc văn bản thuyết minh.
* Trọng tâm: Phần II.
* Tích hợp: Với Tiếng Việt ở bài “ Các phương châm hội thoại”.
 Với TLV ở bài “Sử dụng một số biện pháp trong văn bản thuyết minh”
B- Chuẩn bị: 
Thầy: Đọc tài liệu về Bác, chân dung về Bác.
 Trò: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Bác.
C- Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động .1-Kiểm tra: (5’) 
Phong cách hiện đại của Bác được biểu hiện như thế nào? 
Em hãy chứng minh?
2- Bài mới: (37’)
Hoạt động của thầy và trò
T/G
Nội dung
Hoạt động 2. 
Gọi HS đọc đoạn 2.
Em hãy cho biết Chủ tịch nước giữ chức vụ như thế nào trong nhà nước ? Chủ tịch nước VN có nơi ở như thế nào?
GV giới thiệu tranh.
Em nhận xét gì về nơi ở của Bác với lời giới thiệu trong văn bản?
Tranh phục và cách ăn mặc của Bác được giới thiệu như thế nào ?
áo trấn thủ là loại áo như thế nào? Dép lốp là loại dép đựơc làm từ chất liệu nào?
Từ những trang phục trên em hiểu cuộc sống của Bác như thế nào ? 
Khi giới thiệu về cuộc đời của Bác tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
Em nhận xét gì về các chi tiết tác giả đưa ra?
( Chi tiết chọn lọc tiêu biểu, hình ảnh đối lập).
Nghệ thuật đó làm nổi bật lối sống của Bác đó là lối sống như thế nào?
( Lối sống thanh cao, giản dị mà trong sáng).
Em hãy kể tên một số văn bản nói về lối sống giản dị của Bác ?
(Đức tính giản dị của Bác).
Lối sống giản dị của Bác giúp tác giả nhớ tới những vị hiền triết nào?
(Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Em hiểu gì về những vị hiền triết đó?
Hoạt động nhóm: 
Câu hỏi: ở Bác có những điểm gì giống và khác so với Nguyễn Trãi?
Học tập phong cách của Bác chúng ta phải làm gì?
Cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách HCM?
Em hãy kể một số câu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác, mẩu chuyện viết về lối sống giản dị của Bác?
Hoạt động 4.
Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách HCM?
Hoạt động 5.
GV hướng dẫn HS sưu tầm những câu chuyện về tấm gương đạo đức HCM 
30’
5’
3’
I/ Đọc - tìm hiểu chú thích:
II/ Đọc - hiểu văn bản:
b- Phong cách truyền thống của Hồ chí Minh:
Vị Chủ Tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm cung điện của mình.
Trang phục hết sức giản dị với bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn.
An uống rất đạm bạc với món ăn dân tộc không cầu kì, như rau muống luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
* Chi tiết chọn lọc, tiêu biểu, nghệ thuật đối. 
* Lối sống giản dị, đạm bạc .
=> Tóm lại Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
III/ Tổng kết:
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền tống văn hoa dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa th anh cao và giản dị.
 IV/ Luyện tập:
Tìm đọc và kể những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Hoạt động 6. Củng cố- hướng dẫn: (2’)
GV hệ thống nội dung .
HS nhắc lại ghi nhớ.
Về nhà tóm tắt nội dung văn bản.
Soạn bài “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” 
Ngày soạn: 15-8-2009
Ngày dạy:18/8/09
Tiết 3: Tiếng Việt 
 Các phương châm hội thoại.
A- Mục tiêu cần đạt:
Củng cố kiến thức về hội thoại đã học ở lớp 8.
Nắm được các phương châm hội thoại: Về lượng và về chất. 
Rèn kĩ năng vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
*Trọng tâm: Luyện tập 
*Tích hợp: Với văn qua văn bản phong cách Hồ Chí Minh.
 Với TLV ở bài “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh”.
B- Chuẩn bị: 
 Thày: hệ thống VD trên bảng phụ.
 Trò: Đọc trước bài.
C- Tiến trình tiết dạy.
Hoạt động 1.1-Kiểm tra: (5’) 
Từ “Phương châm, hội thoại” là loại từ gì ?
Nguồn gốc của hai từ đó là từ TV hay từ Hán Việt? 
 2- Bài mới: (37’)
Hoạt động của thày và trò
T/G
Nội dung
Hoạt động 2
Trong đoạn văn có mấy nhân vật? 
Đó là những ai?
Gồm mấy lượt thoại? (2 lượt thoại ).
Lượt 1: An trả lời đủ nội dung câu hỏi chưa? 
(đủ ).
Lượt 2: Ba trả lời đủ nội dung câu hỏi không? (thiếu nội dung câu hỏi ) => thiếu về lượng.
Theo em nội dung câu hỏi là gì? (là nơi địa điểm học bơi).
Khi giao tiếp cần lưu ý điều gì?
Gọi HS đọc truỵên cười lợn cưới áo mới.
Câu chuyện gồm mấy nhân vật? (gồm 2 nhân vật).
Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính là gì? (tự sự).
Vì sao câu chuyện lại gây cười? (Có yếu tố gây cười).
Hãy chỉ ra yếu tố gây cười đó? (Các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói).
Vậy khi giao tiếp cần phải chú ý điều gì?
Gọi học sinh đọc truyện cười “Quả bí khổng lồ”.
Theo em câu chuyện phê phán điều gì? 
(câu chuyện phê phán thói xấu khoác lác, nói những điều mà chính mình cũng không tin là sự thật).
Từ sự phê phán trên em rút ra được bài học gì khi giao tiếp? 
(không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng chính xác).
GV cho VD: 
- An: Cậu có biết tại sao sáng nay Đông béo bị cô giáo phê bình không?
- Nam: hình như là đi học muộn.
Hoạt động 3.
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
GV hướng dấn học sinh làm bài tập.
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập =>GV chữa.
GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
Chọn từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao? (Hỏi một điều rất thừa ).
Đọc yêu cầu bài tập 3.
Viết đoạn đối thoại sử dụng phương châm về chất, về lượng .
18’
20’
I-Bài học:
1-Phương châm về lượng:
a- Ví dụ 1: (SGK) 
Đoạn đối thoại:
=>Nhận xét: Khi giao tiếp cần nói cho đúng nội dung câu hỏi không nên nói ít hơn.
VD: truyện cười “Lợn cưới áo mới”.
 Không nên nói nhiều hơn.
b- Ghi nhớ 1: 
Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. (phương châm về lượng ).
2- Phương châm về chất.
a- Ví dụ: Truyện cười “quả bí khổng lồ”.
b- Ghi nhớ:
 Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có băng chưng xác thực. 
(Phương châm về chất ).
*Lưu ý: Ta không nói những gì mà mình chưa có cơ sơ để xác định là đúng. Nếu còn nói điều đó có thể dùng từ “hình như”.
II- Luyện tập: 
1-Bài tập 1: 
a-Thừa cụm từ “nuôi ở nhà”.
b-Thừa cụm từ “có hai cánh”.
2-Bài tập 2: 
a-...là nói có sách mách có chứng.
b-... nói dối.
3- Bài tập 3: 
- Phương châm về lượng không được tuân thủ.
4- Bài tập 4:
HS về nhà làm.
Hoạt động 4. Củng cố- hướng dẫn: (2’)
- Hệ thống nội dung bài học. 
- Nhắc lại bài học .
- Về nhà: làm bài tập 4, 5.
 Đọc bài “Sử dụng một số biện pháp NT trong VB thuyết minh.
Ngày soạn:17-8-2009
Ngày dạy:20/8/09
Tiết 4: Tập làm văn
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
A- Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh hiểu việc sử dụng một số biện p ... lí phức tạp, nhân vật bộ lộ suy nghĩ về việc -> chủ quan.
- Hạn chế: không miêu tả đợc bao quát các đối tợng khái quát, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, gây sự đơn điệu cho giọng văn.
2. Nhân vật anh thanh niên:
+ Cảm xúc khi thấy không gian hết: tâm trạng buồn, tiếc rẻ.
+ Không biết đợc hành động của cô gái.
* Nhân vật cô gái:
+ Tâm trạng khi thấy anh thanh niên thông báo thời gian hết.
+ Lời muốn nói (suy nghĩ của cô) khi nắm tay anh.
* Nhân vật hoạ sĩ:
+ T/c suy nghĩ nh thế nào để quyết định muốn quay lại.
+ Không nhìn cảnh bọn trẻ chia tay.
4. Củng cố: 2'
Nhắc lại vai trò của ngời kể chuyện trong văn bản tự sự.
5. Hớng dẫn về nhà:
- Làm bt 2b, chú ý biết cách thay đổi ngôi kể sao cho phù hợp.
- Soạn "Chiếc lợc ngà".
Tiết 71
Chiếc lợc ngà (T1)
- Nguyễn Quang Sáng -
A. Mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận đợc tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu.
- Nắm đợc nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, chân dung nhà văn.
- Học sinh: Soạn bài.
C. Tiến trình bài dạy
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: 5'
Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa"?
(Gợi ý: dũng cảm, sống có lí tởng, cởi mở, chân thành, khiêm tốn).
3. Bài mới: 37'
Hoạt động của thầy trò
- Giáo viên: Hớng dẫn đọc: giọng trầm tính, cảm động, hơi buồn, chú ý giọng kể của nhân vật anh ta.
H: Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Quang Sáng?
(Học sinh nêu - MC - giáo viên bổ sung)
H: tác phẩm "Chiếc lợc ngà" của Nguyễn Quang Sáng ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu một số từ khó?
- Học sinh tóm tắt trong 8 - 10 câu, đặc biệt những tình tiết chính và đúng mạch lạc câu chuyện.
H: Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong mấy tình huống, đó là những tình huống nào?
H: Tình huống nào là tình huống cơ bản? (1)
H: Hai tình huống này có gì khác nhau trong việc thể hiện nội dung?
(Nêu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống hai lại bộc lộ tình cảm sâu sắc của ngời cha với đứa con).
H: Tìm các chi tiết thể hiện diễn biến tâm lí của bé Thu trớc và sau khi nhận ra ông Sáu là cha?
+ Trớc khi nhận ra ông Sáu là cha (hốt hoảng, mặt tái đi, kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu; chỉ gọi trống không với ông mà không chịu gọi ba, hất cái trứng cá mà ông gắp cho, bỏ về nhà bà ngoại)
H: Lí giải những hành động có vẻ khác thờng, ơng bớng đó của bé Thu? Điều đó chứng tỏ em là ngời nh thế nào?
nội dung chính
I- Đọc, hiểu chú thích:
1. Tác giả - tác phẩm:
- Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam Bộ, rất am hiểu và gắn bó với mảnh đất ấy.
- Truyện của ông thờng có cốt truyện hấp dẫn, xoay quanh những tình huống bất ngờ.
- Tác phẩm đợc viết năm 1966 tại chiến trờng Nam Bộ.
2. Từ khó: SGK.
3. Tóm tắt truyện.
II- Đọc, hiểu văn bản:
* Tình huống của truyện:
- Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách.
- Ông Sáu hi sinh khi cha kịp trao chiếc lợc ngà cho con.
1. Nhân vật bé Thu:
* Thái độ và hành động của bé Thu trớc khi nhận ra ông Sáu là cha:
- Bé Thu ngờ vực, lảng tránh.
- Ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra xa cách.
=> Sự ơng ngạnh của bé Thu không đáng trách. Do chiến tranh nên nó còn quá bé để có thể hiểu đợc những éo le của cuộc sống.
=> Em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc chân thật. Trong cái "cứng đầu" cảu em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dàng cho ngời cha "khác" - ngời trong tấm hình chụp chung với má em.
4. Củng cố: 2'
Giáo viên hớng dẫn củng cố nội dung bài học.
5. Hớng dẫn về nhà:
- Tiếp tục soạn bài.
Tiết 72
Chiếc lợc ngà (T2)
- Nguyễn Quang Sáng -
A. Mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận đợc tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu.
- Nắm bắt đợc nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, chân dung nhà văn, MC.
Học sinh: Soạn bài.
C. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: không.
3. Bài mới: tiếp.
Hoạt động của thầy trò
H: Tìm các chi tiết thể hiện diễn biến tâm lí của bé Thu khi nhận ra ngời cha?
+ Lần đầu cất tiếng gọi "ba" tiếng kêu nh tiếng xé.
+ Vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh nh một con sóc, chạy thét lên và dang 2 tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
+ Nó hôn tóc, cổ, vai và cả vết sẹo dài.
+ Ôm chặt ba, đôi vai nhỏ bé run run.
H: Tại sao bé Thu lại thay đổi nh vậy?
+ Thu đợc bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó.
H: Tâm trạng bé Thu lúc này?
+ Ân hận, hối tiếc.
H: Thái độ và hành động của bé lúc chia tay thể hiện tình cảm gì với cha?
H: Cảm nghĩ của em về phút chia tay ấy?
H: Qua diễn biến tâm lí của bé Thu, em cảm nhận đợc những gì về tình cảm, tính cách bé Thu?
H: Qua đó em hiểu thêm gì về tác giả?
+ Am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng trẻ thơ.
H: Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của ông Sáu với con và nêu cảm nghĩ về tình cảm ấy?
H: Khi chia tay con, tại sao ông Sáu lại thấy day dứt?
+ Nỗi ân hận, day dứt ám ảnh ông vì đã đánh con khi nóng giận.
H: Điều gì thúc đẩy ông làm chiếc lợc ngà cho con?
H: Ông Sáu đã làm cây lợc đó nh thế nào? 
(Học sinh tìm chi tiết).
H: ý nghĩa của chiếc lợc ngà đó? 
H: Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của ngời cán bộ cách mạng ấy?
H: Nhận xét về nghệ thuật của truyện?
H: Truyện đợc kể theo lời trần của nhân vật nào?
+ Ngời chứng kiến câu chuyện (ngôi 1).
H: Cách chọn vai kể nh vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung của truyện?
- Học sinh tự ghi tổng kết dựa trên những khái quát về nghệ thuật, nội dung trong SGK.
Nội dung chính
* Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra ngời cha:
- Cất tiếng gọi "ba"
- Hôn cha, ôm chặt cha không muốn rời xa.
=> Tình yêu và nỗi mong nhớ với ngời cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, xen lẫn sự hối hận.
- Bé Thu có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ những cũng thật dứt khoát, rạch ròi. ở Thu còn có nét cá tính là sự cứng cỏi tởng nh ơng ngạnh nhng vẫn là nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.
2. Nhân vật ông Sáu:
- Tình cảm của ông Sáu với con thể hiện tập trung và sâu sắc khi ông ở trong rừng tại khu căn cứ.
- Dồn cả tình cảm yêu thơng của mình vào việc làm cây lợc ngà cho con.
- Chiếc lợc làm dịu đi nỗi ân hận, chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ mong của ngời cha với con.
- Câu chuyện nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng, gợi cho ngời đọc những mất mát, đau thơng do chiến tranh gây nên.
* Nghệ thuật.
- Xây dựng đợc một cốt truyện khá chặt chẽ có những yếu tốt bất ngờ mà hợp lí.
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp: ngời kể là một ngời bạn ông Sáu -> làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cây hơn.
III- Tổng kết: Ghi nhớ (SGK).
* LT: Chi tiết nào để lại cho em ấn tợng sâu sắc nhất?
4. Củng cố - hớng dẫn về nhà
- Giáo viên tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
- Hớng dẫn làm BT 2 phần LT ở nhà.
Tiết 73
ôn tập Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm vững một số nội dung phần Tiếng Việt đã học ở HKI
- Rèn học sinh kĩ năng khái quát hoá.
- Tích hợp các kiến thức đã học.
B. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
Học sinh: Học bài cũ ở nhà.
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới: 37'
Hoạt động của thầy trò
H: Kể tên các phơng châm hội thoại đã học? (Học sinh nêu - giáo viên chiếu trên MC)
H: Nhắc lại nội dung của các phơng châm hội thoại? (Thảo luận nhóm - phát phiếu chữ dán trên bảng phụ - treo bảng phụ trên bảng).
H: Đọc câu chuyện sau và xem phơng châm hội thoại nào đã không đợc tuân thủ - phân tích phơng châm đó? (MC).
"Trong giờ vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ: 
- Em cho thầy biết "sóng" là gì?
Học sinh: - Tha thầy, "Sóng" là bài thơ của XQ ạ!".
H: Hãy kể một tình huống giả thiết trong đó có một hoặc một số phơng châm hội thoại nào đó không đợc tuân thủ? phân tích?
H: Hãy kể tên các từ ngữ xng hô trong Tiếng Việt và cách dùng những từ ngữ đó? (Học sinh kể).
H: Nhận xét cách dùng từ ngữ xng hô trong Tiếng Việt? (phong phú, tinh tế).
H: Hai học sinh tạo tình huống gt trong đó, có sử dụng từ ngữ xng hô, phân tích.
H: Em hiểu phân châm "xng khiêm, hô tôn" trong Tiếng Việt nh thế nào? VD - SGV.
H: Thảo luận nhóm: Vì sao trong Tiếng Việt khi gt, vì nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xng hô? (Vận dụng kth xng hô trong hội thoại).
- Chia nhóm thảo luận - giấy trong: Phân biệt cách dẫn trực tiếp và gián tiếp?
- Hớng dẫn: Dựa vào k/niệm
- Học sinh đọc đoạn trích trong SGK.
H: Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gt so với lời đối thoại?
(Chú ý những từ ngữ thay đổi: từ xng hô, từ chỉ đ, từ chỉ tg).
- Giáo viên hớng dẫn học sinh làm bt.
- Học sinh hoạt động độc lập.
- Giáo viên gọi học sinh đọc, chỉ ra và phân tích.
Nội dung chính
I- Các phơng châm hội thoại:
1. Các phơng châm hội thoại.
- Phơng châm về lợng.
- Phơng châm về chất.
 - Phơng châm về cách thức.
- Phơng châm về quan hệ. 
- Phơng châm về lịch sự.
2. Bài tập.
=> Vi phạm phơng châm quan hệ: 
- Thầy đang nói về vấn đề của vật lí.
-> Học sinh nói lạc sang đề tài khác
=> Tạo tình huống gây cời.
- Học sinh hoạt động cá nhân.
- Lấy VD và phân tích.
II- Xng hô trong hội thoại
1. Các từ ngữ xng hô và cách dùng:
- Từ ngữ xng hô trong Tiếng Việt:
+ Đại từ.
+ DT chỉ quan hệ thân thuộc.
2. Bài tập:
- Học sinh làm BT.
=> Trong Tiếng Việt để xng hô có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng Mỗi phơng tiện xng hô đều thể hiện tính chất của tình huống gt (thân mật hay xã giao và mối quan hệ giữa ngời nói với ngời nghe (thân hay sơ, khinh hay trọng). Hầu nh không có từ ngữ xng hô trung hoà. Vì thế nếu không chú ý để lựa chọn đợc những từ ngữ xng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì cuộc gt không thành công).
III- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp: Máy chiếu. 
1) Phân biệt
- Nội dung 
- Hình thức:
2) Bài tập:
- Vua QT hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua
- Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ vua Quang Trung
=> Những thay đổi: Từ xng hô (ngôi 1 - ngôi 3)
ngôi 2 (chúa công) - ngôi 3 (Vua QT)
+ Từ chỉ địa điểm: chỉ thời gian.
* Bài tập:
Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn). Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, dùng từ ngữ xng hô thích hợp, tuân thủ các phơng châm hội thoại.
4. Củng cố, hớng dẫn 
- Học sinh ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thiện các bài tập về nhà.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_1_den_72.doc