Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 13

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 13

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.

- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị chân dung Hồ Chí Minh và các bài viết về phong cách Hồ Chí Minh.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

A. Ổn định lớp giới thiệu bài mới.

B. Tổ chức đọc - hiểu văn bản

 

doc 36 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày 01/9/2007
	Tiết 1 - Văn bản: 
phong cách hồ chí minh (tiết 1)
	 	 (Lê Anh Trà)
I. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị chân dung Hồ Chí Minh và các bài viết về phong cách Hồ Chí Minh.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
III. Tiến trình lên lớp:
A. ổn định lớp giới thiệu bài mới.
B. Tổ chức đọc - hiểu văn bản
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung văn bản
- GV: xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý?
(HS dựa vào phần chú thích phát biểu).
- GV hỏi: Em còn biết những văn bản, cuốn sách nào viết về Bác?
 GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích và tìm bố cục.
- GV nêu cách đọc(giọng khúc triết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh).GVđọc mẫu.
- HS đọc, GV nhận xét và sửa chữa cách đọc của HS: 
- GV: Yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích và kiểm tra việc hiểu chú thích qua một số từ trọng tâm: truân chuyên, Bộ Chính trị, thuần đức, hiền triết
- GV: Văn bản đề cập đến vấn đề nào?
Viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào? 
HS: làm việc độc lập phát hiện 
- GV: Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ: 
Văn bản trích trong "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị".
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
 a. Đọc:
Chú ý đọc đúng, đọc diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
b. Tìm hiểu chú thích:
Một số từ ngữ, chú thích trong SGK.
3. Tìm bố cục:
* Văn bản đề cập đến vấn đề: sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với nghị luận. Thuộc loại văn bản nhật dụng.
* Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Phần 2: những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích phần 1
* Bước 1 : Tìm hiểu phần 1
- GV: Gọi HS đọc lại phần 1 
- GV: Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?
- HS dựa vào VB trả lời.
- GV: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
- HS thảo luận, trao đổi
- GV dùng kiến thức lịch sử giới thiệu cho HS.
- GV: Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hoá nhân loại?
- HS dựa vào VB phát hiện.
- GV: Em hiểu cách tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại ở Người như thế nào?
 HS: Dựa vào băn bản phát hiện.
- GV: Theo em kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó? Vai trò của câu này trong toàn văn bản?
- GV: Để làm nổi bật vần đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hoá nhân loại tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
- HS: Thảo luận nhóm phát hiện. 
- GV: Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh?
HS: Thảo: luận
(GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác hiểu văn học nước người để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc...)
II. Phân tích
1. Hồ Chí Minh với sự 
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ.
- Hoàn cảnh: bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỷ XX.
+ Năm 1911 rời bến Nhà Rồng
+ Qua nhiều cảng trên thế giới.
+ Thăm và ở nhiều nước.
- Cách tiếp thu:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ(nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài).
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi(làm nhiều nghề khác nhau.
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm).
+ Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài
- Điều quan trọng là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;
 + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế( tất cả những ảnh hưởng quốc tế được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được).
- Nghệ thuật:
+ Cách lập luận của đoạn văn đầu gây ấn tượng và thuyết phục
+ Câu văn cuối phần I, vừa khép lại vừa mở ra vấn đề lập luận chặt chẽ, nhấn mạnh...
* Tiểu kết:
 - Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động.
 - Hồ Chí Minh có vốn kiến thức: 
+ Rộng: Từ văn hoá phương Đông đến phương Tây
+ Sâu: Uyên thâm.
- Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập
Yêu cầu:
Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ.
 Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng
...
* Luyện tập
Kể một số văn bản viết về Bác mà em đã học?
	C. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học;
-Tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. 
	Ngày 01/09/20
Tiết 2 - Văn bản: 
phong cách hồ chí minh (tiết 2)
	 	 (Lê Anh Trà)
	I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị chân dung Hồ Chí Minh và các bài viết về phong cách Hồ Chí Minh.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học
III. Tiến trình lên lớp:
A. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: ? Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào?
Cần đạt: Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ(nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài).
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi(làm nhiều nghề khác nhau.
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm).
+ Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài
B. Tổ chức đọc - hiểu văn bản	
GV dẫn dắt HS vào bài mới
(- GV: Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần văn bản trên nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh ? - (Bác hoạt động ở nước ngoài).
- GV: Phần văn bản sau nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác? 
- HS: (Phát hiện sau khi đã đọc VB) thời kỳ Bác làm Chủ tịch nước.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích phần 2
- GV: Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào?
- HS: Chỉ ra được 3 phương diện: nơi ở, trang phục, ăn uống.
 GV cho HS bổ sung thêm qua VB Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng
- GV: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? 
- GV: Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không?
- HS: Thảo luận nhóm
- GV: Qua trên em cảm nhận được gì về lối sống của Hồ Chí Minh?
- HS: Thảo luận.
- HS: Đọc lại" và người sống ở đó hết"
- GV: Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo em điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết như thế nào?
- HS: Thảo luận tìm ra nét giống và khác.
- GV: Bình và đưa những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện với nhân dân, qua ảnh...
2. Nét đẹp trong lối sống 
của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Lối sống của Bác vô cùng giản dị và thanh cao:
 + Nơi ở và làm việc: Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị (nhỏ bé, đồ đạc đơn sơ mộc mạc). 
+ Trang phục giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
+ Ăn uống: đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ Tịch Hồ Chí minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
 Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị.
- Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh: cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. ở họ đều mang vẻ đẹp của lối sống giản dị thanh cao; với Hồ Chủ Tịch lối sống củ Người còn là sự gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
Hoạt động 2: ứng dụng liên hệ bài học
- GV: Giảng và nêu câu hỏi:
Trong cuộc sống hiện đại, xét về phương diện văn hoá trong thời kỳ hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ gì?
- HS: Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể
- GV: Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc?
- HS: Liên hệ bản thân.
GV: Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hoá và phi văn hoá?
HS: Thảo luận (cả lớp) tự do phát biểu ý kiến.
GV: Chốt lại.	
3. ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh
- Trong việc tiếp thu văn hoá nhân loại ngày nay có nhiều thuận lợi: giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá hiện đại.
Nguy cơ: Có nhiều luồng văn hoá tiêu cực, độc hại.
- Liên hệ:
+ Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. 
+ Tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hoá.
Hoạt động 3 : Tổng kết
- GV: Hãy nêu khái quát nội dung của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh?
- GV: Để nêu bật lối sống giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Lấy các dẫn chứng trong văn bản để làm rõ.
- HS: Tìm và phát hiện.
Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK và nhấn mạnh những nội dung chính của văn bản.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
* Ghi nhớ ( Sách giáo khoa)
2. Nghệ thuật của văn bản
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Dan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách d ... ước tình hình an ninh, thế giới hiện nay ?
B. Tổ chức đọc - hiểu văn bản
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung văn bản
- GV: xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý?
- GV:Thế nào là lời tuyên bố?
- HS dựa vào phần chú thích phát biểu.
GV gợi lại khó khăn thê giới cuối thế kỷ 20 liên quan đến vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em. Thuận lợi, khó khăn.
- GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
Bố cục văn bản chia mấy phần?
Tính liên kết chặt chẽ của văn bản? (HS dựa vào nội dung các phần để xác định bố cục và giải thích). 
I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ văn bản:
- Trích: Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em.
- Hoàn cảnh: 30 - 9 - 1990
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
* Đọc, tìm hiểu chú thích (SGK)
3. Bố cục: 3 phần
- Sự thách thức: Thực trạng cuộc sống và hiểm hoạ.
- Cơ hội: Khẳng định những điều kiện sống thuận lợi bảo vệ chăm sóc trẻ em.
- Nhiệm vụ: Nêu nhiệm vụ cụ thể...
Bản thân các tiêu đề đã nói lên tính chặt chẽ, hợp lí của bố cục bản Tuyên bố
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích phần 1
* Tìm hiểu phần 1
- HS đọc lại đoạn 1 và các chú thích của đoạn.
- GV: Phần này gồm bao nhiêu mục?
Văn bản đã chỉ ra những thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới như thế nào ?
- HS chỉ nêu ra thực trạng sống của trẻ em.
Nhận xét cách phân tích các nguyên nhân trong văn bản? 
- HS rút ra nhận xét.
- GV: Nhận thức, tình cảm của em khi đọc phần này như thế nào?
- HS rút ra nhận thức, tình cảm.
II. Phân tích
1. Sự thách thức:
Tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ, cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt của trẻ em trên thế giới hiện nay:
- Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài
- Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
- Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
Tuy ngắn gọn nhưng phần này nêu lên khá đầy đủ cụ thể các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, đặc biệt là trẻ em.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập
- GV: Qua các phương tiện thông tin và tìm hiểu phần 1 trên, em hãy liên hệ tới thực trạng của trẻ em hiện nay trên thế giới? 
* Luyện tập
Thực trạng của trẻ em hiện nay trên thế giới: Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài (Trẻ em ở I Raq); Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp (trẻ em ở Nam Phi);....
C. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học;
-Tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Phân tích phần Cơ hội và Nhiệm vụ ( Các câu hỏi 3, 4, 5 SGK)
Ngày 09/ 9/2007
	Tiết 12 - Văn bản: 
Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em(tiết 2)
I. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới, hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Hiểu được tầm quan trọng và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Cảm nhận sự quan tâm và ý thức được sống trong sự bảo vệ chăm sóc của cộng đồng. 
- Cảm thụ cách lập luận của văn bản chính luận.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
III. Tiến trình lên lớp:
A. ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: ? Nhận thức, tình cảm của em khi tìm hiểu xong phần Sự thách thức của bản Tuyên bố này như thế nào?
B. Tổ chức đọc - hiểu văn bản
GV dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích phần 2
- HS đọc phần 2
- GV: giải nghĩa các từ: "Công ước","quân bị? 
- HS dựa vào chú thích trả lời
- GV: Việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì? Đánh giá những cơ hội trên?
- GV: Trình bày suy nghĩ về điều kiện của đất nước ta hiện tại với việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em?
GV dùng tranh minh hoạ, băng hình. HS dựa vào hiểu biết để trả lời.
GV: Em biết những tổ chức nào của nước ta thể hiện ý nghĩa chăm sóc trẻ em Việt Nam?
2. Cơ hội: 
Các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc trẻ em.
- Sự liên kết các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có Công ước về quyền trẻ em làm cơ sở tạo ra một cơ hội mới.
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế tăng cường phúc lợi xã hội
 Những cơ hội khả quan đảm bảo cho Công ước thực hiện.
Sự quan tâm cụ thể của Đảng và Nhà nước: Tổng Bí thư thăm và tặng quà cho các cháu thiếu nhi, sự nhận thức và tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội vào phong trào chăm sóc bảo vệ trẻ em, ý thức cao của toàn dân về vấn đề này...
Tổ chức chăm sóc trẻ em ở nước ta: Tổ chức bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; Tổ chức S.O.S...
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích phần 3
- GV cho HS đọc phần 3.
- GV giải thích "lí trí của tự nhiên": Quy luật của tự nhiên, lôgíc tất yếu của tự nhiên.
 Để chứng minh cho nhận định của mình tác giả đưa ra những chứng cứ nào? Những dẫn chứng ấy có ý nghĩa như thế nào?
- HS phát hiện.
- GV: Luận cứ này có ý nghĩa như thế nào với vấn đề của văn bản.
- HS kết luận
3. Chiến tranh hạt nhân đi 
 ngược lại lí trí của con người, phản 
lại sự tiến hoá của tự nhiên.
- Dẫn chứng từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất: 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm bông hồng mới nở". Tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của chiến tranh hạt nhân.
* Chiến tranh hạt nhân nở ra sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn phân tích phần 4
- GV cho HS đọc phần 4.
- GV: Phần kết bài nêu vấn đề gì?
- HS làm việc độc lập.
- GV: Tiếng gọi của Mác-két có phải chỉ là tiếng nói ảo tưởng không? 
- GV: Phần kết tác giả đưa ra lời đề nghị gì? Em hiểu ý nghĩa của đề nghị đó như thế nào?
4. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một 
 thế giới hoà bình
- Tác giả hướng tới thái độ tích cực: Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hoà bình.
- Sự có mặt của chúng ta là sự khởi đầu cho tiếng nói những người đang bênh vực bảo vệ hoà bình.
- Đề nghị của Mác-két muốn nhấn mạnh: Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân.
Hoạt động 4: Tổng kết
GV hướng dẫn tổng kết.
- GV: Hãy khái quát nội dung văn bản? Văn bản có ý nghĩa thực tế như thế nào?
- HS: tổng kết nội dung văn bản.
- GV: Có thể đặt tên khác cho văn bản được không? Vì sao văn bản lấy tên này? (HS có thể đặt tên khác nhau cho văn bản.)
- GV: Nghệ thuật lập luận trong văn bản giúp em học tập được gì?
GV tổng kết toàn bài. Cho HS đọc ghi nhớ.
III. Tổng kết
1. Nội dung: 
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và sự sống trên trái đất, phá huỷ cuộc sống tốt đẹp và đi ngược lý trí và sự tiến hoá của tự nhiên. Đấu tranh cho thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách.
2. Nghệ thuật của văn bản
Lập luận chặt chẽ, xác thực, giàu cảm xúc nhiệt tình của nhà văn.
* Ghi nhớ ( Sách giáo khoa)
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập toàn bài.
- GV: Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay?
- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời.
IV. Luyện tập
 Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay.
(quan tâm sâu sắc ...)
Nhận thức hoạt động của bản thân.
C. Hướng dẫn học ở nhà.
- Yêu cầu học sinh nắm kiến thức toàn bài và học thuộc ghi nhớ trong SGK.
- Soạn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
 Ngày 10/9/2007
Tiết 13 - Tiếng Việt: 
	Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lý do khác nhau, các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
III. Tiến trình lên lớp:
A. ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
- Bài cũ: Kể tên các phương châm hội thoại?
Các phương châm hội thoại đề cập đến phương diện nào của hội thoại?
- GV giới thiệu bài mới
B. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ giữa 
phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- HS đọc ví dụ.
- GV: Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không? Vì sao?
- HS phát hiện.
- GV:Trong trường hợp nào thì được coi là lịch sự?
- HS lấy ví dụ minh hoạ
- GV: Tìm các ví dụ tương tự như câu chuyện trên? 
- GV: Có thể rút ra bài học gì từ các câu chuyện trên?
GV cho HS rút ta kết luận và đọc ghi nhớ SGK.
I. quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
1. Ví dụ: Truyện cười "Chào hỏi".
Câu hỏi "Bác làm việc có vất vả lắm phải không?" trong tình huống giao tiếp khác có thể coi là lịch sự. Nhưng trong tình huống giao tiếp này chàng rể đã làm một việc quấy rối đến người khác, gây phiền hà cho người khác.
Trong trường hợp được coi là lịch sự: hỏi thăm người khác khi họ làm việc xông, có thể trả lời mình mà không ảnh hưởng đến họ.
2. Kết luận: 
Để tuân thủ các phương châm hội thoại người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huống tiếp (nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? nói nhằm mục đích gì?). 
Hoạt động 2: Những trường hợp 
không tuân thủ phương châm hội thoại?
- HS đọc 4 trường hợp
- Đọc từng phần và giải quyết cho HS phát hiện các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
Hỏi - Theo em có phải cuộc hội thoại nào cũng phải tuân thủ phương châm hội thoại không?
Hỏi - Rút ra những trường hợp (nguyên nhân) không tuân thủ phương châm hội thoại?
II. Những trường hợp không 
tuân thủ phương châm hộithoại
1. Ví dụ
a. Ví dụ phương châm về chất không được tuân thủ "cháy".
b. Bác sĩ nói với bệnh nhân về chứng bệnh nan y phương châm lịch sự.
c. Đoạn đối thoại ưu tiên phương châm về chất.
2. Kết luận
- Phương châm hội thoại không phải là những quy định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống.
- Trường hợp không tuân thủ phương châm do 3 lý do
C. Hướng dẫn học ở nhà
 - GV chốt lại nội dung bài học: phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
- Hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập.
- Chuẩn bị bài: Sử dụng yêu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9(95).doc