Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 45

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 45

Tiết 1,2 Phong cách Hồ Chí Minh

 - Lê Anh Trà -

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa

truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn

luyện theo gương Bác.

B. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.

 -Cuốn sách “Bác Hồ kính yêu”

 - Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.

C. Tiến trình các hoạt động

* Hoạt động 1: Khởi động:

 1-Ôn định tổ chức:

2-Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh.

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3-Bài mới: Giới thiệu bài: Bác Hồ của chúng ta không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà Người còn là một trong 3 bậc tài danh được công nhận là Danh nhân văn hoá Thế giới.Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về Hồ Chí Minh, giờ hôm nay với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong cách sống và làm việc của Bác.

 

doc 140 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Ngày soạn: Tuần 1- Bài 1
Ngày giảng:
Tiết 1,2 Phong cách Hồ Chí Minh 
 - Lê Anh Trà -
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa 
truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
	- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn 
luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị:	
 - Giáo viên: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.
 -Cuốn sách “Bác Hồ kính yêu”
	- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.
C. Tiến trình các hoạt động
* Hoạt động 1: Khởi động:
	1-Ôn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh.
	- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3-Bài mới: Giới thiệu bài: Bác Hồ của chúng ta không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà Người còn là một trong 3 bậc tài danh được công nhận là Danh nhân văn hoá Thế giới.Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM.	ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về Hồ Chí Minh, giờ hôm nay với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong cách sống và làm việc của Bác.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
I. Tìm hiểu chung
H: Hãy giới thiệu về tác giả Lê Anh Trà ?
Hoạt động cá nhân. 
-> Giới thiệu về tác giả
1. Tác giả: Lê Anh Trà
H: Hãy nêu cách đọc văn bản ?
-> Đọc đúng, diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
2. Tác phẩm :
- GV đọc mẫu
- 2 HS đọc -> nhận xét.
H: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích 2, 3, 5, 6, 7, 9, 10 ?
-> Tìm hiểu các chú thích giáo viên đã hướng dẫn
H: Nêu xuất xứ của văn bản?
- Phát biểu.
- Trích trong “ Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”.
VB được viết theo thể loại nào?
.-hs trả lời
-Thuộc văn bản nhật dụng
?PTBĐ chính của vb?
-PTBĐ:tự sự +nghị luận
H: Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?
- Theo dõi sgk -> phát hiện 
- P1 ( Từ đầu ...” rất hiện đại” ) : Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
- P2 (còn lại) : Nét đẹp trong lối sống HCM.
-Bố cục:2 đoạn
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản.
?Thế nào là “cđ đầy truân chuyên”?
?Dựa vào những hiểu biết cđ hoạt động của Bác ,em hãy tóm tắt ngắn gọn quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Người?
-hs giải nghĩa
-1 em phát biểu-em khác bổ sung (Năm 1911 Người ra đi với 2 bàn tay trắng,sang các nước P,Đ,Thái Lan...làm đủ mọi nghề,đến Liên Xô Người gặp CN Mác Lê Nin...)
H: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ?
-Phát hiện ( dựa vào sgk) 
- Trong cuộc đời hoạt động CM, HCM đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá.
1. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
H: Để có được vốn tri thức sâu rộng ấy, Người đã làm những gì?
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Qua công việc mà học hỏi.
- Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
- Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
H: Động lực nào đã giúp Người tiếp thu vốn tri thức của nhân loại ?
- Ham hiểu biết, học hỏi, tự tôn dân tộc.
- Những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc dân tộcTrở thành một nhân cách Việt Nam
H: Em hiểu như thế nào về sự “nhào nặn” của nguồn văn hoá quốc tế và văn hoá dân tộc của Bác? 
?Nhận xét nghệ thuật sử dụng trong đoạn văn này?
- Đó là sự đan xen kết hợp bổ sung sáng tạo hài hoà hai nguồn văn hoá trong tri thức văn hoá HCM.
-Dùng NT )( kết hợp kể với lời bình
H: Từ đó em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh ? 
GV: Đó là kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận văn hoá ở HCM: biết thừa kế và phát triển các giá trị văn hoá.
-Thảo luận -> phát biểu
-Dùng NT )( kết hợp kể với lời bình -> HCM tiếp thu tinh hoa văn hoá dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
H: Theo dõi phần hai, nêu nội dung chính ?
- Phát biểu nội dung chính
2. Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
H: ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch HCM có lối sống như thế nào?
?Em có nhận xét gì về lối sống ấy của Người?
- Suy nghĩ ,thảo luận theo nhóm -> trả lời.
- Nơi ở, nơi làm việc: nhà sàn...
- Trang phục: quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp
-Nơi ở, nơi làm việc:đơn sơ
- Trang phục:giản dị
GV: yêu cầu hs treo tranh sưu tầm về nơi ở,nơi làm việc của Bác-gv đưa ra tranh về khu nhà sàn-Phủ Chủ Tịch (Hà Nội)
- Tư trang: vài chiếc va li con.
- Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối cháo hoa
-cả lớp quan sát-nhận xét
-Ăn uống:Đạm bạc
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói về lối sống của Bác ? Tác dụng ?
- Nghệ thuật: đối lập -làm nổi bật vẻ đẹp trong lối sống của Bác.
- Nghệ thuật đối lập -làm nổi bật vẻ đẹp trong lối sống của Bác.-> Giản dị và thanh cao.
H: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao ?
-> Đây không phải lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo cũng không phải tự thần thánh hoá làm cho khác người - Đây là lối sống có văn hoá đã trở thành quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
-Sống có văn hoá
H: Em đã học văn bản nào nói về lối sống giản dị của Bác ? Kể thêm một vài câu chuyện về lối sống giản dị của Bác?
GV:Kể câu chuyện có một vị khách nước ngoài khi vào Phủ CT gặp Bác tưởng là người...
-“Đức tính giản dị của Bác Hồ”, “Ngắm trăng”, “Tức cảnh Pác Bó”...
-1,2 hs kể những câu chuyện em biết
-hs nghe
H: ở phần cuối văn bản, tác giả đã so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo em có điểm gì giống và khác giữa lối sống của Bác và các vị hiền triết ?
- Thảo luận - trả lời.
+ Giống: Giản dị, thanh cao.
+ Khác: Bác gắn bó chia sẻ khó khăn cùng nhân dân, cùng CM.
* Lối sống của Bác rất dân tộc, rất Việt Nam tạo ra phong cách HCM.
-hs nghe
* Lối sống của Bác rất dân tộc, rất Việt Nam tạo ra phong cách HCM.
H: Từ việc tìm hiểu văn bản “Phong cách HCM”, hãy nêu nội dung v/b ?
- Nhận xét khái quát.
-> Vẻ đẹp của phong cách HCM – sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
III/Tổng kết
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM ?
+ Kết hợp giữa kể chuyện và bình luận.
+ Sử dụng nghệ thuật đối lập
+Lựa chọn chi tiết tiêu biểu
+Biện pháp so sánh :Khẳng định sự giản dị tột bậc gợi tới các vị hiền triết xưa...
H: Trong cuộc sống hiện đại, VH trong thời kì hội nhập, tấm gương của Bác gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Rút ra ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ.
H: Nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có VH ?
Gọi 1 em đọc nội dung ghi nhớ sgk T8 
HS tự bộc lộ.
-1 em đọc
* Ghi nhớ: sgk/8
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.củng cố
 4. Củng cố
- Gọi HS lên bảng làm bài tập ( bảng phụ )
* Bài tập củng cố :Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng.
ý nào nói đúng nhất đặc điểm cốt lõi của phong cách HCM được nêu trong bài viết?
A.Biết kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
B.Có sự thừa kế vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa.
C.Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới.
Trong bài viết, để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách HCM, tác giả đã không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A.Kết hợp giữa kể và bình luận. C. Sử dụng phép nói quá.
B.Sử dụng phép đối lập. D. So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt.
5/ Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 
 - Hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản.
 - Sưu tầm những mẩu chuyện về Bác.
 -Các em có thể có điều kiện vào thăm Nhà sàn Bác Hồ trong Thị xã Nghĩa Lộ của chúng ta
 - Chuẩn bị tiết “ Các phương châm hội thoại” : tìm hiểu VD – sgk.
 *********************************************************
 Ngày soạn : Ngày giảng :
Tiết 3 - Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt: 
Học xong bài này, học sinh có được:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương chậm về chất.
	- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đọc kĩ những lưu ý sgv, giấy A0
 -Các mẫu khác trong sách bài tập trắc nghiệm
	- Học sinh: chuẩn bị bài theo yêu cầu
C. Tiến trình các hoạt động
* Hoạt động 1: Khởi động:
	1- Ôn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ:	
?Thế nào là hành động nói? Thế nào là lượt lời trong hội thoại?
* Kể lại chuyện “Lợn cưới, áo mới” ? Xác định lời của các nhân vật trong truyện ?
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai XH trong hội 
thoại, lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần 
nắm được tư tưởng chỉ đạo của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại.
.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
* Hoạt động 1: H/dẫn hs tìm hiểu ph/châm về lượng.
I. Phương châm về lượng.
- GV: treo bảng phụ.
- Đọc ví dụ.
H: Hãy giải thích nghĩa của từ “bơi” (trong văn cảnh ) ?
-> Suy nghĩ -> trả lời.
H: Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều An muốn biết không ? Vì sao ?
- Câu trả lời không mang lại nội dung An muốn biết vì trong nghĩa của từ “bơi” đã có “ở dưới nước”. 
H: Theo em bạn Ba cần trả lời như thế nào?
- Nói rõ địa điểm cụ thể
H: Từ đó em rút ra bài học gì về giao tiếp?
- Rút ra nhận xét.
- Cần nói rõ nội dung, không nên ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
*Y/c HS đọc vd2
- Đọc ví dụ 2.
H: Vì sao truyện lại gây cười? 
- Vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói..
H: Hai nhân vật đó chỉ cần hỏi và trả lời như thế nào?
- Anh có “lợn cưới”: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
- Anh có “áo mới”: Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
H: Từ câu chuyện cười em hãy cho biết khi giao tiếp ta cần tuân thủ yêu cầu gì?
- Nhận xét
- Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
H: Từ hai tình huống giao tiếp trên em rút ra nhận xét gì? 
- Khái quát lại bài học.
* Y/c hs đọc ghi nhớ
- Đọc .
* Ghi nhớ: sgk / 9.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1 trang 9.
* Vận dụng ph/châm về lượng phân tích lỗi (làm miệng).
a. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà”.
b. Thừa cụm từ “có hai cánh”.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu ph/châm về chất.
II. Phương châm về chất.
* Treo ví dụ (bảng phụ). 
- HS đọc ví dụ.
H: Truyện “Quả bí khổng lồ” phê phán điều gì?
- Phê phán tính nói khoác.
H: “Nói khoác” là nói như thế nào?
- Nói không đúng sự thật.
H: Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
- HS rút ra nhận xét .
- Đừng nói những điều mình không tin là đúng sự thật.
- Đưa tình huống.
- Nghe, xác định.
H: Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em trả lời với thầy cô là “bạn ấy nghỉ học vì ốm” có nên không?
-> không nên..
H: Khi giao tiếp cần chú ý điều gì?
- Rút ra nhận xét.
- Đừng nói những điều mình không có bằng chứng xác thực.
H: Từ hai tình huống trên em rút ra yêu cầu gì trong giao tiếp?
-> Khái quát.
- Đọc g ... h quẩn không thoát được)
 Kẻ cắp gặp bà già (kẻ tinh ranh quỷ quyệt gặp phải đối thủ xứng đáng)
?Em hãy cho biết ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ trong văn chương và trong giao tiếp?
-hs nêu
->Làm cho lời nói sinh động,gây ấn tượng mạnh tăng hiệu quả giao tiếp trong văn chương làm cho lời văn hàm súc,có tính hình tượng
III. Nghĩa của từ
H: Nghĩa của từ là gì?
- Nêu lại khái niệm.
1. Khái niệm: 
- Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị. 
- Đọc yêu cầu bài 2/123 
2. Bài tập 2.
H: Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau?
- Suy nghĩ -> trả lời 
- Chọn cách hiểu (a) 
- Đọc yêu cầu bài tập 3/123
3.Bài tập 3
H: Cách hiểu nào trong hai cách sau là đúng ? Vì sao ?
- Suy nghĩ 
- Cách giải thích (b) là đúng. Vì cách giải thích (a) vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ nguyên tắc khi giải nghĩa từ, vì dùng các từ có nghĩa thực thể, để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Nêu lại khái niệm
IV/ Từ nhiều nghĩa, Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1. Khái niệm 
- Từ nhiều nghĩa 
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ : là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo nên những từ nhiều nghĩa.
- Đọc yêu cầu bài 2/124 
2. Bài tập 2: 
H: Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
* Thảo luận -> Trả lời 
- Từ hoa trong : Thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
H: Có thể coi đây là hiện 
tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không ? Vì sao ?
- HS trả lời.
- Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển. 
 4/Củng cố:
 GV khái quát lại các kiến thức vừa ôn
 5. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 
- Ôn lại các kiến thức đã học.
- Chuẩn bị” Tổng kết về từ vựng” ( tiếp) 
- Viết đoạn văn bình đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”có sử dụng thành ngữ.
 ******************************************************
Ngày soạn : Ngày giảng :
Tiết 44: Tổng kết về từ vựng 
 ( tiếp theo )
Mục tiêu cần đạt 
*Học xong tiết này, HS:
1. Củng cố kiến thức vể từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khía quát của từ ngữ, trường từ vựng ).
2. Rèn luyện kĩ năng dùng từ đúng chính xác, linh hoạt hiệu quả. 
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Thầy: Bảng phụ.
2. Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
* Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức? Ví dụ? 
* Thành ngữ “kẻ cắp bà già gặp nhau” trong câu “Phen này kẻ cắp bà giầ gặp nhau” có nghĩa là gì ?
A. Đã lấy không của người khác mà còn chê bai.
B. Kẻ tinh ranh, quỷ quyệt gặp phải đối thủ xứng đáng
C. Người làm việc xấu xa khiến mọi người chê bai.	
D. Sự hợp tác của những người làm thuê trong xã hội cũ.
- Từ “kẻ cắp” và “bà già” trong thành ngữ trên được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài:Tiếp tiết 43
* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
V. Từ đồng âm.
H: Nhắc lại khái niệm từ đồng âm ?
* Nêu khái niệm.
1. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau.
H: Phân biệt sự khác nhau giữa hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm ?
* HS phân biệt.
H: Trong hai trường hợp (a) và (b) đó trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm ? Vì sao ?
* Đọc yêu cầu bài tập 2/124.
* Thảo luận.
-> Trình bày.
-> Nhận xét.
2. Bài tập.
a. Có hiện tượng chuyển nghĩa, vì nghĩa của từ “lá” trong “lá phổi” có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “lá” trong “lá xa cành”.
b. Có hiện tượng đồng âm, vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau “đường” những nghĩa khác nhau.
VI. Từ đồng nghĩa.
H: Từ đồng nghĩa là gì ?
* Nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa.
1. Khái niệm: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
* Đọc yêu cầu bài tập 2/125.
2. Bài tập 2/125.
H: Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu ( đã cho )?
* Thảo luận.
-> Trình bày
-> Nhận xét.
d. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng.
* Đọc yêu cầu bài tập 3/125.
* Bài tập 3/125.
H: Dựa trên cơ sở nào, từ “xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi”. Việc thay thế cho từ trong câu nói trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
* Thảo luận.
-> Trình bày
-> Nhận xét.
- Xuân: từ chỉ một mùa trong năm, thời gian tương ứng với một tuổi.
-Trong vd : từ “xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả và dùng từ tránh lặp với từ “tuổi tác”.
VII. Từ trái nghĩa.
H: Thế nào là từ trái nghĩa?
* Nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa.
1. Khái niệm: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
* Đọc yêu cầu bài tập 3/125.
2. Bài tập 3/125.
H: Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào?
* Thảo luận.
-> Trình bày.
-> Nhận xét.
* Cùng nhóm với sống – chết:
 Chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình (trái nghĩa tuyệt đối).
* Cùng nhóm với già - trẻ : yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo ( trái nghĩa tương đối )
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS ôn tập lại kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
H: Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ?
* Nhắc lại khái niệm.
1. Khái niệm : Là nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn ) hoặc hẹp hơn ( ít khía quát hơn ) nghĩa của từ ngữ khác ( nghĩa rộng, hẹp ).
- GV: Đây thực chất cũng là vấn đề quan hệ nghĩa giữa các từ ngữ.
-hs nghe
Hướng dẫn làm bài tập
* Đọc yêu cầu bt2/126.
2. Bài tập 2/126.
H: Hãy điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ ?
-> Lên bảng làm.
-> Nhận xét.
H: Giải thích nghĩa của những từ ngữ đó theo cách dùng từ nghĩa rộng để giải thích từ nghĩa hẹp ?
* Giải thích nghĩa.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn HS ôn lại khái niệm về trường từ vựng.
IX. Trường từ vựng.
H: Thế nào là trường từ vựng?
* Nêu khái niệm.
1. Khái niệm : Là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
Hướng dẫn hs lập TTV
* Đọc yêu cầu bài tập 2/126.
2. Bài tập 2/126.
mềm,mát...
xanh,trong...
tắm,tưới,uống.....
bể,ao,hồ...
Tính chất
Hình thức
Công dụng
Nơi chứa
 Nước nói chung
chung
 TTV
H: Phân tích sự tác độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích ?
- HS phân tích.
- Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng “tắm” và “bể” -> Tác dụng làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói.
4/ Củng cố: 
1. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là những khái niệm thuộc về loại quan hệ nào giữa các từ ?
A. Quan hệ về ngữ nghĩa.	
B. Quan hệ về ngữ pháp.
5. Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà: 
- Nắm vững nội dung kiến thức vừa ôn tập.
- Bài tập : Viết một đoạn văn (chủ đề tự chọn) trong đoạn văn em có sử dụng từ trái nghĩa.từ đồng nghĩa
- Ôn lại kiến thức về bài văn tự sự, chuẩn bị giờ sau trả bài TLV số 2.
D. rút kinh nghiệm.
 *************************************************************
 Ngày soạn : Ngày giảng :
Tiết 45 : Trả bài tập làm văn số 2.
Mục tiêu cần đạt.
* Sau tiết trả bài,HS:
1. Củng cố kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
2. Nhận ra những ưu, khuyết trong bài làm, biết sửa lỗi về diễn đạt và chính tả.
3. Giáo dục HS ý thức tự giác.
Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Thầy : Chấm bài chi tiết,nhận xét ưu nhược ,lưu ý những yêu cầu sgk
2. Trò : Học bài cũ (ôn lại kiến thức về văn Tự sự, vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự).
Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bai cũ:
* Kiểm tra việc lập dàn bài ở nhà của hs?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích y/c tiết trả bài
* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn.
A.Tìm hiểu chung
- GV: chép đề bài lên bảng.
- Đọc đề văn.
Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
1. Tìm hiểu yêu cầu của đề.
H: Nêu những yêu cầu của đề bài ?
* Nội dung : Câu chuyện kể về buổi thăm trường cũ sau 20 năm kể từ ngày xa trường vào một ngày hè.
-Thể loại: TS+MT+BC
- Nội dung : Câu chuyện kể về buổi thăm trường cũ sau 20 năm
-Hình thức :1 bức thư
2. Dàn ý.
H: Hãy lập dàn ý cho đề văn ?
* Một HS lên bảng -> HS còn lại làm ra giấy nháp.
-> Nhận xét.
-> Bổ sung.
a. Phần đầu bức thư.
- Lí do trở lại thăm trường cũ.
- Thăm trường vào thời gian nào? Với ai?
b. Phần chính bức thư.
- Đến trường em gặp những ai?
- Quang cảnh trường và những người gặp lại gợi cho em những kỉ niệm, cảm xúc gì về ngôi trường xưa, về tuổi ấu thơ trong sáng, đẹp đẽ.
- Tâm trạng, cảm xúc của em trước cảnh trường hiện tại.
c. Phần cuối.
- Khẳng định tình cảm, trách nhiệm của bản thân với ngôi trường.
- Lời hứa hẹn.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tự nhận ra ưu khuyết điểm và sửa lỗi.
B.Nhận xét và sửa lỗi
I. Nhận xét
- GV nhận xét :
 1/Nội dung: Đa số HS nắm được yêu cầu của đề, biết vận dụng yếu tố miêu tả khi kể.
 -Tập trung vào kể việc thăm trường cũ qua sự tưởng tượng của mình
 -Có bố cục 3 phần .ND đảm bảo tính liên kết
 - Một số bài viết giàu cảm xúc: 
 -Một số bài viết còn sơ sài ,chưa kể tả kĩ các chi tiết về sự thay đổi của trường
 2/Diễn đạt :
Một số HS viết còn lan man, dài dòng, mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
-Bố cục chưa cụ thể,các phần trong một bức thư chưa rõ ràng
-Có 3 bài diễn đạt tốt,câu văn mạch lạc ,dùng từ sáng tạo (đưa lời bài hát vào để nói lên tâm trạng phù hợp “Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ...)
- GV trả bài.
* Xem lại bài viết, đối chiếu với dàn ý xem đã đủ ý chưa nếu thiếu (ý nào cần bổ sung).
-Xem trong bài em đã vặn dụng yếu tố miêu tả như thế nào.
II/Chữa lỗi điển hình
H: Phát hiện lỗi chính tả và sửa?
GV: phát phiếu cho các nhóm sửa-chữa đúng
- Phát hiện lỗi ( dựa vào lời phê và phần gạch chân của GV ) -> Sửa lỗi.
1. Lỗi chính tả.
-ch/tr ,n/l
H: Trong bài em mắc lỗi diễn đạt nào, sửa ?
- Phát hiện lỗi -> sửa lỗi
VD:Dường như là chủ nhật...
 Trường còn đang non nớt...
2. Lỗi diễn đạt.
Tổng hợp kết quả cụ thể các lớp
III/Đánh giá kết quả
Điểm K,G:
Điểm TB:
Điểm Y :
4.Củng cố: 
 -Cho hs đọc bài đạt điểm khá,giỏi-chỉ ra những ưu điểm cần học tập từ bài của bạn
 -Đọc một bài điểm yếu-chỉ ra nhược điểm cần khắc phục
5/ Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 
- Ôn lại văn tự sự ( yếu tố miêu tả trong văn Tự sự ).
- Soạn văn bản " Đồng chí" : trả lời câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
-Yêu cầu những em điểm kém viết lại bài
 ************************************************
 Các tiết sau sẽ gửi sau nếu quí vị có nhu cầu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA NV 9 Ki I 3 cotco anh minh hoaThanh.doc