Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 111: Văn bản Con cò (Hướng dẫn đọc thêm) - Chế Lan Viên

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 111: Văn bản Con cò (Hướng dẫn đọc thêm) - Chế Lan Viên

TUẦN 24

TIẾT: 111 Văn bản CON CÒ

 ( Hướng dẫn đọc thêm )

 - Chế Lan Viên - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của văn bản.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến Thức:

 - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ngọt ngào.

 - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình.

 - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tượng tượng.

 3. Thái độ:

 - Thông qua hình tượng con cò HS biết cách yêu thương kính trọng cha mẹ

 C. PHƯƠNG PHÁP

 - Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: 9a2 .

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Nhà khoa học Buy-Phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu? Có đúng không? Phân tích các dẫn chứng?

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 111: Văn bản Con cò (Hướng dẫn đọc thêm) - Chế Lan Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/01/ 2011 
Ngày dạy: 25/ 01/201
 TUẦN 24 	 
TIẾT: 111 Văn bản 	 CON CÒ 
 ( Hướng dẫn đọc thêm )
 - Chế Lan Viên - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ngọt ngào.
 - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình.
 - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tượng tượng.
 3. Thái độ: 
 - Thông qua hình tượng con cò HS biết cách yêu thương kính trọng cha mẹ 
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 9a2 ..
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nhà khoa học Buy-Phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu? Có đúng không? Phân tích các dẫn chứng?
9 a2 ...........................................................................................................................................................
 3. Bài mới: 
 - Giới thiệu về tác giả Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có phong cách sáng tác thơ rõ nét và độc đáo, đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại – Bài thơ “Con Cò” là bài thơ thể hiện khá rõ phong cách nghệ thuật đó của tác giả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
- Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm 
? Nêu đôi nét về thể loại, hoàn cảnh sáng tác ?
- GV: Nêu yêu cầu cần đọc: nhịp điệu biến đổi có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru => Chú ý thay đổi giọng điệu, nhịp điệu.
- 3 đoạn (như đã chia trong SGK)
+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò hiện lên trong tuổi thơ
+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ 
+ Đoạn 3: Nhấn mạnh ý nghĩa biểu tượng của người
- GV giới thiệu: Bố cục bài thơ được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm – Hình tượng Con Cò trong mối quan hệ với cuộc đời con người được xuyên suốt cả bài thơ.
HS : Thảo luận trình bày
- H/S đọc đoạn 1.
? Những câu ca dao nào được tác giả viết ra trong lời hát ru của mẹ?
? Những câu ca dao đó gợi tả không gian, khung cảnh của làng quê, phố xã như thế nào?
? Tiếp đến là lời ru bằng những câu ca dao nào?
?Con cò là tượng trưng cho ai? Với cuộc sống như thế nào?
? Câu thơ có mấy hình tượng ?
HS: Hình tượng con cò và đứa con bé bỏng.
? Nhịp điệu, lời thơ như thế nào?
-> Nhịp điệu nhẹ nhàng, lời thơ thiết tha giàu cảm xúc, mà vẫn có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
?Tình mẹ với con như thế nào?
? Kết thúc đoạn thơ được diễn tả giấc ngủ của con ntn?
? Vì sao giấc ngủ của con lại chẳng phân vân?
- Đọc đoạn 2 của bài.
?Lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã được thể hiện qua câu thơ nào?
? Hình ảnh con cò đối với đứa con lúc này như thế nào?
? Nghệ thuật độc đáo của tác giả khi xây dựng hình tượng thơ trong 2 câu thơ này là gì.?
? Lời ru của mẹ được tiếp tục thể hiện ntn?
? Lời ru thể hiện ước mong của mẹ như thế nào? Tình mẹ giành cho con ntn?
- Ý nghĩa của hình ảnh con cò trong đoạn 2?
- HS Đọc đoạn 3
? Lời mẹ ru con được thể hiện ntn?
? Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ như thế nào.
? Nhà thơ đã khái quát lên tình mẹ như một quy luật qua câu thơ nào?
? Đó là quy luật thể hiện tình cảm của người mẹ ntn?.
- G/V: Mở rộng đó là phong cách nghệ thuật độc đáo trong thơ Chế Lan Viên.
“Lũ chúng con ngủ trong giường chiếc hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo hẹp...”
- Đọc đoạn cuối
? Những dòng thơ cuối với âm hưởng lời ru ntn?
- HS: Âm hưởng lời hát ru tha thiết ngọt ngào
? Thể thơ tự do tác giả sử dụng có khả năng thể hiện cảm xúc ntn? (Linh hoạt)
? Nhà thơ đã khai thác và làm mới vẻ đẹp của ca dao ntn?
- HS: S/d ca dao, liên tưởng độc đáo, tạo suy ngẫm, triết lí....)
? Biểu hiện đáng quý nào trong tấm lòng nhà thơ được bộc lộ?
? Ý nghĩa lớn lao của lời ru đối với mỗi người ntn?
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- Chế Lan Viên ( 1920 – 1989)
- Quê: Cam Lộ, Quảng Trị
- Nổi tiếng trong phong trào thơ mới, là một trong những tên tuổi hàng đầu của thơ Việt Nam thế kỉ XX
- Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại
2.Tác phẩm: 
- Sáng tác năm 1962 in trong tập “ Hoa Ngày Thường- Chim Báo Bão”
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 
b. Phương thức biểu đạt: Trữ tình
c. Thể thơ: tự do
d. Phân tích :
* Hình ảnh con cò hiện lên trong tuổi thơ
- Từ những câu ca dao quen thuộc làm lời ru
- Không gian quen thuộc, bình yên.
- Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ: vất vả, nhọc nhằn, tình mẹ nhân từ, yêu thương, che trở cho con.
=> Con cò đến với tuổi thơ một cách vô thức
*.Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ và gắn bó với cuộc đời.
a. tiềm thức tuổi thơ:
_Cò đứng quanh nôi..
_ cánh của cò, hai đứa 
đắp chung đôi 
=> Sự đùm bọc bao la của mẹ 
* Tuổi học trò: 
- Mai khôn lớn....
- Cánh trắng cò bay theo gót 
=> Sự dìu dắt của mẹ vào thế giới tri thức
* Tuổi trưởng thành 
- Lớn lên-> Con làm thi sĩ 
-> Mong ước của mẹ đưa con vào thế
 giới nghệ thuật 
=> Là Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho lòng mẹ, lời ru.
* Suy nghĩ triết lý, ý nghĩa lời ru
- Biểu tượng người mẹ luôn ở bên con,vất vả lận đận-> Hi sinh vì con
- Mẹ luôn nghĩ và sống 
cho cuộc đời con mai sau
=> Điệp từ vẫn” khẳng định tình mẫu tử sắc son
3 .Tổng kết
a. Nghệ thuật : 
- Viết theo thể thơ tự do thể hiện cảm xúc linh hoạt
- Sáng tạo những câu thơ mang âm hưởng ca dao với giọng thơ suy ngẫm, triết lí
- Xây dựng hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
b. Nội dung :
- Đề cao ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa cảu lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người.
4. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc long bài thơ
- Nắm được giá trị nhân văn cao đẹp và tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ
- Phân tích, cảm nhận một đoạn thơ hay nhất trong bài
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_111_van_ban_con_co_huong_dan_doc_them.doc