Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116: Sang thu (Hữu Thỉnh)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116: Sang thu (Hữu Thỉnh)

Ngày giảng: TUẦN 25

TIẾT 116

SANG THU

 (Hữu Thỉnh)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1. Kiến thức: - Cảm nhận được những tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên đất trời từ lúc hạ sang thu.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm và cảm nhận, phân tích thơ trữ tình.

3. Thái độ: Cảm nhận tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc.

II/ CHUẨN BỊ: Thầy: - Ảnh tác giả Hữu Thỉnh và tập thơ "Từ chiến hào đến thành phố". III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116: Sang thu (Hữu Thỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 	Tuần 25
Tiết 116
Sang thu
 (Hữu Thỉnh)	
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiến thức: - Cảm nhận được những tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên đất trời từ lúc hạ sang thu.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm và cảm nhận, phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ: Cảm nhận tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - ảnh tác giả Hữu Thỉnh và tập thơ "Từ chiến hào đến thành phố". III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: 
2/ Kiểm tra: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác”, phân tích một trong những hình ảnh ẩn dụ mà em thích nhất?
 3/ Bài mới: 
Vào bài: 3 năm học qua chúng ta được tiếp xúc với nhiều tác giả với những bài thơ khác nhau. Em nào còn nhớ chúng ta đã học những bài thơ nào về mùa thu không?
- Mùa thu khai trường, Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Mùa thu câu cá ( Nguyễn Khuyến)..
Như vậy mùa thu đã in đậm dấu ấn trong những trang thơ trong trẻo. Đến lượt mình Hữu Thỉnh lại mang đến cho mùa thu một sắc thái mới, đó là gì? "Sang thu " sẽ giúp ta trả lời được điều đó. 
Hoạt động iI: HDHS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV: Dựa vào chú thích SGK em hãy phát biểu một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả?
HS: Trả lời (Dựa vào chú thích * SGK)
GVGiảng thêm: Ngoài những hiểu biết trong sách ra cô cho các em hiểu thêm một vài nét về tác giả Nguyễn Hữu Thỉnh, có thể nói Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chính cuộc k/c chống Mỹ cứư nước đã làm nên một nhà thơ chiến sĩ Hữu Thỉnh.
- Thơ Hữu Thỉnh trong sáng, sâu lắng ông đã xuất bản nhiều thơ nhưng tiêu biểu có 3 tập thơ:
- Từ chiến hào tới thành phố
- Trường ca biển.
- Thư gửi mùa đông.
Hiện nay Hữu Thỉnh vẫn tiếp tục làm thơ các em có thể tìm thấy những bài thơ mới nhất của ông trên bào văn nghệ.Đồng thời ông giữ chức vụ cao nhất của hội nhà văn Việt Nam - Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam.
GV: Cho học sinh quan sát ảnh tác giả.
GV: Tác phẩm ra đời trong thời điểm nào?
Hoạt động iII: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích.
GV: Đọc mẫu- HDHS đọc: Giọng đọc nhẹ, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng, thoáng suy tư.
HS: Đọc từ khó phần chú thích / SGK.
Hoạt động Iv: HDHS tìm hiểu văn bản.
GV: Hãy trình bày những hiểu biết của em về bài thơ?
HS: Thơ năm chữ, kết hợp với biểu cảm giúp Hữu Thỉnh thể hiện được cảm xúc trong bài.
GV: Nêu bố cục của bài thơ?
HS: - K1:Tín hiệu báo mùa thu về.
- K2: Quang cảnh đất trời ngả dần sang thu.
- K3: Những thay đổi âm thầm trong lòng cảnh vật.
Chuyển ý: Theo mạch cảm xúc của bài chúng ta đi tìm hiểu bài thơ.
HS: Đọc khổ thơ 1.
GV: Theo em nhà thơ cảm nhận mùa thu qua những hình ảnh nào?
HS: - Hương ổi, gió se, sương.
GV: Gió se, sương chùng chình - Cách miêu tả có gì đặc biệt? Việc sử dụng từ ngữ ấy có gì đặc biệt?
HS: Ngọn gió se (nhẹ khô- hơi lạnh).
chùng chình (TG sử dụng nhân hóa -> Trạng thái của sương chậm lại, thong thả)
GV: Nhà thơ có tâm trạng như thế nào?
HS: Ngỡ ngàng.
GV: Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
HS: "Bỗng", "hình như"
GV bình khổ thơ qua phân tích.
Các em đã tìm được cảm xúc của nhà thơ qua việc sử dụng từ ngữ của ông đó là từ láy và nghệ thuật nhân hóa và cô cũng thấy các em cảm nhận được điều nhà thơ nối trong khổ thơ đầu tiên, nhưng các em thấy không? mùa thu đến không chỉ có các hình ảnh hương ổi, gió se là đặc trưng của mùa thu mà có tác giả đã nói đó là hồn thu gió thu ấy hơi se se lạnh đưa hương ổi tỏa vào trong không gian để rồi cảm nhận rằng hình như thu đã chớm về và thu đến không chỉ ở các hình ảnh sương mà là sự vận động của sương chùng chình như đang luyến tiếc, đang bịn dịn giống như con người đang e ngại, dè dặt đặt những bước chân sang mùa, nhưng các em có để ý không? mở đầu khổ thoe bằng từ "bỗng" và kết thúc bằng từ "hình như"
? Việc sử dụng từ ngữ đó có ý nghĩa gì? Qua đó ta hiểu gì về cảm xúc của đoạn thơ này?
HS:Bỗng:Ngỡ ngàng của m thu vì nó quá đỗi bất ngờ
Hình như: Sự vội vã nhà thơ muốn nói mùa thu đến quá sớm.
GVbình: Các em hãy lắng lại một chút qua khổ thơ đầu tiên -> Thu đã đến hẳn chưa? (thu đến nhưng chưa hẳn đến điều đó chỉ được cảm nhận bằng cảm giác của các giác quan không phải vô lí mà nhà thơ mở đầu bằng từ bỗng, bỗng không chỉ là sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên mà người ta còn cảm thấy khẽ thoáng giật mình, hình như con người mải mê một việc gì đó bỗng có người đến.)
Còn cảm giác phả vào trong gió se để con người ta quay trở lại với thế giới của tạo vật, thế giới của cái đẹp, để rồi nhận ra hình như thu đã về - Hình như không phải để hỏi mà là để xác nhận dẫu rằng xác nhận đó chưa tin hẳn mà nhà thơ thấy thế giới chuyển động của mình sao mà nhanh thế - vừa bỗng nay đã hình như rõ ràng phút giây ấy mà chúng ta vô tình chúng ta dễ dàng bỏ qua -> đó chính là dấu hiệu nhẹ nhàng, mơ hồ. Phút giây ấy đến rồi mà vẫn cảm thấy ngỡ ngàng, khó tin cái khó tin ấy nhà thơ tự trả lời trong khổ thơ thứ 2. 
HS: Đọc tiếp khổ 2
GV: Qua khổ thơ thứ 2 các em cảm nhận được hình ảnh mùa thu về qua các hình ảnh nào?
HS: Sông, Chim, Mây.
 GV: Qua các hình ảnh trên hình ảnh nào để lại cho em ấn tượng rõ nhất về thời điểm giao mùa này? Vì sao?
HS : suy nghĩ trả lời.
GV: Trong khổ thơ mỗi bạn có một ấn tượng khác nhau về mùa thu - vậy nếu được tưởng tượng em tưởng tượng bức tranh giao mùa ấy như thế nào?
HS: suy nghĩ trả lời theo ý của các em.
GV: Qua đó ta hiểu thêm gì về cảm xúc cũng như thái độ của nhà thơ? 
GV: Nhà thơ sử dụng nghệ thuật gì?
HS: Nghệ thuật nhân hoá.
GV: Dòng sông được nhân hoá ra sao?
GV: Trôi thanh thản gợi cho ta cảm giác như thế nào?
HS: Gợi bức tranh êm dịu, những cánh chim vội vã buổi hoàng hôn.
GV bình: Sông dềnh dàng, chim vội vã tưởng chừng như đối lập nhau nhưng sự đối lập ất lại là tín hiệu của mùa thu khởi đầu - song mùa thu âm thầm nhưng tác giả lại cảm nhận được mạch vận chuyển khẩn trương của nó, lúc đầu mới chỉ là bỗng, hình như thế mà nhịp chuyển vội vã ấy được vận chuyển qua các phó từ "được lúc và bắt đầu"
GV: Cảm giác giao mùa thể hiện rõ qua chi tiết nào?
HS: Mây vắt mình sang thu.
Cảm giác giao mùa đặc biệt được thể hiện ở 2 hình ảnh thơ:
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu.
Đây có lẽ là 2 câu thơ hay nhất trong sự tìm tòi của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Tại sao mây lại vắt nửa mình sang thu? Bởi vì mây là đường gianh giới giữa hạ và thu hết sức mơ hồ, hết sức mỏng manh và điều đó chỉ được xác nhận = độ nhạy cảm của các giác quan = sự liên tưởng tài hoa thi sĩ đã mơ hồ cái cụ thể -> để vạch ra đường gianh giới giữa hạ và thu và cuối cùng nhà thơ cũng làm cho người đọc cảm nhận được rằng -> có một đám mây đang xuyên suốt giữa 2 vương quốc hạ và thu.
- Cũng là mây nhưng ttrong bài "Đây mùa thu tới" thì Xuân Diệu lại viết:
 Mây bận từng không chưa bay đi.
nghĩa là mây đang trong thế cố định, mây trong thế tĩnh tại nghĩa là mây là cảnh đã vào thu rồi.
Một lần nữa nhịp cầu mỏng manh của thời gian đã được Hữu Thỉnh vẽ lên và được quan sát bằng cả tâm hồn trong sáng và tinh tế, chỉ có Hữu Thỉnh mới vẽ được cảnh vật tự nhiên, trong sáng và tinh tế như vậy.
Chuyển ý: Cảnh và tình hiện rõ dần trong mỗi cảnh vật và còn thể hiện trong cảnh nào nữa không chúng ta tìm hiểu khổ thơ thứ 3.
GV: Nhà thơ còn cảm nhận được cảnh vật nào nữa?
HS: nắng, mưa, sấm.
GV: Hình ảnh đó chứng tỏ điều gì? 
HS: Giảm dần -> Tín hiệu của mùa thu.
GV: Em có nhận xét gì về cảm nhận của nhà thơ khi thời tiết chuyển mùa?
HS: Cảm nhận tinh tế vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp, sống động.
Đọc 2 câu thơ cuối.
GV: Em hiểu thế nào về hai dòng cuối?
HS: Nêu cảm nhận của cá nhân. 
GV: "Sấm cũng bớt bất ngờ cây đứng tuổi"
 - Em suy nghĩ gì về hình ảnh này?
HS: "Hàng cây đứng tuổi" chứng tỏ đã trải nghiệm nhiều.
GV: Điều đó thể hiện cho vấn đề gì?
* Gợi ý: hai lớp nghĩa 
- Tả thực hiện tượng thiên nhiên: sấm- hàng cây. 
- ẩn dụ: sấm vang động - bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời, hàng cây đứng tuổi, từng trải.
GV bình: nắng, mưa, sấm là dấu hiệu đăc trưng của mùa hạ khi được giảm dần nghĩa là tín hiệu của mùa thu đã đến và tín hiệu này chỉ được cảm nhận ở các giác quan -> thể hiện ở các phó từ ( vẫn còn, đã) đuợc đảo lên trước -> gợi cho người đọc cảm nhận được rằng nhà thơ có thể đong đếm được sự đậm nhạt của nắng, sự đầy vơi của những cơn mưa mùa thu -> Điều đó được kết kợp với các phép chuyển nghĩa và các phép chuyển nghĩa này chúng ta lại được bắt gặp trong một bài hát của Trịnh Công Sơn:
 "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, Buổi chiều ngồi ngắm những chuyến mưa rơi"
Chuyến mưa ấy chính là phép chuyển nghĩa
ở đây cây đứng tuổi -> thay đổi theo chiều tăng -> gây nên sự bất ngờ, là những biến đổi trong thiên nhiên, trong trời đất, con người cũng ngẫm ngợi, nghĩ suy.
GV: Qua đó em thấy tình cảm của nhà thơ với quê hương ra sao?
HS: Yêu quê hương tha thiết.
GV: Tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình, một dân tộc đã từng trải qua nhiều thử thách vẫn vững vàng và luôn vượt lên hoàn cảnh.
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ/71.
	4/ Củng cố: - Hệ thống bài:
 - Tại sao nói thông qua bài “Sang thu”, nhà thơ gửi gắm suy ngẫm của mình vào trang viết đó?
3'
7'
3’
3'
24’
3'
ĐA: - HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích đuợc 1 hình ảnh ẩn dụ 
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: (1942). Quê Vĩnh Phúc. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
2. Bài thơ: Trích trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”. Viết vào gần cuối 1977.
II. Đọc- chú thích:
1.Đọc: SGK
2. Chú thích: sgk
III. Tìm hiểu văn bài
A. Vài nét chung:
1. Thể loại: Thơ năm chữ.
2. Bố cục: 3 khổ thơ
- K1:Tín hiệu báo m.thu về.
- K2: Quang cảnh đất trời ngả dần sang thu.
- K3: Những thay đổi âm thầm trong lòng cảnh vật.
B. Phân tích:
1. Tín hiệu báo mùa thu về
+ Hương ổi.
+ gió se
+ Sương - chùng chình.
NT nhân hóa-> Trạng thái của sương chậm lại, thong thả)
- Tâm trạng nhà thơ: 
+Ngỡ ngàng -> Quá đỗi bất ngờ.
+Hình như -> mùa thu đến quá sớm.
2. Quang cảnh đất trời ngả dần sang thu.
- Sông-dềnh dàng 
- Chim-vội vã n hóa
=> Dòng sông trôi một cách thanh thản, những cánh chim vội vã ở buổi hoàng hôn-> gợi bức tranh em dịu, tg cảm nhận được mạch vận chuyển khẩn trương của cảnh vật.
+ Mây -> vắt mình
--> Cảm nhận tinh tế vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp, sống động.
3. Những thay đổi âm thầm trong lòng cảnh vật
- Nắng. Giảm dần -> 
- Mưa Tín hiệu của 
-Sấm mùa thu 
. 
- Có hai lớp nghĩa
+ Tả thực: Hiện tượng thiên nhiên(Sấm, hàng cây)
+ ẩn dụ.
--> Nhà thơ muốn gửi gắm suy nghĩ của mình: Khi con người đã từng trải thì đã vững vàng trước tác động bất thường của ngoại cảnh trong cuộc đời.
IV. Tổng kết.
- Nghệ thuật: ẩn dụ, nhân hóa, hình ảnh giầu sức biểu cảm.
- Nội dung: Chuyển biến của đất trời từ hạ sang thu nhẹ nhàng, rõ rệt, tinh tế.
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học kĩ bài. 
 - Soạn bài “Nói với con”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_116_sang_thu_huu_thinh.doc