Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 141: Những ngôi sao xa xôi (Trích ) (Lê Minh Khuê)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 141: Những ngôi sao xa xôi (Trích ) (Lê Minh Khuê)

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 (Trích)

 (Lê Minh Khuê)

I. MỤC TIÊU : Giúp HS:

- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh những vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.

- Thấy được những đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lý ngôn ngữ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

2. Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật)

3. Giáo dục tinh thần lạc quan cách mạng.

II. CHUẨN BỊ :

GV : - Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.

 - Đồ dùng dạy học : bảng phụ, chân dung tác giả, bài hát “Cô gái mở đường”.

HS : - Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.

 - Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Ổn định tình hình lớp : (1’)

2. Kiểm tra bài cũ : (5’)

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 141: Những ngôi sao xa xôi (Trích ) (Lê Minh Khuê)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30	 Ngày soạn : 07.03.2011
Tiết 141 	 Ngày dạy : 16.03.2011
 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI 
 (Trích) 
 (Lê Minh Khuê) 
I. MỤC TIÊU : Giúp HS: 
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh những vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
- Thấy được những đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lý ngôn ngữ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
2. Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật)
3. Giáo dục tinh thần lạc quan cách mạng. 	
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ, chân dung tác giả, bài hát “Cô gái mở đường”.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
* Phần Trắc nghiệm:
Câu 1: Tình huống truyện nào là chủ yếu ?
A. Nhĩ cả đời đi đây, đi đó thì nay bị liệt, đang sống những ngày cuối cùng. Sáng đầu thu, Nhĩ ngắm cảnh qua cửa sổ nhà mình.
B. Thằng con đi sang bên kia sông nhưng lại lỡ đò.
C. Ông giáo già Khuyến vào thăm.
D. Bọn trẻ hàng xóm giúp Nhĩ nằm sát cửa sổ
Câu 2. Nhân vật Nhĩ thuộc loại nhân vật nào ?
A. Nhân vật tính cách
B. Nhân vật số phận.
C. Nhân vật tư tưởng.
D. Nhân vật loại hình.
* Phần tự luận:
Truyện ngắn “Bến quê” chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu về con người, về cuộc đời. Đó là những điều gì ?
* Dự kiến phương án trả lời:
Câu 1: A Câu 2: C
Phần tự luận: Những suy ngẫm, trải nghiệm:
+ Trong cuộc đời con người có những điều nghịch lý, bất ngờ.
+ Có những vòng vèo, chùng chình (cám dỗ) mà con người khó tránh khỏi
+ Gia đình là nơi nương tựa vũng chắc. Cần trân trọng những giá trị bình dị, đẹp đẽ của quê hương, xứ sở.
3.Giảng bài mới :
* Giới thiệu : (1’) Cho HS nghe một đoạn bài hát “Cô gái mở đường”.
	Các em ạ! Trên những nẻo đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ, các chiến sĩ lái xe không kính hay có kính đều có những cuộc gặp gỡ chớp nhoáng nhưng vô cùng thú vị và cảm động với những cô gái thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm, mở đường cho xe đi qua. Những ngôi sao xa xôi của nhà văn nữa Lê Minh Khuê kể lại cuộc sống và khắc họa chân dung tâm hồn, tính cách của ba cô gái trẻ - ba ngôi sao xa xôi trên cao điểm Trường Sơn.
* Tiến trình bài dạy :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
17’
* Hoạt động 1. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Gọi HS đọc phần chú thích (*) trang 120.
- Trình bày những hiểu biết cuả em về tác giả Lê Minh Khuê.
 GV nhấn mạnh một số ý .
* Chuyển ý: Nhận xét về Lê Minh Khuê, có ý kiến cho rằng: ”Chị viết ít nhưng lại chịu khó chắt chiu, nâng niu cái đẹp tâm hồn con người dù trong bất cứ cảnh ngộ nào. Tiêu biểu là tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”
- Em hãy nêu thời gian sáng tác và hoàn cảnh xã hội của tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi.”
- Hướng dẫn đọc tác phẩm.
Giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật. 
- Đọc một đoạn truyện. Từ đầu đến ngôi sao trên mũ:
- Gọi HS tóm tắt truyện.
-GV treo bảng phụ tóm tắt truyện.
-Nêu thể loại, phương thức biểu đạt của tác phẩm?
- Truyện được trần thuật từ nhân vật nào ? Tác dụng của ngôi kể ấy ?
- Nêu bố cục của truyện.
-GV treo bảng phụ
-HS đọc phần chú thích (*) trang 120.
-TL:
- Trong kháng chiến chống Mỹ, gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70.
- Trong những năm chiến tranh, viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
- Sau 1975, viết về những biến chuyển xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
-HS trả lời cá nhân.
- 1-2 HS đọc đoạn truyện từ đầu đến “ngôi sao trên mũ”
TL: Tóm tắt truyện :
-Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom tại trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm chị Thao (tổ trưởng), Nho và Phương Định. 
-Nhiệm vụ của họ là đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, phá bom. 
-Cuộc sống gian khổ, công việc hết sức nguy hiểm, nhưng họ vẫn có những niềm vui của tuổi trẻ, mơ mộng. Mỗi người một cá tính nhưng họ rất yêu thương nhau trong tình đồng đội. 
-Trong một lần phá bom, Nho bị thương. Phương Định và Thao lo lắng chăm sóc cho Nho.
-Cơn mưa đá bất ngờ xuất hiện khơi gợi trong tâm hồn Phương Định những nhớ nhung, khao khát,
-TL: Thể loại: Truyện ngắn
-Phương thức biểu đạt: tự sự+miêu tả+biểu cảm.
-TL: ngôi thứ nhất, xưng “tôi”. Nhân vật kể chuyện cũng chính là nhân vật chính : Phương Định => Phù hợp nội dung truyện ; tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn , cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật; làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong chiến tranh.
- Bố cục: 3 phần
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả : Lê Minh Khuê (1949)
- Quê : Tỉnh Thanh Hoá.
-Gia nhập thanh niên xung phong.
- Là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn; ngòi bút miêu tả tâm lý tinh tế, sắc sảo. 
-Đề tài:
+Trước 1975: viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
- Sau 1975, viết về những biến chuyển xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
2. Tác phẩm : Những ngôi sao xa xôi.
- Sáng tác năm 1971.
- Lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt.
-Tóm tắt truyện
-Thể loại: Truyện ngắn
-Phương thức biểu đạt: tự sự+miêu tả+biểu cảm.
-Ngôi kể: ngôi thứ nhất, xưng “tôi” (Phương Định)
- Bố cục: 3 phần
15’
* Hoạt động 2. Đọc-hiểu văn bản .
1.Hình ảnh nữ thanh niên xung phong tổ trinh sát mặt đường 
a) Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
-Gọi HS đọc đoạn văn đầu.
-Tìm những chi tiết nói về hoàn cảnh sống của tổ trinh sát mặt đường?
-Giải thích nghĩa “cao điểm”.
-Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống này ?
-GV bình, tích hợp môi trường: Hai bên đường không có lá xanh, những thân cây bị tước khô cháy, những hình ảnh này giúp cô và các em hình dung được chiến tranh thật là khốc liệt, đã hủy hoại môi trường thiên nhiên, màu xanh của cây cỏ. Vì vậy, chúng ta cần trân trọng , gìn giữ những gì mình đang được hưởng thụ hôm nay.
- Đọc tác phẩm, các em biết công việc của họ là gì ?
- Em có nhận xét gì về công việc đó?
-Gọi HS đọc: “Có ở đâu như thế này không” đến “ thở phào, chạy về hang”
-GV bình: Công việc nguy hiểm, nhưng nó lại là công việc thường ngày của ba cô gái.
Không khí căng thẳng, sự sống và cái chết cách nhau gang tấc, tạo dựng khung cảnh chiến tranh chính là cách nhà văn làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái. 
b) Phẩm chất chung:
-GV nêu vấn đề: Qua lời kể, tự nhận xét, và nhận xét của Phương Định về hai đồng đội của mình, em hãy tìm ra những phẩm chất chung của họ.
-GV nhận xét, tổng kết.
-Em có thể nêu một vài dẫn chứng chứng minh Tinh thần dũng cảm, không sợ hy sinh của ba cô gái.
-Trong một tập thể rất gắn bó nhau, nhưng ở mỗi người vẫn có một nét cá tính. Tiết học sau, các em sẽ tìm hiểu kỹ về vấn đề này.
-Câu hỏi nâng cao : Để trụ vững trên cao điểm, các cô gái đều có chung một điều gì ? 
-GV bình. HS nói không được thì GV mới nói.
Họ không nói ra nhưng đều hiểu ý nghĩa vô cùng quan trọng của công việc mình : góp phần giữ cho huyết mạch giao thông của cuộc kháng chiến không bị đửt. Tổ quốc và nhân dân không bao giờ quên những nữ anh hùng ngã ba Đồng Lộc
* Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh”
 (Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ)
* Hoạt động 2. Đọc-hiểu văn bản
1.Hình ảnh nữ thanh niên xung phong tổ trinh sát mặt đường 
a)Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
-HS đọc đoạn văn đầu.(từ đầu đến nằm trong đất)
- HS trả lời cá nhân.
- HS trả lời cá nhân.
- HS trả lời cá nhân.
-HS trả lời cá nhân
b) Phẩm chất chung:
-HS thảo luận nhóm 3 phút.
-HS trao đổi, thảo luận, nhận xét, bổ sung.
- Dẫn chứng: Chúng tôi bị bom vùi luôn, Chạy trên cao điểm cả ban ngày. Thần chết là một tay không thích đùa, chúng lẩn trong ruột những quả bom. Tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ
-TL: Một lý tưởng cao đẹp. Họ không nói ra nhưng đều hiểu ý nghĩa vô cùng quan trọng của công việc mình : góp phần giữ cho huyết mạch giao thông của cuộc kháng chiến không bị đửt
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Hình ảnh nữ thanh niên xung phong tổ trinh sát mặt đường 
a) Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
- Trong hang, dưới chân cao điểm.
àĐiều kiện khó khăn.
- Công việc: sau mỗi trận bom, đo, ước tính khối lượng đất đá, bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng thuốc nổ để phá bom .
à Vất vả, hết sức nguy hiểm.
b) Phẩm chất chung:
- Tinh thần trách nhiệm cao.
- Dũng cảm, không sợ hy sinh.
- Gắn bó trong tình đồng đội ; 
- Dễ xúc cảm, nhiều mơ mộng; thích làm đẹp.
3’
* Hoạt động 3. Củng cố : 
- Tìm, đọc một vài câu thơ nói về hình ảnh thế hệ trẻ thời chống Mỹ. 
-GV treo Sơ đồ củng cố
* Hoạt động 3. Củng cố : 
* “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.” (Tố Hữu)
* Có những ngày vui sao
Cả nước lên đường
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục (Chính Hữu) 
 * Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim (Phạm Tiếm Duật)
* ”Có lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái không nhìn rõ mặt
Đại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng muốt”
 (Gửi em, cô thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật)
4.Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo : (3’)
	- Học kỹ phần : hình ảnh nữ thanh niên xung phong tổ trinh sát mặt đường.
	- Tiếp tục tìm hiểu bài:
	+ Cá tính của từng nhân vật.
	+ Phân tích nhân vật Phương Định.
	+ Nghệ thuật truyện.
	+ Giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
- Bố cục : 3 phần :
	+ Từ đầu đến ngôi sao trên mũ: Phương Định kể về công việc và cuộc sống của bản thân và tổ trinh sát mặt đường.
	+ Tiếp đến Chị Thao bảo: Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng, săn sóc.
	+ Phần còn lại: Sau phút hiểm nguy, hai chị em nối nhau hát. Niềm vui của ba người trước trận mưa đá đột ngột.
* BỔ SUNG: SƠ ĐỒ TƯ DUY Hình ảnh ba cô thanh niên xung phong
tổ trinh sát mặt đường
Phẩm chất
Hoàn cảnh
-Cuộc sống: khó khăn
-Công việc: vất vả, nguy hiểm
Hồn nhiên, trong sáng, anh dũng, lạc quan

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_141_nhung_ngoi_sao_xa_xoi_trich_le_mi.doc