Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 155: Kiểm tra văn (Phần truyện)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 155: Kiểm tra văn (Phần truyện)

Tiết 155

 Kiểm tra văn (Phần truyện)

I. Mục đích kiểm tra:

 1. Kiến thức: Qua bài kiểm tra, giúp học sinh hệ thống hoá các KT đã học về phần truyện hiện đại VN.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải nhanh BTTN và kỹ năng làm bài NL về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác làm bài.

II. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra trắc nghiệm + Tự luận.

III. Sơ đồ ma trận

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 155: Kiểm tra văn (Phần truyện)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng:
Tiết 155
 Kiểm tra văn (Phần truyện)
I. Mục đích kiểm tra :
 1. Kiến thức: Qua bài kiểm tra, giúp học sinh hệ thống hoá các KT đã học về phần truyện hiện đại VN.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải nhanh BTTN và kỹ năng làm bài NL về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác làm bài. 
II. Hình thức kiểm tra : Kiểm tra trắc nghiệm + Tự luận.
III. Sơ đồ ma trận
Nội dung chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổngsố
TN
TL
TN
TL
CĐT
CĐC
Làng
Số câu:2
Số điểm:1,5đ
Câu 5
(0,5 đ)
Câu 7
(1 đ)
1,5 
Chiếc lược ngà.
Số câu:1
Số điểm:0,5 đ
Câu 1
(0,5 đ)
0,5
Lặng lẽ Sa Pa.
Số câu:2
Số điểm:4,5 đ
 Câu 2
(0,5 đ)
Câu 9
4 đ)
4,5
Những ngôi sao xa xôi.
Số câu:1
Số điểm:0,5đ
 Câu 3
(0,5 đ)
0,5
Bến quê
Số câu:3
Số điểm:3 đ
 Câu 4,6
 (1 đ)
Câu 8
(2 đ)
 3
 Tổng số câu:
 Tổng số điểm:
 2
1 đ
 4
 2 đ
 1
 1 đ
 1
2 đ 
 1
 4 đ
9 câu
10 điểm
IV. Biên soạn câu hỏi:
 I. trắc nghiệm: (3điểm) Lựa chọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Tác phẩm “ Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) được sáng tác vào giai đoạn lịch sử nào?
 a. Thời kỳ k/c chống Pháp. c. Thời kỳ hoà bình xdcnxh ở miền Bắc.
 b.Thời kỳ k/c chống Mỹ. D. Thời kỳ sau năm 1975.
Câu 2: Chi tiết nào sau đây không nằm trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”?
 a. Một vườn hoa trên đỉnh Yên Sơn.
 b. Cô gái bỏ quên chiếc khăn mùi soa.
 c. Anh TN đưa cho bác lái xe một gói tam thất.
 d. Người con gái hay tỉa lông mày của mình.
Câu 3: Nội dung chính được thể hiện trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” là gì?
 a. Cuộc sống gian khổ ở Trường Sơn những năm k/c chống Mỹ.
 b. Vẻ đẹp của những cô gái TNXP trên tuyến đường TS.
 c. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên tuyến đường TS.
 d. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường TS.
Câu 4: Câu văn “Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng sẫm màu hơn – một màu tím thẫm như bóng tối”.. sử dụng biện pháp tu từ nào?
a. So sánh c. ẩn dụ
b. Nhân hoá d. Hoán dụ
Câu 5: Từ “Chao ôi” trong câu văn “Chao ôi! cực nhục chưa, cả làng Việt gian” (Làng – Kim Lân) thuộc thành phần biệt lập gì trong câu?
 a. TP tình thái c. TP cảm thán
 b. TP gọi đáp d. TP phụ chú.
Câu 6: Câu văn “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra” thuộc kiểu câu gì?
a. Câu đơn bình thường.
b. Câu đơn dặc biệt
c. Câu ghép có chứa các từ nối vế câu.
d. Câu ghép không chứa các từ nối vế câu.
II. Tự luận:
Câu 7 (1 điểm): Vì sao nhà văn Kim Lân không đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng Chợ Dầu” mà lại chọn nhan đề là “Làng”?
Câu 8 (2 điểm): Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, nhân vật Nhĩ đã có những khám phá gì về vẻ đẹp của quê hương và gia đình? Thông qua những suy ngẫm và trải nghiệm của nhân vật, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn nhắc nhở người đọc điều gì?
Câu 9 (4 điểm): Viết đoạn văn ngắn (Khoảng từ 10 đến 12 câu) nêu cảm nhận của em về hình ảnh nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long”.
Đáp án – Biểu điểm:
 I. Trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
 1. C 2. D 3. B 4.A 5.C 6.D
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 7: Học sinh cần giải thích được 2 ý cơ bản sau:
+ Nhà văn không dùng tên DT riêng là làng Chợ Dầu vì không phải chỉ miêu tả một ngôi làng Chợ Dầu cụ thể (0,25 điểm)
+ Đặt tên chung cho tác phẩm là Làng” có dụng ý để thông qua việc miêu tả làng chợ Dầu là muốn khảng định và ca ngợi tinh thần yêu nước, gắn bó với làng quê của tất cả các ngôi làng trên cả đất nước Việt Nam (0,75 điểm)
Câu 8: (2 điểm)
* Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, nhân vật Nhĩ đã có những khám phá gì về vẻ đẹp của quê hương và gia đình:
 + Khám phá về vẻ đẹp của quê hương: Cảnh sắc thiên nhiên cuối thu (Hoa bằng lăng; Vòm trời; Mặt sông; Bãi bồi bên kia sông Hồng) (0,5 điểm)
 + Khám phá về vẻ đẹp của vợ mình (Liên) và những giá trị của gia đình: Sự tần tảo và cam chịu của vợ; Sự vỗ về, chăm sóc tận tuỵ, tràn đầy tình yêu của vợ) 
(0,5 điểm)
* Sáng tạo những tình huống có tính chiêm nghiệm, triết lí ấy, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc những bài học sâu sắc trên đường đời:
Hãy biết khám phá, nâng niu, yêu quí và trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi của quê hương, gia đình. Con đò nương tựa cuối cùng của đời ta chính là quê hương và gia đình (1 điểm)
Câu 9: (4 điểm)
Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể lí giải trình bầy theo những cách khác nhau trên cơ sở có những hiểu biết về tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”. Phát hiện, phân tích làm sáng lên vẻ đẹp nhân tâm hồn nhân vật anh thanh niên:
- Biết làm chủ mình cuộc sống, vượt lên hoàn cảnh sống, hoàn cảnh lao động thiếu thốn gian khổ, ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình đối với công việc và cuộc sống; đồng thời chủ động tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa hữu ích và tốt đẹp. 
+ Tự nguyên sống và làm việc một mình trên đỉnh núi ở Sa Pa, làm công tác khí tượng phục vụ sản xuất phục vụ chiến đấu.
+ Biết chủ động tạo cho mình cách sống khoa học, nề nếp, một đời sống tinh thần tốt đẹp.
- Tâm hồn rộng mở yêu đời, yêu người, khiêm tốn và trung thực.
+ Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, cởi mở chân tình, biết quí trọng tình cảm của mọi người.
+ Trung thực với mình với mọi người, thể hiện đức tính khiêm tốn đáng được quí trọng.
	Hình tượng nhân vật anh thanh niên đã để lại ấn tượng sâu đậm về vẻ đẹp nhân cách tâm hồn của anh và cũng là của con người Việt Nam trong kháng chiến và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Yêu cầu về hình thức: 
- Học sinh biết cách trình bày đoạn văn theo kết cấu 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Sử dụng phù hợp phép lập luận phù hợp như phân tích, tổng hợp, CM.
- Có các luận điểm rõ ràng. D/c chính xác, tiêu biểu, sát thực với nội dung phân tích.
- Trình bày mạch lạc, sạch đẹp, đúng lỗi câu và đúng chính tả. 
* Hướng dẫn học (1’) Đọc và soạn bài “Con chó Bấc”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_155_kiem_tra_van_phan_truyen.doc