Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến 45

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến 45

Tiết 36: Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt nga

 - Nguyễn Đình Chiểu -

A.MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về T/g, tác phẩm.

- Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của T/g và phẩm chất của 2 nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyện Nga

- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Tìm đọc truyện "Lục Vân Tiên" + tư liệu tham khảo

- HS: Sưu tầm + đọc toàn truyện

C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1; Khởi động:

1.Tổ chức:

 Sĩ số 9a 9b

2.Kiểm tra:

- Câu hỏi: Đọc thuộc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? Tâm trạng Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích?

3.Bµi míi:

*Hoạt động 2:Đọc - Hiểu văn bản

 

doc 22 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So¹n:3/10/2011 TUẦN 8
Gi¶ng9ab
TiÕt 36: Lôc V©n Tiªn cøu KiÒu nguyÖt nga
	 - NguyÔn §×nh ChiÓu -
A.MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về T/g, tác phẩm.
- Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của T/g và phẩm chất của 2 nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyện Nga
- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
B.CHUẨN BỊ:
- GV: Tìm đọc truyện "Lục Vân Tiên" + tư liệu tham khảo
- HS: Sưu tầm + đọc toàn truyện
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*Hoạt động 1; Khởi động:
1.Tổ chức:
 Sĩ số 9a 9b 
2.Kiểm tra:
- Câu hỏi: Đọc thuộc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? Tâm trạng Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích?
3.Bµi míi: 
*Hoạt động 2:Đọc - Hiểu văn bản
- Hướng dẫn H/s đọc: to, rõ, truyền cảm, thay đổi giọng cho phù hợp với câu thơ kể, tả, đối thoại.
- 1 H/s đọc chú thích (SGK/112)
?Giới thiệu những nét chính về T/g?
GV diễn giảng thêm.
?Giới thiệu những nét tiêu biểu về tác phẩm?
- GV diễn giảng
?Truyện được viết theo kết cấu ntn?
?Truyện được viết nhằm mục đích gì?
?Nhận xét gì về đặc điểm thể loại của truyện?
?VB trích được chia làm mấy phần, nêu nội dung chính của từng phần?
I.Tiếp xúc với VB.
1.Đọc, kể tóm tắt:
2.Tìm hiểu chú thích: (SGK/112, 113, ->115)
a,T¸c gi¶: Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
- Tục gọi là Đỗ Chiểu
- Sinh tại Tân Thới - Gia Định (quê mẹ)
- Quê cha Bồ Điền - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
- Năm 1843, thi đỗ tú tài (21 tuổi)
- Là người có nghị lực sống và cống hiến cho đời.
+ Bước vào đời hăm hở, đầy khát vọng
+ Bất hạnh ập tới thật khắc nghiệt (26 tuổi bị mù, dở dang đường công danh, đường tình duyên trắc trở, về quê nhà gặp buổi loạn li)
+ Không gục ngã trước số phận: ngẩng cao đầu sống, sống có ích đến hơi thở cuối cùng
+ Gánh vác 3 trọng trách: Làm thầy giáo
 Thầy thuốc
 Nhà thơ 
+ Là thầy giáo danh tiếng, khắp miền lục tỉnh (khi ông mất cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò)
+ Ở cương vị thầy thuốc, hết lòng cứu nhân độ thế.
+ Để lại cho đời bao trang thơ bất hủ, được lưu truyền rộng rãi: "Lục Vân Tiên", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"
- Là người có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm
+ Kiên quyết giữ vững lập trường kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc đánh giặc, viết văn thơ khích lệ tinh thần kháng chiến của nhân dân.
+ Khi cả Nam kì rơi vào tay giặc, vẫn nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù "thua cuộc rồi lưng vẫn thẳng, đầu vẫn ngẩng cao, ngay kẻ thù cũng phải kính nể", giữ trọn lòng trung thành với Tổ Quốc, với nhân dân cho tới lúc mất.
b.Tác phẩm: "Truyện Lục Vân Tiên"
- Truyện thơ nôm: kể nhiều hơn để đọc, để xem.
- Sáng tác khoảng đầu những năm 50 - trước thế kỉ XIX.
- Được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như "kể thơ", "nói thơ vân Tiên", "hát Vân Tiên"
- Có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn quốc.
- Gồm 2082 câu thơ lục bát
- Truyện được kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương đông: theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến của các nhân vật chính.
- Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là truyện dạy đạo lí làm người:
+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong XH: tình cha mẹ, con cái, vợ chồng, tình yêu.
+ Đề cao tinh thành nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (kết thúc có hậu)
- Thể loại: mang tính chất kể: chú trọng đến hành động của nhân vật nhiều hơn là miêu tả nội tâm -> tính chất của nhân vật cũng thường bộc lộ qua việc làm. lời nói, cử chỉ cuả họ.
c,Tóm tắt truyện:
- 3 bố cục:
+ 2 phần: 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp
 Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyện Nga sau trận đánh.
* Hoạt động 3: củng cố, dặn dò:
- Hệ thống bài
- Hướng dẫn H/s về nhà học bài.
- Những nét chính: + T/g Ng. Đình Chiểu
 + Tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên"
- Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm
- Tìm đọc toàn tác phẩm
- Soạn tiếp bài. 
So¹n:3/10/2011
Gi¶ng:9ab:
TiÕt 37: Lôc v©n tiªn cøu kiÒu nguyÖt NGA
	 (Nguyễn Đình Chiểu)
A.MỤC TIÊU 
Giúp học sinh: - Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về T/g, tác phẩm.
- Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của T/g và phẩm chất của 2 nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyện Nga
- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
B.CHUẨN BỊ:
- GV: Tìm đọc truyện "Lục Vân Tiên" + tư liệu tham khảo + tranh chân dung
- HS: Sưu tầm + đọc toàn truyện
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*Hoạt động 1: Khởi động:
1.Tổ chức:
 Sĩ số 9a 9b
2.Kiểm tra: 
 - Câu hỏi: Trình bày những điểm chính về T/g, tác phẩm.
3.Bµi míi: GV dẫn dắt vào bài.
*Hoạt động 2:Đọc - hiểu văn bản.
- 1 H/s đọc lại đoạn 1
?Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp được miêu tả ở những câu thơ nào?
?Nhận xét gì về NT của T/g trong đoạn này?
?H/ảnh Lục Vân Tiên hiện lên ntn?
?Nhân vật Lục Vân Tiên gợi cho nhớ tới hình ảnh những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Hoa, trong truyện dân gian?
?Sau trận đánh, Lục Vân Tiên có thái độ, cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên ntn? (thể hiện qua những câu thơ nào?)
?Qua đây em còn hiểu thêm được gì về tính cách và phẩm chất cuả Lục Vân Tiên?
?Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ở những câu thơ nào? giải thích ý nghĩa quan niệm đó? 
* Đây cũng là quan niệm của Ng. Du qua nhân vật Từ Hải "Anh hùng ... bất bằng mà tha"
-> Xuất phát từ câu nói củaMạnh Tử "Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã" (thấy việc nghĩa mà không làm không phải là người anh hùng)
?Nhận xét chung về Lục Vân Tiên. theo em T/g gửi gắm gì qua nhân vật này?
?H/ảnh Nguyệt Nga được hiện lên qua những lời lẽ mà nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, hãy tìm những lời lẽ của nàng qua đoạn trích?
Em có nhận xét gì về lời lẽ của nàng?
?Qua đây em hiểu được điều gì ở Kiều Nguyệt Nga?
?Nguyệt nga suy nghĩ gì về việc làm của Lục Vân Tiên đối với mình? thể hiện cụ thể qua lời nói nào?
?Em hiểu những câu nói này có ý nghĩa gì?
?Nhận xét chung về nhan vật Kiều Nguyệt Nga?
?Nhận xét gì về ngôn ngữ của VB (trích)?
?Nhận xét gì về NT xây dựng nhân vật của T/g?
?Nêu nội dung chính của v¨n b¶n (trích)?
II. Phân tích v¨n b¶n
1. Nhân vật Lục Vân Tiên.
- Trước đoạn trích này là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân đau khổ bèn hỏi thăm và được biết ở đó bọn cướp Phong Lai hung hãn đang hoành hành. Mọi người khuyên chàng không nên tự chuốc lấy nguy hiểm.
- "ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
chớ quenhại dân
tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
một gậy thác rày thân vong"
-> Sử dụng các ®éng tõ, so sánh, từ láy
=> dũng cảm, anh hùng và tấm lòng vị nghĩa vong thân (vì việc nghĩa, quên thân mình)
H×nh ảnh Lục Vân Tiên được so sánh với dũng tướng Triệu tử Long - trận Đương Dang - truyện "Tam quốc diễn nghĩa"
H×nh ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mô típ quen thuộc ở truyện nôm truyền thống: 1 chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu.
-> Niềm mong ước của t¸c gi¶ và cũng là của nhân dân (trong thời buổi hỗn loạn, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời).
- Sau khi đánh thắng bọn cướp Phong Lai
"+ Hỏi: ai than khóc ở trong xe này?
+nghe nói động lòng
Đáp rằng: Ta đã trừ dòng lâu la
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
Nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn"
-> Vân Tiên: hơi -> động lòng -> tìm cách an ủi -> ân cần hỏi han -> nghe nói muốn được lạy tạ vội gạt đi ngay -> từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cho nàng đền đáp công ơn (đoạn sau còn từ chối nhận chiếc châm vàng của nàng)
=> hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu, (sẵn sàng giúp đỡ người khác, có lòng thương người, ngay thẳng)
- Quan niệm về người anh hùng:
"Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"
-> thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm thì không phải là người anh hùng.
=> Với Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, không coi đó là công trạng - đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
* Lục Vân Tiên: anh dũng, tài năng, có tấm lòng vị nghĩa vong thân, hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu
-> H×nh ¶nh lí tưởng mà t¸c gi¶ gửi gắm niÒm tin và ước vọng.
2.Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
-" Thưa rằng
làm con đâu dám cãi cha
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành
trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa?"
-> Cách xưng hô khiêm nhường, nói năng vui vẻ, dịu dàng, mực thước, trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết, đáp ứng đầy đủ niềm thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.
=> Lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức.*
- Lâm nguy chẳng gặp giải ngay
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi"
"lấy chi cho phí tấm lòng cùng ngươi"
-> Nàng là người chịu ơn, Lục Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng, nàng áy náy, băn khoăn, tìm cách đền đáp, dù nàng hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng)
*Người con gái nết na, đức hạnh theo quan niệm truyền thống cổ xưa.
III. Tổng kết
 Ghi nhớ: SGK/115
*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống bài
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Nhân vật 
 + Lục Vân Tiên: dũng cảm, tài ba, trọng nghĩa.
 + Kiều Nguyệt Nga: hiền hậu, nết na, ân tình
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của T/g
- Làm bài tập (SGK/116)
- Học thuộc lòng Vb (trích) + học bài
- Soạn: "Miêu tả nội tâm trong VB tự sự"
----------------------------------------------------
Ngµy so¹n:3/10/2011
Ngµy gi¶ng9ab
TiÕt 38 - MIªu t¶ néi t©m trong v¨n b¶n tù sù
A,MỤC TIÊU 
Giúp học sinh: - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
- Rèn luyện kĩ năng kết hợp: kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
B.CHUẨN BỊ:
- GV: đọc tài liệu tham khảo, Bảng phụ
- H/s: Soạn bài theo SGK
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*Hoạt động 1: Khởi động
1-Tổ chức:
 Sĩ số 9a 9b
2.Kiểm tra: KT sự chuẩn bị bài của học sinh
3.Bµi míi: 
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Ngữ liệu 1: Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
?Trong đoạn trích những câu thơ nào tả cảnh?
?Dấu hiệu nào cho em biết các câu thơ này tả cảnh?
?Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều
?Dấu hiệu nào cho em biết đoạn thơ trên miêu tả tâm trạng của nàng Kiều?
?Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
- Tả cảnh cữa bể chiều hôm, ngọn nước lớn, cánh hoa trôi, nội cỏ tàn úa, gió cuốnlà phương tiện để thể hiện tâm trạng của Kiều: cô đơn, nỗi nhớ nhà, quê hương, lo lắng cho thân phận trim nổi trước cuộc đời, mông lung, lo âu, kinh sợ ... ác nhớ
=> cách tự vựơt lên mình, nén tình riêng vì sự nghiệp chung
- "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
chân không giày"
-> Các câu thơ song đôi, đối ứng, tả thực
=> cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn. Đó là sự đồng cảm sâu sắc giữa những người đồng đội.
- "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
-> Tình cảm gắn bó sâu sắc giữa những người lính
=> Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó: giúp người lính vượt qua mọi gian khổ
* Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.
3.Đoạn kết bài thơ:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
- Rừng hoang sương muối là hình ảnh tả thực: cảnh rừng đêm giá rét
- trong thời gian và không gian nói lên 3 hình ảnh:
+ người lính
+ Khẩu súng
+Vầng trăng
-> Gắn kết với nhau: sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn, đã sưởi ấm lòng họ.
- "Đầu súng trăng treo"
"suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi súng" (suy nghĩ của t¸c gi¶.
-> hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích của t¸c gi¶.
+ Súng và trăng: gần và xa
 thực tại và mơ mộng
 chất chiến đấu và chất trữ tình
 chiến sĩ và thi sĩ
-> Các mặt này bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính c¸ch m¹ng
(biểu tượng của thơ kháng chiến: kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn)
* Hình ảnh người lính:
- Xuất thân từ nông dân: tự vượt lên chính mình, nén tình riêng vì sự nghiệp chung
- Họ phải trải qua bao gian lao, thiếu thốn
- Đẹp nhất là tình đồng chí, đông dội gắn bó keo sơn
III.Tổng kết
*Ghi nhớ
 *Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Hướng dẫn H/s làm bài tập (SGK)
- Hướng dẫn H/s về nhà
- Vì sao t¸c gi¶ lại đặt tên cho bài thơ là Đồng chí?
-> Đồng chí: cùng chung chí hướng, lí tưởng -> cách xưng hô của những người cùng trong 1 đoàn thể c¸ch m¹ng.
=> Đồng chí là bản chất c¸ch m¹ng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội
- Học bài + đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ
- Soạn: Bµi th¬ vÒ tiểu đội xe không kính"
-------------------------------------------------
So¹n:5/10/2011
Gi¶ng 9ab
TiÕt 44: Bµi th¬ vÒ tiÓu ®éi xe kh«ng kÝnh
- Ph¹m TiÕn DuËt -
A.MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
- Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.
- Thấy đợc những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ
- Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ
B.CHUẨN BỊ:
- GV:SGK,SGV,Giao an
- H/s: Đọc + soạn bài theo hướng dẫn
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*Hoạt động 1: Khởi động
1.Tổ chức:
 Sĩ số 9a : 9b
2.Kiểm tra:
- Câu hỏi: Phân tích hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
3.Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 2:Đọc - Hiểu văn bản
- HD H/s đọc: giọng vui , khoẻ khoắn, dứt khoát. GV đọc mẫu -> H/s đọc tiếp
?Giới thiệu những nét chính vềT/g?
?Xác định thể thơ của VB?
?Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ?
?T/g thêm 2 chữ "bài thơ" vào nhan đề trên có tác dụng gì?
?Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ được hiện lên qua những câu thơ nào?
?Nhận xét gì về hình ảnh của những chiếc xe không kính ở đây (T/g sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?)
Qua đây em hiểu được gì về T/g?
Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn được thể hiện trong những câu thơ nào? (qua khổ 1: hình ảnh người chiến sĩ hiện lên ntn?)
?Ngồi trên những chiếc xe không kính chiến sĩ lái xe có ấn tượng và cảm giác gì?
?Chiến sĩ đang trong những hoàn cảnh nào?
?Với những chiếc xe không có kính, người chiến sĩ lái xe đã thể hiện thái độ gì? (tìm những câu thơ nói về điều đó)
?Nhận xét về biÖn ph¸p nghÖ thuËt trong các câu thơ trên? Tác dụng của các biÖn ph¸p nghÖ thuËt ở đây?
?Qua những câu thơ trên và các câu "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha - gặp bè bạnBắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" em hiểu được gì về tác phong của người lái xe Trường Sơn?
Em có suy nghĩ gì về hai câu thơ cuối?
Qua phần phân tích trên đây, hãy nhận xét chung về người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa?
?Nhận xét về những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
Nội dung chính của bài thơ?
I.Tiếp xúc văn bản:
1.Đọc
2.Tìm hiểu chú thích: (SGK/132, 133)
* Phạm Tiến Duật (1941)
- Quê: Thanh Ba- Phú Thọ
- Là gương mặt tiêu biểu của htế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước
* Bài thơ ở trong chum thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ do báo văn nghệ năm 1969 - 1970 tổ chức
3.Thể thơ 
 Tự do :câu dài, nhịp điệu linh hoạt như văn xuôi, ít vần
 7 khổ thơ: xoay quanh và làm nổi bật chủ đề: cảm xúc và suy nghĩ của t¸c gi¶ về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn thời chống Mĩ
II.Phân tích văn bản:
1.Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính:
*Nhan đề bài thơ "Bài thơkhông kính"
- dài
- Tưởng như có chỗ thừa (các từ "bài thơ về") -> mới lạ và độc đáo, thu hút người đọc
=> chất thơ của hiện thực khốc liệt trong chiến tranh, đó còn là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh.
*Hình ảnh những chiếc xe không kính:
- "Bom giật bom rung kính vỡ mất rồi"
- "Không có kính rồi xe không có đèn, 
 không có mui xe, thùng xe có xước 
 xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước"
=> Tả thực diễn tả bằng 2 câu thơ rất gần với văn xuôi, giọng điệu thản nhiên.
=> Hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tang và tinh nghÞch, thích cái mới lạ.
(hình ảnh xe cộ, tàu thuyền xưa nay đưa vào trong thơ thường được "mĩ lệ hoá", "lãng mạn hoá" và mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực. VD: Chiếc xe tam mã (thơ Púkin), tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên )
2.Hình ảnh những chiến sĩ lái xe:
- "Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng"
-> Tư thế ung dung hiên ngang
- "Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
như sa như ùa vào buồng lái"
-> điệp từ, so sánh
=> Người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, họ cảm nhận được những cảm giác, từng vẻ đẹp của thiên nhiên (bầu trời, cánh chim) ùa vào trong buồng lái. Đó là cảm giác mạnh đột ngột khi xe chạy nhanh trên đường băng, khi trời tối thì trước mắt là sao trời, khi đường cua đột ngột trên dốc thì đột ngột thấy cánh chim (người lái xe phải đối mặt với địa thế con đường cheo leo hiểm nguy và cũng đầy thú vị)
- "Không có kính ừ thì có bụi
chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
không có kính, ừ thì ướt áo
chưa cần thay lái trăm cây số nữa"
-> Cấu trúc câu thơ được lặp lại
=> Thái độ ngang tang, bất chấp khó khăn, gian khổ, hiểm nguy
- "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"
-> Tác phong sống nhanh nhẹn, hoạt bát, sôi nổi, tinh nghịch, ấm áp tình đồng đội
- "Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim"
-> khẳng định quyết tâm giải phóng miền nam không lay chuyển, tình yêu miền Nam là sức mạnh vô song (xe có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không thể thiếu được trái tim hướng về miền Nam - xe chạy = trái tim = xương máu của những người chiến sĩ anh hùng)
*Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe: trẻ trung, tinh nghịch , ngang tàng mà kiên định lạc quan, yêu đời
-> khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn dân, toàn quân ta, khẳng định con người mạnh hơn sắt thép
III.Tổng kết
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Hệ thống bài
Hướng dẫn H/s làm bài tập
- Hướng dẫn H/s về nhà
- Nhan đề bài thơ -> độc đáo thu hút
- Hình ảnh những chiếc xe không có kính
- Hình ảnh người lính lái xe
- Bài tập 1, 2 SGK/133
- Học bài + làm bài tập (SBT)
- Soạn "Tổng kết từ vựng"
- Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết văn học trung đại.
----------------------------------------------------------
So¹n:5/10/2011
Gi¶ng:
Tiªt 45: KIÓm tra vÒ truyÖn trung ®¹i
I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
- Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu
- Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt
II.ĐỀ BÀI - ĐIỂM SỐ
 A.Phần trắc nghiệm (3 điểm):
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Trong khi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du dự báo trước cuộc đời của nàng như
 thế nào.
Êm đềm, hạnh phúc, sung sướng.
Hạnh phúc, vinh hiển.
Trắc trở, khổ đau.
Long đong, lận đận, vất vả mưu sinh.
Câu 2: Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ:
Vũ Thị Thiết
Linh Phi
Bé Đản
Trương Sinh
Câu 3: Dòng nào nói không đúng về Nghệ thuật của "Truyện Kiều"
A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện
B. Nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn
C. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi
D. NghÖ thuËt miêu tả thiên nhiên tài tình
E. . NghÖ thuËt khắc hoạ và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc
Câu 4:Phẩm chất nào không có ở nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam
 Xương? 
Giàu lòng vị tha.
Thủy chung.
Hiếu thảo.
Có sức phản kháng mãnh liệt.
 Câu 5: Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt nga" thể hiện khát vọng gì của t¸c gi¶. 
A. Cứu người giúp đời
B. Trở nên giàu sang phú quý
C. Có công danh hiển hách
D. Có tiếng tăm vang dội
Câu 6: Cuộc sống của ông Ngư trong v¨n b¶n "Lục vân Tiên gặp nạn"
A. Cuộc sống khó khăn nghèo khổ
B. Cuộc sống trong sạch, tự do, ngoài vòng danh lợi
C. Cuộc sống thơ mộng không có thực
D. Cuộc sống nhỏ nhen, mưu danh, trục lợi
B. Phần tự luận: (7 điểm)
Cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua 2 nhân vật Vũ Nương và Thuý Kiều
III. Đáp án - thang điểm
A.Phần trắc nghiệm (3 điểm).Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
C
D
A
B
 B.Phần tự luận:(7 điểm)
* Nội dung :
 cần nêu được những cảm nhận về số phận: Đau khổ, bất hạnh, oan khuất, tài hoa, bạc mệnh, hồng nhan bạc phận.
- Nàng Vũ Thị Thiết:
+ Xinh đẹp, chung thuỷ, hiếu thảo, hết lòng vì chồng vì con
+ Không được sum họp vợ chồng hạnh phúc
+ Một mình nuôi mẹ già, dạy con trẻ
+ Bị chồng nghi oan, phải tìm đến cái chết, vĩnh viễn không thể doàn tụ với gia đình
- Nàng Kiều:
+ Tài sắc vẹn toàn
+ Bi kịch tình yêu, mối tình tan vỡ
+ Phải bán mình chuộc cha
+ Phải vào lầu xanh 2 lần, 2 lần tự tử, 2 lần làm con ở.
* Hình thức:
Bài viết phải cố bố cục ba phần
Diễn đạt mạch lạc, lời văn có cảm xúc
 Tránh mắc những lỗi diễn đạt thông thường
IV.Tổ chức kiểm tra
1.Tổ chức:
 Sĩ số 9a :
2.Tiến hành kiểm tra
 - GV phát đề 
 - HS làm bài
3.Thu bài, nhận xét giờ
 - GV thu bài
 - Nhận xét về ý thức làm bài của HS
V. HDVN
 - Xem lại bài kiểm tra
 - Soạn: Tổng kết từ vựng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_36_den_45.doc