Tiết 51.
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ.
( Huy Cận)
A-Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
-Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên,vũ trụ và cảm hứng về lao đọng của tác giả .đã tạo nên những hình ảnh đẹp ,tráng lệ ,giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
-Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật(hình ảnh ngôn ngữ ,âm điệu ) vừa cổ điển ,vừa hiện đại trong bài thơ.
*Trọng tâm: Đọc, phân tích bố cục văn bản, cảnh đánh cá trên biển và trở về
B-Chuẩn bị :
* Giáo viên :Soạn bài ,nghiên cứu tài liệu có liên quan đến bài dạy .
* PP: Đọc, gợi tìm, phân tích.
* Học sinh: Đọc kĩ văn bản ,trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học.
1,Ổn định tổ chức.
2-Kiểm tra :
? Đọc thuộc lòng bài thơ về tiểu đội xe không kính .Vì sao nói h/a những chiếc xe không kính lại là hình ảnh độc đáo ?
Ngày soạn : 04/11/2010. Ngày dạy: 05/11/2010. Tiết 51. Đoàn thuyền đánh cá. ( Huy Cận) A-Mục tiêu bài học Giúp học sinh: -Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên,vũ trụ và cảm hứng về lao đọng của tác giả .đã tạo nên những hình ảnh đẹp ,tráng lệ ,giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. -Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật(hình ảnh ngôn ngữ ,âm điệu ) vừa cổ điển ,vừa hiện đại trong bài thơ. *Trọng tâm: Đọc, phân tích bố cục văn bản, cảnh đánh cá trên biển và trở về B-Chuẩn bị : * Giáo viên :Soạn bài ,nghiên cứu tài liệu có liên quan đến bài dạy . * PP: Đọc, gợi tìm, phân tích. * Học sinh: Đọc kĩ văn bản ,trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học. 1,ổn định tổ chức. 2-Kiểm tra : ? Đọc thuộc lòng bài thơ về tiểu đội xe không kính .Vì sao nói h/a những chiếc xe không kính lại là hình ảnh độc đáo ? 3-Bài mới Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Nội dung ghi. Đọc với giọng :phấn chấn hào hứng ,chú ý nhịp 4/3;2-2/3... Em hãy nêu đôi nét sơ lược về tác giả Huy Cận ? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Nêu bố cục của bài thơ ? Thời điểm ra khơi của đoàn thuyền đánh cá được nói tới trong lời thơ nào ? Trong lời thơ này ,không gian và thời gian được hình tượng hoá như thế nào ? Bằng cách nào nhà thơ đã sáng tạo ra hình ảnh đó ? -?Từ đó có thể hình dung một cảnh tượng như thế nào? Hai câu thơ mở đầu t/g tả cảnh hoàng hôn trên biển thật độc đáo,câu thơ như vô lí song lại thật có lí .Bằng cảm hứng vũ trụ quen thuộc ,Huy Cận với những so sánh liên tưởng bất ngờ kì vĩ :Mặt trời như hòn lửa đỏ rực khổng lồ .Những đợt sóng dài như những then cài đang cài then và đêm tối bao trùm trời đất như hai cánh cửa vĩ đại đang sập lại .Hai vần trắc gần nhau làm cho ấn tượng đột ngột nhanh chóng của đêm tối bao trùm .Hòn lửa mặt trời lặn khuất phía chân trời ,chìm xuống lòng biển thật hùng vĩ.Vũ trụ thiên nhiên như một ngôi nhà vĩ đại mà mẹ tạo hoá đã ban tặng cho con người . ?Trong khổ thơ đầu có sự đối lập giữa hoạt động của con người với hoạt động của thiên nhiên ,hãy diễn giải sự đối lập này ? ?Từ “lại” trong đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi hàm ý gì ? ?Em hiểu hình ảnh : Câu hát căng buồm cùng gió khơi như thế nào ? Từ đó cho ta thấy điều gì? Học sinh đọc bài -nhận xét cách đọc . Học sinh dựa vào phần chú thích để trả lời . H/S trả lời Bài thơ gồm 3 phần -Phần 1:hai khổ thơ đầu :Giới thiệu hoàn cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá . -Phần 2: Bốn khổ thơ tiếp theo:Cảnh đánh cá một đêm trăng trên biển Hạ long. -Phần 3:ba khổ cuối :Cảnh đoàn thuyền ra về lúc rạng đông. Mặt trời ...như hòn lửa. Sóng cài then ,đêm sập cửa . -So sánh mặt trời như hòn lửa.Con sóng vỗ được ví với then cài cửa của biển . -Bằng trí tưởng tượng và liên tưởng . -Sự sống của biển cả đang dần khép lại ,trong khi hoạt động của con người bắt đầu sôi động giữa biển khơi . Từ “lại”cho ta hiểu đây là công việc hàng ngày và thường xuyên của những người dân biển nơi đây . -Hình ảnh ẩn dụ : Câu hát căng buồm thật thơ mộng ,khoẻ khoắn và đẹp lãng mạn,đó là những chàng trai biển vừa chèo thuyền vừa cất cao tiếng hát .Tiếng hát vang khoẻ vang xa ,bay cao cung với gió ,hoà với gió thổi căng cánh buồm ,câu hát chan chứa niềm vui của những người dân lao động . I-Đọc ,tìm hiểu chung 1-Đọc văn bản 2-Tác giả :(SGK) 3-Hoàn cảnh sáng tác . 4-Bố cục :3 phần II-Đọc,tìm hiểu chi tiết . 1-Đoàn thuyền đánh cá ra khơi . Bằng so sảnh ví von liên tưởng . Biển kì vĩ tráng lệ như thần thoại. -Sự đối lập giữa thiên nhiên và con người ,dùng từ gợi tả,hình ảnh ẩn dụ Tư thế lao động bền bỉ,dũng cảm lạc quan của con người trước biển cả . 4. Củng cố. Giáo viên yêu cầu học sinh khái quát. - Tác giả , hoàn cảnh sáng tac bài thơ. - Hình ảnh người lao độngvà sự hài hòa với thiên nhiên, vũ trụ. Cảm hứng lao động- Thiên nhiên tươi đẹp hài hòa. 5.Dặn dò – hướng dẫn về nhà. - Học bài theo nội dung đã ghi. - Học thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài thơ. - Đọc, soạn tiếp: Bức tranh thiên nhiên và lao động diễn ra như thế nào? ( Cảnh biển, cảnh đoàn thuyền đánh cá, hình ảnh tươi đạp của các loài cá biển, nghệ thuật chủ đạo của bài thơ .............................................................................................. Ngày soạn : 04/11/2010. Ngày dạy: 06/11/2010. Tiết 52. Đoàn thuyền đánh cá. ( Huy Cận) A-Mục tiêu bài học Giúp học sinh: -Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên,vũ trụ và cảm hứng về lao đọng của tác giả .đã tạo nên những hình ảnh đẹp ,tráng lệ ,giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. -Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật(hình ảnh ngôn ngữ ,âm điệu ) vừa cổ điển ,vừa hiện đại trong bài thơ. *Trọng tâm: Phân tích làm rõ cảm hứng sáng tác của tác giả về lao động với những hình ảnh đẹp, tráng lệ và giàu chất lãng mạn – Không khí lao động và tư thế lam f chủ của người lao động. B-Chuẩn bị : * Giáo viên :Soạn bài ,nghiên cứu tài liệu có liên quan đến bài dạy . * PP: Đọc, gợi tìm, phân tích. * Học sinh: Đọc kĩ văn bản ,trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học. 1,ổn định tổ chức. 2-Kiểm tra ? Đọc thuộc 4 khổ thơ đầu bài thơ : Đoàn thuyền đánh của Huy Cận và cho biết hoàn cảnh sáng tác cuẩ bài thơ này ? Cảm hứng bao trùm của bài thơ ? 3-Bài mới Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Nội dung ghi. Từ đó cho ta thấy điều gì? Đọc 4 khổ thơ tiếp theo? Cảnh biển đêm và cảnh đánh cá được miêu tả như thế nào ? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ?tác dụng? ?Hình ảnh : “Ta hát ...gọi cá vào” Gõ thuyền đã có nhịp trăng... Sao mờ kéo lưới ... Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng .Gợi cho ta điều gì ? Cảnh hoàn thành công việc đánh cá ,nhìn thành quả lao động sau một đêm làm việc cật lực được tả bằng hình ảnh nào ? Đó là hình ảnh như thế nào? Đọc khổ thơ cuối ,câu hát trong khổ thơ cuối này có ý nghĩa gì? Đoàn thuyền trở về như thế nào? Tác giả có thành công gì về nghệ thuật ? Từ đó t/g muốn diễn đạt nội dung gì? Viết đoạn văn phân tích khổ thơ cuối của bài thơ ? Thuyền ta lái gió ,buồm trăng. Lướt mây cao ,biển bằng . Dàn đan thế trận lưới vây giăng. -T/g sử dụng thủ pháp ,liên tưởng mạnh bạo bất ngờ để sáng tạo hình tượng người lao động ,công việc lao động được đặt vào không gian rộng lớn của biển trời trăng sao làm tăng thêm tầm vóc của con người . -Con thuyền đánh cá nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn đã trở thành con thuyền kì vĩ ,khổng lồ hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ . -Công việc lao động mệt nhọc ,trở thành bài ca đầy niềm vui. Cá thu như đoàn thoi. Cá song lấp lánh ,đuốc đen hồng. Cái đuôi em vẫy ...vàng choé Vẩy bạc đuôi vàng... Mắt cá huy hoàng... Câu hát căng buồm ... Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. àKhúc ca lao động âm vang lạc quan ,hào hùng .Đoàn thuyền khẩn trương ,hùng vĩ . Âm điệu vang khoẻ ,bay bổng tràn đầy cảm hứng lãng mạn màu sắc lung linh kì ảo . -Ca ngợi lao động và con người lao động làm chủ đất nước làm chủ cuộc đời mình . Học sinh tự làm bài theo hướng dẫn của thầy . 2-Cảnh đánh cá và cảnh biển đêm . Biện pháp phóng đại ,liên tưởng mạnh bạo làm tang tầm vóc ,vị thế con người lao động .họ làm chủ công việc của mình . -Công việc năng nhọc ,trở thành bài ca đầy hứng khởi . -Hình ảnh lộng lẫy và rực rỡ của các loài cá. Hình ảnh lãng mạn ,ẩn dụ qua tưởng tượng àVẻ đẹp lung linh huyền ảo -biển giàu đẹp thơ mộng . 3-Đoàn thuyền đánh cá trở về Hình ảnh đoàn thuyền trở về trong ánh sáng bình minh ,trong tiếng hát ngân lên niềm vui sau một chuyến đi đầy may mắn . III-Tổng kết ( ghi nhớ SGK ) IV- Luyện tập 4.Củng cố: - GV nhận xét giờ học. - Đọc diễn cảm bài thơ 5. Dăn dò và hướng dẫn về nhà: Học thuộc lòng bài thơ, phân tích hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. -Soạn bài :Bếp lửa. Đọc và sưu tầm tài liệu viết về tác giả, tác phẩm. Tìm bố cục và mạch cảm xúc bài thơ. ******************************************************************** Ngày soạn: 06/11/2010. Ngày dạy: 08/11/2011. Tiết 53. Tổng kết từ vựng (Tiếp) A-Mục tiêu bài học Giúp h/s: Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng thanh ,từ tượng hình ;một số phép tu từ từ vựng :so sánh ,ẩn dụ ,nhân hoá ,hoán dụ ,nói giảm nói tránh ,điệp ngữ ,chơi chữ ) Trọng tâm: Hệ thống hoá kiến thức tiếng Việt B-Chuẩn bị * Giáo viên : Soạn nghiên cứu bài ,các tài liệu có liên quan. *PP: Ôn luyện, thực hành. * Học sinh : Đọc kĩ bài trả lời câu hỏi bài tập C-Tổ chức các hoạt động dạy và học 1-ổn định tổ chức 2-Kiểm tra : kiểm tra sự chuẩn bị của trò 3-Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi. ?Thế nào là từ tượng thanh ,từ tượng hình ? ? Nêu khái niệm về so sánh ,ẩn dụ ,nhân hoá,hoán dụ,nói quá ,nói giảm ,nói tránh ,điệp ngữ ,chơi chữ ? Cho ví dụ ? ?Vận dụng kiến thức đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau? ? Đọc các câu thơ và cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ,tác dụng? Vận dụng để phân tích nét độc đáo của những câu thơ ,đoạn sau? Học sinh nêu k/n từ tượng thanh ,từ tượng hình . Ví dụ : -Từ tượng thanh : ào ào ,choang choang ,róc rách ,vù vù ... -Từ tượng hình : lòng khòng ,lêu đêu,khẳng khiu ... H/S nêu từng k/n nhận xét a-Thà rằng liều một thân con Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây. Học sinh phân tích b-Dùng biện pháp so sánh :Tiếng đàn được so sánh với âm thanh của thiên nhiên cho thấy tài năng tuyệt vời của Kiều . c-Biện pháp nói quá cho thấy vẻ đẹp của Kiều đạt đến mức siêu phàm thiên nhiên phải hờn ghen. d-Biện pháp nói quá:cho thấy khoảng cách giữa Kiều và Thúc Sinh chỉ trong gang tấc nhưng không thể gặp được nhau. Học sinh đọc các câu thơ (sgk) Phân tích theo hướng dẫn của giáo viên I-Từ tượng thanh ,từ tượng hình. II- Một số phép tu từ từ vựng . *Ôn khái niệm các phép tu từ 1-So sánh 2-ẩn dụ 3-Nhân hoá 4-Hoán dụ 5-Nói quá 6-Nói giảm 7-Nói tránh 8-điệp ngữ 9-chơi chữ *Vận dụng: a-Dùng phép ẩn dụ :chỉ Kiều và gia đình Kiều mong manh trước giông tố cuộc đời . b-Dùng biện pháp so sánh . c-Dùng biện pháp nói quá . d-Dùng biện pháp nói quá . e-Chơi chữ. Vận dụng: a-Dùng điệp từ và nhiều nghĩa . b-Nói quá . c-so sánh d-nhân hoá e-ẩn dụ. 4.Củng cố : - GV đánh giá giờ học. - Giáo viên khái quát 2 nội dung : Từ tượng hình, từ tượng thanh và các biện pháp nghệ thuật tu từ 5.Dặn dò, hướng dẫn về nhà : - Học kĩ bài xem bài tổng kết từ vựng tiếp theo. - Làm các bài tập vào vở. - Lưu ý bài tập sách giáo khoa trang 158 – 159. .................................................................................. Ngày soạn: 07/11/2010. Ngày dạy: 08/11/2010. Tiết 54 Tập làm thơ tám chữ . A-Mục t ... g Việt. ******************************************************************** Ngày soạn: 8 / 5 /2011. Ngày dạy: 9 / 5 /2011. Tiết 170. Trả bài kiểm tra tiếng Việt A. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. Giúp học sinh : - Giúp học sinh nhận được kết quả tổng hợp sau quá trình học tập môn ngữ văn lớp 9 học kì hai, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề trong bài kiểm tra. 2. Kĩ năng. - Có kĩ năng sửa chữa lỗi trong bài làm của mình và hướng khắc phục trong những bài làm sau này. 3. Giáo dục. - Giáo dục ý thức thận trọng trong bài làm kiểm tra. * Trọng tâm: Chữa lỗi các bài làm cho học sinh. B. Chuẩn bị. GV: Chấm bài, nhận xét ưu khuyết điểm. PP : Ôn, luyện. HS: Ôn lại bài ( phần đã kiểm tra ) C. Tiến trình hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. ( Kết hợp khi trả bài) 3. Bài mới. Hoạt động của GV. Nội dung ghi. GV nhận xét bài làm của học sinh Yêu cầu học sinh lên bảng sửa lỗi Đặt câu Học sinh sửa lỗi – nhận xét . I. Yêu cầu : Như phần đáp án giờ kiểm tra . II. Nhận xét . 1. Phần trắc nghiệm học sinh làm tương đối tốt kể cả hai lớp . Tuy nhiên cũng còn một số nhầm lẫn song không đáng kể, học sinh hầu hết đạt điểm tối đa trong phần trắc nghiệm . 2. Phần tự luận - Đa số HS viết được đoạn văn về trang phục của HS, song chưa chỉ ra hết phep liên kết câu - Một số học sinh trình bày còn lủng củng, cẩu thả . III. Chữa lỗi. IV. Trả bài, công bố số điểm % 4. Củng cố. - GV nhắc lại nội dung các phần của bài kiểm tra. - Minh họa một số bài làm tốt để học sinh tham khảo. 5. Dặn dò. - Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức tiếng Việt học trong lớp 9. - Chuẩn bị cho thi học kì II đề của Phòng giáo dục. ************************************************************** Ngày soạn: 2/ 5/2011. Ngày dạy: 3/ 5/2011. Tiết 171-172. Kiểm tra tổng hợp cuối năm (Đề của phòng giáo dục) A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh : 1. Kiến thức. - Đánh giá được các nội dung cơ bản của cả ba phần trong sách ngữ văn 9 chủ yếu là học kì hai. 2. Kĩ năng. -Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. 3. Giáo dục. - ý thức tự giác, nghiêm túc trong làm bài. * Trọng tâm: Kiến thức ngữ văn trong cả năm học. B. Chuẩn bị. GV: Hướng dẫn HS ôn tập. PP: Thực hành viết tổng hợp. HS: Ôn lại bài ( phần đã kiểm tra ) C.Tiến trình hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra tâm thế HS. 3. Bài mới. Đề bài + Đáp án do PGD và ĐT huyện Ba Vì ra. Coi, chấm được phân công theo bộ phận chuyên môn của nhà trường. 4. Củng cố. - GV coi thi rút kinh nghiệm của 2 giờ làm bài. - Thu bài và giáo viên chấm nhận bài, đáp án về chấm. 5. Dặn dò. - Chuẩn bị nội dung bài học: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. ************************************************************** Ngày soạn: 9/ 5/2011. Ngày dạy: 10 / 5 /2011. Tiết173 Thư (điện)chúc mừng và thăm hỏi. A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh: 1. Kiến thức. - Học sinh hiểu được thế nào là thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. -Trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư điện chúc mừng và thăm hỏi. 2. Kĩ năng. -Viết được thư ( điện ) chúc mừng và thăm hỏi. 3. Giáo dục. - Thái độ khi viết được thư ( điện ) chúc mừng và thăm hỏi. * Trọng tâm: Nắm được mục đích và tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. B. Chuẩn bị. GV: Soạn nghiên cứu bài. PP: Thảo luận, tích hợp, qui nạp. HS: Đọc kĩ bài, trả lời câu hỏi và bài tập. C.Tiến trình hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ( Chuẩn bị bài học của HS) 3. Bài mới . Hoạt động của GV Hoạt động của HS. Nội dung ghi. Trường hợp nào cần gửi thư điện ? Có mấy loại thư điện chính? Là những loại nào ? Mục đích của các loại ấy có khác nhau không ? Tại sao? Xem SGK GV cho HS tìm hiểu 3 bức điện chúc mừng và thăm hỏi SGK/202 – 203. Nội dung các bức thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi trên có gì giống và khác nhau? Em có nhận xét gì về độ dài của thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi? Tình cảm phải được thể hiện như thế nào? Lời văn trong thư ( điện) chúc mừng, thăm hỏi giống nhau ở điểm nào? Nêu quy trình viết thư điện? - HS suy nghĩ trả lời dựa vào SGK - Có 2 loại chính HS đọc. HS thảo luận và trả lời - HS suy nghĩ trả lời - HS: Cần phải ngắn gọn. I.Xác định tình huống cần gửi thư điện. Trường hợp cần gửi thư điện là : - Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau. - Có những khó khăn trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận . Có hai loại chính: + Thăm hỏi và chia vui . + Thăm hỏi và chia buồn . Khác nhau vè mục đích : -Thăm hỏi chia vui : biểu dương , khích lệ những thành tích , sự thành đạt của người thân . - Thăm hỏi chia buồn : động viên an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn tạm thời trong cuộc sống . II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. - Giống nhau: Lí do, bộc lộ suy nghĩ. - Khác nhau: Lời chúc mừng, lời thăm hỏi. - Độ dài: Ngắn gọn. - Lời văn phải ngắn gọn nhưng phải đày đủ, trọn vẹn nội dung chúc mừng hay thăm hỏi. Quy trình viết thư điện : Bước 1: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu. Bước 2: Ghi nội dung Bước 3: Ghi rõ họ tên người gửi III. Ghi nhớ. 4. Củng cố – luyện tập. - GV yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 2. - GV gợi ý bài tập 3 – chọn tình huống viết. 5. Dặn dò. - Học bài theo ghi nhớ, làm hoàn chỉnh các bài tập vào vở. - Lựa chọn một tình huống để viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi theo mẫu. *************************************************************** Ngày soạn: 13/ 5/2011. Ngày dạy: 14/5 /2011. Tiết 174 Thư (điện)chúc mừng và thăm hỏi (Tiếp) A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh: 1. Kiến thức. - Giúp học snh củng cố lại những yêu cầu của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi (Tình huống viết và cách viết). 2. Kĩ năng. - Luyện tập viết được thư ( điện ) chúc mừng và thăm hỏi hoàn chỉnh theo tình huống tự chọn 3. Giáo dục. - Thái độ khi viết được thư ( điện ) chúc mừng và thăm hỏi. * Trọng tâm: Luyện tập viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. B. Chuẩn bị. GV: Soạn nghiên cứu bài. PP: Thảo luận, tích hợp, qui nạp. HS: Đọc kĩ bài, trả lời câu hỏi và bài tập. C.Tiến trình hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ( Kết hợp trong bài học) 3. Bài mới . Hoạt động của GV Hoạt động của HS. Nội dung ghi. GV yêu cầu HS ôn lại lí thuyết của bài. Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi là loại văn bản như thế nào? Nội dung các bức (thư) điện ấy gồm những yêu cầu gì? Lời văn trong các bức thư (điện) phải như thế nào? Điều lưu ý khi ghi thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi những thông tin do bưu điện yêu cầu những điểm nào? Vì sao? GV yêu cầu HS nhắc lại các tình huống cần viết (Thư) điện. Bài tập 2( SGK/205) Tình huống nào cần phải viết thư (điện) chúc mừng? Tình huống nào phải viết thư (điện) thăm hỏi? GV đưa tình huống chúc mừng và yêu cầu học sinh viết 1 bức điện chúc mừng. Bức thư: Kính thưa thầy, thay mặt tất cả học trò đã được thầy dạy dỗ,chún em xin chan thành chúc mừng thầy nhân ngày 20/11. Chúng em không bao giờ quên hình ảnh thầy kính yêu và tấm lòng nhân hậu... Chúng em xin kính chúc thầy luôn mạnh khỏe.... Trân trọng kính chào thầy. Học trò cũ của thầy. GV cho học sinh một bức điện chúc mừng và yêu cầu học sinh chuyển thành một bức thư chúc mừng GV yêu cầu HS cả lớp chon 1, 2 tình huống để ghi một bức thư điện chúc mừng, thăm hỏi theo mẫu (SGK trang 204) –Yêu cầu ghi những chỗ có hướng dẫn của bưu điện GV thu chấm, sửa chữa những bức thư điện có nội dung thiếu, thừa. ( Chữa trước lớp) HS trả lời. HS phát biểu. Học sinh độc lập trả lời Tình huống a, b, d, e : Chúc mừng. Tình huống: c – thăm hỏi, chia buồn. Học sinh tự chuyển thư sang điện. Học sinh chuyển từ điện sang thư chúc mừng. HS độc lập chọn tình huống để ghi. I. Lí thuyết. - Là loại văn bản dùng để bày tỏ sự chúc mừng hay thông cảm đến người nhận (Tiết kiệm lời). - Phải nêu được lí do chúc mừng hay thăm hỏi mong muốn người nhận sẽ có những điều tốt lành. - Ngắn gọn, tình cảm chân thành. - Điền cho đủ, chính xác những thông tin do mẫu của bưu điện yêu cầu để tránh nhầm lẫn ( Họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận) II. Luyện tập. Bài 1. Bài 2. Thay mặt các hoc trò cũ, chúng em xin gửi tới thầy lời chúc mừng nhân ngày 20/11. Chúc thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Bài 3. - Họ tên, địa chỉ người nhận ...... - Nội dung:......... - Họ tên, địa chỉ người gửi:....... 4. Củng cố. - Mục đích trình bày thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. - Lời văn trong thư ( điện) chúc mừng, thăm hỏi. 5. Dặn dò. - Sưu tầm một số bức thư ( điện) chúc mừng, thăm hỏi Có nội dung trình bày đầy đủ, trọn vẹn, ngắn gọn. - Chuẩn bị cho giờ trả bài kiểm tra học kì II ******************************************************************* Ngày soạn: 13/ 5/2011. Ngày dạy: 14 / 5 /2011. Tiết 175. Trả bài kiểm tra học kì II A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh : - Giúp học sinh nhận được kết quả tổng hợp sau quá trình học tập môn ngữ văn lớp 9 học kì hai, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề trong bài kiểm tra. * Trọng tâm: Chữa lỗi. B. Chuẩn bị. GV: Chấm bài, nhận xét ưu khuyết điểm. PP : Ôn, luyện. HS : Ôn lại toàn bộ phần đã kiểm tra để tự đánh giá kết quả bài làm của mình. C. Tiến trình hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới. Hoạt động của GV Nội dung ghi. GV nhận xét GV trả bài cho học sinh Học sinh xem bài ,chú ý những phần GV đã sửa để phát hiện ra những lỗi sai về chính tả,về câu . Học sinh đổi bài cho nhau . Gọi học sinh lên sửa lỗi chính tả, lỗi câu I. Yêu cầu của đê bài. Như phần đáp án của PGD(đã phô tô) II. Nhận xét . * Ưu điểm : + Đại da số học sinh làm bài tốt phần trắc nghiệm + Phần bài văn Do học sinh đã được làm quen với dạng bài và ôn kĩ phần nội dung kiểm tra nên hầu hết học sinh đặc biệt là học sinh làm bài tốt, điểm số tương đối cao. Nhiều bài viết trôi chảy, có cảm xúc, ít sai lỗi chính tả và lỗi câu. Bài có bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài . - Tuy nhiên bên cạnh những bài có kết quả tốt còn nhiều học sinh lười học bài, tuy bài đã được kiểm tra trong bài KT ở HK I nhưng học sinh vẫn không làm được bài Bài viết quá sơ sài, trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả . Một số bài còn mắc nhiều lỗi chính tả (Lớp 9D) III. Chữa lỗi 1. Lỗi câu: ( gọi HS lên bảng chữa) 2. Chữa lỗi chính tả - yêu nước lồng làn-> nồng nàn - Chợ giầu=>Dầu -Tâm xự => sự Học sinh tự làm IV. Trả bài – công bố số điểm % - Đọc bài hay 4. Củng cố. - Nhắc lại nội dung bài thi đã chấm chữa. 5. Dặn dò. - Ôn tập lại cả chương trình ngữ văn 9.
Tài liệu đính kèm: