Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 61 đến 70

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 61 đến 70

LÀNG

 Kim Lân

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.

 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và Nghệ thuật của truyện ngắn Làng.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG:

 1. Kiến thức

 - Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.

 - Đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.

 - Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

 2. Kỹ năng

 - Đọc - hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.

 3. Thái độ:

- Có tình yêu sâu sắc về làng, xóm, quê hương, đất nước mình.

III.CHUẨN BỊ :

 1.Giáo viên :

- Giáo án, SGK, sách tham khảo.

- Chân dung nhà văn, bảng phụ.

 2.Học sinh :

 - Soạn bài.

 

doc 23 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 61 đến 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần lễ : 13	Ngày soạn : 13.11.2010
Tiết : 61	Ngày dạy : 16/17.11.10
LÀNG
	Kim Lân
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
	- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và Nghệ thuật của truyện ngắn Làng.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG:
	1. Kiến thức 
	- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
	- Đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
	- Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 
	2. Kỹ năng 
	- Đọc - hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 
	- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
	3. Thái độ:
- Có tình yêu sâu sắc về làng, xóm, quê hương, đất nước mình.
III.CHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên :
Giáo án, SGK, sách tham khảo.
Chân dung nhà văn, bảng phụ.
	2.Học sinh :
	- Soạn bài.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ :
H -Đọc thuộc lòng bài thơ “ Ánh trăng”. ( 6 đ – SGK trang 155 )
H – Phân tích hình ảnh vầng trăng trong bài thơ ? ( 4 đ. )
+ Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ.
a. Vầng trăng tình nghĩa : 
- Hồi nhỏ ( tuổi thơ ) trăng thành 
 	-Hồi chiến tranh ) tri kỉ 
=> Cuộc sống hồn nhiên , con người với thiên nhiên hoà hợp làm một trong sáng và đẹp đẽ lạ thường .
 - Trăng : hình ảnh thiên nhiên trong trẻo tươi mát => Con người gần gũi với trăng , con người đẹp đẽ trong sáng cao thượng .
b. Trăng hoá thành người dưng : 
Lí giải bằng lí do thực tế 
- Ánh sáng điện gương : Cuộc sống hiện đại con người không có điều kiện mở rộng hồn
mình với thiên nhiên gần gũi với thiên nhiên => Trăng trở thành người dưng .
Trăng lướt nhanh như cuộc sống hiện đại, gấp gáp hối hả không có điều kiện để con người nhớ về quá khứ .
c. Trăng nhắc nhở tình nghĩa :
- Trăng xuất hiện đột ngột “ thình lình đột ngột ” : Gợi tả niềm vui sướng ngỡ ngàng , gợi
nhớ kỉ niệm những năm tháng gian lao .
- Hình ảnh “ trăng cứ tròn vành vạnh ” : Biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình , cho chiều sâu
tư tưởng - tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ .
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài: Mỗi người dân Việt Nam đều gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị. Sống nhờ làng , chết cũng nhờ làng  Người dân trong sáng tác của nhà văn Kim Lân đã thể hiện tình yêu quê hương làng xóm của mình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung
Yêu cầu HS qua việc đọc và soạn bài nêu những hiểu biết về tác giả. 
H - Em hãy nêu những nét tiêu biểu về tác giả Kim Lân qua tìm hiểu ở SGK?
H - Truyện Làng được viết trong hoàn cảnh nào ?
- Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
* GV đọc mẫu một đoạn trong bài, hướng dẫn cách đọc, yêu cầu 2-3 HS luyện đọc, cho các HS khác nhận xét.
* Lưu ý HS chú ý kỹ các chú thích trong SGK.
GV kể phần SGK lược bỏ: kể về hoàn cảnh gia đình ông Hai đi tản cư và cái tật hay khoe làng của ông 
H - Có thể chia văn bản làm mấy phần? 
H - Nêu đại ý đoạn trích ?
H - Hãy tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn này bằng sự hiểu biết của em?
Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản
H – Ông Hai là người có tính gì ?
+Nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh.
+ Đường làng toàn lát đá xanh .
+Làng có phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa,rộng rãi nhất vùng,chòi phát thanh cao bằng ngọn tre ,chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy.
+Những ngày kháng chiến dồn dập ở làng,ông gia nhập phong trào từ hồi còn bóng tối.
+Những công trình không để đâu hết (những hố ,những ụ, những giao thông hào)
H - Tình huống nào đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông hai? 
 - Tin tức từ những người tản cư dưới xuôi lên 
H - Tìm những chi tiết miêu tả phản ứng của ông? 
H - Tâm trạng của ông Hai thể hiện ra sao trong tình huống này ?
H -Thuật lại tâm trạng, hành động của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc? 
- Hụt hẫng, cúi gằm mặt, sợ lời bàn tán, tủi thân vật vã, chửi bọn Việt gian.
- Ông Hai sững sờ -> mất hết tâm trí -> không dám đi đâu.. 
H - Nhận xét vai trò của tình huống ấy?
H - Nhận xét về cách miêu tả của tác giả?
- Miêu tả cụ thể sự dằn vặt trong tâm trạng
H - Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con nhỏ? Việc đó có ý nghĩa gì ? 
- Tâm sự để giãi bày nỗi lòng: Đó là tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu và tấm lòng thủy chung với kháng chiến với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ
(Đây là đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa và bền chặt, chân thành của ông Hai- một người nông dân-với quê hương đất nước với cách mạng và kháng chiến.)
H - Nêu tác dụng của nghệ thuật tạo tình huống?
( Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống làng chợ Dầu làm Việt gian để thử thách tình yêu làng của ông Hai.Đồng thời bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ)
H - Truyện xây dựng một tình huống làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và yêu nước của ông Hai, đó là tình huống nào ? 
I/ Tìm hiểu chung
1.Tác giả: Kim Lân (1920 – 2007)
- Tên khai sinh là nguyễn Văn Tài ; quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê là đề tài sáng tác chủ yếu của ông. 
2 . Tác phẩm :
- Truyện ngắn Làng là tác phẩm thành công của văn học Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
3.Bố cục : Chia làm 3 phần.
 a/ Phần 1: Từ đầu đến “không nhúc nhích”.
 Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây.
 b/ Phần 2: “Đã ba bốn hôm nay” đến “đôi phần”.
 Tâm trạng đau khổ , xấu hổ , buồn bực của ông hai ba bốn ngày sau đó.
 c/ Phần 3: Còn lại.
 Tình cờ ông Hai mói biết đó là tin đồn nhảm. Ông vô cùng phấn khởi và tự hào về làng mình. 
4. Tóm tắt.
II/ Đọc-hiểu văn bản
1-Tình huống truyện
*Tình yêu làng quê của ông Hai trong phần đầu của truyện:
- Ông Hai hay khoe làng từ xưa cho đến nay.
- Tin làng chợ Dầu theo giặc khiến ông từ chỗ sững sờ đến chưa tin hẳn, rồi ông phải tin vì những người nói ra tin đó họ vừa ở dưới xuôi lên 
è Tình huống truyện rất phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật.
	4.Củng cố :
	- Cho học sinh nhắc lại tình huống truyện.
	5.Dặn dò :
	- Học bài.
	- Đọc kĩ lại và tóm tắt văn bản, nắm được nội dung bài học.
-Chuẩn bị : “Làng” tiếp theo.
V.RÚT KINH NGHIỆM :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
=============================================================================
Tuần lễ : 13	 Ngày soạn : 13.11.2010
Tiết : 62	Ngày dạy : 16/17.11.10
LÀNG
	Kim Lân
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng tám.
	- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và Nghệ thuật của truyện ngắn Làng.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG:
	1. Kiến thức 
	- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
	- Đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm, sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
	- Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 
	2. Kỹ năng 
	- Đọc - hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 
	- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
	3. Thái độ:
- Có tình yêu sâu sắc về làng, xóm, quê hương, đất nước mình.
III.CHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên :
Giáo án, SGK, sách tham khảo.
Chân dung nhà văn, bảng phụ.
	2.Học sinh :
	- Soạn bài.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ :
H – Tình huống truyện “Làng” được nhà văn xây dựng như thế nào ? (10đ)
1-Tình huống truyện
*Tình yêu làng quê của ông Hai trong phần đầu của truyện:
- Ông Hai hay khoe làng từ xưa cho đến nay.
- Khi chính quyền vận động đi tản cư ông không muốn đi cứ nấn ná mãi
- Tin làng chợ Dầu theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư từ dưới xuôi lên giữa lúc tâm trạng của ông đang rất phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta đánh giặc trên tờ báo ở phòng thông tin.
-Từ chỗ sững sờ đến chưa tin hẳn, rồi ông phải tin vì những người nói ra tin đó họ vừa ở dưới xuôi lên. 
è Tình huống truyện rất phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài: Khi nghe tin cả làng chợ Dầu theo giặc , Ông Hai có tâm trạng như thế nào ? Diễn biến tâm trạng của Ông ra sao ? Qua đó ta hiểu được gì về nhân vật này cũng như những người nông dân VN trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tất cả những nội dung đó sẽ được giải đáp trong giờ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Đọc-hiểu văn bản
Gọi HS đọc từ đầu bay dật dờ.
H - Trước khi nghe tin xấu về làng, tâm trạng của ông Hai được miêu tả như thế nào ? Tìm các từ ngữ diễn tả điều đó ?
- Nhớ làng da diết “nghĩ đến những ngày làm việc cùng anh em . nhớ làng quá”.
-ở phòng thông tin, ông nghe được nhiều tin hay:
+ Một em cắm quốc kỳ Tin chiến thắng 
+ Một anh trung đội trưởng của quân ta.
+ Đội nữ du kích
+ Bao nhiêu tin đột kích nữa 
 “Ruật gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”
H - Từ tâm trạng của ông Hai, em có suy nghĩ gì về tình cảm của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp ?
H - Khi nghe tin làng mình theo Tây tâm trạng ông Hai được thể hiện như thế nào ?
H - Khi về đến nhà ông Hai có tâm trạng gì. Phân tích diễn biến tâm trạng của ông lão ?
- Tin đến với ông đột ngột , bất ngờ làm ông sững sờ,bàng hoàng “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ”
 Cảm xúc: đau đớn tê tái 
- Về nhà: “Nằm vật ra giường”  “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ dàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ dúng hắt hủi đấy ư ? ”
 + Ông băn khoăn không biết có nên tin hay không vì ở làng ông “ họ toàn là những người có tinh thần cả mà ”
+ Song chứng cứ như vậy thì sai làm sao được nên ông phải tin.
+ Khi trò chuyện với vợ ông Hai bực tức
H - Qua những chi tiết trên đây. Hãy hệ thống tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ đầu theo Tây ?
H - Những ngày sau nghe tin làng theo Tây ông Hai có tâm trạng gì ?
- Suốt mấy hôm ông không dám đi đâu, luôn bị ám ảnh về chuyện làng theo Tây. Cứ thấy một đám đông túm lại  ông cũng chột dạ  “ thoáng nghe những tiếng Tây Việt gian  lủi ra  ...  Tình huống truyện 
2. Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa.
3. Chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chất tốt đẹp.
a. Vị trí của nhân vật và cách miêu tả của tác giả.
b. Những nét đẹp của nhân vật :
*Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Một mình trên đỉnh núi cao, với công việc: “đo gió, đo mưa,  phục vụ chiến đấu” đòi hỏi phải tỉ mỉ , chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao.
à Hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt: vắng vẻ, cô đơn 
*Những suy nghĩ của nhân vật về công việc.
- Ý thức được công việc của mình, yêu nghề. Cuộc sống không cô đơn, buồn tẻ, tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động.
à Yêu công việc, hết mình vì công việc, chân thành cởi mở, mến khách, khiêm tốn. 
4-Nhân vật ông hoạ sĩ và các nhân vật khác
*Nhân vật ông hoạ sĩ
-Ông còn có những xúc cảm về anh thanh niên và những điều khác nữa được khơi gợi từ câu chuyện của anh thanh niên làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp 
*Các nhân vật khác 
-Nhân vật cô kĩ sư, nhân vật bác lái xe.
àThông qua những cảm xúc , suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ , hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn .
- Còn những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu qua lời của nhân vật khác nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm (Ông kĩ sư ở vườn rau , anh cán bộ nghiên cứu sét ) thể hiện phẩm chất con người Sa Pa say mê lao động, thầm lặng cống hiến.
è Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, Tổ quốc.
III/ Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn. Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn. Kết hợp giữa kể, tả và nghị luận.
- Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
2. Ý nghĩa
 “ Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp, đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc. 
IV/ Luyện tập
- Viết lại một đoạn văn ghi lại cảm nhận của em về một vài chi tiết nghệ thuật mà bản thân thích nhất.
	4.Củng cố :
	-Học sinh nhắc lại ghi nhớ
	5.Dặn dò :
	- Học bài, đọc diễn cảm tác phẩm. 
- Chuẩn bị bài : Viết bài tập làm văn số 3.
D.RÚT KINH NGHIỆM :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
=============================================================================
Tuần lễ : 14	Ngày soạn : 20.11.2010
Tiết : 68 – 69	Ngày dạy : 24/26.11.10
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Học sinh viết được một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận . 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức 
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận . 
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày. 
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
III.CHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên :
Giáo án.
	2.Học sinh :
	- Chuẩn bị bài.
	- Giấy kiểm tra
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1.Ổn định lớp
	2.Kiểm tra bài cũ : trong giờ
	3.Bài kiểm tra :
	* Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu các yếu tố nghị luận , miêu tả nội tâm  với việc tạo lập văn bản tự sự. Giờ học này các em vận dụng kiến thức đã học và tạo lập một văn bản theo yêu cầu.
 	Đề bài :
Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM 
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
MỞ BÀI
 + Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ nhân vật người lính.
1 đ
THÂN BÀI
+ Gặp gỡ người lính lái xe trong trường hợp nào ? ( Có thể là nằm mơ ngược dòng thời gian gặp người lính vào đúng thời điểm ngày ấy ; hoặc là sau nhiều năm kết thúc chiến tranh, hôm nay gặp người lính đã trên dưới 60 tuổi )
+ Miêu tả vài nét về giọng nói, nụ cười, trang phục của người lính.
 + Người lính lái xe trò chuyện với ta về những gì đã được Phạm Tiến Duật thể hiện trong bài thơ. 
+ Cảm xúc dâng trào trong nội tâm khi nghe người lính kể chuyện.
 + Nhận xét của bản thân về nhân vật qua lời nhân vật kể chuyện,: tư thế, thái độ, tinh thần 
1,5 đ
1,5 đ
3 đ
1 đ
1 đ
KẾT BÀI
+ Sự việc kết thúc :
 Cảm nhận về người lính hôm qua (trong chiến đấu) và hôm nay (trong thời bình).
 Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay biết sống sao cho xứng đáng.
0,5 đ
0,5 đ
Chú ý : 
Không nhất thiết phải kể lại tất cả những gì đã được bài thơ thể hiện, mà có quyền chắt lọc, lựa chọn những gì cơ bản nhất như gian khó, sự lạc quan, tinh thần đồng đội, niềm tin tưởng vào tương lai
Qua trò chuyện, người viết có thể biết thêm được những điều thú vị khác về đời lính lái xe Trường Sơn mà bài thơ chưa đề cập tới.
Biết kết hợp khéo léo giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Bởi vì bài viết sẽ rất luộm thuộm khi liên tíêp là những gạch đầu dòng.
4.Củng cố :
 -Nhắc học sinh đọc lại bài trưiớc khi nộp.
5.Dặn dò :
-Xem lại bài.
-Chuẩn bị : Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
V.RÚT KINH NGHIỆM :
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
============================================================================
Tuần lễ : 14	 	Ngày soạn : 20.11.2010
Tiết : 70 	Ngày dạy : 26/27.11.10
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tiếng Việt)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	Hiểu được sự khác biệt giữa phương ngữ mà học sinh đang sử dụng với phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua những từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất,...
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG:
	1. Kiến thức: 
	- Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất,...
	- Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
	2. Kĩ năng: 
	- Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.
	- Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản	
	3. Thái độ:
	- Biết sử dụng từ ngữ địa phương khi nói và viết trong hoàn cảnh cụ thể, tránh được những lỗi cần thiết. 
III.CHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên :
Giáo án, SGK.
Bảng phụ.
	2.Học sinh :
	- Soạn bài.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
 Râu tôm nấu với ruột bù
 Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon. 
 Bài ca dao thể hiện điều gì? (3 đ ) Từ''bù'' là phương ngữ vùng miền nào? (3đ ) Hãy lấy thêm ví dụ về phương ngữ trong một bài văn, thơ đã học? ( 4đ) 
-Kiểm vở bài soạn, bài tập về nhà theo yêu cầu của GV ở tiết học trước 
3.Bài mới : 
*Giới thiệu bài: Để giúp các em biết sử dụng từ ngữ địa phương khi nói và viết trong hoàn cảnh cụ thể, tránh được những lỗi cần thiết, hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : 
*GV cho HS đọc phần I trong SGK.
1. Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ chỉ :
a) Chỉ các sự vật, hiện tượng... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
	Mẫu : nhút (Trung) bồn bồn (Nam)
H - Tìm những phương ngữ những từ ngừ địa phương?
 ( HS trả lời-GV bổ sung )
b) Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
	Mẫu : 
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
cá quả
cá tràu
cá lóc
lợn
heo
heo
ngã
bổ
té
c) Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
	Mẫu :
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
ốm : bị bệnh
ốm : gầy
ốm : gầy
Hoạt động 2 : 
* GV cho HS đọc phần II trong SGK.
H - Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào ?
Hoạt động 3 : 
* GV cho HS đọc phần III trong SGK.
H - Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là ngôn ngữ toàn dân.
Hoạt động 4 : 
* GV cho HS đọc phần IV trong SGK.
H -Đọc đoạn trích sau (trong bài thơ “Mẹ Suốt” của Tố Hữu) và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào ? Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì ?
 Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
 Mẹ rằng : Cứu nước, mình chờ chi ai?
 	 Chẳng bằng con gái, con trai
 Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
 Tàu bay hắn bắn sớm trưa
 Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò...
 Ghé tai mẹ, hỏi tò mò :
 Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo ?
 Mẹ cười : Nói cứng, phải xiêu
 Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông !
 Nghe ra ông cũng vui lòng
 Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò :
 “Coi chừng sóng lớn, gió to
 Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình !”
1. Xác định phương ngữ.
a. Không có trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
 Ví dụ :- Nhút: Món ăn Nghệ An ( xơ mít)
 - Bồn bồn: rau
 - Bông điên điển.
 - Trái mù u.
 (phương ngữ Nam)
Chẳng hạn:
- P. ngữ miền Bắc – miền Trung – miền Nam 
 Cô O Cô
 Gì ( Hỏi ) Chị Chị
b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân. 
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
cái bát
cái đọi
cái chén
mẹ
mạ
má
bố
bọ
tía, ba
c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
Hòm : 
thứ đồ đựng, hình hộp chữ nhật
Hòm :
Hòm : 
quan tài
Nón :
Thứ đội đầu không bao hàm mũ.
Nón :
Gồm cả nón và mũ
2. Giải thích :
 Những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì chỉ ở sông nước miền Nam mới những sự vật đó.
3. Phương ngữ chuẩn
 Đa phần, phương ngữ miền Bắc được coi là ngôn ngữ toàn dân.
4. Xác định từ địa phương.
- “chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ.”
- Các từ này thuợc phương ngữ Bắc Trung Bộ.
- Các từ này có tác dụng thể hiện chân thực nhân vật mẹ Suốt, một bà mẹ sống ở Quảng Bình, mẹ nói phương ngữ này là tất nhiên.
	4.Củng cố :
	- Cho HS tìm thêm một số ví dụ về phương ngữ Nam.
	5.Dặn dò :
	- Hãy tìm hiểu thêm về một số phương ngữ khác nhau trên khắp đất nước, điền thêm một số từ ngữ, cách hiểu vào bảng đã lập trên lớp. 
 -Chuẩn bị bài : “Chiếc lược ngà”.
D.RÚT KINH NGHIỆM :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Kí duyệt của Hiệu phó chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_61_den_70.doc