Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 136 đến tiết 140

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 136 đến tiết 140

BẾN QUÊ

 (Nguyễn Minh Châu)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Cảm nhận được ý nghĩa triết lý, kết quả của sự trải nghiệm về cuộc đời con người, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, cảm thụ phân tích văn bản.

3. Thái độ: Tình yêu quê hương cuộc sống.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh hoạ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Mây và sóng”.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 136 đến tiết 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 136 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
bến quê
	(Nguyễn Minh Châu)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được ý nghĩa triết lý, kết quả của sự trải nghiệm về cuộc đời con người, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, cảm thụ phân tích văn bản.
3. Thái độ: Tình yêu quê hương cuộc sống.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Mây và sóng”.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Thảo luận, tóm tắt nội dung.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
* Nhân vật Nhĩ được đặt trong tình huống như thế nào?
* Tình huống đó đẵ giúp tác giả thể hiện điều gì về khắc hoạ nhân vật và chủ đề của tác phẩm?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ.
* Tác phẩm được in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu (1985).
2. Đọc Bài:
3. Tóm tắt: Câu chuyện xoay quanh tình huống một buổi sáng đầu thu, trong căn phòng có cữa sổ nhìn ra sông Hồng, nơi Nhĩ đang nằm dưỡng bệnh, đang sống những ngày cuối đời.
II. Phân tích:
 1. Tình huống truyện:
- Nhĩ là người có điều kện đi nhiều nơi, bây giờ anh gần như không di chuyển được, anh phải nằm một chổ.
- Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bờ bải bên kia sông, quen mà lạ, anh chưa hề đến đó và suúot đời không thể đặt chân đến đó được nữa.
ề Tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật của cuộc đời.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về tác giả, tác phẩm, nội dung của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, tiếp tục phân tích nội dung văn bản.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 137 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
bến quê
	(Nguyễn Minh Châu)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được ý nghĩa triết lý, kết quả của sự trải nghiệm về cuộc đời con người, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, cảm thụ phân tích văn bản.
3. Thái độ: Tình yêu quê hương cuộc sống.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Tóm tắt văn bản Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Cảnh vật được miêu tả theo trình tự như thế nào? Có tác dụng gì?
* Qua màu sắc của cảnh vật cho thấy tác giả cảm nhận về thiên nhiên như thế nào? Cảm xúc của nhân vật?
Hoạt động 2:
* Qua những câu hỏi của Nhĩ và thái độ im lặng của Liên ta thấy Nhĩ đã nhận ra điều gì về bản thân?
* Nhĩ suy nghĩ về gia đình như thế nào?
* Nhận xét về nhân vật Liên?
Hoạt động 3:
* Điều mong muốn nhất của anh lúc này là gì? Điều đó được thể hiện qua chi tiết nào?
(Nhĩ muốn nhờ con thay anh đi sang bải bồi bên kia sông)
* Anh có thực hiện được khao khát của mình không? ( không)
* Hành động cuối bài cho ta thấy rỏ ý nghĩa gì?
 Hoạt động 4:
Hs: Thảo luận, khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Gv: Nhận xét, bổ sung, khái quát.
II. Phân tích:
2. Cảm xúc của nhân vật về thiên nhiên:
- Cảnh vật được miêu tả qua cái nhìn của Nhĩ: Từ gần đến xa.
ề Không gian có chiều sâu của sông, chiều rộng của bờ bải.
- Màu sắc thể hiện cài nhìn tinh tế, cảm xúc buồn của nv. Cảnh thiên nhiên vừa quen, vừa lạ.
3. Cảm xúc của nhân vật về bản thân và gia đình:
- Các câu hỏi của Nhĩ và thái độ của Liên ề Nhĩ biết mình chẵng còn sống được bao nhiêu nữa.
- Nhĩ càng thấu hiểu vợ bởi tấm lòng biết ơn sâu sắc và cảm động.
- Liên: người phụ nữ đảm đang, tận tuỵ, thương chồng.
3. Niềm khát khao của nhĩ:
- Khát khao được một lần đặt chân lên cánh bải bồi bên kia sông.
ề Nổi nuối tiếc về một việc tưởng như bình thường nhưng không thể thực hiện được.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, chuẩn bị bài ôn tập tiếng Việt.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 138 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
ôn tập tiếng việt
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố khắc sâu kiến thức Tiếng Việt trong chương trình lớp 9 đã học.
2. Kĩ năng: Hệ thống hoá kiến thức, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào mục đích bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc ví dụ, quan sát bảng tổng hợp các thành phần sau đó xác định các thành phần của câu.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hs: Thảo luận nhóm sau đó đại diện trình bày tại lớp.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hs: Thảo luận, khái quát kiến thức về khởi ngữ và thành phần biệt lập.
Gv: Nhận xét, chốt lại.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc kỉ các ví dụ, thảo luận trả lời câu hỏi.
* Gọi tên phép liên kết được thể hiện bằng các từ in đậm?
Gv: Cho hs quan sát bảng tổng hợp, hướng dẫn hs điền nội dung thích hợp.
Hs: Quan sát, suy nghĩ, trình bày trên bảng phụ.
Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.
Hs: Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn.
* Nêu rỏ sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn văn vừa viết.
Hs: Suy nghĩ trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:
Bài tập 1:
a, Xây dựng cái lăng ấy - khởi ngữ.
b, Thành phần tình thái.
c, Thành phần phụ chú.
d, Thưa ông - Thành phần gọi đáp, Vất vả quá - Thành phần cảm thán.
Bài tập 2:
 Viết đoạn văn giới thiệu tác phẩm Bến quê trong đó sữ dụng các câu có thành phần biệt lập.
* Khái quát kiến thức
II. Liên kết câu và liên kết đoạn:
 Bài tập 1:
a, Sử dụng phép nối.
b, Sử dụng phép lặp từ vựng.
c, Sử dụng phép thế, đại từ.
Bài tập 2:
Lập bảng tổng hợp.
Bài tập 3:
Viết đoạn văn mạch lạc, chặt chẽ, có sử dụng các phép liên kết.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về khởi ngữ, các thành phàn biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, ôn lại kiến thức đã học.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 139	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
ôn tập tiếng việt
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố khắc sâu kiến thức Tiếng Việt trong chương trình lớp 9 đã học.
2. Kĩ năng: Hệ thống hoá kiến thức, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào mục đích bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc kỉ mẫu chuyện Chiếm hết chổ Tìm hàm ý của câu in đậm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hs: Thảo luận, trình bày các hàm ý của câu in đậm.
Gv: Hướng dẫn hs trình bày, nhận xét, đánh giá.
Hs: Thảo luận khái quát khái niệm và điều kiện sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 2:
Hs: Thảo luận, viết đoạn văn với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng các hép liện kết và các câu có thành phần biệt lập.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
Hs: Đặt câu có sử dụng hàm ý (có tình huống cụ thể)
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Nghĩa tường minh và hàm ý:
Bài tập 1:
- ở dưới ấy nhà giàu chiếm hết chổ rồi.
ề Địa ngục mới là nơi dành cho các ông.
Bài tập 2:
a, Đội bóng chuyền chơi không hay.
b, Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn.
* Khái quát kiến thức:
II. Luyện tập:
 Bài tập 1:
Viết đoạn văn.
Bài tập 2:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về nghĩa tường minh và hàm ý.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, ôn lại kiến thức tiếng Việt đã học.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 140 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
luyện nói: nghị luận 
về một bài thơ, đoạn thơ
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu kiến thức đã học của bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
2. Kĩ năng: Diễn đạt, trình bày luận điểm.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần mạnh dạn, tự tin khi nói trước đám đông.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, đề văn.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Nhắc lại đề văn.
Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu đề.
* Kiểu bài văn?
* Vấn đề nghị luận là gì?
* Cách nghị luận?
Hs: Từ sự chuẩn bị ở nhà, thảo luận, lập dàn bài cho đề văn.
Gv: Hướng dẫn, nhận xét, đánh giá.
Hs: Chọn viết một đoạn trong bài văn.
Gv: Hướng dẫn.
Hoạt động 2:
Hs:Trình bày nội dung chuẩn bị của mình.
Gv: Nhận xét, đnáh giá, bổ sung.
I. Chuẩn bị:
Đề bài: Suy nghĩ của em về bài thơ Bếp lữa của Bằng Việt.
a, Tìm hiểu đề:
- Nghị luận về một bài thơ.
- Tình bà cháu, tình yêu tuổi thơ, giá trị nghệ thuật của bài thơ.
- Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ, khái quát thành những thuộc tính cao đẹp của con người.
b, Tìm ý và lập dàn bài:
c, Viết bài:
II. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
Gv nhận xét buổi học, chốt lại kiến thức cần nắm về văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hoàn thành bài tập.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct136-t140.doc