Tiết 81 TRẢ BÀI VIẾT SỐ BA
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Ôn tập hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự.
- Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận
- Biểu dương những bài viết tốt và cho cả lớp cùng trao đổi để rút kinh nghiệm.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- Thầy : Chấm bài và thống kê các ưu, khuyết điểm.
- Học sinh : Tổng kết lại những kinh nghiệm khi đã làm bài.
C. Lên lớp :
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ:
Tuần 17 Tiết 81 TRẢ BÀI VIẾT SỐ BA A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Ôn tập hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự. - Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận - Biểu dương những bài viết tốt và cho cả lớp cùng trao đổi để rút kinh nghiệm. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: - Thầy : Chấm bài và thống kê các ưu, khuyết điểm. - Học sinh : Tổng kết lại những kinh nghiệm khi đã làm bài. C. Lên lớp : I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới : HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC HOẠT ĐÔNG CỦA HS GHI BẢNG *HĐ 1: Nhận xét đánh giá chung. 1-GV :Yêu cầu HS đọc lại đề bài đã làm tuần trước, chỉnh sửa và nêu những lưu ý cần thiết. - GV yêu cầu HS phân tích đề, chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức. - Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng dàn ý cho bài viết. - GV nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt. 2.Nhận xét đánh giá bài viết. - HS nhận xét đánh giá bài viết của mình (ưu, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu. - GV nêu nhận xét, đánh giá về bài viết của HS : các ưu điểm chính nhược điểm: c. Điểm cụ thể : - Lớp 9: - Lớp 9: 3.GV đọc một số bài để thẩm định: .Hai bài tốt nhất .Hai bài kém nhất .Trao đổi, thảo luận để rút kinh nghiệm. *H Đ2: Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài viết. - GV cho HS sửa chữa lỗi về nội dung (ý và sắp xếp các ý, kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận), về hình thức ( bố cục, trình bày, diễn đạt, chính tả, viết câu). 1- HS đọc đề, phân tích đề. - Thảo luận, xây dựng dàn ý. 2 -HS nhận xét đánh giá bài viết của mình (ưu, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu. - HS rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe, trao đổi thảo luận theo yêu cầu của GV. - HS sửa chữa lỗi về nội dung (ý và sắp xếp các ý, kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận), về hình thức ( bố cục, trình bày, diễn đạt, chính tả, viết câu). I. Nhận xét đánh giá chung. 1.Đề bài và yêu cầu của đề. ( Xem tiết 68, 69- Tuần 14 ) 2 Nhận xét đánh giá bài viết a. các ưu điểm chính: b.nhược điểm: c. Điểm cụ thể : 3.GV đọc một số bài để thẩm định: II. Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài viết. IV.CỦNG CỐ: - GV nhấn mạnh lại một số vấn đề trong văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận. V.DẶN DÒ: - Chuẩn bị cho những bài viết ở HK II Tuần 17 Tiết 82, 83 Kiểm tra tổng hợp học kì I (Đề và đáp án của Sở giáo dục) Tuần 17 Tiết 84-85 NHỮNG ĐỨA TRẺ A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Tiết 84 : Giúp HS rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này. B. Chuẩn bị của thầy và trò : - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài C. Lên lớp : I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu những cảm nhận của em về nhân vật Nhuận Thổ trong “ Cố hương” - Viết Cố Hương, nhà văn Lỗ Tấn muốn nói gì với người đọc ? III. Bài mới : *Hoạt động 1: Giới thiệu về Mác-xim-Go-rơ-ki - Mác-xim Go-rơ-ki (1868 1936) là nhà văn Nga, (Go-rơ-ki tiếng Nga, go-rơ-ki có nghĩa là cay đắng) .Trong hơn bốn mươi năm lao động không mệt mỏi nhà văn sáng tác rất nhiều, gồm các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch. Tháng 8 năm 1934, Mác-xim Go-rơ-ki chủ toạ đại hội các nhà văn Xô-viết lần thứ nhất . Trong đại hội này chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được đề xuất và khẳng định như một phương pháp sáng tác quan trọng. Ông mất năm 1936, Bình đựng tro di hài Mác-xim Go-rơ-ki được an táng vào trong điện Crem-li ở trung tâm thủ đô Mátxcơva HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC HOẠT ĐÔNG CỦA HS GHI BẢNG *Hoạt động 1 :IĐọc hiểu chú thích 1. Cho Hs đọc chú thích về tác giả (SGK) - Tác phẩm : Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác - Cho Hs đọc văn bản Hs thực hiện : Hs thực hiện Hs thực hiện việc đọc văn bản I.Đọc hiểu chú thích 1- Tác giả Mác-xim Go-rơ-ki, nhà văn Nga - Tác phẩm :tiểu thuyết tự thuật (viết vào những năm 1913 – 1914) 2.Hãy xác định bố cục của văn bản và nêu nội dung chính của từng phần - Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản ? Bố cục ba phần : - Tình bạn tuổi thơ trong trắng, - Tình bạn bị cấm đoán, - Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn Hs nhận xét : về cách triển khai có nghệ thuật của người kể chuyện ở chỗ các yếu tố chủ chốt những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu xuất hiện ở phần đầu sẽ lại xuất hiện ở phần thứ ba tạo nên sự kết nối chặt chẽ và gây ấn tượng lắng đọng ở bạn đọc 2-Bố cục và các mối liên kết bố cục ba phần : - Tình bạn tuổi thơ trong trắng - Tình bạn bị cấm đoán - Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn *Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bản Những đứa trẻ sống thiêú tình thương – Em có nhận xét gì về mối quyan hệ giữa hai gia đình (gia đình ông ngoại A-li-ô-sa và gia đình viên đại tá )? – Hãy tìm những chi tiết thể hiện mối quan hệ ấy ? - Ông bà ngoại của A-li- ô-sa là hàng xóm với đại tá ốpxiannicốp, nhưng hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau. (Đứa nào gọi nó sang ? Cấm không được đến nhà tao !) - Hai bên gia đình đã ngăn cấm lũ trẻ đi lại với nhau II. Tìm hiểu văn bản Những đứa trẻ sống thiêú tình thương - Những đứa trẻ có hoàn cảnh xã hội khác nhau, bị người lớn ngăn cấm Do đâu mà A-li-ô-sa chơi với mấy đứa trẻ con viên đại tá? Do sự tình cờ; A-li-ô-sa góp sức cứu đứa nhỏ rơi xuống giếng, nên ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp biết được tấm lòng của A-li-ô-sa và rủ A-li-ô-sa sang chơi - Do tình cờ lũ trẻ chơi với nhau Do đâu mà những đứa trẻ lại dễ thân thiện với nhau đến thế ? - Hãy nêu những điểm giống nhau về hoàn cảnh của những đứa trẻ ? - Hoàn cảnh của Ali-ô-sa? - Các đứa trẻ cùng có hoàn cảnh giống nhau: +Aliôsa mất bố, mẹ đi lấy chồng khác, thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại là người hiền hậu yêu thương + Mấy đứa trẻ :mẹ chết, sống với dì ghẻ, cũng bị bố cấm đoán, đánh đòn àHoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến Aiiôsa thân thiết với mấy đứa trẻ kia và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng + Lũ trẻ có hoàn cảnh giống nhau: là những đứa trẻ thiếu tình thương IV Củng cố : - Hãy nêu những nét nổi bật về tác giả - Do đâu những đứa trẻ có hoàn cảnh xã hội khác nhau lại có thể dễ chơi thân với nhau đến thế ? V. Hướng dẫn học tập: - Nắm vững diễn biến của cốt truyện - Soạn tất cả những câu đọc hiểu văn bản còn lại Tuần 17 Tiết 84-85 (85) NHỮNG ĐỨA TRẺ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Tiết 85 :Giúp HS rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này B. Chuẩn bị của thầy và trò : - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài C. Lên lớp : I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: - Hãy tóm tắt đoạn trích “ Những đứa trẻ” - Do đâu A-li-ô-sa và những đứa trẻ có hoàn cảnh xã hội khác nhau như thế mà có thể thân nhau? III. Bài mới: - Hãy nêu những chi tiết cho thấy Ali-ô-sa có một nhận xét tinh tế ? + Trước khi lũ trẻ chơi với nhau, A-li-ô-sa đã nhìn lũ trẻ con nhà viên đại tá với những nhận xét như thế nào ? + Ali-ô-sa kể như thế nào về những đứa trẻ khi chúng kể về việc mẹ chúng chết và về dì ghẻ ? + Hình ảnh của lũ trẻ khi bị viên đại tá mắng được thuật lại như thế nào ? + Em có nhận xét gì về những quan sát và nhận xét của A-li-ô-sa về những người bạn thuở thiếu thời của mình ? - Qua lời văn của hồi ký như thế này, ta thấy tình cảm của tác giả đối với những người bạn thuở nhỏ ra sao ? - Lúc trước : chỉ biết ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau.Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc. - Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, chỉ còn dì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác rồi lặng đi, Go-rơ-ki kể : Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con. - Khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp bất chợt xuất hiện, mắng : Đứa nào gọi nó sang ? Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏì chiếc xe và đi vào nhà khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn à Quan sát tinh tế, so sánh chính xác, khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu, đồng thời toát lên sự thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ . 2. Những quan sát và nhận xét tinh tế - Miêu tả với những hình ảnh so sánh đặc sắc - Sự thông cảm với những bạn nhỏ bất hạnh - Trong những câu chuyện bọn trẻ nói với nhau, người ta thấy chuyện đời thường và chuyện cổ tích thường đan lồng vào nhau. Hãy chỉ ra những chi tiết đan lồng ấy . - Hs thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày - Vì sao nhà vưn gọi những người bạn thuở thiếu thời bằng cụm từ “ mấy đứa trẻ” mà không gọi tên của từng đứa ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ? - Thuật lại câu chuyện thuở thiếu thời mang đậm màu sắc cổ tích, nhà văn muốn thể hiện điều gì ? (Hs thảo luận trả lời- không nhất thiết phải có một đáp án chung) - Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau : +qua chi tiết người mẹ thật : ( đã chết àthế nào cũng sẽ về rồi các cậu xem ! Không được ư ? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thuỷ + qua hình ảnh người bà nhân hậu. bà thường kể truyện cổ tích -“ngày trước, trước kia, đã có thời dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm chứ không phải mưởi một năm.” - nhà văn chủ tâm không nhắc tên những đứa trẻ àcâu chuyện tình bạn của bọn trẻ mang ý nghĩa khái quát hơn và đậm màu sắc cổ tích nhiều hơn 3. Chuyện đời thường và truyện cổ tích : - Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau Câu chuyện thấm đẫm chất cổ tích Tổng kết : - GV tổng kết theo ghi nhớ, cho Hs đọc ghi nhớ (SGK) - Hs đọc ghi nhớ SGK III.Tổng kết: - Ghi nhớ (SGK) IV Củng cố : - Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích - Viết lại những hồi ức về những đứa trẻ hàng xóm thuở còn thơ, nhà văn muốn gởi gắm điều gì ? V. Hướng dẫn học tập: - Tập viết đoạn văn ghi lại những kỉ niệm của thời thơ ấu của mình
Tài liệu đính kèm: