Tài liệu môn Ngữ văn 9

Tài liệu môn Ngữ văn 9

A-KIẾN THỨC CƠ BẢN

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Lê Anh Trà

I.Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Xuất xứ

Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí

Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê

Anh Trà.

2. Bố cục của văn bản

Văn bản có thể chia làm 2 phần:

- Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.

- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.

II. Đọc – hiểu văn bản

1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa

- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuy ên.

+ Gian khổ, khó khăn.

+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.

- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh t ìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng

cứu nước.

- Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều v ùng trên thế giới.

- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.

- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.

pdf 102 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 376Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ Văn 9
1
A-KIẾN THỨC CƠ BẢN
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Lê Anh Trà
I.Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Xuất xứ
Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí
Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê
Anh Trà.
2. Bố cục của văn bản
Văn bản có thể chia làm 2 phần:
- Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.
- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
II. Đọc – hiểu văn bản
1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa
- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuy ên.
+ Gian khổ, khó khăn.
+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh t ìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng
cứu nước.
- Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều v ùng trên thế giới.
- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.
- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.
2. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị m à thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phóng cách sống vô c ùng giản dị:
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, đồng thời cũng là
nơi ngủ.
- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, c à muối, cháo hoa
Biểu hiện của đời sống thanh cao:
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con ng ười tự vui trong nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhi ên.
Viết về cách sống của Bác, tác giả li ên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:
- Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.
3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản l àm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống của Hồ Chí Minh
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị
lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc nh ư chủ tịch Hồ
Chí Minh”
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho ng ười đọc thấy sự gần gũi giữa chủ
tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân m à hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu
đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,
III. Tổng kết
Về nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận.
- Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận.
- Ngôn từ sử dụng chuẩn mực.
Ngữ Văn 9
2
Về nội dung:
- Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh l à sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa
văn hóa nhân loại.
- Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị.
- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI H ÒA BÌNH
(GA-BRI-EN Gác-xi-a Mác-két)
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả - tác phẩm.
- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a.
- Sinh năm 1928.
- Viết tiểu thuyết với khuynh hướng hiện thực.
- Nhận giải Nôben về văn học năm 1982.
2. Hệ thống luận đề, luận điểm của văn bản.
* Luận đề: đấu tranh cho một thế giới h òa bình.
* Luận điểm:
- Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân l à một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi
sự sống trên trái đất.
- Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy c ơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể
nhân loại.
3. Hệ thống luận cứ.
- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả t rái đất và các hành tinh khác trong hệ
mặt trời.
- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho h àng tỷ người.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ng ược lại với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự
nhiên, phản lại sự tiến hóa.
- Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới
hòa bình.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ng ày 8-8-1986”.
- Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt
nhân.
Dẫn chứng:
+ “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người, không trừ trẻ con, đang ngồi tr ên một thùng bốn tấn
thuốc nổ - tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết
của sự sống trên trái đất”.
+ Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và
phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.
2. Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống x ã hội:
-Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đ ã làm mất đi khả năng để con người được
sống tốt đẹp hơn.
Dẫn chứng:
+ Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh phí thực tế đã
được cấp cho công nghệ chiến tranh.
+ So sánh cụ thể qua những con số thống k ê ấn tượng(Ví dụ: giá của 10 chiếc t àu sân bay đủ để thực hiện
chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 1 triệu trẻ em
Châu Phi, chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân cũng đủ tiền để xóa nạn m ù chữ trên toàn thế
giới).
Ngữ Văn 9
3
-Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ng ược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự
nhiên.
Dẫn chứng: Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất v à cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa
của sự sống trên trái đất. Chỉ ra sự đối lập lớn giữa quá tr ình phát triển hàng triệu năm của sự sống trên trái
đất và một khoảng thời gian ngắn ngủi để vũ khí hạt nhân ti êu hủy toàn bộ sự sống.
Tác giả đã đưa ra những lập luận cụ thể, giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều lĩnh vực: khoa học,
xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục l à những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống con ng ười để chứng
minh.
3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới h òa bình.
- Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
- Đưa ra lời đề nghị thực tế: mở nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau khi (giả thiết) chiến tranh
hạt nhân nổ ra.
III. Tổng kết
Về nghệ thuật
Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, r ành mạch, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, gây được ấn
tượng mạnh đối với người đọc.
Về nội dung
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó.
- Kêu gọi mọi người: hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống.
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích
3. Bố cục
Văn bản được chia làm 3 phần:
- Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực, về t ình trạng bị rơi vào hiểm
họa của trẻ em trên thế giới.
- Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi c ơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm
sóc, bảo vệ trẻ em.
- Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống
còn, sự phát triển của trẻ em.
II. Tìm hiểu văn bản
1.Sự thách thức
- Chỉ ra cuộc sống cực khổ nhiều mặt của trẻ em tr ên thế giới hiện nay.
+ Trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm l ược, chiếm đóng và thôn tính
của nước ngoài. Một số ví dụ: trẻ em các nước nghèo ở Châu Á, châu Phi bị chết đói; nạn nhân chất độc
màu da cam, nạn nhân của chiến tranh bạo lực; trẻ em da đen phải đi lính, bị đánh đập; trẻ em l à nạn nhân
của các cuộc khủng bố ở Nga, Mỗi ng ày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh d ưỡng và bệnh tật.
+ Chịu đựng những thảm họa đói ngh èo, khủng hoảng kinh tế; t ình trạng vô gia cư, nạn nhân của dịch bệnh,
mù chữ, môi trường ô nhiễm
- Đây là thách thức lớn với toàn thế giới.
2. Cơ hội
Điều kiện thuận lợi cơ bản để thế giới đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em:
+ Hiện nay kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển, tính cộng đồng hợp tác quốc tế đ ược củng cố mở rộng,
chúng ta có đủ phương tiện và kiến thức để làm thay đổi cuộc sống khổ cực của trẻ em.
+ Sự liên kết của các quốc gia cũng như ý thức cao của cộng đồng quốc tế có Công ước về quyền của trẻ em
tạo ra một cơ hội mới.
Ngữ Văn 9
4
+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được
đẩy mạnh, tăng cường phúc lợi xã hội.
3.Nhiệm vụ
- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu.
- Đặc biệt quan tâm đến trẻ em bị t àn tật có hoàn cảnh khó khăn.
- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền b ình đẳng nam nữ vì lợi ích của trẻ em.
- Giữa tình trạng, cơ hộ và nhiệm vụ có mối quan hệ chặt chẽ. Bản tuy ên bố đã xác định những nhiệm vụ
câp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia: từ tăng cường sức khỏe và đề cao chế độ dinh dưỡng đến
phát triển giáo dục trẻ em, từ các đối t ượng quan tâm hàng đầu đến củng cố gia đ ình, xây dựng môi trường
xã hội; từ bảo đảm quan hệ b ình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia v ào sinh hoạt văn hóa xã
hội.
+ Quan tâm việc giáo dục phát triển trẻ em, phổ cập bậc giáo dục c ơ sở.
+ Nhấn mạnh trách nhiệm kế hoạch hóa gia đ ình.
+ Gia đình là cộng đồng, là nền móng và môi trường tự nhiên để trẻ em lớn khôn và phát triển.
+ Khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
III. Tổng kết.
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến phát triển của trẻ em l à một trong những vấn đề cấp bách có ý nghĩa to àn
cầu hiện nay.
- Bố cục mạch lạc, hợp lý; các ý trong văn bản tuy ên ngôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kỳ mạn lục)
Nguyễn Dữ
1. Đọc - tìm hiểu chú thích
a) Tác giả:
Nguyễn Dữ(?-?)
- Là con của Nguyễn Tướng Phiên (Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 27, đời vua L ê Thánh Tông 1496). Theo các
tài liệu để lại, ông còn là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Quê: Huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương.
b) Tác phẩm
* Truyền kỳ mạn lục: Tập sách gồm 20 truyện, ghi lại những truyện lạ l ùng kỳ quái.
Truyền kỳ: là những truyện thần kỳ với các yếu tố ti ên phật, ma quỷ vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân
gian.
Mạn lục: Ghi chép tản mạn.
Truyền kỳ còn là một thể loại viết bằng chữ Hán (văn xuôi tự sự) h ình thành sớm ở Trung Quốc, được các
nhà văn Việt Nam tiếp nhận dựa trên những chuyện có thực về những con ng ười thật, mang đậm giá trị
nhân bản, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về một xã hội tốt đẹp.
-Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và nỗi oan khuất của người phụ nữ Vũ Nương, là một
trong số 11 truyện viết về phụ nữ.
- Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ ch àng Trương” tại huyện Nam Xươ ... nh trong hai bài thơ.
2. Thân bài : Cần làm rõ hai nội dung :
- Những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của ng ười lính Cụ Hồ.
- Những nét riêng độc đáo trong tính cách, tâm hồn của ng ười lính.
Nội dung1 :
- Người lính chiến đấu cho một lí tưởng cao đẹp.
- Những con người dũng cảm bất chấp khó khăn, coi thường thiếu thốn, hiểm nguy.
- Những con người thắm thiết tình đồng đội.
- Những con người lạc quan yêu đời, tâm hồn bay bổng lãng mạn.
Nội dung 2 :
- Nét chân chất, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính (bài thơ Đồng chí).
- Nét ngang tàng, trẻ trung của một thế hệ cầm súng mới ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính ).
3. Kết bài : Cảm nghĩ của người viết về hình ảnh người lính.
ĐỀ13
Câu 1: a. Chép lại những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám Sinh
mua Kiều (Ngữ văn 9, tập một).
b. Cho biết đối tượng của miêu tả nội tâm là những gì ?
Câu 2: Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán. Trong lời kể giúp mọi
người hình dung được cảnh vật và tâm trạng của Thúy Kiều khi gặp lại Hoạn T hư.
Gợi ý giải
Câu 1: a."Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng !
Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày".
(Mã Giám Sinh mua Kiều_Ngữ văn 9, tập một).
b. Đối tượng của miêu tả nội tâm : ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm nhân vật, Cũng có thể là: cảnh
vật, nét mặt, trang phục, của nhân vật.
Câu 2: "Lạ chi con tạo xoay vần
Đời người lắm nỗi gian truân khó lường"
Cha! Mẹ! Hai em! Chàng! Nếu mọi người muốn biết cuộc sống của con ra sao trong từng ấy năm
phiêu bạt thì con chỉ xin kể quãng đời vẻ vang nhất của con. Liệu có ai ngờ rằng từ một tấm thân
Ngữ Văn 9
100
ô nhục, con bỗng chốc trở thành một phu nhân tướng quân nắm quyền sinh sát của nhiều kẻ
gian ác bất lương. Nếu mọi người thấu hiểu lòng con thì hãy lắng nghe chuyện con kể : Báo ân,
báo oán.
Nhờ chàng Từ Hải - một vị tướng đã rạch đôi sơn hà, chống lại triều đình, con trở thành một phu
nhân tướng quân. Chàng hỏi con về những người đã từng có ơn với con, những kẻ đã hãm hại
con, đẩy con vào bể khổ. Rồi chàng mời hết những người có ơn, bắt hết những kẻ gian ác ấy về
cho con toàn quyền xử tội. Thế là hôm ấy, con và chàng ngồi trên điện xét xử - báo ân và báo
oán. Đầu tiên là Thúc Sinh, người đã từng có ơn cứu con khỏi lầu xanh. Chàng Thúc bước vào,
mặt đỏ như chàm, mình mẩy run run. Con nghĩ, chắc chàng quá sợ đây mà. Con biết chàng là
người nhu nhược nhưng con không trách móc. Dù vợ cả chàng là Hoạn Thư luôn ghen tuông
hành hạ con nhưng chuyện đó để khi khác! Giờ đây con phải đền ơn chàng. Con cất tiếng :
"Chào chàng Thúc! Hôm nay mời chàng đến đây là để tôi bày tỏ chút lòng thành, xin được đền
ơn cho chàng!".
Chàng chẳng dám nói gì nhưng nghe đến đây chàng đã đỡ sợ nên chàng lên tiếng : "Vâng..!".
Con lại nói : "Nghĩa chàng dành cho tôi nặng đến nghìn non, trả làm sao hết. Đây có gấm trăm
cuốn, bạc nghìn cân để tạ lòng chàng gọi là có vậy. Mong chàng nhận cho". Người hầu bưng lễ
ra, chàng lạy tạ nhận lễ. Nhưng con nghĩ : "Sao chàng phải lạy tạ, chàng còn sợ chăng". Thôi ta
để chàng đi vì còn nhiều người phải báo ân nữa". Con ch ỉ nói thêm :"Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
phen này kẻ cắp bà già gặp nhau". Chàng đi ra và tiếp đó con báo ân cho nhiều người khác.
Sau đó là đến việc báo oán, người đầu tiên mà con phải trả thù, trả hết oán chính là Hoạn Thư,
vợ cả của Thúc Sinh. Mụ vừa vào tới cửa con đã nói đón : "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây ?".
Rồi con lại dõng dạc hơn : "Đàn bà dễ có mấy tay. Từ xưa đến nay được mấy người nhiều mưu
mô, tinh quái như bà". Mụ vội vàng quỳ xuống, phần vì nhận ra con đang ngồi trên, phần vì thấy
hàng hàng tướng lính áo giáp, gươm đao đầy mình. Con nghĩ : "Chắc phen này mụ sẽ phát
hoảng lên, sẽ lạy lọc van xin. Vì biết mình có tội, mụ sẽ biết thế nào là "gieo nhân nào được quả
nấy". Con lại dõng dạc hơn : "Dễ dàng là kiếp hồng nhan, ăn ở mà càng cay nghiệt thì sẽ càng
chịu nhiều oan trái". Đến đây Hoạn Th ư đã hiểu ra. Nhưng mụ tinh ranh quá, mụ còn bình tĩnh
khấu đầu rồi xin thưa. Con biết mụ sẽ kêu ca, sẽ chữa tội cho mình, lúc này con có thể cho mụ từ
giã cõi đời nhưng con vẫn muốn xem mụ sẽ nói gì, và cũng một phần vì con muốn xem mụ có
hối cải không. Nếu có, con có thể mở l ượng khoan hồng tha không giết mụ. Mụ bắt đầu th ưa :
"Thưa phu nhân, tôi đây là phận đàn bà hèn kém nên cũng như ai. Tôi ghen tuông thì cũng là
chuyện thường tình, nghĩ lại ngày ấy kẻ hèn mọn này đã để phu nhân ra gác viết kinh ở, với lại
khi phu nhân bỏ đi, tôi đâu dám chửi, cũng chẳng đuổi theo bắt về mặc d ù biết gác viện đã mất
vài thứ đáng giá. Với lại cũng tại chế độ đa th ê, một chồng mà nhiều vợ, chồng chung thì ai dễ
chiều cho ai. Nhưng cũng tại kẻ hèn mọn này gây ra việc chông gai, giờ thì chỉ còn biết trông chờ
vào tấm lòng bao dung rộng lớn như biển cả của phu nhân mà thôi. Xin phu nhân nghĩ cho mà
thương cho kẻ hèn kém này".
Con bàng hoàng vô cùng, khen cho m ụ khôn ngoan đến mực mà nói năng phải lời. Mụ thật giảo
hoạt, khôn ngoan, tinh quái, ranh m ãnh. Nhưng lời nói của mụ có lí quá, con cũng l à đàn bà thì
cần hiểu được suy nghĩ chung của đàn bà là : hay ghen tuông. Tha cho m ụ thì may đời cho mụ
còn làm ra thì lại là người nhỏ nhen, với lại con đã có ý khoan hồng nếu mụ biết hối cải. Dù chưa
thấy hành động nhưng lời nói của mụ thì cũng có tình, có lí. Mụ đã nhận hết lỗi vào mình thì cũng
khoan dung cho mụ và chỉ nói thêm : "Hãy biết hối cải vì sống mà tạo nhiều ơn nghĩa thì sẽ gặp
nhiều điều tốt đẹp. Nên nhớ câu ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ". Sau đó con còn xử tội nhiều tên
khác. Tất cả chúng đều là lũ gian ác, độc địa, bất nhân. Con chỉ kể có vậy thôi.
Đã trải qua biết bao đắng cay, khổ nhục, con c àng thấm thía cái lẽ đời : "Hồng nhan bạc mệnh".
Nhưng thôi, giờ đây con đã đoàn tụ với cả nhà, có cha, có mẹ, có anh em, có người yêu chung
thuỷ thì cuộc sống còn gì không hạnh phúc. Cuộc sống luôn theo nghĩa của nó l à : "Gặp nhiều tai
ương rồi sẽ có được niềm hạnh phúc". Con thấy thật đúng!
ĐỀ14
Câu 1: Nhà thơ Tố Hữu khi miêu tả căn nhà Bác ở nơi làng Sen ban đầu đã viết :
"Ba gian nhà trống không hương khói
Một chiếc giường tre chiếu chẳng lành.
Một thời gian sau nhà thơ sửa lại :
Ngữ Văn 9
101
Ba gian nhà trống nồm đưa võng
Một chiếc giường tre chiếu mỏng manh."
Hãy cho biết sự thay đổi từ ngữ có ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa của hai câu thơ ?
Câu 2: Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
Gợi ý giải
Câu 1: Cách thay đổi từ ngữ làm câu thơ hay hơn, gợi dư âm về không khí ấm áp và sự sinh
động của cảnh vật như còn phảng phất bàn tay và hơi ấm con người trong đó, không lạnh lẽo
hoang tàn như hai câu thơ ban đầu.
Câu 2: a. Mở bài : Giới thiệu chung về Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc, nêu nội dung chủ đề là
tác phẩm viết về người nông dân, về cái đói và nhân cách cao đẹp của con người với cái nhìn
nhân đạo sâu sắc.
b. Thân bài : Phân tích các đặc điểm sau của nhân vật :
* Lão Hạc điển hình cho cuộc sống nghèo khổ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Cuộc sống cày thuê, cuốc mướn, vợ lão vì làm nhiều, lao lực mà chết.
- Lão nghèo không có tiền cưới vợ cho con khiến con lão phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.
- Lão bị ốm đồng thời làng mất nghề ve sợi nên không kiếm được việc làm, sống tạm bợ ăn củ
chuối quả sung qua ngày, cuối cùng phải bán con chó vàng là người bạn duy nhất của lão.
- Bán chó xong, với những day dứt lương tâm cùng những tính toán của người lương thiện, lúc
tuổi già lão đã tìm đến cái chết bằng liều bả chó.Cái chết của l ão phản ánh sự cùng quẫn bế tắc
của người nông dân trong xã hội đương thời, việc làm, cái đói, miếng ăn đè nặng lên vai người
nông dân.
* Tấm lòng lương thiện của một người cha thương con và giàu lòng tự trọng.
- Lão yêu con với nỗi niềm day dứt của người cha chưa làm tròn bổn phận, chưa lo cưới vợ
được cho con nên trong các câu chuyện với ông giáo hay cậu Vàng lão đều nhắc tới con với nỗi
nhớ nhung cùng những tính toán cho con khi nó trở về.
- Lão bòn vườn, bán chó, gửi tiền và vườn nhờ hàng xóm trông nom cho con rồi ra đi chứ quyết
không tiêu của con lấy một hào. Sự hi sinh của lão âm thầm mà cao thượng.
- Lão tìm đến cái chết để khẳng định nhân cách cao th ượng của mình bởi lão đã từ chối sự giúp
đỡ của mọi người, lão sợ sống nữa sẽ không giữ mình mà đi theo gót Binh Tư chăng ?
- Cảnh lão âu yếm con chó vàng cùng những cách chăm sóc, tâm sự của l ão với nó, cảnh lão
khóc như con nít khi bán nó khiến người đọc cảm động và thương cảm ngậm ngùi cho số phận
của lão.
c. Kết luận : Nam Cao đã gạn đục khơi trong, phát hiện trong những cuộc đời đen tối ấy thứ ánh
sáng của lương tri, của tình thương làm người ta thấy tin yêu cuộc đời hơn.
ĐỀ15
Câu 1: Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý nghĩa của
hình ảnh kết thúc bài thơ.
Câu 2: (Với nhan đề : Môi trường sống của chúng ta, dựa vào những hiểu biết của em về môi
trường, viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường sống ngày
một tốt đẹp hơn.
Gợi ý giải
Câu 1: Chép chính xác 3 dòng thơ được 0,5 điểm, nếu sai 2 lỗi về chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25
điểm :
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo".
(Đồng chí - Chính Hữu)
Ngữ Văn 9
102
Phân tích ý nghĩa của hình ảnh "đầu súng trăng treo" được 1 điểm.
Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau :
- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện l ên qua các hình
ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau,
mai phục chờ giặc.
- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng
trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : Đầu súng trăng treo. H ình ảnh trăng treo trên đầu
súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu tr ưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng
mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng
vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong
tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.
Câu 2: Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau :
a. Nêu vấn đề nghị luận : Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm v à con người
chưa có ý thức bảo vệ.
b. Biểu hiện và phân tích tác hại :
- Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống.
- Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng.
c. Đánh giá :
- Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá huỷ môi trường sống tốt đẹp.
- Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc.
d. Hướng giải quyết :
- Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ
môi trường.
- Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_mon_ngu_van_9.pdf