Giáo án: Ngữ văn 9 - Trường THCS Thạch Thất

Giáo án: Ngữ văn 9 - Trường THCS Thạch Thất

Ngày soạn: 03/01/2010

 Tiết 91 - 92

 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 ( Chu Quang Tiềm )

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 - Giáo dục thói quen, lòng đam mê đọc sách.

B. Chuẩn bị:

 *GV: Chương trình; Bài soạn;

 *HS: Vở BTNV

 

doc 154 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 9 - Trường THCS Thạch Thất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/01/2010
 Tiết 91 - 92
 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
	( Chu Quang Tiềm )
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. 
 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 - Giáo dục thói quen, lòng đam mê đọc sách.
B. Chuẩn bị: 
 *GV: Chương trình; Bài soạn; 
 *HS: Vở BTNV
C. Tiến trình lên lớp: 
 Tiết 1
1/ Ổn định lớp
2/ Giới thiệu chương trình Ngữ văn học kì II
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học 
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản.
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- GV bổ sung: Bài viết là kết quả tích luỹ kinh nghiệm, là lời bàn tâm huyết, kinh nghiệm quý báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau.
- GV giới thiệu Bàn về đọc sách -> trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách - Bắc Kinh, 1995.; 
- GV yêu cầu HS đọc văn bản: Đọc rõ ràng, mạch lạc; HS dựa vào SGK giải thích một số từ.
? Hãy nêu bố cục của văn bản. Dựa vào bố cục luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề nghị luận?
Hoạt động 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản
? Hãy trình bày tóm tắt ý kiến của tác giả về tầm quan trọng của sách. Ý nghĩa của sách là gì?
=>HS: Tác giả đã đưa ra những luận điểm, luận cứ để chứng minh tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách
? Tác giả đã trình bày ý nghĩa của việc đọc sách như thế nào?
? Tác giả đã lập luận vấn đề này một cách chặt chẽ, em hãy tìm chi tiết chứng minh.
=>HS thảo luận, trình bày.
I. Tìm hiểu chung.
1.Tác giả - tác phẩm
a) Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
b) Tác phẩm.“ Bàn về đọc sách” in trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách".
2. Đọc - chú thích.
3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu -> “... thế giới mới” => Sự cần thiết, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phần 2: tiếp -> “... tự tiêu hao lực lượng” => Những khó khăn, nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Phần 3: Còn lại: Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách 
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Ý nghĩa, tầm quan trọng của sách:
 - Đọc sách không phải là con đường duy nhất nhưng là con đường quan trọng của học vấn: 
+ Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại đã thu lượm, nung nấu mấy ngàn năm qua.
+ Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại.
+ Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại.
- Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới.
+ Không có sự kế thừa cái đã qua không thể tiếp thu cái mới.
=> Lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại này: “Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy ngàn năm trước”.Từ cách lập luận trên, tác giả đã đưa ra ý nghĩa to lớn của việc đọc sách: “Trả món nợ với thành quả nhân loại trong quá khư, ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm”; Là sự hưởng thụ các kiến thức , thành quả của bao người đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.
D. Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc văn bản: Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách?
- Tiếp tục chuẩn bị: cách lựa chọn sách đọc và phương pháp đọc sách.
 Tiết 2.
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa và tầm quan trong của việc đọc sách?
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học 
? Theo em đọc sách có dễ không?
? Cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
=>HS thảo luận, trình bày trên cơ sở tìm hiểu văn bản.
? Khi đọc sách, cần chú ý những điểm gì?
? Việc đọc sách còn có ý nghĩa gì đối với việc rèn luyện tính cách, nhân cách con người?
? Chỉ ra và phân tích tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản.
? Ở đây tác giả còn so sánh việc đọc sách (chiếm lĩnh học vấn) giống như là đánh trận. Hãy đọc và cho biết các lập luận ví von của tác giả có tác dụng gì?
? Sự hấp dẫn của văn bản đối với bạn đọc còn được thể hiện ở những phương diện nào?
HS trả lời, nhận xét.
Hoạt động 3. Tổng kết.
GV hướng dẫn HS tổng kết theo các nội dung Ghi nhớ trong SGK.
2) Cách lựa chọn sách
- Hai thiên hướng sai lạc thường gặp khi chọn sách:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, không kịp tiêu hoá.
+ Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian.
- Cách lựa chọn sách:
+ Chọn những quyển sách thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kỹ cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+ Đảm bảo nguyên tắc “vừa chuyên vừa rộng”, trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cần chú ý các loại sách thường thức, kế cận với chuyên môn.
3. Phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc:
+ Không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm - tích luỹ - tưởng tượng”.
+ Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân.
- Ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc rèn luyện nhân cách, tính cách con người.
+ Đọc sách còn là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ cho tương lai.
+ Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
=>Tác giả đã ví việc đọc sách giống như đánh trận: - Cần đánh vào thành trì kiên cố.
 - Đánh bại quân tinh nhuệ.
 - Chiếm cứ mặt trận xung yếu.
 - Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố. Chỉ đá bên đông đấm bên tây hoá ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”
=> Cách nói ví von, lập luận chặt chẽ làm tăng sức thuyết phục, làm cơ sở tiền đề cho việc lập luận ở phần sau. Ngoài cách viết giàu hình ảnh, cách ví von, so sánh vừa cụ thể, thú vị vừa sâu sắc, văn bản còn hấp dẫn bạn đọc ở nhiều phương diện: Nội dung lời bàn và các lời bình vừa đạt lý vừa thấu tình. Bố cục chặt chẽ, hợp lý.Các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
III. Tổng kết - Luyện tập: 
1/ Tổng kết: 
- Về nội dung: Bài viết của tác giả đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay.
- Về nghệ thuật: Sức thuyết phục, hấp dẫn của văn bản được thể hiện ở:
+ Nội dung các ý kiến xác đáng, có lý lẽ đưa ra với tư cách là một học giả có uy tín, cách trò chuyện thân tình, chia sẻ 
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý, dẫn dắt tự nhiên.
+ Cách viết giàu hình ảnh, ví von sinh động.
2/ Luyện tập: Hãy viết bài nêu cảm nghĩ điều thấm thía nhất khi học bài "Bàn về đọc sách" này
D. Hướng dẫn về nhà: 
- Phát biểu điều em thấm thía nhất khi đọc văn bản "Bàn và đọc sách".
- Đọc bài: Mác- xim Goor-ky viết về sách
- Chuẩn bị: Tiếng nói của văn nghệ ( Đọc, trả lời câu hỏi) 
Ngày soạn: 5/01/2010
 Tiết 93
KHỞI NGỮ
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs: - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
 - Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
 - Biết đặt những câu có khởi ngữ.
B. Chuẩn bị:
 *GV: Bài soạn; PHT
 *HS: Vở BTNV
C. Tiển trình lên lớp: 
1/ Ổn định lớp
2/ Giới thiệu chương trình Tiếng Việt học kỳ II
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
- Gọi HS đọc các ví dụ. 
? Phân biệt từ ngữ in đậm với chủ ngữ về vị trí trong câu? 
? Các từ ngữ ấy có quan hệ ntn với vị ngữ.
HS thảo luận, trình bày ý kiến.
? Trước các từ in đậm có hoặc có thể có thêm từ nào?
=>HS: - Có từ : còn, về
 - Có thể thêm hoặc thay về, đối với.
Hoạt động 2. Nhận xét
? Từ đó em hãy rút ra nhận xét chung về các từ ngữ in đậm trong những câu trên?
=>HS: - Về vị trí: Các từ in đậm đều đứng trước CN của câu.
Trước các từ đó có thể có hoặc dễ dàng thêm các từ: về, với, đối với
 - Về nội dung: Có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nội dung của phần câu còn lại (có thể được lặp lại y nguyên ở phần câu còn lạicó thể được lặp lại bằng một đại từ thay thế)..
Hoạt động 3. Tổng kết
? Những từ in đậm ở các ví dụ a, b, c gọi là các khởi ngữ. Vậy thế nào là khởi ngữ?
HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập trong SGK (tr 8).
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
1. Ví dụ
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
=> Từ “anh” đứng trước CN có quan hệ trực tiếp với CN, nêu lên đối tượng được nhắc đến trong câu.
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
=> Từ “ giàu” đứng trước CN, có quan hệ gián tiếp với VN ở sau, nêu lên đặc điểm của đối tượng.
c) Về các văn thể trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp[] 
=> Cụm từ “các văn thể trong lĩnh vực văn nghệ” đứng trước CN , có quan hệ gián tiếp với VN, nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
2. Bài học:
- Khởi ngữ là thành phần đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường có thêm các từ chỉ quan hệ (quan hệ từ): về, đối với
II. Luyện tập:
1/ Bài 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích
Điều này
Đối với chúng mình
Một mình
Làm khí tượng
Đối với cháu
2/ Bài 2: Viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ "thì").
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được
D. Hướng dẫn về nhà:
- Năm khái niệm về khởi ngữ và các kiến thức cơ bản.
- Hoàn thiện vở BTNV
- Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập ( đọc các ví dụ - sgk)
Ngày soạn: 05/01/2010
 Tiết 94
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs: Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
B. Chuẩn bị:
 *GV: Bài soạn; 
 *HS: Vở BTNV
C. Tiến trình lên lớp: 
1/ Ổn định lớp.
2/ Giới thiệu chung.
3/ Bài mới:
 Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
GV : Gọi học sinh đọc văn bản 
? Bài văn đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục ?
=>HS: -Trong doanh trại đi chân đất 
 - Đi giày mọi người .
 - Cô gái móng tay, chân
 - Anh thanh niên thẳng tắp.
? Vì sao không ai làm cái điều phi lý như tác giả đã nêu ra?
=>HS: Làm như trên sẽ thiếu chỉnh tề, không đồng bộ àchướng mắt.
? Việc không làm đó cho thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người?
=>HS: Quy tắc ngầm đó là văn hóa và xã hội chi phối cách ăn mặc của con người
? Tác giả đã dùng phép lập luận nào để nêu ra các dẫn chứng ?
=>HS: Phép lập luận phân tích vấn đề
? Như vậy phép lập luận phân tích có vai trò gì ?
? Câu “ Ăn mặc toàn XH” có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không? Nó có thâu tóm được các ý đã phân tích ở trên ko?
=>HS: Là câu tổng hợp những ý đã nêu. Nó thâu t ... xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Thể thơ phù hợp, giọng thơ trữ tình thống thiết.
Quê hương
1939
Tế Hanh
Bức tranh tươi sáng, sinh động về vùng quê. Những con người lao động khỏe mạnh đầy sức sống. Lời thơ bình dị, gợi cảm, thiết tha.
Khi con tu hú
1939
Tố Hữu
Lòng yêu cuộc sống nỗi khao khát tự do của người chiến sĩ giữa chốn lao tù. Thể thơ lục bát giản dị, thiết tha.
Tức cảnh Pắc Bó
1941
Hồ Chí Minh
Vẻ đẹp hung vĩ của Pắc Bó, niềm tin sâu sắc của Bác vào sự nghiệp cứu nước. Lời giản dị, trong sáng và sâu sắc.
Ngắm Trăng
1942-1943
Hồ Chí Minh
Tình yêu thiên nhiên tha thiết giữa chốn tù ngục và lòng lạc quan cách mạng. Bài thơ sử dụng biện pháp nhân hóa rất linh hoạt, tài tình.
Đi đường
1943
Hồ Chí Minh 
Nỗi gian khổ khi bị giải đi và vẻ đẹp thiên nhiên trên đường. Lời thơ giản dị mà sâu sắc.
Nhớ rừng (Thi nhân Việt Nam )
1943
Thế Lữ
Mượn lời con hổ bị nhốt để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát tự do mãnh liệt. Chất lãng mạn tràn đầy cảm xúc trong bài thơ.
Ông đồ (thi nhân Việt Nam )
1943
Vũ Đình Liên
Thương cảm ông đồ, với lớp người “đang tàn tạ”. Lời thơ giản dị mà sâu sắc, gợi cảm.
Cảnh khuya
1948
Hồ Chí Minh 
Cảnh đẹp thiên nhiên, nỗi lo vận nước. Hình ảnh thơ sinh động, cách so sánh độc đáo.
Rằm tháng riêng
1948
Hồ Chí Minh 
Cảnh đẹp đêm rằm tháng giêng ở Việt Bắc, cuộc sống chiến đấu của Bác, niềm tin yêu cuộc sống. Bút pháp cổ điển và hiện đại.
Đồng chí
1948
Chính Hữu
Tình đồng chí tạo nên sức mạnh đoàn kết, thương yêu, chiến đấu.
Lượm
1949
Tố Hữu
Vẻ đẹp hồn nhiên của Lượm trong việc tham gia chiến đấu giải phóng quê hương. Sự hi sinh anh dũng của Lượm/
Đêm nay Bác không ngủ
1951
Minh Huệ
Hình ảnh Bác Hồ không ngủ, lo cho bộ đội và dân công. Niềm vui của người đội viên trong đêm không ngủ cùng Bác.
Đoàn thuyền đánh cá
1958
Huy Cận
Cảnh đẹp thiên nhiên và niềm vui của con người trong lao động trên biển.
Con cò
1962
Chế Lan Viên
Ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người. Vận dụng sáng tạo ca dao, nhiều câu thơ đúc kết những suy ngẫm sâu sắc.
Bếp lửa
1963
Bằng Việt
Những kỷ niêm tuổi thư về người bà, bếp lửa và nỗi nhớ quê hương da diết. Giọng thơ truyền cảm, da diết.
Mưa
1967
Trần Đăng Khoa
Cảnh vật thiên nhiên trong cơn mưa rào ở làng quê Việt Nam.Thể thơ tự do, nhịp nhàng, mạnh, óc quan sát tinh tế.
Tiếng gà trưa
1968
Xuân Quỳnh
Những kỉ niệm của người lính trên đường ra trận và sức mạnh chiến thắng kẻ thù.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
1969
Phạm Tiến Duật
Những gian khổ hy sinh và niềm lạc quan của người lính lái xe.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
1971
Nguyễn Khoa Điềm
Tình yêu con gắn với tình yêu quê hương đất nước và tinh thần chiến đấu của người mẹ Tà ôi.
Viếng lăng Bác
1976
Viễn Phương
Tình cảm nhớ thương, kính yêu, tự hào về Bác.
Ánh trăng
1978
Nguyễn Duy 
Nhắc nhở về những năm tháng gian lao của người lính, nhắc nhở thái độ sống uống nước nhớ nguồn
Mùa xuân nho nhỏ
1980
Thanh Hải
Tình yêu và gắn bó với mùa xuân, với thiên nhiên. Tự nguyện làm mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời/
Nói với con (thơ Việt Nam )
1945-1984
Y Phương
Tình cảm gia đình ấm áp, truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc.
Sang thu
1998
Hữu Thỉnh
Sự chuyển biến nhẹ nhàng từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm
Nghị luận
Thuế máu (trích bản án chế độ thực dân Pháp)
1925
Nguyễn Ái Quốc
Tố cáo thực dân đã biến người nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh cho các cuộc chiến tranh tàn khốc.
Tiếng nói của văn nghệ
1948
Nguyễn Đình Thi
Văn nghệ là sợi dây đồng cảm kì diệu. Văn nghệ giúp con người sống phong phú và tự hoàn thiện nhân cách.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1951
Hồ Chí Minh 
Khẳng định, ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Lập luận chặt chẽ, giọng văn tha thiết, sôi nổi thuyết phục.
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
1967
Đặng Thai Mai
Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện, biểu hiện của sức sống dân tộc.
Đức tính giản dị của Bác Hồ
1970
Phạm Văn Đồng
Giản dị là đức tính nổi bật của Bác trong các bài viết. Nhưng có sự hài hòa với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.
Phong cách Hồ Chí Minh 
1990
Lê Anh Trà
Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
Ý nghĩa văn chương
NXBGD 1998
Hoài Thanh
Nguồn gốc của văn chương là vị tha, văn chương là hình ảnh của cuộc sống phong phú
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
2001
Vũ Khoan
Chỗ mạnh và yếu của tuổi trẻ Việt Nam. Những yêu cầu khắc phục cái yếu để bước vào thế kỉ mới.
Lời văn hùng hồn thuyết phục.
Kịch
Bắc sơn
1946
Nguyễn Huy Tưởng
Phản ánh mâu thuẫn giữa cách mạng và kẻ thù của cách mạng.Thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm.
Tôi và chúng ta
NXB sân khấu 1994
Lưu Quang Vũ
Quá trình đấu tranh của những người dám nghĩ dám làm, có trí tuệ và bản lĩnh để phá bỏ cách nghĩ và lề lối làm việc cũ.
Tiết
Ngày soạn
TỔNG KẾT VĂN HỌC
(Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Hệ thống hóa kiến trúc văn hóa về : các bộ phận hợp thành văn học, tiến trình lịch sử, văn hóa, nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam, một số thể loại văn học.
- Bồi dưỡng tình cảm và trách nhiệm đối với văn học dân tộc. Cảm nhận được những giá trị truyền thống của văn học dân tộc.
B. CHUẨN BỊ
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1. Tìm hiểu những nét chung về văn hóa Việt Nam.
GV cho HS đọc đoạn khái quát này trong SGK, sau đó chốt lại mấy nội dung cơ bản của phần này là:
- các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.
- Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.
- Nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam.
GV cho HS đọc từng nội dung, nêu câu hỏi giao việc cho HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Lớp góp ý. GV bổ sung. Yêu cầu như sau:
1. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam 
a) Văn học dân gian
- Hoàn cảnh ra đời: Trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội.
- Đối tượng sáng tác: Chủ yếu là những người lao động ở tầng lớp dưới --> văn học bình dân, sáng tác mang tính cộng đồng.
- Đặc tính: tính cụ thể, tính truyền miệng, tính dị bản, tính tiếp diễn xướng.
- Thể loại: Phong phú (Truyện, dân ca, ca dao, vè, câu đố, chèo...), có văn hóa dân gian của các dân tộc(Mường, Thái, Chăm...)
- Nội dung: sâu sắc, gồm:
+ Tố cáo xã hội cũ, thông cảm với những nỗi nghèo khổ.
+ Ca ngợi nhân nghĩa, đạo lý.
+ Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình bạn bè, gia đình.
+ Ước mơ cuộc sống tốt đẹp, thể hiện lòng lạc quan yêu đời, tin tưởng ở tương lai...
b) Văn học viết.
-Về chữ viết: có những sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp (Nguyễn Ái Quốc). Tuy viết bằng tiếng nước ngoài nhưng nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật vẫn thuộc về dan tộc, thể hiện tính dân tộc đậm đà.
- Về nội dung: Bám sát cuộc sống, biến động của mọi thời kì, mọi thời đại.
+ Đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiến, chống đế quốc.
+ Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, dũng khí.
+ Ca ngợi lòng yêu nước và anh hùng.
+ Ca ngợi lao động dựng xây.
+ Ca ngợi thiên nhiên.
+ Ca ngợi tình bạn bè, tình yêu, tình vợ chồng, mẹ cha...
2. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
(chủ yếu là văn học viết)
a) Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
Là thời kì văn hóa trung đại, trong điều kiện XHPK suốt 10 thế kỉ cơ bản vẫn giữ được nền độc lập tự chủ.
- Văn hóa yêu nước chống xâm lược (Lý, Trần, Lê, Nguyễn) có Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu.
- Văn học tố cáo xã hội phong kiến và thể hiện khát vọng tự do, yêu đương, hạnh phúc (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương...)
b. Đầu thế kỉ XX đến năm 1945
- Văn học yêu nước và cách mạng 30 năm đầu thế kỉ (trước khi Đảng CSVN ra đời): có (Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, và những sáng tác của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài)
- Sau 1930: Xu hướng hiện đại trong văn học với văn học lãng mạn (Nhớ rừng), văn học hiện thực (Tắt đèn), văn học cách mạng (Khi con tu hú...)
c) từ 1945-1975
- Văn học viết về kháng chiến chống Pháp(Đồng chí, Đêm nay Bác không ngủ, Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng...)
- Văn học viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Ánh trăng)
- Văn hóa viết về cuộc sống lao động( Đoàn thuyền đánh cá, vượt thác)
d) Từ sau 1975
- Văn học viết về chiến tranh (Hồi ức, kỉ niệm)
- Viết về sự nghiệp xây dựng đất nước, đổi mới.
3. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam.
(Truyền thống của văn học dân tộc)
a. Tư tưởng yêu nước: Chủ đề lớn, xuyên suốt trường kì đấu tranh giải phóng dân tộc (Căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu, dám hi sinh và xả thân tình đồng chí đồng đội, niềm tin chiến thắng)
b. Tinh thần nhân đạo: yêu nước và thương yêu con người đã hòa quyện thành tinh thần nhân đạo (Tố cáo bóc lột, thông cảm người nghèo khổ, lên tiếng bênh vực quyền lợi con người...)
c. Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan: Trải qua các thời kì dựng nước và giữ nước, lao động và đấu tranh, nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự chịu đựng gian khổ trong cuộc sống đời thường và trong chiến tranh. Đó là nguồn mạch tạo nên sức mạnh chiến thắng.
d. tính thẩm mĩ cao: Tiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu văn học nước ngoài , văn học Việt Nam không có những tác phẩm đồ sộ, những tác phẩm quy mô vừa và nhỏ, chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hòa, giản dị.
Tóm lại:
+ Văn học Việt Nam góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách tư tưởng cho các thế hệ người Việt Nam.
+ Là bộ phận quan trọng của văn hóa tinh thần dân tộc thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, tính cách và tư tưởng con người Việt Nam.
II. Sơ lược về một số thể loại văn học.
GV và HS đọc đoạn này trong SGK. Sau đó nêu câu hỏi, HS đứng tại chỗ trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu như sau:
1. Một số thể loại văn học dân gian
(Xem lại tiết ôn tập về văn học dân gian)
2. Một số thể loại văn học trung đại
a. Các thể thơ
- Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: thể thơ Cổ Phong và thể thơ Đường Luật.
- Gồm : Côn sơn ca, Chinh phụ ngâm khúc...
- Thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú (Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh )
- Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: Truyện Kiều, Thơ Tố Hữu
b. Các thể truyện kí 
c. Truyện thơ Nôm
d. Văn nghị luận
3. Một số thể loại văn học hiện đại
- Gồm truyện ngắn, thơ, kịch, tùy bút...
- GV cho HS đọc Ghi nhớ trong SGK.
III. Luyện tập
Hoạt động 3
GV hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 3: Quy tắc niêm luật của thơ Đường (nhịp, vần)
T
T
B
B
T
T
B
T
B
B
T
T
B
B
B
B
T
T
B
B
T
T
T
B
B
T
T
B
T
T
B
B
B
T
T
B
B
T
T
T
B
B
B
B
T
T
B
B
T
T
T
B
B
B
T
B
Bài tập 5: Ca dao và truyện Kiều (lục bát) có khả năng biểu hiện tâm trạng, kể chuyện, thuật việc:
Ca dao:
Bài - Con cò mà đi ăn đêm
	- Người ta đi cấy...
	- Truyện Kiều:
	+ Cảnh ngày xuân
	+ Tài sắc chị em Thúy Kiều...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9 t2022.doc