Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Trung Hưng - Kì II

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Trung Hưng - Kì II

 A. Mục tiêu:

 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 B. Chuẩn bị

 C. Tiến trình dạy học

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

 III. Các hoạt động

 * Giới thiệu: Đọc sách là 1 con đường quan trọng để tích lũy tri thức, nâng cao học vấn của con người. Trong xu thế phát triển của con người ngày nay có rất nhiều loại sách để con người tham khảo, nhưng con người cần phải biết lựa chọn sách để đọc. Vậy sự cần thiết của đọc sách và phương pháp đọc sách nh thế nào cho phù hợp? VB Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm cho chúng ta câu trả lời.

 

doc 142 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Trung Hưng - Kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày tháng năm
Tiết 91, 92	văn bản	Bàn về đọc sách
 (Trích)
 Chu Quang Tiềm
 Trần Đình Sử dịch
 A. Mục tiêu: 
 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 B. Chuẩn bị
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Các hoạt động 
	* Giới thiệu: Đọc sách là 1 con đường quan trọng để tích lũy tri thức, nâng cao học vấn của con người. Trong xu thế phát triển của con người ngày nay có rất nhiều loại sách để con người tham khảo, nhưng con người cần phải biết lựa chọn sách để đọc. Vậy sự cần thiết của đọc sách và phương pháp đọc sách nh thế nào cho phù hợp? VB Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm cho chúng ta câu trả lời.
I. Đọc- Tìm hiểu chung
HS đọc * và nêu những hiểu biết của em về T/giả?
 1. Tác giả (1897- 1986)
- Là nhà mĩ học và lý luận VH nổi tiếng của TQ.
+ Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu. Bài viết này là KQ của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của người đi trớc muốn truyền lại cho thế hệ mai sau.
 2. Tác phẩm
- Viết bằng chữ Hán
- Thuộc kiểu VB nào?
- Kiểu VB: NL
- Vì sao em xác định nh vậy?
+ Cách trình bày ý kiến của tác giả theo hệ thống các luận điểm.
- Tìm hiểu các luận điểm qua bố cục của VB?
- Bố cục: 3 phần
+ Từ đầu....TG mới: Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
+ Tiếp.....lực lượng: Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
+ Phần còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách (bao gồm việc lựa chọn sách cần đọc và cách đọc ntn cho hiệu quả)
- Em có NX gì về bố cục với hệ thống LĐ trên?
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
* GV hướng dẫn đọc: rõ ràng mạch lạc với giọng tâm tình nhẹ nhàng như lời trò chuyện.
II. Đọc- Hiểu VB
HS đọc phần 1
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
- Qua lời bàn của tác giả, em thấy sách có tầm quan trong ntn?
* Tầm quan trọng:
+ Sách ghi chép cô đúc và lu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy qua từng thời đại.
+ Sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
+ Sách: kho tàng quý báu của của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay
- Em hãy phát biểu nhận thức của mình về ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại?
* ý nghĩa:
+ Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn nhận thức.
+ Với mỗi người, đọc sách là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn đi phát hiện TG mới.
+ Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua.
HS đọc phần 2
2. Cách lựa chọn sách khi đọc
- Theo em, đọc sách có dễ không? Tại sao cần phải lựa chọn sách khi đọc?
+ Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng không dễ.
- Vậy, tác giả đã cho ta thấy điều gì thường gặp khi đọc sách?
a. Hai thiên hướng sai lạc thường gặp:
- Sách nhiều " không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều " người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật sự có ích.
- Theo tác giả, nên lựa chọn cách đọc ntn cho phù hợp?
b. Lựa chọn cách đọc:
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung " chọn cho tinh, đọc kĩ những quyển thực sự có giá trị, có lợi.
- Đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
- Đọc các loại sách thường thức
+ T/giả cũng K/định thật đúng rằng Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác. Vì thế, “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không nắm gọn”. ý kiến này chứng tỏ: kinh nghiệm, từng trải của 1 học giả lớn.
HS đọc phần cuối
3. Phương pháp đọc sách
+ Việc biết lựa chọn sách để đọc là 1 quan điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách. Cùng với vấn đề này, tác giả còn bàn rất cụ thể về cách đọc.
- Tác giả đưa ra mấy ý kiến? Hãy PT.
- Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt " phải vừa đọc vừa suy nghĩ “trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do” nhất là với các quyển sách có giá trị.
- Không nên đọc 1 cách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch, hệ thống
+ Thậm chí, đối với 1 người nuôi chí lập nghiệp trong 1 môn học vấn thì đọc sách là 1 công việc rèn luyện, 1 cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
- Theo tác giả, đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức mà nó còn đặ ra vấn đề gì?
_ rèn luyện tính cách con người, chuyện học làm người.
- Bài viết trên có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
4. Tính thuyết phục và sức hấp dẫn của VB
+ ND các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa thấu tình đạt lý.
+ Các ý kiến, NX đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ, với tư cách là học giả có uy tín, từng trải qua quá trình nghiên cứu, tích lũy nghiền ngẫm lâu dài. Đồng thời, tác giả lại trình bày bằng cách PT cụ thể, bằng giọng chuyện trò, tâm tình thân ái để sẻ chia kinh nghiệm thành công, thất bại trong thực tế.
+ Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lý; các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên.
+ Cách viết giàu hình ảnh
+ Nhiều chỗ tác giả dùng cách ví von thật cụ thể và thú vị: Giống như ăn uống các thứ không tiêu hóa được càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày; lối ăn tươi nuốt sống làm học vấn giống như đánh trận...; như cưỡi ngựa qua chợ; trang trí bộ mặt như trọc phú khoe của; giống như con chuột chui vào sừng trâu càng chui càng hẹp, không có lối thoát.
* Ghi nhớ (SGK- 7)
* Luyện tập (SGK- 7)
 IV. Củng cố
BT 1 : Tại sao đọc nhiều không thể coi là vinh dự ?
A. Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị.
B. Đọc nhiều nhưng đọc không kĩ.
C. Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa.
D. Vì cả 3 lí do trên.
Bài tập 2 : Từ "Trọc phú" trong VB trên chỉ loại người nào ?
A. Người khoẻ mạnh cường tráng.
B. Người giàu có mà dốt nát, bần tiện.
C. Người ít tiền mà hay đi khoe mình giàu có.
D. Người hay đi khoe mình có tài.
Bài tập 3 : ý nào nêu kết quả nhất lời khuyên của tác giả đối với người đọc sách ?
A. Nêu lựa chọn sách mà đọc.
B. Đọc sách phải kĩ 
C. Cần có phương pháp đọc sách.
D. Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của.
Bài tập 4 : Đoạn văn trên sử dụng nhiều nhất phép tu từ nào ?
A. Nhân hoá B. Liệt kê C. So sánh D. Phóng đại
 V. HBHB: 
	+ học ghi nhớ và làm phần LT và Xem bài mới.
 Ngày tháng năm
 Tiết 93	 khởi ngữ 
 A. Mục tiêu: 
 - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
 - Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
 - Biết đặt những câu có khởi ngữ.
 B. Chuẩn bị
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Các hoạt động 
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
HS đọc VD (SGK- 7)
 1. VD (SGK- 7)
- Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ?
 2. NX
* Xác định C trong những câu chứa từ in đậm in đậm:
a. ...Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động
 C
b. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
 C
c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta,......
 C
* Phân biệt các từ ngữ in đậm với C
+ Về vị trí: Các từ in đậm đứng trước C.
_ báo trước nội dung thông tin trong câu.
 thông báo về đề tài được nói đến trong câu.
+ Về quan hệ với V: Các từ in đậm không có quan hệ C-V với V.
- Trước các từ in đậm nói trên, có thể thêm những quan hệ từ nào ?
1. Trước các từ in đậm trên có thể thêm các QHT như : 
a) Còn (đối với) anh...
b) (Về) giàu 
- Qua PT các VD trên, em hiểu thế nào là khởi ngữ?
* Ghi nhớ (SGK- 8)
II. Luyện tập (SGK- 8)
 BT 1: Khởi ngữ trong các đoạn trích:
 a. Điều này.	 b. Đối với chúng mình.	 c. Một mình. 
 d. Làm khí tượng. e. Đối với cháu
 BT 2: 
	a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
	_ Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
	b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
	_ Hiểu, tôi hiểu rồi nhưng giải, tôi chưa giải được.
 IV. Củng cố
 V. HBHB: Học ghi nhớ, làm BT và xem bài mới. 
 Ngày tháng năm
Tiết 94	 Phép phân tích và tổng hợp
 A. Mục tiêu: 
 - Nắm được khái nhiệm phân tích và tổng hợp.
 - Tích hợp với văn (VB: bàn về đọc sách) với TV ở bài khởi ngữ.
 - Rèn kỹ năng phân tích và tổng hợp trong khi nói, viết.
 B. Chuẩn bị	GV: Soạn
	HS: Xem trước bài.
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Các hoạt động 
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp :
HS đọc 
* Đọc VB: Trang phục (SGK- 9)
- Thông qua một loạt dẫn chứng ở đoạn mở bài tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì ?
* NX:
a. MB: Rút ra NX về vấn đề : Ăn mặc chỉnh tề cụ thể là sự đồng bộ, hài hoà giữa quần áo với giày, dép.. trong trang phục của con người.
- Hai luận điểm chính trong VB là gì?
* Hai luận điểm chính trong VB: 
+ Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh tức là tuân thủ những "quy tắc ngầm" mang tính văn hoá xã hội.
+ Trang phục phải phù hợp với đạo đức tức là giản dị và hài hoà với môi trường sống xung quanh.
- Để xác lập hai luận điểm trên, tác giả đã dùng phép lập luận nào?
_ Phép phân tích. Cụ thể:
+ LĐ1: Ăn cho mình, mặc cho người.
 - Cô gái một mình trong hang sâu...
 - Anh thanh niên đi tát nước...
 - Đi đám cưới không thể lôi thôi...
 - Đi dự đám tang...
Sau khi PT những DC cụ thể, tác giả đã chỉ ra 1 quy tắc ngầm chi phối cách ăn mặc của con người. Đó là Văn hóa XH.
+ LĐ2: Y phục xứng kỳ đức.
 - Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu...
 - Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng...
Các PT trên làm rõ nhận định của tác giả: “Ăn mặc ra sao....toàn XH”.
- Để chốt lại vấn đề, tác giả đã dùng phép lập luận nào? Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong văn bản?.
b. - Để chốt lại vấn đề tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản: "Thế mới biết trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp".
- Qua tìm hiểu và phân tích ở trên em hãy cho biết vai trò của phép lập luận phân tích và tổng hợp?.
* Vai trò:
+ Phép lập luận phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể.
+ Phép lập luận tổng hợp giúp cho ta hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc.
+ Nghĩa là không thể ăn mặc một cách tuỳ tiện, cẩu thả như một số người lầm tưởng rằng đó là sở thích và "quyền, bất khả xâm phạm của mình".
HS đọc 
* Ghi nhớ (SGK- 10)
II. Luyện tập (SGK- 10)
 BT 1 : Phân tích luận điểm
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
 + Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau.
 + Bất kì ai muốn phát triển học thuận cũng phải bắt đầu từ "kho tàng quý báu" được l ...  nhân vật nào?
2. Vì sao một phụ nữ vốn mềm yếu, sống dựa vào chồng như Thơm lại có thể nhanh chóng quyết định cứu hai cán bộ Thái, Cửu khi các anh gặp nguy khốn và lại có thể khôn khéo che giấu sự thật trước mặt chồng (Ngọc) ? Sau sự việc này, Thơm đã trở thành một con người khác như thế nào ?
 III. Các hoạt động 
I. Đọc- Tìm hiểu chung
HS đọc *
- Nêu những nét cơ bản về tác giả?
1. Tác giả (1948-1988)
- nhà thơ - nhà viết kịch nổi tiếng của văn học Việt Nam những năm 70-80 thế kỉ XX.
+ Là chồng của nữ thi sĩ tài hoa Xuân Quỳnh, cha của người dẫn nhiều chương trình VTV3 Lưu Minh Vũ, đồng tác giả của tập thơ Hương cây- bếp lửa và nhiều truyện ngắn hay, Lưu Quang Vũ được biết đến với hơn 50 vở kịch đề cập đến những vấn đề nóng bỏng và gai góc của xã hội Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX: Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Bệnh sĩ, Vụ án 2000 ngày; trong đó Tôi và chúng ta là một vở từng làm sôi động kịch trường khi ấy.
2. Tác phẩm
+ Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước hoà bình thống nhất, chuyển sang một thời kì lịch sử mới xây dựng và phát triển trong hoà bình. nhiệm vụ chính trị hàng đầu từ đây là khôi phục, cải tạo và không ngừng phát triển nền kinh tế để xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội phồn vinh. Trước yêu cầu này, không ít nguyên tắc, quy chế, phương thức sản xuất cũ ngày càng tỏ ra xơ cứng, lạc hậu. Để phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân viên, cần phải thay đổi tư duy, thay đổi phương thức quản lý, tổ chức, từ đó đổi mới cách làm việc đồng bộ chứ không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp làm việc của thời gian qua trước sự biến chuyển sinh động của cuộc sống. Đó chính là bối cảnh lịch sử, cơ sở xã hội, nguồn cảm hứng chủ đạo của vở kịch.
- Lấy đề tài về công việc làm ăn ở một xí nghiệp cụ thể, vở kịch nói Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, quản lý lề lối hoạt động sản xuất trên đất nước ta vào đầu những năm 80 – thời kì có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.
- Bố cục:
+Trong Tôi và chúng ta: gồm cảnh ba (trên chín cảnh; không chia hồi, lớp; ở đây cảnh tương đương với lớp).
+ Xí nghiệp Thắng Lợi – một cái tên do tác giả sáng tạo ra - là một trong những nhà máy xí nghiệp khá phổ biến ở nước ta đầu những năm 80, thế kỉ XX. Tình trạng của nó là: máy móc cũ kĩ, công nghệ sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất bị thu hẹp, tổ chức, phân công lao động không hợp lí, dời sống của anh chị em cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn. Yêu cầu sống còn đặt ra là phải nhánh chóng và mạnh mẽ thay đổi phương thức tổ chức, quản lý sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Những con người tiên tiến đã nhận ra điều ấy và hăm hở, khao khát thực hiện. Những họ đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của những kẻ bảo thủ, xu nịnh. Đó là những ai ? và cuộc đấu tranh giữa cũ-mới sẽ diễn ra như thế nào ? Đây là cảnh đối đầu công khai giữa những con người cùng làm việc trong xí nghiệp đó.
- thể loại: Kịch nói- chính kịch
+Mâu thuẫn-xung đột cơ bản: cũ-mới trong nội bộ nhân dân, trong đời sống sản xuất khi đất nước hoà bình thống nhất những năm 80 thế kỉ XX...
II. Đọc- Hiểu VB
* GV nêu yêu cầu đọc, phân công HS đọc các vai nhân vật và lời dẫn. Chú ý lời đối thoại của Hoàng Việt: tự tin, bình tĩnh, cương quyết; Lê Sơn: giọng rụt rè, lúng túng, sau bắt đầu chắc chắn, tự tin hơn; Nguyễn Chính; ngọt nhạt, thủ đoạn, vừa tỏ ra thông cảm vừa có vẻ đe doạ; giọng quản đốc Trương ngạc nhiên, hốt hoảng và sợ hãi...
* Tóm tắt.
 +Tình huống kịch: Tình trạng lạc hậu của xí nghiệp dẫn đến kết quả sản xuất rất thấp, đời sống cán bộ công nhân viên càng khó khăn. Yêu cầu đổi mới toàn diện và cơ bản, đồng bộ là bức thiết là tất yếu. Một số người tha thiết và mạnh dạn đổi mới. Một số khác lại khư khư bảo thủ, muốn giữ nguyên hiện trạng. Hôm nay, Giám đốc công bố Kế hoạch sản xuất mới trước toàn thể cán bộ xí nghiệp. Chuyện gì sẽ xảy ra ?
- Theo em để giải quyết mâu thuẫn tác giả nêu lên vấn đề gì ?
1. Vấn đề cơ bản để giải quyết mâu thuẫn-xung đột, ý nghĩa nhan đề của vở kịch.
- mâu thuẫn, xung đột cũ – mới
+ trong tình hình hiện tại của xí nghiệp, không thể khư khư giữ mãi những nguyên tắc, cơ chế, lề lối làm ăn, sản xuất đã trở nên lạc hậu, xơ cứng; phải mạnh dạn, dũng cảm thay đổi phương thức tổ chức, quản lý sản xuất mới để thúc đẩy sản xuất phát triển, mang lại hiệu quả thiết thực và cụ thể. Đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn. Mục đích cuối cùng của xí nghiệp là làm ra nhiều sản phẩm để đóng góp cho Nhà nước và nâng cao đời sống của người lao động.
- ý nghĩa nhan đề Tôi và chúng ta ?
+ Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, chung và riêng cần được nhìn nhận mới: không có chủ nghĩa tập thể chung chung, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”. Cái chúng ta tạo thành từ những cái tôi cá nhân cụ thể. Khi quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được đảm bảo và thống nhất với quyền lợivà nghĩa vụ của tập thể, thì khi đó sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp và chắc chắn. Còn ngược lại, chỉ nói đến cái chúng ta chung chung, chỉ kêu gọi quyết tâm mà không tạo điều kiện và cơ chế để người lao động sản xuất có hiệu quả, lại cứ bám vào những nguyên tắc, chỉ thị lỗi thời, thì tất cả vẫn là giáo điều, giậm chân tại chỗ và vẫn chỉ là lời kêu gọi suông mà thôi! Tôi trong chúng ta, thống nhất với chúng ta, nhưng mỗi cái tôi phải được tôn trọng và đảm bảo cụ thể và thiết thực trong sản xuất và trong đời sống vật chất và tinh thần.
+ Đó là vấn đề thời sự của đất nước ta những năm 80 thế kỉ XX, những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước.
2. Diến biến mâu thuẫn-xung đột trong đoạn trích.
+ Mâu thuẫn - xung đột giữa cũ (bảo thủ, lạc hậu)- mới (tiến bộ, khoa học).
- Khi Giám đốc đột ngột công bố bản kế hoạch sản xuất mới đã nhận được thái độ như thế nào về phía người nghe ?
- thái độ, phản ứng khác nhau của mọi người
- Vì sao họ có thái độ như vậy?
+ Vì Anh cho đó là chuyện riêng của hai người và chỉ là kế hoạch trên giấy, không thể thực hiện được. Nhưng được sự động viện, khơi gợi của Giám đốc, anh đã vượt qua được hạn chế của chính mình và quyết định nhập cuộc.
+ Tất cả đều thuộc chuyên môn riêng của họ, nhưng họ cứ bám vào những nguyên tắc, chính sách, chỉ tiêu đã thành cứng nhắc, lỗi thời, không còn phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới để không tán thành đề án mới. Nhưng cuối cùng, trước mệnh lệnh dứt khoát và nghiêm khắc đầy tinh thần trách nhiệm của Giám đốc, họ vẫn phải miễn cưỡng chấp hành nhưng chưa hề thoải mái, tâm phục, khẩu phục.
+ Ông ta dựa vào cấp trên, không được thì dựa vào nghị quyết của Đảng uỷ, nhân danh đạo đức,nhân danh thành tích của xí nghiệp để cảnh tỉnh và đe doạ Hoàng Việt. Ông ta là người duy nhất dám bỏ ra ngoài với lời đe doạ và thách thức giám đốc: Được, rồi xem !
+ Đầu tiên là thái độ hoài nghi và sợ hãicủa Lê Sơn 
+ Trưởng phòng Tổ chức, trưởng phòng Tài vụ, phản ứng về việc tuyển thêm nhiều nhân công, về tiền lương mới
+ Quản đốc Trương phản ứng vì thói quen được lãnh đạo, được làm một chức vụ quan trọng (mặc dù ông ta nói không ham hố địa vị), nay bỗng nhiên bị xoá bỏ. Ông ta sẽ mất cái quyền được hách dịch, sai phái anh chị em công nhân.
+ Phản ứng của Phó Giám đốc Nguyễn Chính-người đại diện tiêu biểu cho cơ chế cũ, cho sự bảo thủ, lạc hậu, máy móc, cá nhân lọc lõi, khôn ngoan. .
=> Tuỳ từng người, với những phản ứng khác nhau, nhưng nhìn chung chỉ qua một cuộc họp, đã thấy khó khăn của cái mới khi nó xuất hiện. Để được chấp nhận và chiến thắng, Hoàng Việt và lê Sơn phải vượt qua nhiều cuộc đấu tranh mới mà đây mới là trận đánh đầu tiên, cuộc đối đầu đầu tiên. Bằng những lời phân tích, những suy luận sắc sảo và mới mẻ, Hoàng Việt và lê Sơn mới bước đầu áp đảo, buộc những người dưới quyền chấp hành nhưng chưa được thuyết phục bằng tình cảm và nhất là bằng kết quả cụ thể. Vậy mà cảnh kịch đã hứa hẹn những cảnh đấu tranh vì cái mới và sự tiến bộ phức tạo và quyết liệt hơn
3. Tính cách một nhân vật tiêu biểu qua lời đối thoại của họ trong đoạn trích.
- Nhận xét về phẩm chất tính cách của các nhân vật chính trong đoạn trích: Giám đốc, Phó Giám đốc, kĩ sư, quản đốc, công nhân...
- Quyền Giám đốc Hoàng Việt: nhân vật trung tâm, người đại diện tiêu biểu cho những con người tiên tiến, dám nghĩ dám làm, tin tưởng vào bản thân, vào quần chúng
- Kĩ sư Lê Sơn: Chuyên môn giỏi, hết lòng, hết sức vì xí nghiệp, hiểu biết xí nghiệp sâu sắc, cặn kẽ do nhiều năm gắn bó với nó, tuy vốn nhút nhát, ngại vâ chạm.
 -Nguyễn Chính: máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều thủ đoạn. Khôn khéo xu nịnh và luồn lọt cấp trên, đánh đổ bốn đời giám đốc, luôn dựa vào cấp trên, vào cơ chế, vào ng
- Quản đốc Trương: một người khô khan, hách dịch, thích tỏ ra quyền thế, nghĩ và làm giáo điều như cái máy.
- Dự đoán xu thế và kết quả của cuộc đấu tranh trong vở kịch như thế nào
+ Sẽ là cuộc đấu tranh tất yếu phải xảy ra trên đường đổi mới để tồn tại và phát triển của mỗtn. Đó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng, gay gắt và dai dẳng, nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về Hoàng Việt và Lê Sơn vì họ là những đại diện ưu tú của cái mới, cái tiến bộ, Suy nghĩ và việc làm của họ hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại, phù hợp với yêu cầu của thực tế đời sống, với nguyện vọng của nhân dân. Họ được anh chị em công nhân hết lòng đồng tình ủng hộ. Họ không đơn độc. Họ là những người tiên phong trong phong trào đổi mới đất nước).
- Mâu thuẫn trong đoạn trích vở kịch đã giải quyết đến mức nào ? Vì sao
+ Mâu thuẫn-xung đột trong đoạn trích vở kịch mới giải quyết ở mức độ bước đầu. Cái cũ, người cũ chưa hoàn toàn buông vũ khí chịu khuất phục, đầu hàng; còn hứa hẹn nhiều phen quyết đấu tiếp theo. Vì đây mới là cảnh ba, mới là trận đụng độ công khai đầu tiên giữa hai bên)
- Tính cách các nhân vật và mâu thuẫn kịch được giải quyết và làm rõ chủ yếu bằng phương tiện gì ?
+ Bằng ngôn ngữ đối thoại trực tiếp của các nhân vật trong một không gian nhỏ: văn phòng giám đốc)
 IV. Củng cố
 V. HBHB: Xem bài mới. 
 Ngày tháng năm
 Tiết 167, 168 Tổng kết phần văn học
 A. Mục tiêu: 
 - Giúp HS hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn toàn cấp THCS; hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam: các bộ phận văn học, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật.
 - Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.
 - Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, khái quát hoá, tóm tắt các nội dung, tìm và chứng minh các luận điểm trong bài Ôn tập (SGK), nhận diện và phân tích thể loại các văn bản đã học và đọc thêm.
 B. Chuẩn bị
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS.
 III. Các hoạt động 
I. 
 IV. Củng cố
 V. HBHB: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 Ki 2(1).doc