Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến 10

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến 10

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

I,Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức : Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị .

2.Kĩ năng : Nhận biết được cách viết văn thuyết minh có kết hợp sử dụng các yếu tố kể chuyện, bình luận

3.Thái độ : Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác

II,Chuẩn bị :

+ Giáo viên :

- Hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên Chủ tịch phủ

- Dự kiến khả năng tích hợp : với Tiếng Việt ở bài Các phương châm hội thoại, với Tập làm văn ở bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, với vb đã học ở lớp 7 ( Đức tình giản dị của Bác Hồ ), với những hiểu biết của hs về Bác .

+ Học sinh : chuẩn bị bài học theo yêu cầu của giáo viên .

III,Tiến trình hoạt động :

1,Ổn định tổ chức : ( 1p) .

2,Kiểm tra bài cũ : ( 3p) ( Kiểm tra việc chuẩn bị bài và sách vở của học sinh )

 

doc 90 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : 	 Ngày soạn : 03\09\2007
Tiết:1 – 2 : 	 Ngày dạy : 08\09\2007
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 	Lê Anh Trà
I,Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức : Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị .
2.Kĩ năng : Nhận biết được cách viết văn thuyết minh có kết hợp sử dụng các yếu tố kể chuyện, bình luận
3.Thái độ : Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác 
II,Chuẩn bị :
+ Giáo viên : 
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên Chủ tịch phủ
- Dự kiến khả năng tích hợp : với Tiếng Việt ở bài Các phương châm hội thoại, với Tập làm văn ở bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, với vb đã học ở lớp 7 ( Đức tình giản dị của Bác Hồ ), với những hiểu biết của hs về Bác .
+ Học sinh : chuẩn bị bài học theo yêu cầu của giáo viên .
III,Tiến trình hoạt động : 
1,Ổn định tổ chức : ( 1p) .
2,Kiểm tra bài cũ : ( 3p) ( Kiểm tra việc chuẩn bị bài và sách vở của học sinh ) 
3,Bài mới :
* Giới thiệu bài : ( 1p) Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh .
* Tiến trình bài học : (40p) .
* TIẾT 1
* Phần Đọc – tìm hiểu vb : (38p)
Giáo viên đọc đoạn 1 rồi hướng dẫn cho hs đọc tiếp (yêu cầu : Giọng đọc chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết ). Giáo viên nhận xét cách đọc 
 Giải thích từ khó 
 - Kiểm tra một vài từ khó đã được chú giải trong mục chú thích sgk/7
(?) Văn bản Phong cách HCM thuộc thể loại gì ? 
- Vb nhật dụng
(?) Trong nội dung văn bản Phong cách Hồ Chí Minh chia làm mấy đoạn ? Nêu nội dung của mỗi đoạn ?
- Đoạn 1 : từ đầu rất hiện đại – Qúa trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hóa HCM 
- Đoạn 2 : Tiếp theo cho đến hết : Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch HCM 
 Gọi hs đọc đoạn thứ nhất 
(?) Đoạn văn đã khái quátvốn tri thức văn hóa của BH như thế nào ?
- Vốn tri thức nhân loại của HCM rất uyên thâm : ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như BH 
(?) Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy ? 
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, chủ tịchHCM đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều văn hóa từ phương Đông 
tới phương Tây, khắp các châu lục Á, Âu, Phi, Mĩ Ghé lại nhiều hải cảng.., từng sống dài ngày ở Pháp, Anh, Nga, TQ, Thái Lan
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thành thạo nhiều thư ùtiếng nước ngoài Pháp, Anh, Nga, TQ.. 
- Qua công việc,qua lao động mà học hỏi( làm nhiều nghề khác nhau) 
- Có ý thức học hỏi toàn diện,sâu sắc đến mức uyên thâm,vừa tiếp thu tinh hoa vừa phê phán cái tiêu cực của chủ nghĩa tư bản 
(?) Điều kì lạ nhất trongphong cách văn hóa HCM là gì ? ( HSTLN)
- Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở người, để trơ ûthành một nhân cách Việt Nam
- Một lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam nhưng cũng đồng thời rất mới rất hiện đại.
- Vốn tri thức nhân loại của HCM rất uyên thâm, thể hiện ở sự am hiểu sâu sắc về các dân tộc trên thế giới, về văn hóa thế giới . Đặc biệt, sự hiểu biết về văn hóa thế giới 
- Nói cách khác, chổ độc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hóa HCM là sư ïkết hợp hài hòa những phẩm chất rất khác nhau , thống nhất trong một con người HCM . Đó là, truyền thống hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị . Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sư ûdân tộc Việt Nam từ xưa đến nay 
* TIẾT 2 
* Ổn định : ( 1p)
* GV khái quát lại nội dung tiết 1 – chuyển ý( 2p)
* Tìm hiểu tiếp phần tìm hiểu vb : (33p)
 Gọi hs đọc đoạn văn tiếp theo 
(?) Là người giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng Chủ tịch HCM có một lối sống ntn ? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó ? 
 - Bác có một lối sống vô cùng giản dị :
+ Nơi ở , nơi làm việc đơn sơ : “ chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao” như cảnh làng quê quen thuộc; “ chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ ”
+ Trang phục hết sức giản dị :“ bộ quần áo bàbanâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lố thô sơ”; tư trang ít ỏi: “ chiếc vali con với bộ áo quần, vài vật kỉ niệm ..” 
+ Ăên uống đạm bạc : “ cá kho, rau luộc, dưa ghép, cà muối, cháo hoa” 
(?) Tại sao nói cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch HCM lại vô cùng thanh cao, sang trọng ? ( HSTLN)
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó 
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời 
- Đây là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên 
(?) Em cóthể đọc những câu thơ, kể những mẫu chuyện khác cũng nói về phong cách sống của Bác ? 
( Học sinh tự kể )
(?) Nét đẹp của lốí sống rất dân tộc , rất Việt Nam trong phong cách 
HCM gợi cho ta nhớ đến những vị hiền triết nào ? 
- Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ,Nguyễn Bỉnh Khiêm 
Gv phân tích: hai câu thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, để thấy được cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao 
 (?) Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp, phẩm chất cao quí của phong cách Hồ Chí Minh, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào ? ( HSTLN)
- Kết hợp giữa kể và bình . Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên : “ có thể nói ít vị lãnh tụ nào .HCM” ; “ Qủa như một câuchuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trongcổ tích”
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu 
- Đoan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ HánViệt gợi chongười đọc thấy sự gần gũi giữa HCM với các bậc hiền triết dân tộc 
- Sử dụngnghệ thuật đối : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hếtsức dân tộc, hết sức Việt Nam .
* Tổng kết : ( 6p)
(?) Học qua vb này,ta có thể tóm tắt những vẻ đẹp của phong cách HCM như thế nào ? 
 - là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị 
(?) Qua đó, em rút ra ýnghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong HCM như thế nào ? 
Cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìnvà phát huy bản sắc dân tộc 
* GV cần liên hệ giáo dục tư tưởng cho hs : Như giúp các em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hóa , thế nào là “mốt”, là hiện đại trong anh mặc nói năng 
I,Đọc – tìm hiểu văn bản :
1,Đọc và tìm hiểu chú thích :
2,Thể loại : nhật dụng 
3,Bố cục : 3 phần 
4,Phân tích :
4.1.Quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hóa HCM .
-Tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng, nhiều nước trên thế giới
-Hiểu biết sâu rộng nền văn hóa các nước trên thế giới
® Vốn tri thức văn hóa sâu rộng
+ Phương thức tiếp thu :
-Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
-Học hỏi qua công việc, qua lao động đến mức uyên thâm
-Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới.
Þ Nhân cách ,lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng đồng thời rất mới rất hiện đại .
4.2.Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch HCM .
* Bác có một lối sống vô cùng giản dị:
-Nơi ơ, nơi làm việc đơn sơ.
-Trang phục hết sức giản dị.
-Ăn uống đạm bạc.
* Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch HCM lại vô cùng thanh cao, sang trọng .
-Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó .
-Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời .
-Đây là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan 
niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên 
4.3.Nghệ thuật trong vb làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh .
-Kết hợp giữa kể và bình .
-Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu .
-Sử dụng nghệ thuật đối . 
II,Tổng kết : 
* Ghinhớ : (sgk/8) .
4.Hướng dẫn về nhà :	
- Đọc lại văn bản và nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh .
- Nắm những nội dung chính của văn bản .
- Tìm đọc một số câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh .
- Soạn bài “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
 + Tìm hiểu tác giả, tác phẩm .
 + Tìm hiểu những từ : bom nguyên tử, tên lửa mang đầu dạn hạt nhân .
 + Đọc kĩ văn bản .
 + Soạn phần đọc hiểu văn bản .
5.Rút kinh nghiệm : 
............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
Tuần1 : Ngày soạn : 07\09\07
Tiết 3 : Ngày dạy : 10\09\07 
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 
I,Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức : 
- Củng cố kie ... đồng chí của họ 
* Tổng kết : 4 p
(?) Phát biểu cảm nhận của em về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ? ( Ghi nhơ )
(?) Vì so bài thơ viết về tình đồng đội của người lính lại được đặt tên là Đồng chí ?( Đồng chí là cùng chung chí hướng, lí tưởng . Đây cũng là cách xưng hô của những người cùng trong một đoan thể cách mạng. Vì vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội )
I,. Giới thiệu chung 
 Sgk/ 129
I, Đọc – tìm hiểu văn bản 
1, Đọc và tìm hiểu chú thích 
2, Thể loại : thơ tự do 
3, Bố cục : 2phần 
4, Phân tích 
a Cơ sở tạo nên tình đồng chí
- Hoàn cảnh xuất thân : đềøu là những người nông dân nghèo khổ 
- cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau, cùng một lí tưởng tưởng đánh giặc cứ nước “ Súng bên súng, đầu sát bên đầu
- Cùng chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống đầy gian nan của người lính “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ 
-b, Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí 
- Đồng chí, đó là sự cảm thông, sâu xa những tâm tư , nỗi lòng của nhau “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày - Đồng chí là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc sống ( ớn lạnh, sốt run người, áo anh rách vai, quần tôi có vài mãnh vá, cười buốt giá, chân không giày)
- Trong thiếu thốn, gian lao, họ thấu hiểu nhau hơn, thương nhau hơn, truyền cho nhau sức mạnh tinh thần ( thương nhau tay nắm lấy bàn tay)
 c, Sự kết tinh giữa thực và mộng
“Đầu súng trăng treo” 
Những hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú . Súng mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bằng những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình , chiến sĩ và thi sĩ  Đó là mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau – nền thơ kết hợp chất hiện thực và lãng mạn
III, Tổng kết : sgk/ 121
4, Hướng dẫn về nhà ( 3p) : 
- Nắm được tư tưởng chủ đạo , đặc sắc của bài thơ 
- Học thuộc lòng của bài thơ 
- Tìm thêm một số bài thơ viết về tình đồng chí 
- Soạn bài “ Bài thơvề tiểu đội xe không kính”
 + Tìm hiểu tác giả, tác phẩm 
 + Đọc bài thơ và phần chú thích 
 + Soạn phần : Đọc- hiểu văn bản trong sgk / 133
Ngày soạn :29 /10/05 
 I, Mục tiêu cần đạt
 1, Kiến thức : 
Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng những chiến xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ
Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ
2, Kĩ năng :Rèn kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ 
II, Chuẩn bị 
+ Giáo viên :- Soạn giáo án 
- Dự kiến khả năng tích hợp : Với Văn bản Đồng chí , với Tập làm văn qua Nghị luận trong
 văn tự sự ; Tiếng việt qua bài Tổng kết về từ vựng ( tiếp theo)
-Dự kiến các hình thức dạy học tích cực : Thảo luận nhóm , phát phiếu học tập , phân tích, giảng bình .
+ Học sinh :Học bài, soạn bài theo yêu cầu của giáo viên 
III, Tiến trình hoạt động
 1, ỔN định tổ chức : (1p)
 2,Kiểm tra bài cũ : ( 5p)
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và cho biết : Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào, ở đâu , sau được đưa vào tập thơ nào? 
- Tại sao nói đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống pháp. 
 3, Bài mới :* Giới thiệu bài : ( 1p) Nói đến nhà thơ Phạm Tiến Duật là người ta nhắc đến chùm thơ đặc sắc của ông viết về những người lái xe Trường Sơn, những thanh niên xung phong hồi chiến tranh chống Mĩ ( những năm sau mươi- 70 thế kỉ trước như bài Trường Sơn đông , Trường Sơn tây, Lửa đèn , Gửi em ). Trong đó, Bài thơ về tiểu đội e không kính có một vẻ đẹp riêng. 
* Tiến trình bài học :
* Tìm hiểu chung ( 3) 
Gọi hs đoc phần chú thích dấu sao 
(?) Hãy nêu vài nét về tác giả tác phẩm ? ( sgk)
Phần đọc – tìm hiểu văn bản ( 28
 Giáo viên hướng dẫn cho hs đọc đoạn trích ( Yêu cầu đọc: Giọng đọc vui tươi, khỏe khoắn, ngang tàng dứt khoát)
 Giải thích từ khó 
 (?) Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết theo thể thơ gì ? (Thơ tự do)
(?) Nhan đề bài thơ có gì độc đáo ? 
-“ Tiểu đội xe không kính”, hẳn cái tên này là do lính lái xe đặt cho đơn vị của mình theo lối bông đùa, tếu táo của lính tráng , nghe rất ngộ nghĩnh . Phải là người trog cuộc mới có đượ thực tế này.
(?) Cụm từ “ Bài thơ về”, phải chăng Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy ? 
- Một chất thơ mới mà nhà thơ phát hiện ra ở cánh lính trẻ thời chống Mĩ: sống giữa bom đạn ác liệt, cái chết rình rập từng phú từng giây, vậy mà họ vẫn bất chấp hiểm nguy, ngang tàng, sôi nỗi, lạc quan 
* Tìm hiểu về hình ảnh những chiếc xe không kính 
(?) Hiện tượng những chiếc xe không kính được giải thích như thế nào ? 
(?)Những chiếc xe không có kính là hiện tượng bình thường hay bất bình thường? (Không bình thường trong cấu tạo và trong đời thường. Bình thường trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt )
(?) Bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm , trần trụi hơn nữa. Hãy tìm những câu thơ thể hiện điều đó? 
 “Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe, thùng xe có xước”
(?) Em có nhận xét gì về giọng thơ ấy ? ( Với giọng thơ thản nhiên , như lời ăn tiéng nói hằng ngày của lính lái xe thời ấy )
(?) Qua những lời nói đó , cho ta thấy được cuộc chiến tranh lúc bấy giờ như thế nào và tinh thần của những người lính ra sao ? ( Cho thấy đó là cuộc chiến tranh khốc liệt và tinh thần bất khuất của những người lính )
 Tìm hiểu hình tượng những chiến sĩ lái xe 
(?) Những chíc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lái xe trê tuyết đường Trường Sơn . Hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ ? ( HSTLN)
- Tư thế: ung dung hiên ngang của họ người trong buồng lái “ Ung dung buồng lái ta người – Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
(?) Trong cảm giác của em, nhìn đát, nhìn trời, nhìn thẳng là cách nhìn như thế nào của người lính lái xe không kính trong truyến lửa? (- Tầm nhìn mơ rộng, bao quát được không gian)
(?) Khi người lính trên xe không có kính Họ còn thấy điều gì nữa ? 
 “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
 Nhìn thấy con đường chạy chạy thẳng vào tim”
(?) Câu thơ đó diễn tả đựợc cảm giác như thế nào ? 
- Cảm giác vè tốc độ trên chiế xe đang lao nhanh 
(?) Trên xe không kính, người lính còn nhận vào mình những gì ? 
Bụi: Bụi phun tóc trắng như người già 
Mưa : Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời 
(?) Những gì người lái xe không kính nhận vào mình như thế đã phản ánh một hiện thực như thế nào? 
- Thời tiết khắc nghiệt , gian khổ hiểm nguy 
(?) Những người lái xe không kính đã chấp nhận hiện thực đó với thái dộ như thế nào ? Câu thơ nào nói lên điều đó ? 
- sôi nổi , hiên ngang, tinh nghich rát lính tráng bất chấp mọi khó khăn gian khổ 
 (?) Từ đó, những vẻ đẹp nào của người lính lái xe trên tuyết lửa được bộc lộ ? ( Bất chấp khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ )
(?) Cách tạo lập tiểu đội xe không kính có gì đặc biệt? 
(?) Những cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi nói với ta điều gì về người lính? (Tâm hồn cởi mở , thân thiện )
(?) Em hiểu gì về cách sống của người lính trên tuyến lửa từ cảm nghĩ “ Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”?
Họ coi nhau như anh em trong một gia đình
(?) Từ đó, hình ảnh những người lính có thêm vẻ đẹp nào? 
- Tình đồng đội cởi mở, chân thành, tươi thắm, vượt lên mọi gian khổ của cuộc chiến tranh ác liệt
(?) Theo em, câu thơ “ Chỉ cần trong xe có một trái tim” mang ý nghĩa gì? (Khẳng định lòng nhiệt huyết, lí tưởng chiến đấu để giải phóng miền Nam )
(?) Từ đó, thêm vẻ đẹp nào của người lính được bộc lộ ? (Vẻ đẹp của lòng trung thành với lí tưởng cách mạng giải phóng dân tộc )
* Tổng kết : 4
(?) Học qua bài thơ này, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của người lính lái xe trên đường Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ cứu nước? 
Cách sống hiên ngang, coi thường gian khổ, vui tươi và thân thiện 
Ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
 (?) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ? 
Chất giọng ngang tàng, tinh nghịch, trẻ trung, giàu tính khẩu ngữ , tự nhiên 
 (?) Cảm nhĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ ? So ánh hình ảnh người lính ở bài thơ này với bài thơ đồng chí ? ( HSTLN)
I,. Giới thiệu chung 
 Sgk/ 132 
I, Đọc – tìm hiểu văn bản 
1, Đọc và tìm hiểu chú thích 
2, Thể loại : thể thơ tự do
3, Phân tích 
 a, Hình ảnh những chiếc xe không kính 
=> Với giọng thơ thản nhiên , như lời ăn tiéng nói hằng ngày của lính lái xe thời ấy . Cho thấy đó là cuộc chiến tranh khốc liệt và tinh thần bất khuất của những người lính 
 b, Hình tượng những chiến sĩ lái xe
- Tư thế: ung dung hiên ngang của họ người trong buồng lái “ Ung dung buồng lái ta người – Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
- Thái độ sôi nổi , hiên ngang, tinh nghich rát lính tráng bất chấp mọi khó khăn gian khổ
- Không có kính , ừ thì có bụi
 .
 Chưa cần rửa, phì phèo châm điều thuốc
- Không có kính, ừ thì ướt áo
 ..
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
- Niềm vui gia đình và vẻ đầm ấm của tình đồng chí “ Bắt tay . Gia đình đấy” 
- Khẳng định lòng nhiệt huyết, lí tưởng chiến đấu để giải phóng miền Nam “ Chỉ cần trong xe có một trái tim
III, Tổng kết : sgk/ 133
4, Hướng dẫn về nhà ( 3p) : 
- Học qua vb này em nhận thức thêm điều gì về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? 
- Ngoài Bài thơ về tiểu đội xe không kính, em còn biết những bài thơ nào cũng nói về đề tài này nữa?
- Học thuộc lòng bài thơ 
- Soạn bài: “ Kiểm tra về truyện trung đại” để chuẩn bị tiết sau kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_1_den_10.doc