Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 24 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 24 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của văn bản.

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến Thức:

 - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ngọt ngào.

 - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình.

 - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tượng tượng.

 3. Thái độ:

 - Thông qua hình tượng con cò HS biết cách yêu thương kính trọng cha mẹ

 C. PHƯƠNG PHÁP

 - Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận

 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ:

 ? Nhà khoa học Buy-Phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu?

 ? Có đúng không? Phân tích các dẫn chứng?

 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài mới của học sinh

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 24 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HDÑT: Con coø (1 tieát)
- Luyện tập cảm nhận về hình ảnh người mẹ qua bài thơ “Con cò” – Chế Lan Viên (1 tiết)
- Caùch laøm baøi vaên nghò luaän veà vaán ñeà tö töôûng, ñaïo lí. (2 tieát)
- Traû baøi taäp laøm vaên soá 5 (1 tieát)
Tuaàn 24
* Noäi dung chöông trình Tuaàn 24:
TUẦN 24 
TIẾT 111 + 112:
 Văn bản: CON COØ (Höôùng daãn ñoïc theâm)
 - Cheá Lan Vieân - 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của văn bản.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ngọt ngào.
 - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình.
 - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tượng tượng.
 3. Thái độ: 
 - Thông qua hình tượng con cò HS biết cách yêu thương kính trọng cha mẹ 
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ:
 ? Nhà khoa học Buy-Phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu?
 ? Có đúng không? Phân tích các dẫn chứng?
 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài mới của học sinh
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Tình maãu töû thieâng lieâng maø gaàn guõi ñoái vôùi moãi con ngöôøi ñaõ töø laâu trôû thaønh ñeà taøi cho thi ca nhaïc hoïa ñoâng taây coå kim maø khoâng bao giôø cuõ, khoâng bao giôø thoâi quyeán ruõ ngöôøi ñoïc. Cheá Lan Vieân goùp theâm tieáng noùi ñoäc ñaùo vaø ñaëc saéc cuûa mình vaøo deà taøi treân baèng caùch phaùt trieån nhöõng caâu ca dao quen thuoäc noùi veà con coø ñeå ngôïi ca tình meï vaø lôøi ru ñoái vôùi cuoäc soáng con ngöôøi Vieät Nam.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
- Đọc chú thích * ?
? Nêu vài nét về t/g – t/p ?
* HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản ,Phân tích văn bản
- GV: Nêu yêu cầu cần đọc
- Chú ý thay đổi giọng điệu, nhịp điệu của bài thơ.Các hình ảnh xây dựng hình tượng con cò
- Thể thơ tự do, nhịp điệu biến đổi có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru à Chú ý thay đổi giọng điệu, nhịp điệu.
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- GV giới thiệu: Bố cục bài thơ được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm – Hình tượng Con Cò trong mối quan hệ với cuộc đời con người được xuyên suốt cả bài thơ.
? Có 3 đoạn trong bài thơ, nêu nội dung khái quát của từng đoạn?
HS : Thảo luận trình bày
- H/S đọc đoạn 1.
? Những câu ca dao nào được tác giả viết ra trong lời hát ru của mẹ.
? Bắt đầu bằng những câu ca dao nào?
? Những câu ca dao đó gợi tả không gian, khung cảnh của làng quê, phố xã như thế nào?
? Tiếp đến là lời ru bằng những câu ca dao nào?
? Con cò là tượng trưng cho ai? Với cuộc sống như thế nào?
? Câu thơ có mấy hình tượng ?
HS: Hình tượng con cò và đứa con bé bỏng.
? Nhịp điệu, lời thơ như thế nào?
HS:Tha thiết ngọt ngào
? Tình mẹ với con như thế nào?
HS: Nhân từ, rộng mở, tràn đầy yêu thương
? Kết thúc đoạn thơ được diễn tả giấc ngủ của con như thế nào?
? Vì sao giấc ngủ của con lại chẳng phân vân?
- H/s: Đọc đoạn 2 của bài
? Lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã được thể hiện qua câu thơ nào?
? Hình ảnh con cò đối với đứa con lúc này như thế nào?
? Nghệ thuật độc đáo của tác giả khi xây dựng hình tượng thơ trong 2 câu thơ này là gì....
? Lời ru của mẹ được tiếp tục thể hiện ntn?
? Lời ru thể hiện ước mong của mẹ như thế nào? Tình mẹ giành cho con ntn?
HS: Một cuộc sống ấm áp, tươi sáng được che chở và nâng niu....
? Ý nghĩa của hình ảnh con cò trong đoạn 2?
- HS Đọc đoạn 3
? Lời mẹ ru con được thể hiện ntn?
? Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ như thế nào.
? Nhà thơ đã khái quát lên tình mẹ như một quy luật qua câu thơ nào?
? Đó là quy luật thể hiện tình cảm của người mẹ ntn?.
- G/V: Mở rộng đó là phong cách nghệ thuật độc đáo trong thơ Chế Lan Viên.
“Lũ chúng con ngủ trong giường chiếc hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo hẹp...”
- G/v gợi ý: Học sinh mở rộng tình cảm của mẹ giành cho con nhân từ, mở rộng, bền vững, che chở cho con qua những câu ca dao, qua thơ của Nguyễn Duy.
 “Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
? Đọc đoạn cuối
? Những dòng thơ cuối với âm hưởng lời ru ntn?
- HS: Âm hưởng lời hát ru tha thiết ngọt ngào
? Thể thơ tự do tác giả sử dụng có khả năng thể hiện cảm xúc ntn? (Linh hoạt)
? Nt đã khai thác và làm mới vẻ đẹp của ca dao ntn?
- HS: S/d ca dao, liên tưởng độc đáo, tạo suy ngẫm, triết lí....)
? Biểu hiện đáng quý nào trong tấm lòng nhà thơ được bộc lộ?
? Ý nghĩa lớn lao của lời ru đối với mỗi người ntn?
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Chế Lan Viên (1920-1989) quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới.Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX với phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
2.Tác phẩm: 
- Sáng tác năm 1962 in trong tập “ Hoa ngày thường- Chim báo bão”
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
2. Bố cục: 
- 3 đoạn (như đã chia trong SGK)
+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi ấu thơ sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời.
+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
3.Tìm hiểu văn bản:
a. Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ.
-“Con cò bay la
.Con cò Đồng Đăng”
à Gợi tả không gian, khung cảnh quen thuộc, sự nhịp nhàng thong thả, bình yên.
-“Con cò ăn đêm
Cò sợ xáo măng.”
à Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ trong cuộc sống vất vả, nhọc nhằn
- Ngủ yên! Ngủ yên! cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
à Câu thơ nhịp điệu nhẹ nhàng, lời thơ thiết tha giàu cảm xúc, mà vẫn có ý nghĩa biểu tượng sâu sắcà thể hiện tình mẹ nhân từ, yêu thương, che trở cho con.
- Con ngủ chẳng phân vân.
à Gợi ra một hình ảnh thanh bình, mẹ đã ru con bằng những câu ca dao là cả điệu hồn dân tộc và bằng tình mẹ giành cho con.
è Lời ru ngọt ngào, dịu dàng tràn đầy tình yêu thương của mẹ đến với tuổi ấu thơ để vỗ về, nuôi dưỡng tâm hồn cho con. Qua hình ảnh con cò với nhiều ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.
b.. Lời ru thứ 2
- Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên.
à Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, hình ảnh con cò được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn mỗi con người, nâng đỡ con người.
- Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
à Qua hình ảnh con cò, gợi ra ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
- Nghệ thuật sáng tạo hình tượng độc đáo, hình tượng con cò sẽ theo cùng con người suốt cuộc đời đó là biểu tượng của tình mẹ ngọt ngào, che trở và nâng đỡ.
c. Ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ với cuộc đời cuả mỗi người
- Dù ở gần con,
Dù ở xa con....,
-> Lời thơ giản dị mà thấm đượm tình mẹ tha thiết danh cho con, hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
- Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
à Khái quát lên thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc mở ra những suy ngẫm thành những triết lý sâu sa. Để ngợi ca và biết ơn tình mẹ dành cho con.
- Một con cò thôi
..Vỗ cánh qua nôi
-> Lời hát ru tha thiết ngọt ngào ý nghĩa lớn lao của hình ảnh con cò là biểu hiện cao cả, đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn dành cho mỗi cuộc đời con người.
3 .Tổng kết, 
a. Nghệ thuật : 
- Viết theo thể thơ tự do, tác giả thể hiện được cảm xúc một cách linh hoạt ở nhiều biểu hiện, nhiều mức độ.
- Sáng tạo nên những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bật giọng suy nghẫm, triết lí của nhà thơ.
- Xây dựng hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
b. Ý mghiax văn bản :
- Đề cao ,ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người.
( Ghi nhớ SGK/47)
4.CỦNG CỐ : GV củng cố nội dung bài học.
5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Đọc thuộc lòng bài thơ 
- Nắm được giá trị nhân văn cao đẹp và tài năng sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên.
-Phân tích , cảm nhận về một đoạn thơ yêu thích nhất trong bài.
-Chuẩn bị bài : Cách làm làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
***************************************** 
TUẦN 24 
TIẾT 113 + 114 
Tập làm văn: 
CAÙCH LAØM BAØI VAÊN NGHÒ LUAÄN VEÀ MOÄT VAÁN ÑEÀ TÖ TÖÔÛNG, ÑAÏO LÍ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng những kiến thức đã học để làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 3. Thái độ: 
 - Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo đức.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ?Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
 ?Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận này?
 - Trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK trang 36
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo lí: là một lĩnh vực rộng lớn: bàn bạc về những vấn đề chính trị, chính sách, đạo đức, lối sống, những vấn đề có tầm chiến lược, tư tưởng triết lí đến những sự việc về một vấn đề tư tưởng đạo lí .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 :Tìm hiểu các đề văn,Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
- HS: Đọc, tìm hiểu 10 đề bài SGK trang 51, 52.
- HS: Có bảng phụ ghi 10 đề bài treo trên bảng.
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?
- HS: Đều nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống
? Ở đề 1, đề 3, đề 10 cách hỏi có gì khác (có mệnh lệnh).
? Học sinh tự đặt 1 số đề bài tương tự?
- Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
? “Suy nghĩ” đòi hỏi người viết phải thể hiện những yêu cầu gì?
- HS: Thể hiện sự hiểu biết, sự đánh giá ý nghĩa của vấn đề này
? Cụ thể đề yêu cầu gì ?
- HS :Giải thích đúng câu tục ngữ, thể hiện suy nghĩ nêu ý kiến về câu tục ngữ.
? Tìm hiểu đề phải chú trọng đến những yêu cầu gì của đề?
- G/V gợi ý: Khi tìm ý để giải quyết vấn đề ta thường nêu câu hỏi: Nghĩa là gì? Đúng, sai ntn? Có tác dụng ra sao? ý nghĩa ntn?
? Dựa vào các ý đã tìm sắp xếp và lập thành một dàn bài?
? Mở bài cho đề bài trên ntn?
- HS : Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí làm người, đạo lý cho toàn xã hội).
? Giải thích câu tục ngữ ntn?
“Nước? Nguồn? Uống nước?
Nhớ nguồn là nhớ về đâu? ”
? Nhận định, đánh giá của em về câu tục ngữ. GV gợi: Câu tục ngữ nêu rõ nội dung gì? Có ý nghĩa gì? có tác dụng ra sao? 
? Em có sự khẳng định vấn đề ntn? ý nghĩa lớn lao của vấn đề là gì? Bài học gì cho em qua đề bài trên? 
- Gv: Cho HS tiếp tục tìm hiểu các bước làm
 bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí:
“Uống nước nhớ nguồn”
- HS: Đọc VD phần mở bài (SGK/ 53)
? Có nhiều cách mở bài; Đó là những cách mở bài nào?
- GV: Cung cấp thêm: mở bài trực tiếp:người dân Việt Nam ta luôn có truyền thống tốt đẹp đó là uốngnguồn. Điều này đó được chứng minh rất nhiều trong thực tế và điều này cũng đó được đúc kết trong cả những câu ca dao tục ngữ. Một trong những câu ca dao tục ngữ đó là “Uống nước nhớ nguồn”.
? Những ý cần bàn luận cho đề bài là gì? (chúng ta sẽ làm gì với đề bài trên)
- HS: Giải thích nội dung câu tục ngữ
? Những nhận định đánh giá câu tục ngữ là gì?(gợi: câu tục ngữ này có mấy lớp nghĩa? Câu tục ngữ có ý nghĩa gì?)
- HS: Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên; Câu tục ngữ có nhiều lớp nghĩa
? Có sự khẳng định gì về câu tục ngữ? Nhiệm vụ của mỗi người là gì qua học câu tục ngữ? - GVgợi: Đây là một truyền thống ntn? Chúng ta có nhiệm vụ gì?
? Trong bài nghị luận cần những yêu cầu gì về lời văn và việc liên kết đoạn?
? Đọc phần C (Kết bài)SGK Trang 54
? Y/c của phần kết bài là gì?
? Sự cần thiết của bước 4 ntn?
? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí cần chú ý vận dụng các phép lập luận gì?
? Yêu cầu dàn bài cho bài văn nghị luận này.
HẾT TIẾT 113 CHUYỂN TIẾT 114
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS Luyện tập
H/S: Đọc đề 7 trong SGK.
? Y/c tìm ý gì để làm rõ vấn đề tinh thần tự học. Học sinh thảo luận nhóm 4 phút
Vd: Giải thích rõ thế nào là tự học?
Vd: Cần có tinh thần tự học ntn?
Vd: ý nghĩa lớn lao của vấn đề này?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tìm hiểu các đề văn:
- 10 đề văn SGK/53
- Đề 1,3, 10 là đề có mệnh lệnh.
- Đề 2,4,5,6,7,8,9 đề mở không có mệnh lệnh
- Yêu cầu trình bày ý kiến, giải thích chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp để làm rõ vấn đề.
2. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
+ Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
* Tìm hiểu đề:
- Chú trọng yêu cầu của đề
- Thường là những câu tục ngữ, danh ngôn chú trọng ý nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh.
* Tìm ý:
- Đặt những câu hỏi để tìm ý là gì? Như thế nào? Tại sao? tác dụng gì? ý nghĩa ra sao?.....
- Mục đích: Phân chia vấn đề thành các luận điểm.
+ Bước 2: Lập dàn bài
* Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí làm người, đạo lý cho toàn xã hội).
* Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ ntn?
“Nước? Nguồn? Uống nước?
Nhớ nguồn là nhớ về đâu? ”
- Câu tục ngữ nêu rõ nội dung gì? Có ý nghĩa gì? có tác dụng ra sao?) 
* Kết bài:
Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam
+ Bước 3: Viết bài:
a. Mở bài: Có nhiều cách mở bài:
- Đi từ cái chung đến cái riêng.
- Từ thực tế đến đạo lí.
- Mở bài trực tiếp.
b.Thân bài:
- Những ý cần viết, mỗi ý hình thành một đoạn văn.
+ Giải thích chứng minh vấn đề của đề bài.
+ Nhận định, đánh giá, khẳng định vấn đề.
- Lời văn chặt chẽ, mạch lạc và biểu cảm sống động.
- Thực hiện việc liên kết các đoạn văn để có tính thống nhất, hoàn chỉnh.
 C. Kết bài: Có nhiều cách:
- Đi từ nhận thức đến hành động.
- Có tính chất tổng kết.
+ Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa.
* Ghi nhớ:
- Ngoài các yêu cầu chung cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp cho dạng nghị luận này.
- Yêu cầu về dàn bài cho bài văn.
(Đọc ghi nhớ trang 54 SGK).
II. LUYỆN TẬP:
+ Lập dàn bài cho đề 7 ở mục I “Tinh thần tự học”
+ Lập được dàn bài rõ 3 phần.
- Mở bài: + Giới thiệu khái quát tinh thần tự học: Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng. Cần phải nêu cao tinh thần tự học mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
- Thân bài:
 + Giải thích thế nào là tự học
 + Đánh giá tinh thần tự học
 + Nêu lên một số tấm gương tự học
 +Ý nghĩa lớn lao của vấn đề này?
 - Kết bài: 
 + Kết luận, nêu lên nhận thức mới , lời kêu gọi mọi người cần có tinh thần tự học
4.CỦNG CỐ : GV củng cố nội dung bài học.
5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Triển khai dàn ý đã lập thành một bài văn hoàn chỉnh.
Chuẩn bị bài : Trả bài TLV số 5.-
**********************************************
TUẦN 24 
TIẾT 115 
 Tập Làm Văn : TRAÛ BAØI VIEÁT TAÄP LAØM VAÊN SOÁ 5 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí xã hội .Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí xã hội .Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày. 
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt
 - Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội.
 3. Thái độ: 
 - Suy nghĩ , sáng tạo trong bài viết của mình
 - Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
C. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành.
 - GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa
 - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV số 5,các câu ở bài văn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kết hợp trong tiết học.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Chúng ta đó cùng nhau viết bài TLV số 5: Đó là kiểu bài yêu cầu các yếu tố nghị luận về tư tưởng đạo lí, với việc tạo lập văn bản tự sự, về các mặt kiến thức và kĩ năng diễn đạt sau khi học xong Tiếng Việt HKI. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài tập làm văn
? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)
* HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm
G/V: Đọc lại đề bài, bài viết số 5
H/S: Ghi đề vào vở.
? Kiểu đề thuộc thể loại nào?
? Nội dung của đề Y/c?
? Hình thức của bài viết?
G/V: Định hướng qua một ví dụ.
? Yêu cầu của việc mở bài ntn?
? Tìm luận điểm để giải quyết cho đề bài?
? Việc sắp xếp các luận điểm ntn?
? Thái độ, quan điểm của người viết trước vấn đề này ntn?
? Qua văn bản ở lớp 8 “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” có những thông tin gì em cần nhớ?
HS: Dùng làm luận cứ cho bài văn
? Em có sự khẳng định gì về vấn đề?
? Bài học cho bản thân là gì?
a. Ưu điểm: 
- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)
- 1số bài vận dụng yếu tố miêu tả khá linh hoạt
- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc
 - Trình bày sạch đẹp.
b.. Tồn tại:
- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. 
- Sử dụng dẫn chứng chưa linh hoạt, chưa nhiều
 - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:
- Còn sai chính tả
- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.
- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao
- GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa
- GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt
- Trả bài cho H/s
I. ĐỀ BÀI: 
 Xem lại đề tuần 22
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM
Câu 1 : (2 điểm ).
Con người cần tiếng nói của văn nghệ vì :
-Văn nghệ làm cho đời sống tâm hồn của con người phong phú, giúp con người thêm yêu cuộc sống xung quanh mình.
-Văn nghệ là sợi dây nối mật thiết con người với thế giới bên ngoài.
-Văn nghệ nâng bước cho con người vượt qua những khó khăn , những thử thách trong cuộc đời để làm cho cuộc đời thêm ý vị.
Câu 2 ( 8 điểm )
1. Nội dung: 
- Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm
- Nội dung: Câu chuyện giữa em với thầy cô giáo
2. Đáp án chấm:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu hiện tượng vứt rác bừa bãi là phổ biến hiện nay.
 - Nêu khái quát tác hại của việc làm này..
b. Thân bài: 
- Phân tích hiện tượng vứt rác bừa bãi trong thực tế hiện nay là phổ biến.
- Đánh giá việc vứt rác bừa bãià gây những hậu quả 
- Nếu không vứt rác bừa bãi có kết thúc ra sao?
c. Kết bài: 
- Khẳng định, phủ định vấn đề vứt rác bừa bãi
 - Rút ra bài học cho bản thân.
* Hình thức
- Chữ viết sạch sẽ, không sai lỗi chính tả , không viết tắt , viết số . 
- Bài viết trình bày khoa học 
3. Nhận xét ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm:
- H/S đã nghị luận được đúng thể loại mà đề bài yêu cầu; vấn đề đó rất bức xúc và có ý nghĩa với cuộc sống, nghị luận rõ hiện thực và tác hại của việc vứt rác thải bừa bãi, lên án phê phán.
- Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.
b. Nhược điểm
- Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu.
- Lí lẽ để bàn bạc sau mỗi dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định vấn đề chưa sâu.
4. Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc, trả bài:
- Y/c học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình.
- Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn
- Lỗi về chữ viết
- Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi.
* Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có).
BAÛNG THOÁNG KEÂ KEÁT QUAÛ BAØI VIEÁT SOÁ 5
Lớp
SS
SB
0-1-2
3-4
Dứơi TB
5-6
7-8
9-10
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4.CỦNG CỐ : GV củng cố nội dung bài học.
5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- Kiểm tra lại việc sửa lỗi của H/S.
- Viết lại những đoạn đã mắc lỗi trong bài viết.
- Đọc tham khảo các bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống
- Chuẩn bị bài : Mùa xuân nho nhỏ.
KIEÅM TRA 15 PHUÙT VAÊN HOÏC
THỜI GIAN 15 PHÚT ( Tiết 115, tuần 24 )
Đề bài : 
Hình tượng bao trùm bài thơ "Con cò " của Chế Lan Viên là hình tượng gì ?
Hình tượng đó có nguồn gốc từ đâu?
Tìm một câu thơ trong bài nói dến nguồn gốc của hình tượng đó.
Đáp án :
Hình tượng bao trùm bài thơ "Con cò " của Chế Lan Viên là hình tượng con cò.(3 điểm )
Hình tượng đó có nguồn gốc từ hình tượng con cò trong các câu ca dao.(3 điểm )
Tìm một câu thơ trong bài nói dến nguồn gốc của hình tượng đó : 4 điểm )
 "Con Cò bay la 
 Con cò bay lả
 Con cò cổng phủ
 Con cò Đồng Đăng "
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docThanh Nguyen Ngu van 9 Tuan 24 chuan ktkn 1415.doc