Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - GV: Ngô Trường Chinh - Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - GV: Ngô Trường Chinh - Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận

Tuần 13

Tiết: 61, 62 Làng

 (Kim Lân).

I. Mục tiêu cần đạt :

Giúp HS:

 -Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp.

 - Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

 - Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.

II. Phương tiện

 1. Thầy: - SGK, sgv, sách BTTN.

 - Bảng phụ

 2. Trò: - SGK, vở ghi, tập soạn.

 - Bảng phụ.

III. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định: - sĩ số, tác phong, vệ sinh.

 2. Kiểm tra (5’) - Đọc thuộc lòng bài “Ánh trăng” và cho biết chủ đề của bài thơ ?

 - Bài thơ “Ánh trăng" được thể hiện ở phương thức biểu đạt nào ?

 - Kết hợp kiểm tra việc soạn bài và tóm tắt của HS.

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - GV: Ngô Trường Chinh - Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Ngaøy soaïn: 2 /11 /2009; Ngaøy daïy: 9 / 11 -> 14 / 11 / 2009; Daïy lôùp : 9/1, 9/2
Tuần 13
Tiết: 61, 62 
 (Kim Lân).
I. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp HS:
 -Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp.
 - Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
 - Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
II. Phương tiện 
 1. Thầy: - SGK, sgv, sách BTTN.
 - Bảng phụ 
 2. Trò: - SGK, vở ghi, tập soạn.
 - Bảng phụ.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định: - sĩ số, tác phong, vệ sinh.
 2. Kiểm tra (5’) - Đọc thuộc lòng bài “Ánh trăng” và cho biết chủ đề của bài thơ ?
 - Bài thơ “Ánh trăng" được thể hiện ở phương thức biểu đạt nào ?
 - Kết hợp kiểm tra việc soạn bài và tóm tắt của HS.
 3. Bài mới:
 * GTB: 
 Giới thiệu bài: Mỗi người VN đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị. Sống ở làng, chết nhờ làng. Không gì khổ bằng phải bỏ làng tha hương cầu thực, lâm vào cảnh sống nơi đất khách, chết chôn quê người... Tình cảm đặc biệt đó đã được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt: kháng chiến chống Pháp, để viết nên truyện ngắn đặc sắc: Làng.
-Ghi đầu bài
 * Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1-HD tìm hiểu TG, TP (5’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu HS đọc kĩ chú thích */ 171 - 172.
? Nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm ?
- Đọc chú thích.
- TL, bổ sung 
I. Tác giả và tác phẩm. 
+ Tác giả: Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu và gắn bó với người nông dân
+ Tác phẩm: Truyện ngắn" Làng" khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kì k/c: tình cảm quê hương, đất nước. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung văn bản (10’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
-Hướng dẫn đọc:
- GV và HS cùng đọc văn bản
? Em hãy tóm tắt truyện ngắn 
?Cho biết truyện nói về điều gì ở người nông dân, trong hoàn cảnh nào ?
(Tình yêu làng, yêu nước của người nông dân. Trong thời kì k/c chống Pháp)
-Chọn kiểm tra 3-4 từ trong phần chú thích sgk và giải thích thêm: gồng; liếp
-Yêu cầu hs nêu bố cục đoạn trích?
-Nhận xét- chốt
(3 phần
a)Từ đầu đến không nhúc nhích: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo Pháp
b)Đã ba bốn hôm nay  đôi phần: tâm trạng xấu hổ, đau khổ của ông Hai 
c)còn lại: Biết là tin đồn nhảm, ông vô cùng sung sướng, tiếp tục yêu , tự hào về làng.)
- HS đọc, tóm tắt.
-Trả lời
-Nhận xét
- TL
-Nghe
-Tìm hiểu bố cục
-Nhận xét
II.Đọc-Tìm hiểu chung 
1.Đọc - tóm tắt
2, Chú thích (xem sgk)
3-Bố cục: 3 phần
a)Từ đầu đến không nhúc nhích: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo Pháp
b)Đã ba bốn hôm nay  đôi phần: tâm trạng xấu hổ, đau khổ của ông Hai 
c)còn lại: Biết là tin đồn nhảm, ông vô cùng sung sướng, tiếp tục yêu , tự hào về làng.)
HĐ3. Tìm hiểu tình huống truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai . (20’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
*Hướng dẫn HS phân tích theo hệ thống câu hỏi sau:
? Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào ?
? Khi nghe tin làng theo giặc một cách đột ngột, diễn biến tâm trạng ông Hai được thể hiện qua những chi tiết nào ?
? Sau khi nghe tin và xác định đó là tin đúng, tâm lí ông lão thế nào ? Các chi tiết nào thể hiện tâm lí đó ?
? Em có nhận xét gì về đoạn văn diễn tả tâm trạng của ông Hai ?
- Qua đó bộc lộ tình cảm gì ở ông Hai?
*Bình : Trong lúc ông Hai đang hồ hởi với những chiến tích k/c, những gương dũng cảm anh hùng của quân và dân ta thì ông như bị sét đánh vì cái tin “dữ” cả làng Chợ Đầu “ Việt gian theo Tây” ông tủi nhục cúi gằm mặt mà đi, nằm vật ra giường như bị ốm nặng, nước mắt cứ trào ra....ông sống trong bi kịch triền miên.
- HS dựa vào nội dung truyện, tóm tắt , phân tích.
- HS khác nhận xét , bổ sung,......
- Nghe GV bổ sung , tóm ý-> tự ghi nhận.
II. Đọc – Phân tích.
1. Tình huống truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai .
- Tình huống truyện –Tin đồn làng ông Hai theo giặc
- Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
 Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được
-> Đau khổ, tủi hổ.
 .cúi gằm mặt xuống
nằm vật ra giường, nước mắt cứ giàn ra
không dám đi đâu, nơm nớp tưởng như người ta bàn tán về làng của ông.
->Diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh day dứt, sợ hãy.
=> Bộc lộ sâu sắc tình yêu làng yêu nước của ông Hai.
 4 . Củng cố (4’) : Cho HS làm BTTN – câu 4,6 tr 98, 99
 5 . Dặn dò (1’) Đọc lại truyện và chuẩn bị cho phần còn lại.
Tiết 2
 *HĐ4: Tìm hiểu tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai. (15’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Cho HS đọc từ “Mụ Chủ đi rồi-> thì phải thù”.
*Hướng dẫn HS phân tích theo hệ thống câu hỏi sau:
- Xung đột diễn ra trong nội tâm nhân vật ông Hai là xung đột giữa những tình cảm nào ?
- Vì sao lại nảy sinh sự xung đột ấy trong nội tâm nhân vật và ông Hai đã giải quyết ntn ?
- Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ ntn ?
-Chuyển ý:Mâu thuẫn-bế tắc-t/vọng->nói với con
-Cho hs đọc đoạn”ông lão ôm...được đôi phần”
?+Trong đoạn đối thoại trên,những lời của n/v ông Hai có phải chỉ nhằm trò chuyện với con hay còn mục đích nào khác?
 +Qua những lời trò chuyện ấy,em cảm nhận được điều gì trong tấm lòng ông Hai với làng quê,đất nước,với k/c?
->Bổ sung ,tóm ý.
*Bình:Cuộc đối thoại này là một tình tiết cảm động và thú vị(d/c).Nghe con thơ nói mà nước mắt ông chảy ròng trên hai má ...lòng trung thành của cha con ông,của hàng triệu nd VN đối với lãnh tụ là vô cùng sâu sắc,kiên định.Vẻ đẹp ấy rất đáng tự hào,ca ngợi.
- HS đọc theo yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS thảo luận theo nhóm-> đại diện trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Nghe GV tóm ý-> tự ghi nhận.
-Hs đọc theo y/c.-> nhận thức câu hỏi->phát biểu.
2. Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai :
Cái tin làng theo giặc đã làm nảy sinh xung đột nội tâm ở ông Hai (giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước )
- Ông đã dứt khoát lựa chọn: “làng thì yêu thật, nhưng theo Tây mất rồi thì phải thù” .
-> Tình yêu nước rộng lớn hơn ,bao trùm lên tình cảm với làng quê
-Qua lời tâm sự với đứa con nhỏ(lời tự nhủ,tự giải bày)ta thấy rõ ông Hai:
 +Tình yêu sâu nặng với lạng chợ Dầu.
 +Tấm lòng thủy chung với k/c, với CM mà biểu tượng là Cụ Hồ.Tình cảm ấy là sâu nặng,bền vững và thiêng liêng.
->T/yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần k/c.
HĐ 5: Tìm hiểu các yếu tố nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ n/v. (15’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
-Treo bảng phụ,cho hs làm bài tập trắc nghiệm(câu 4,câu 16,câu 21-BTTN Ngữ Văn 9-tr 100->102 )
-Tóm ý,nhận xét chung về NT.
-Hs thực hành bt theo y/c.
-->đáp án: 1-a
 2-d
 3-d
3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ n/v.
-X/dựng tình huống tâm lí đặc sắc.
-M/tả tâm lí n/v sâu sắc,tinh tế.
-Ngôn ngữ n/v sinh động ,giàu tính khẩu ngữ.
Hoạt động 6: Hướng dẫn tổng kết (5’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản ?
? Nêu nội dung chính của văn bản
-Nhận xét, chốt (Bảng phụ).
-Nêu nhận xét về nghệ thuật
-Nêu nội dung chính
-Quan sát ở bảng phụ
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật: 
+ Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
+ Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ 
+ Cách trần thuật của tác giả linh hoạt, tự nhiên
2-Nội dung:
*Ghi nhớ /174
4. Củng cố . (5’)
- Đọc rõ ghi nhớ.
- Kể tóm tắt truỵên
5.Dặn dò (1’) Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương phần TV
* Rút kinh nghiệm:
* Bổ sung:
Ngaøy soaïn: 2 /11 /2009; Ngaøy daïy: 9 / 11 -> 14 / 11 / 2009; Daïy lôùp : 9/1, 9/2
Tiết 63: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT).
I.Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS.
- Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền đất nước.
-Biết sử dụng phương ngữ thích hợp trong giao tiếp.
II. Phương tiện 
 1. Thầy: - Nghiên cứu sgk và sgv.
 - Sưu tầm những từ ngữ của địa phương.
 2. Trò: - Đọc kĩ sgk và tìm hiểu trước các câu hỏi.
III.Các bước lên lớp:
 1. Ổn định: - sĩ số, tác phong, vệ sinh.
 2. Kiểm tra: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
 3. Bài mới: 
*GTB:
* Tiến trình tổ chức các hoạt động:
*HĐ 1: Tổ chức cho HS làm BT1_SGK.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của BT 1a_SGK.
- GV nhấn mạnh yêu cầu BT và hình thức trình bày.
- Gọi HS nêu từ ngữ mà mình biết.
- GV bổ sung, ghi bảng.
- GV thực hiện theo quy trình trên.
* Giảng: Tuy đồng nghĩa nhưng không phải lúc nào cũng có thể dùng. VD: - nói “Chị ngã em nâng” -> không nói “Chị té em nâng”, hoặc nói “nói toạc móng heo” không nói “nói toạc móng lợn”...Đó là sự phong phú của tiếng việt.
- GV yêu cầu HS tìm từ đồng âm nhưng khác nghĩa theo mẫu đã cho.
- Nhận xét, sửa.
- HS nêu yêu cầu BT .
- HS nhận thức.
- HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS ghi nhận.
- HS thực hiện BT theo sự tổ chức của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
1. Tìm phương ngữ :
 a. Từ ngữ chỉ s/v, h.tượng ...không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn diện.
Mẫu: - Nhút : (Nghệ Tĩnh)
 - Bồn Bồn : (Tây Nam Bộ)
 - Cù nèo : (Tây Nam Bộ) 
 b. Từ đồng nghĩa nhưng khác âm :
Mẫu :
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam.
Cá quả
Lợn
Ngã
Bố
Bà
...
Cá tràu
Heo
Bổ
Bọ
Mệ
Cá lóc
Heo
Té
Tía
Bà
 c. Đồng âm nhưng khác nghĩa.
Mẫu:
Bắc
Trung
Nam
ốm (bệnh)
hòm (đồ đựng)
nón (đồ đội-lá)
ốm (gầy)
hòm (quan tài)
nón (đồ đội đầu-lá)
ốm (gầy)
hòm (quan tài)
nón (mũ)
*HĐ 2:Tổ chức cho HS làm BT2,3,4
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Cho HS đọc BT2 _SGK
- Cho HS nêu yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS trao dồi , tìm lời giải.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Cho HS đọc, nhận thức yêu cầu BT3 (SGK)
- Cho HS quan sát hai bảng mẫu và cho biết từ ngữ nào và cách hiểu nào được coi là từ ngữ toàn dân.
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu BT4.
- Cho HS làm vào giấy nháp.
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
- HS đọc, lớp theo dõi.
- HS nêu yêu cầu BT.
- Thảo luận.
- Đại diện trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
- HS đọc, nhận thức bài tập.
- HS quan sát, phát biểu, lớp bổ sung.
- HS thực hiện BT 4 theo yêu cầu.
2. Tính đa dạng của phương ngữ.
Có những từ ngữ địa phương như trong mục 1a vì có những sự vật hiện tượng xu ... chỉ rõ tác dụng.
Đoạn trích bài thơ Mẹ suốt của Tố Hữu có những từ ngữ địa phương : chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ (Bắc Trung Bộ)-> góp phần thể hiện chân thực hơn h/ả của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của 1 người mẹ trên vùng quê ấy, tăng sự sống động gợi cảm của tác phẩm .
IV. Củng cố : - Cho HS viết đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương.
V. Dặn dò : - Nhắc nhở HS :- Tra cứu, sưu tầm từ ngữ đia phương.
 - Chuẩn bị bài Đối thoại.....VBTS. 
* Nhận xét:
* Bổ sung:
Ngaøy soaïn: 2 /11 /2009; Ngaøy daïy: 9 / 11 -> 14 / 11 / 2009; Daïy lôùp : 9/1, 9/2
Tiết 64: ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
 TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS:
 1. Hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
 2. Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập hợp các yếu tố kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn tự sự.
B. Phương tiện 
 1. Thầy: - Nghiên cứu sgk và sgv.
 - Bảng phụ.
 2. Trò: - Đọc trước sgk và soạn bài theo câu hỏi.
C. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định: - Sĩ số, tác phong, vệ sinh.
 2. Kiểm tra: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của 2 HS.
 3. Bài mới:
* GTB: * Giới thiệu bài : Nói đến TS, không thể không nói đến nhân vật. N/v là yếu tố trung tâm của VBTS. N/v được miêu tả trên nhiều phương diện ngoại hình, hành động, trang phục, ngôn ngữ...Ngôn ngữ N/v thể hiện trong VBTS bao gồm đối thoại, độc thoại. P/t n/v không thể không chú ý tới việc phân tích ngôn ngữ. 
* Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV chỉ định 1 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu theo hệ thống câu hỏi mục I2 (SGK):
 a. Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại ?
b. Câu “-Hà, nắng gớm, về nào...” ông Hai nói với ai? Đây có phải là câu đối thoại không? vì sao?(còn có câu nào kiểu này không?)
c. những câu như: “Chúng nó...tuổi đầu...” là những câu ai hỏi ai? Tại sao những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)
d. Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng ntn trong việc thể hiện diễn biến câu chuyện và thái độ của những người tản cư? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của n/v ông Hai ntn?
- GV tóm ý sau mỗi câu TL -> ghi bảng.
? Qua tìm hiểu đoạn trích, em hãy cho biết thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong VBTS? Tác dụng các yếu tố đó trong VBTS ?
- HS đọc, lớp theo dõi (chú ý lời thoại của n/v)
- HS phát biểu theo từng yêu cầu câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe GV tóm ý-> tự ghi nhận.
HS tổng hợp các ý kiến, rút ra nhận xét – ND phần “GN”. 
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ...
 1. Bài tập
- Trong 3 câu đầu, có ít nhất 2 người đang nói chuyện với nhau.
 Dấu hiệu : + Nội dung nói đều hướng vào nhau.
 + Có 2 gạch đầu dòng đánh dấu 2 lượt lời.
-> Hình thức đối thoại.
- Câu “-Hà, nắng gớm, về nào...”-> ông Hai nói với chính mình (nói bâng quơ, đánh trống lảng, thoái lui)
-> Hình thức độc thoại .
- Những câu như : “chúng nó ...tuổi đầu ...” là của ông Hai hỏi chính mình. Nó chỉ diễn ra trong suy nghĩ của ông Hai – không có gạch đầu dòng 
-> Hình thức độc thoại nội tâm. 
- Các hình thức đối thoại làm cho câu chuyện sinh đông khắc họa sâu sắc tâm trạng nhân vật.
2. Kết luận :
 GN - sgk
Hoạt động 2: HD hs thực hiện phần luyện tập 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Đọc rõ đoạn đối thoại có trong mục II.1/178,179.
- Cho HS thảo luận nhóm, làm trên bảng phụ và trình bày trước lớp.
Yêu cầu hs trình bày:
-Nhận xét, kết luận
(+Cuôc đối thoại giữa hai vợ chồng ông Hai.
+Có 3 lượt thoại nhưng chỉ có hai lời đáp.
+Tái hiện cuộc đối thoại này tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc)
-GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2/179.
-Hướng dẫn: lưu ý hs về yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
-Yêu cầu hs viết.
-Yêu cầu hs trình bày miệng.
-Nhận xét, sửa chữa
-Đọc đoạn văn mẫu (sách thiết kế)
- Đọc rõ đoạn đối thoại.
- Làm việc theo nhóm và thực hiện trên bảng phụ. 
Cử đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét. Bổ sung.
-Làm bài tập 2
II.Luyện tập
Bài tập 1:
Lời đối thoại và nhân vật:
Ông Hai – bà Hai: cuộc đối thoại diễn ra không bình thường: 
.Có 3 lượt trao -2 lượt đáp
+ Tái hiện cuộc đối thoại này tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc
Bài tập 2
Viết đoạn văn kể lại chuyện em có lỗi với bạn, có sử dụng hình thức: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
4. Củng cố-dặn dò 
Nắm vững nội dung ghi nhớ
Hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài “Luyện nói”.
* Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
Ngaøy soaïn: 2 /11 /2009; Ngaøy daïy: 9 / 11 -> 14 / 11 / 2009; Daïy lôùp : 9/1, 9/2
Tiết 65 : LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
 VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS
 Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
B. Phương tiện : 
 1. Thầy: - Nghiên cứu sgk và sgv.
 2. Trò: - Chuẩn bị bài theo đề bài GV đã phân công theo đơn vị nhóm (tổ).
C. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định: - sĩ số, tác phong, vệ sinh...
 2. Kiểm tra: - Kiểm tra việc chuẩn bị của các nhóm, tổ.
 3. Bài mới:
* GTB:
? Em hãy nhắc lại vai trò, tác dụng và tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói và nói trước tập thể với mỗi người ?
?Thực hiện được như vậy, sẽ giúp cho ta việc gì?
(Học tốt các môn học, tham gia tốt các hoạt động đặc biệt là học môn Văn)
-Để làm được điều đó, bài học hôm nay giúp các em luyện nói về kiểu bài văn tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm 
-Ghi đầu bài
 	* Tiến trình tổ chức các hoạt động:
*HĐ1- HD học sinh chuẩn bị luyện nói
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
-Lập đề cương cho 3 đề bài trong sgk:
-Chia lớp làm 6 nhóm 
-Giao việc cho mỗi nhóm:
Nhóm 1,2: chuẩn bị dàn ý và luyện nói theo đề số 1
Nhóm 3,4:chuẩn bị dàn ý và luyện nói theo đề số 2
Nhóm 5,6:chuẩn bị dàn ý và luyện nói theo đề số 3
-Nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý:
Đề1:MB:Chuyện xảy ra lúc nào? 
Đó là chuyện gì
TB: Chuyện xảy ra như thế nào? Tâm trạng em lúc đó?-Sau khi nhận ra lỗi lầm?
KB: Suy nghĩ của em
Đề 2:MB: Hoàn cảnh diễn ra buổi sinh hoạt
TB:Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp
-Các nội dung tập trung vấn đề gì?
-Phê bình, góp ý bạn Nam về việc gì?
-Thái độ của các bạn đối với Nam ra sao?
-Nội dung ý kiến của em (phân tích nguyên nhân có thẻ hiểu lầm Nam, những lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định Nam là người bạn rất tốt
KB: Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đối với Nam và bài học trong quan hệ bạn bè
Đề 3:MB:Giới thiệu tình huống cần kể
TB: Tập trung phân tích sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật Trương Sinh (hoá thân vào nhân vật để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận)
KB:Bài học ứng xử do trương sinh rút ta và lời khuyên
-Thảo luận nhóm
chuẩn bị dàn ý theo phân việc của gv
-Trình bày dàn ý 
-Nhận xét, bổ sung
-Hoàn chỉnh dàn ý qua góp ý của gv
I.Chuẩn bị
Đề 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
Đề 2: Kể lại buổi sinh hoạt ở lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
Đề 3: Đóng vai Trưong Sinh để kể lại và bày tỏ nỗi niềm ân hận qua đoạn văn bản (từ đầu đến sự tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ nhưng việc đã trót qua rồi!) trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
Dàn ý gợi ý:
Đề1:MB:Chuyện xảy ra lúc nào? 
Đó là chuyện gì
TB: Chuyện xảy ra như thế nào? Tâm trạng em lúc đó?-Sau khi nhận ra lỗi lầm?
KB: Suy nghĩ của em
Đề 2:MB: Hoàn cảnh diễn ra buổi sinh hoạt
TB:Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp
-Các nội dung tập trung vấn đề gì?
-Phê bình, góp ý bạn Nam về việc gì?
-Thái độ của các bạn đối với Nam ra sao?
-Nội dung ý kiến của em (phân tích nguyên nhân có thẻ hiểu lầm Nam, những lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định Nam là người bạn rất tốt
KB: Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đối với Nam và bài học trong quan hệ bạn bè
Đề 3:MB:Giới thiệu tình huống 
TB: Tập trung phân tích sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật Trương Sinh (hoá thân vào nhân vật để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận)
KB:Bài học ứng xử do Trương Sinh rút ra và lời khuyên
*HĐ2- Tổ chức cho hs nói trước lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày (nói ) trước lớp theo nội dung đã chuẩn bị (có thể 2-3 HS/ 1nhóm)
-Nhận xét: Nội dung, lời nói, giọng điệu, phong cách và bổ sung cho hs.
(sửa lỗi diễn đạt)
-Nhận xét chung cả 3 nhóm, biểu dương nhóm, cá nhân tiêu biểu, nhắc nhở động viên, hướng dẫn hs yếu kém viết thành bài để tập nói
-Cử đại diện nhóm trình bày (1-2 hs/ 1 nhóm)
-Nhận xét
-Chú ý, rút kinh nghiệm
 4- Củng cố 
 -Đọc các đoạn văn tiêu biểu trong các đề.
 5. Dặn dò : -Hoàn chỉnh bài luyện nói
 -Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa
* Rút kinh nghiệm:
*Bổ sung:
Duyệt của tổ
Duyệt của BGH
Ngày tháng Năm 2009
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày tháng Năm 2009
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_13_gv_ngo_truong_chinh_trung_hoc_co_s.doc