Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - GV: Hoàng Thị Kim Thoa - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - GV: Hoàng Thị Kim Thoa - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tuần: 16

Tiết: 76 Bài 15 – Văn bản:

ÔN TẬP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

1. – Nắm vững nội dung và nghệ thuật của các bài thơ, truyện hiện đại trong chương trình ngữ văn 9.

- Vận dụng những hiểu biết ấy cùng với kiến thức về tiếng Việt, tập làm văn để trả lời các câu hỏi sgk.

2. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích và cảm thụ văn chương.

3. Giáo dục học sinh lòng say mê, yêu văn học.

C. Chuẩn bị.

GV: Giáo án, sgk, bảng phụ.

HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.

C. Tiến trình tiết dạy.

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2. Bài cũ: Không

3. Bài mới.

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - GV: Hoàng Thị Kim Thoa - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày soạn: 27 / 11/ 2010
Tiết: 76 Ngày dạy: 29 / 11/ 2010
 Bài 15 – Văn bản: 
ÔN TẬP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1. – Nắm vững nội dung và nghệ thuật của các bài thơ, truyện hiện đại trong chương trình ngữ văn 9.
- Vận dụng những hiểu biết ấy cùng với kiến thức về tiếng Việt, tập làm văn để trả lời các câu hỏi sgk.
2. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích và cảm thụ văn chương.
3. Giáo dục học sinh lòng say mê, yêu văn học.
C. Chuẩn bị.
GV: Giáo án, sgk, bảng phụ.
HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.
C. Tiến trình tiết dạy.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: Không
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (3’)
GV hướng dẫn học sinh lập bảng theo mẫu
HS về nhà thực hiện.
Hoạt động 2 (8’)
GV yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm cùng bàn thảo luận: Tóm tắt cốt truyện, nêu tình huống chính và chủ đề của các truyện ngắn vừa học.
HS thảo luận trong ba phút, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận.
Hoạt động 3 (5‘)
H: Hãy phân tích tình yêu làng quê, tình yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân?
HS cá nhân đứng lên phân tích, HS khác nhận xét bổ sung.
GV chốt nội dung, yêu cầu khi phân tích cần nêu dẫn chứng cụ thể, đầy đủ.
Hoạt động 4 (10’)
H: Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ai là nhân vật chính?
H: Vẻ đẹp trong cách sống, công việc, suy nghĩ, tâm hồn, tình cảm của nhân vật anh thanh niên thể hiện như thế nào?
HS phát biểu ý kiến.
GV nhận xét, chốt nội dung.
Hoạt động 5 (3’)
GV hướng dẫn học sinh phát biểu cảm nghĩ về nhân vật bé Thu và tình cha con sâu nặng của ông Sáu.
H: Bài học rút ra cho bản thân từ câu chuyện đó là gì?
HS bộc lộ ý kiến.
GV chốt.
Hoạt động 6 (7’)
H: Hãy đọc lại hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính rồi nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ?
HS làm việc cá nhân, đọc lên.
HS khác nhận xét, GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 7 (5’)
H: Trong các bài thơ mà em vừa học có những hình ảnh biểu tượng nào? Hãy chọn một hình ảnh biểu tượng để phân tích?
HS phát biểu ý kiến.
GV nhận xét. 
1. Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ và truyện hiện đại.
Mẫu:
TT
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Thể loại
Nội dung, nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
Thơ tự do
- Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng.
- Hình ảnh, ngôn ngữ thơ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2. Tóm tắt cốt truyện, tình huống chính và nêu chủ đề của các truyện ngắn.
a. Tóm tắt cốt truyện.
- Làng (Kim Lân).
- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).
- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).
b. Tình huống truyện.
- Làng.
- Lặng lẽ Sa Pa.
- Chiếc lược ngà.
c. Chủ đề.
- Làng.
- Lặng lẽ Sa Pa.
- Chiếc lược ngà.
3. Phân tích tình yêu làng quê, tình yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân.
- Khi nghe tin làng theo giặc, hai tình cảm ấy dẫn đến xung đột nội tâm ở ông Hai.
+ Ông bị đẩy vào tình thế tuyệt vọng khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi “biết đem nhau đi đâu bây giờ... mà đi bây giờ?”
+ Ông có ý định về làng “Hay là về làng?” nhưng ngay lập tức ý nghĩ đó bị phản đối “Về làng ... cụ Hồ”.
+ Ông dứt khoát lựa chọn theo cách của ông “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
→ Tình yêu nước rộng lớn hơn đã bao trùm lên tình cảm với làng quê. Dù xác định như vậy nhưng ông Hai không thể không đau buồn.
- Ông trò chuyện với con trai “Húc kia! ... đôi phần” để giãi bày nỗi lòng vào những lời thủ thỉ với con, qua đó bộc lộ:
+ Tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu mà ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ “Nhà ta ở làng chợ Dầu...”
+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ “Anh em đồng chí ...đơn sai”.
Tình yêu làng quê, tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai hoà quyện thống nhất với nhau, tình yêu nước và tinh thần kháng chiến đã bao trùm lên tình yêu làng quê.
4. Vẻ đẹp trong cách sống, công việc, tâm hồn, suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quí trong công việc thầm lặng. 
- Suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc, về cuộc sống “khi ta làm việc ... chết mất”. 
- Tìm đến những nguồn vui lành mạnh để cân bằng đời sống tinh thần: 
+ Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ vì anh có niềm vui đọc sách. 
+ Anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, ... 
- Anh rất cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ trò chuyện, rất mến khách. 
+ Tình thân với bác lái xe: biếu bác củ tam thất làm quà cho bác gái mới ốm dậy. 
+ Vui mừng đến luống cuống, hấp tấp, thái độ ân cần chu đáo tiếp đãi khách ở xa đến thăm nhà, biếu trứng, tặng hoa. 
+ Đếm từng phút vì sợ mất ba mươi phút quí giá “Bác lái xe chỉ cho ... dưới xuôi lắm”, “năm phút nữa là ... thôi”, “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”.
- Anh rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình còn nhỏ bé khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh. Anh không dám từ chối “để khỏi vô lễ” và nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục như ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu bản đồ sét. 
→ Tác giả đã phác hoạ chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tâm hồn, tình cảm, cách sống, suy nghĩ về cách sống và công việc đáng để chúng ta học tập.
5. Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu và tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
a. Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu qua hai thời điểm:
- Trước khi nhận cha.
- Khi nhận ông Sáu là cha.
→ Tình cảm mạnh mẽ, dứt khoát, rạch ròi, cá tính cứng cỏi nhưng vẫn rất hồn nhiên, ngây thơ.
b. Cảm nghĩ về tình cha con trong chiến tranh ở hai thời điểm:
- Khi ông Sáu về thăm nhà.
- Khi ở chiến trường.
→ Tình cha con sâu sắc, mạnh mẽ trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
6. Cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai bài thơ:
- Đồng chí của Chính Hữu: Tình đồng chí gắn bó cùng nhau chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn, thấu hiểu nỗi niềm, tâm sự của nhau. Trong thiếu thốn, gian lao họ càng hiểu nhau hơn, thương nhau hơn, truyền cho nhau sức mạnh tinh thần vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật: Hình ảnh của người lính thể hiện qua tư thế chủ động, ung dung; thái độ lạc quan, ngang tàng; niềm vui gia đình và vẻ đầm ấm của tình đồng đội.
→ Cùng chung mục đích, lí tưởng, có tinh thần đoàn kết vượt mọi khó khăn, quyết chiến, quyết thắng.
7. Hình ảnh biểu tượng.
Đầu súng trăng treo: Súng và trăng tạo nên một bức tranh có vẻ đẹp vừa thực tế vừa thơ mộng, vừa mang tính chiến đấu vừa đậm chất trữ tình. Trở thành biểu tượng của thơ ca kháng chiến – một nền thơ với sự kết hợp giữa hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
4. Củng cố: (2‘)
Giáo viên khái quát lại toàn bộ kiến thức cần nắm của tiết học cho học sinh theo hệ thống.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Ôn tập: Học thuộc tất cả những bài thơ hiện đại và nắm vững nội dung, nghệ thuật đặc sắc; tóm tắt được cốt truyện, chủ đề của các truyện ngắn, chú ý phân tích nét đẹp của các nhân vật trong các truyện ngắn đó.
- Tiết sau kiểm tra thơ và truyện hiện đại 45 phút.
*******************************************
Tuần: 16 Ngày soạn: 28 / 11/ 2010
Tiết: 77 Ngày dạy: / / 2010
KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI 45’
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1. N¾m v÷ng nội dung và nghệ thuật của c¸c tác phẩm th¬ và truyÖn hiÖn ®¹i ®· häc để lµm tèt bµi kiÓm tra 45 phút t¹i líp.
2. RÌn kü n¨ng lµm bµi tr¾c nghiÖm, tù luËn, ph©n tÝch nh©n vËt.
3. Gi¸o dôc tÝnh tù gi¸c, tÝch cùc cho học sinh.
C. Chuẩn bị.
GV: Giáo án, đề kiểm tra, đáp án.
HS: Giấy, bút, thước, ...
C. Tiến trình tiết dạy.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: Không.
3. Bài mới.
I. Ma trận đề kiểm tra.
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
điểm
Thấp
Cao 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thơ hiện đại
Câu 1
(0,25)
Câu 5
(0,25)
Câu 2
(0,25)
Câu 9 (0,75)
Câu 1
(2 đ)
Câu 4
(0,25)
Câu 6
(0,25)
Câu 7
(0,25)
Câu 8 (TV) 
(0,25)
4,5 đ
Truyện hiện đại
Câu 3
(0,25)
Câu 9 (0,25)
Câu 2
(5 đ)
(TLV)
5,5 đ
Cộng
2 câu
4 câu
1 câu
4 câu
1 câu
Tỉ lệ
5%
15%
20%
10%
50%
100%
II. Đề kiểm tra.
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm).
1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” được viết theo thể thơ nào?
a. Tứ tuyệt Đường luật. c. Tự do.
b. Thất ngôn bát cú đường luật. d. Lục bát.
Câu 2: Bài thơ “Ánh trăng” là của tác giả nào?
a. Chính Hữu. b. Nguyễn Duy. c. Bằng Việt. d. Huy Cận.
Câu 3: Trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình?
a. Ông Hai không biết chữ phải đi nghe người khác đọc.
b. Tin làng Chợ Dầu theo giặc mà ông tình cờ nghe được từ những người đi tản cư.
c. Bà chủ nhà hay nhòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai.
d. Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng Chợ Dầu của mình.
Câu 4: Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả đã sáng tạo ra hình ảnh độc đáo về những chiếc xe không có kính nhằm mục đích gì?
a. Làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung.
b. Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về vật chất, vũ khí của người lính.
c. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất ngước ta.
d. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe.
Câu 5: Hai khổ thơ đầu của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có nội dung gì?
a. Miêu tả sự phong phú của các loài cá biển.
b. Miêu tả cảnh lên đường đánh cá và tâm trạng náo nức của con người.
c. Miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển.
d. Miêu tả cảnh lao động kéo lưới trên biển.
Câu 6: Nhận định nào sau đây không phù hợp với vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa”?
a. Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
b. Hình thức và giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm.
c. Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau trong bài thơ.
d. Âm hưởng thơ khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.
Câu 7: Câu thơ nào có từ lưng không được dùng với nghĩa gốc?
a. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
b. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
c. Từ trên lưng mẹ em tới chiến trường.
d. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ.
Câu 8: Khổ thơ sau sử dụng phép tu từ gì?
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
 có cái gì rưng rưng
 như là đồng là bể
 như là sông là rừng”
a. Nhân hóa. b. So sánh. c. Nói quá. d. Liệt kê.
2. Câu 9: Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung tác phẩm ở cột B cho phù hợp.
Cột A
Cột B
1. Bài thơ Đồng chí
a. Khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước, cuộc sống.
2. Bài thơ Ánh trăng
b. Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu ... tiết miêu tả về hình dáng, trang phục, tính tình, điệu bộ, hiểu biết của nhân vật.
GV nhận xét, chốt nội dung.
H: Từ những điều trên em có cảm nhận gì về Nhuận Thổ trong quá khứ và hiện tại?
HS nêu ý kiến.
H: Mối quan hệ giữa nhân vật tôi và Nhuận Thổ trong quá khứ và hiện tại như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét.
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật, làm nổi bật điều gì ở nhân vật?
HS phát biểu, GV nhận xét.
H: Sự thay đổi đó được tác giả lí giải như thế nào?
HS trả lời.
H: Qua nhân vật này có ý nghĩa tố cáo như thế nào?
HS trả lời, GV kết luận.
H: Ngoài Nhuận Thổ còn nhân vật nào được giới thiệu trong văn bản khá rõ nét?
HS trả lời.
H: Nhân vật đó được giới thiệu như thế nào trong quá khứ và hiện tại qua các phương diện hình dáng, giọng điệu, lời nói, hành động?
HS tìm chi tiết trả lời.
H: Em có nhận xét gì về sự thay đổi của nhân vật thím Hai Dương? Sự thay đổi đó nói lên điều gì?
HS suy nghĩ trả lời, GV kết luận.
H: Những người khác tác giả có giới thiệu cụ thể là ai không? Các nhân vật đó có những hành động gì?
HS trả lời, GV nhận xét.
H: Hành động của họ phản ánh cuộc sống như thế nào?
HS phát biểu, GV kết luận.
H: Hình ảnh Thuỷ Sinh được giới thiệu cụ thể như thế nào?
HS tìm chi tiết trả lời.
H: Sự so sánh đó cho thấy một thực tế gì?
HS phát biểu, GV nhận xét.
H: Trªn thuyÒn rêi quª, c¶m xóc t©m tr¹ng nh©n vËt "t«i" nh­ thÕ nµo?
HS nêu ý kiến, GV nhận xét.
H: Trên con thuyền rời quê nhân vật tôi có mong ước gì cho cuộc sống sau này của thế hệ tương lai? 
HS tìm chi tiết biểu hiện.
GV nhận xét.
H: Trong phần cuối của tác phẩm đoạn nào nói về hình ảnh con đường?
HS tìm trả lời. 
H: Trong đoạn cã nh÷ng con ®­êng nµo t¸c gi¶ nãi ®Õn?
HS suy nghĩ trả lời.
H: Nhưng con ®­êng t¸c gi¶ muèn nãi ®Õn lµ con ®­êng nµo? Con ®­êng ®ã cã ý nghÜa nh­ thÕ nµo?
HS trao đổi cùng bàn trong một phút trả lời.
GV nhận xét.
2. Những ngày tôi ở quê.
a. Cảnh vật.
- Trên mái ngói, mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió → Hiu quạnh, gợi cảm giác buồn.
b. Con người quê hương.
b1. Gặp gỡ Nhuận Thổ. 
Trong quá khứ
Trong hiện tại
- Hình dáng: Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da báng mật.
- Trang phục: Đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng → Được chiều chuộng.
- Tính cách: Bẽn lẽn với mọi người, trừ tôi.
- Hiểu biết: Biết nhiều chuyện lạ lùng, bẫy chim rất tài.
→ Khôi ngô khoẻ mạnh, hồn nhiên, nhanh nhẹn, hiểu biết, giàu tình cảm
=> Quan hệ gắn bó, thân thiết và bình đẳng.
- Hình dáng: Nước da vàng sạm, có thêm những nếp răn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ, húp mọng lên → Già nua, xấu xí.
- Trang phục: Đội một cái mũ rách tươm, mặc một chiếc áo mỏng dính → Cũ rách. 
- Điệu bộ: Rụt rè, lúng túng, cung kính, sợ sệt.
- Hiểu biết: Thể hiện sự đần độn, mụ mẫm.
→ Già nua, lạc hậu, nghèo khổ, hèn kém. 
=> Xa cách, cung kính.
=> Nghệ thuật miêu tả, đối chiếu so sánh làm nổi bật sự thay đổi từ diện mạo đến tính cách của nhân vật.
=> Nguyên nhân: 
+ Đông con, mất mùa, thuế má, trộm cắp, quan lại áp bức.
+ Mê tín, lạc hậu, đầu óc nô lệ quá nặng nề.
=> Tố cáo xã hội Trung Quốc sa sút về mọi mặt.
b2. Gặp gỡ thím Hai Dương.
* Trước kia: - “Nàng Tây Thi đậu phụ” → Cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thiết.
- Lưỡng quyền không cao, môi không mỏng.
* Hiện tại: - Lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, dáng điệu “com-pa”.
- Giọng điệu: The thé, chua ngoa, châm chọc, mỉa mai.
- Hành động: Giật luôn đôi tất tay của mẹ tôi, lấy “cẩu khí sát” → Xấu xa.
→ Thay đổi cả hình thức lần tính cách, tất cả đều xấu đi => Thể hiện sự suy thoái của lối sống và đạo đức ở làng quê: xấu xa, tham lam, trơ trẽn.
b3. Những người khác.
Mượn cớ đến mua đồ gỗ, đưa tiễn mẹ con tôi để lấy đi đồ đạc của gia đình tôi.
→ Cuộc sống nghèo khổ, bế tắc, lạc hậu khiến họ trở nên thấp hèn.
b4. Hình ảnh Thuỷ Sinh.
Xuất hiện trong sự so sánh đối chiếu với Nhuận Thổ trong quá khứ “Trông nó giống hệt anh hai mươi năm về trước ... mà thôi”. 
→ Phản ánh sự đi xuống của cuộc sống.
3. Tôi trên đường xa quê.
- Lßng kh«ng chót l­u luyÕn, c¶m thÊy ngét ng¹t lÎ loi -> bøc bèi, ¶o n·o buån ®au, thÊt väng nhøc nhèi.
- Mong ước cho cháu Hoàng và Thuỷ Sinh:
+ Tôi mong chúng nó sẽ không giống chúng tôi, không bao giờ phải cách bức nhau.
+ Không phải vất vả chạy vạy như tôi.
+ Không phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ, tàn nhẫn như bao người khác.
+ Chúng cần phải sống một cuộc đời mới mà chúng tôi chưa từng được sống: cuộc sống ấm no, con người lương thiện, giàu tình cảm, không cách bức “Tôi đang mơ màng ... vàng thắm”.
* Hình ảnh con đường.
“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng đường thôi”.
- §­êng thuû, ®­êng s«ng ®­a nh©n vËt t«i vÒ quª, rêi quª.
- Con ®­êng trong suy nghĩ liªn t­ëng cña tôi:
+ Con đường mang tính ẩn dụ giàu triết lí: con đường khai sáng, giải phóng cho con người thoát khỏi cảnh sống khốn khổ.
+ Con đường biểu hiện niềm tin vào một tương lai tốt đẹp đang chờ đón con người.
→ Con đường tự do, hạnh phúc cho con người.
4. Củng cố: (3’)
- Sự thay đổi của người dân quê được nhân vật tôi miêu tả như thế nào?
- Trên đường xa quê, nhân vật tôi có suy nghĩ, cảm xúc, mong ước gì? Hình ảnh con đường cuối tác phẩm có ý nghĩa gì? 
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học bài cũ theo nội dung vở ghi, nắm vững nội dung của truyện.
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài Cố hương về phương thức biểu đạt và trả bài kiểm tra văn 45 phút.
***************************************
Tuần: 16 Ngày soạn: 29 / 11/ 2009
Tiết: 80 Ngày dạy: 02 / 12/ 2009
 Bài 16 – Văn bản: CỐ HƯƠNG (Tiếp theo)
 --- Lỗ Tấn ---
	TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN 45’
A. Môc tiªu cần đat: Giúp học sinh:
1.- Nắm được nghệ thuật đặc sắc của truyện, chất trữ tình của tác phẩm Cố hương. 
- Đánh giá năng lực của bản thân trong việc vận dụng lí thuyết đã học vào làm các bài tập trong quá trình kiểm tra.
2. Giáo dục thái độ làm, chữa bài chính xác, khách quan, khoa học. 
3. Rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá đúng, sai.
C. Chuẩn bị.
GV: Bài kiểm tra của học sinh, đáp án, biểu điểm.
HS: Sgk, vở ghi.
C. Tiến trình tiết dạy.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: (5’) Hình ảnh con người quê hương qua điểm nhìn của nhân vật tôi hiện lên như thế nào? Hình ảnh con đường có ý nghĩa gì trong tác phẩm? 
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
H: Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
HS suy nghĩ trả lời.
GV yêu cầu học sinh đọc ba đoạn văn sau trong sgk:
- “Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng  gặp mặt nhau nữa”.
- “Người đi vào là Nhuận Thổ  nứt nẻ như vỏ cây thông”.
- “Tôi nghĩ bụng đường thôi”. 
H: Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật?
HS suy nghĩ trả lời.
GV nhận xét.
H: Đoạn văn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì?
HS trả lời.
H: Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?
HS trả lời, GV kết luận.
H: Truyện còn sử dụng hình thức nghệ thuật gì? Tác dụng của hình thức đó trong việc thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả?
HS suy nghĩ trả lời.
GV kết luận.
Hoạt động 3
HS đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 4
GV nêu đề bài, đáp án, biểu điểm của từng câu.
HS theo dõi, ghi chép đầy dủ.
GV nhận xét bài làm của học sinh:
- Ưu điểm: + Đa số làm tốt phần trắc nghiệm, nắm được yêu cầu của phần tự luận thực hiện được theo yêu cầu.
+ Trình bày khoa học, sạch đẹp, rõ ràng.
- Nhược điểm: + Nội dung câu trả lời phần tự luận trình bày chưa đầy đủ theo yêu cầu.
+ Còn sai lỗi chính tả nhiều, đặc biệt là viết tắt trong bài làm, chữ viết cẩu thả.
GV chép một số lỗi lên bảng và sửa lỗi cho học sinh.
GV trả bài.
HS kiểm tra lại bài của mình.
GV yêu cầu học sinh đọc điểm đúng theo qui chế: 
0,25 " 0,3
0,5 " 0,5
0,75 " 0,8
HS thực hiện.
4. Phương thức biểu đạt.
- Phương thức tự sự song biểu cảm có vai trò quan trọng, mạch tường thuật bị gián cách bởi những đoạn hồi kí xen kẽ.
+ Tự sự kết hợp biểu cảm làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu “Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng .. gặp nhau nữa”.
+ Miêu tả kết hợp hồi ức làm nổi bật sự thay đổi về ngoại hình của nhân vật Nhuận Thổ “Người đi vào là Nhuận Thổ  vỏ cây thông”.
+ Phương thức lập luận “Tôi nghĩ bụng đường thôi”. 
- Đối chiếu, so sánh để:
+ Phê phán sự sa sút nghiêm trọng về mọi mặt của Trung Quốc.
+ Chỉ ra những mặt tiêu cực ngay trong tâm hồn, tình cảm của con người.
+ Niềm tin vào sự thay đổi.
III. Tổng kết.
Ghi nhớ (sgk)
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN 45’.
I. Đề bài, đáp án – biểu điểm.
Phần trắc nghiệm (3 điểm).
1. Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng (2 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 đ).
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
c
b
b
a
b
d
d
b
2. Nối cột (1 điểm, mỗi nối đúng được 0,25 đ).
1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 – a.
Phần tự luận (7 điểm). 
Câu 1: 1 điểm.
- Học sinh chép thuộc hai khổ thơ liền nhau thật chính xác, hình thức sạch đẹp.
- Nêu rõ xuất xứ: tên bài thơ, tên tác giả.
Câu 2: 6 điểm.
- Suy nghĩ về cuộc sống “Mình sinh ra làm gì? Mình đẻ ở đâu, vì ai mà làm việc ...”→ Sống có lí tưởng, mình vì mọi người. 0,5 đ
- Suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi ... chết mất” → Yêu nghề, gắn bó với nghề. 1 đ
- Cuộc sống của anh không cô đơn vì anh có niềm vui đọc sách. 0,5 đ
- Anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng. 0,5 đ 
- Anh rất cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ trò chuyện. 0,5 đ 
- Tình thân với bác lái xe: biếu bác củ tam thất làm quà cho bác gái mới ốm dậy “Củ tam thất cháu vừa đào thấy ốm dậy là gì?”. 0,5 đ 
- Ân cần chu đáo tiếp đãi khách ở xa đến thăm nhà. 0,5 đ
- Anh rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình còn nhỏ bé khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh. Anh không dám từ chối “để khỏi vô lễ” và nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục như ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu bản đồ sét. 1 đ
→ Tác giả đã phác hoạ chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tâm hồn, tình cảm, cách sống, suy nghĩ về cách sống và công việc đáng để chúng ta học tập. 1 đ
II. Nhận xét – chữa lỗi.
1. Nhận xét.
a. Ưu điểm.
b. Nhược điểm.
2. Chữa lỗi.
a. Hình thức.
b. Nội dung.
III. Trả bài, gọi điểm vào sổ.
1. Trả bài.
2. Gọi điểm vào sổ.
4. Củng cố: (2’)
Giáo viên nhấn mạnh nội dung đã kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Về nhà học bài tự ôn tập lại nội dung văn bản đã học từ đầu năm.
- Chuẩn bị cho tiết trả bài viết số 3, trả bài kiểm tra tiếng việt bằng cách về nhà xem lại kiến thức văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. Xem lại kiến thức về tiếng việt đã học.
**************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_16_gv_hoang_thi_kim_thoa_truong_thcs.doc