Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 18 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 18 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

uần: 18

Tiết: 83

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

1.Kiến thức:

- Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn lớp 9, thấy được tính tích hợp của chúng với văn bản chung.

-Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với những nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.

2.Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát.

3.Thái độ:

-Thấy được tầm quan trọng của phân môn tập làm văn nói riêng và bộ môn ngữ văn nói chung trong chương trình THCS.

II. Chuẩn bị:

-Giáo viên: Giáo viên tham khảo SGK, SGV, Hệ thống câu hỏi Ngữ văn 9.

-Học sinh: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 18 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 18
Tiết: 83
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1.Kiến thức:
- Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn lớp 9, thấy được tính tích hợp của chúng với văn bản chung.
-Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với những nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
2.Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát.
3.Thái độ:
-Thấy được tầm quan trọng của phân môn tập làm văn nói riêng và bộ môn ngữ văn nói chung trong chương trình THCS.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Giáo viên tham khảo SGK, SGV, Hệ thống câu hỏi Ngữ văn 9.
-Học sinh:
Chuẩn bị theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
1.Kiểm tra bài cũ.
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Thực hiện theo yêu cầu
2.Giới thiệu bài mới.
 Để giúp học sinh nắm vững được nội dung trọng tâm của văn bản thuyết minh tự sự. Đồng thời thấy rõ vai trò, vị trí tác dụng của chúng trong việc tạo lập văn bản -> Ôn tập.
Lắng nghe, chi bài
HĐ1:HD HS trả lời các câu hỏi SGK.(38’)
* Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức về văn tự sự và các phương thức biểu đạt. HS có sự liên hệ với một số tác phẩm đã học.
-Nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống – khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở các lớp dưới ?
HS hội ý hai bạn trong bàn thực hiện – trình bày:
* Giống: 
- Có nhân vật chính và một số nhân vật phu.ï 
- Có cốt truyện: Sự việc chính và một số sự việc phụ. 
* Khác:
- Lớp 9 có thêm:
+ Kết hợp tự sự – biểu cảm – miêu tả nội tâm.
+ Kết hợp giữa tự sự với yếu tố nghị luận.
+ Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
+ Người kể chuyện – vai trò người kể chuyện. 
Câu 7:
a. Giống: 
- Có nhân vật chính và một số nhân vật phụ 
- Có cốt truyện: Sự việc chính và một số sự việc phụ 
b. Khác:
- Lớp 9 có thêm:
+ Kết hợp tự sự – biểu cảm – miêu tả nội tâm
+ Kết hợp giữa tự sự với yếu tố nghị luận
+ Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
+ Người kể chuyện – vai trò người kể chuyện 
-Vì sao trong văn bản tự sự có đủ ba yếu tố: miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự ? Liệu có văn bản chỉ có 1 phương thức biểu đạt không ?
HS suy nghĩ – trình bày
Câu 8: 
-Tất cả các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, chỉ có vai trò bổ trợ cho phương thức chính là kể lại hiện thực bằng con người và sự việc.
- Trong thực tế rất ít gặp một văn bản chỉ một phương thức biểu đạt.
-GV hướng dẫn học sinh thực hành cá nhân. Đánh dấu X vào các ô trống tương ứng mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp. (220)
HS kẻ bảng vào tập thực hiện đúng yêu cầu:
(1) Tự sự: miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh 
(2) Miêu tả: tự sự, biểu cảm, thuyết minh
(3) Nghị luận: miêu tả, biểu cảm, thuyết minh
(4) Biểu cảm: tự sự, miêu tả, nghị luận 
(5) Thuyết minh” Miêu tả, nghị luận 
(6) Điều hành 
Câu 9: Kiểu văn bản và các yếu tố kết hợp văn bản.
-Tại sao bài tập làm văn tự sự của HS vẫn phải có đủ ba phần mở bài – thân bài – kết bài?
-GV: SGK 6, 7, 8, 9 đôi lúc ta viết không đủ 3 phần điều quan trọng nhất ở họ là vấn đề tài năng và cá tính sáng tạo.
HS nêu ý kiến cá nhân
Câu 10: 
-Thực hiện bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Tập cho học sinh làm quen với “Tư duy cấu trúc”.
-Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp ích gì trong việc đọc hiểu văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong Sách giáo khoa Ngữ văn 9 ? Phân tích vài ví dụ để làm sáng to.û 
-GV: Gợi ý để học sinh tập phân tích ví dụ qua truyện ngắn “Làng”.
a. Cuộc đối thoại (1): Bà chủ nhà “trục xuất” gia đình ông Hai
b. Cuộc đối thoại (2): Bà chủ nhà mời ông Hai ở lại
-GV: Tương tự – GV gọi HS đọc yêu cầu câu 12. Xác định yêu cầu và giải quyết theo cách câu 11.
HS suy nghĩ – trình bày – phân tích ví dụ làm sáng tỏ.
- Khi học đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự giúp ta soi sáng được các nhân vật trong truyện Kiều.
- Đối thoại, độc thoại giúp ta cảm nhận sâu sắc về tâm trạng đau buồn, tủi hổ của ông Hai.
Câu 11: Phân tích ví dụ làm sáng tỏ kiến thức kỹ năng văn bản tự sự giúp việc đọc hiểu tác phẩm.
- Khi học đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự giúp ta soi sáng được các nhân vật trong truyện Kiều.
- Đối thoại, độc thoại giúp ta cảm nhận sâu sắc về tâm trạng đau buồn, tủi hổ của ông Hai.
-GV gợi ý : Định hướng nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện, ngôi kể, sự việc, các yếu tố miêu tả, nghị luận
HS lắng nghe
- Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc, hiểu văn bản và phần tập làm văn tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự ( kể chuyện)
- Em hãy phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ ?
Câu 12: Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc, hiểu văn bản và phần tập làm văn tương ứng đã giúp hs học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện.
VD: các văn bản tự sự trong ngữ văn đã cung cấp cho hs các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện.
HĐ5:Hướng dẫn công việc ở nhà.
(2’)
- Xem lại kiến thức ôn tập phần TLV và phần tiếng Việt.
- Đọc lại các văn bản đã học, học nội dung và nghệ thuật.
- Thi làm bài thật nghiêm túc.
Ghi nhận, thực hiện
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 18
Tiết: 84,85
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
I.Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS :
1. Kiến thức:
 - Hệ thống kiến thức của học sinh gồm ba phần ( Đọc – hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn) trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1. 
2. Kĩ năng:
 - Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá.
3. Thái độ: 
 - Có ý thức đúng đắn trong học tập và kiểm tra.
II.Chuẩn bị.
-Giáo viên: Tham khảo SGK, SGV, Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9, chuẩn bị đề.
-Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước.	
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1 : Khởi động.(1’)
1. Kiểm tra bài cũ.
-Ôn định, sắp xếp chỗ ngồi.
2. Giới thiệu bài.
Tiết học hôm nay ta đi vào đánh giá hiệu quả học tập môn Ngữ văn trong học kì I của các em.
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh tiến hành kiểm tra. (117’)
-Nêu mục đích yêu cầu.
-Phát đề trắc nghiệm.
-Theo dõi, nhắc nhở thời gian.
-Thu phần làm trắc nghiệm.
-Phát đề tự luận.
-Theo dõi quá trình làm bài.
-Thu bài làm.
-Nhận xét rút kinh nghiệm.
HĐ3:Hướng dẫn công việc ở nhà. (2’) 
-Soạn bài: Tập làm thơ tám chữ
+Xem lại kiến thức về thể thơ tám chữ.
+Sưu tầm một số đoạn thơ tám chữ.
+Tập làm thơ tám chữ trước ở nhà với nhiều đề tài khác nhau( mái trường, thầy cô, môi trường)
HS thực hiện theo yêu cầu.
HS nhận bài trắc nghiệm, làm bài đúng thời gian qui định, nộp bài.
HS nhận bài tự luận, thực hiện đúng yêu cầu.
HS lắng nghe.
HS ghi nhận – thực hiện.
HS làm bài đúng yêu cầu và nghiêm túc, nộp bài đúng thời gian qui định.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_18_giao_vien_tran_thanh_nhan_truong_t.doc