Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 29 - Tiết 141,142,143,144,145

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 29 - Tiết 141,142,143,144,145

TUẦN 29

Ngày giảng:

TIẾT 141

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 (Lê Minh Khuê)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.

- Thấy được nét đặc sắc trong miêu tả nhân vật (đặc biệt miêu tả tâm lý ngôn ngữ).

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm truyện.

 3. Thái độ: Yêu mến, tự hào về thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến giữ nước.

II/ CHUẨN BỊ: Thầy: Sưu tầm tài liệu truyện Lê Minh Khuê, bài hát Cô gái mở đường.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1/ Tổ chức: (1')

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 29 - Tiết 141,142,143,144,145", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Ngày giảng:
Tiết 141
Những ngôi sao xa xôi
 (Lê Minh Khuê) 
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
- Thấy được nét đặc sắc trong miêu tả nhân vật (đặc biệt miêu tả tâm lý ngôn ngữ).
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm truyện.
	3. Thái độ: Yêu mến, tự hào về thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến giữ nước.
II/ Chuẩn bị: Thầy: Sưu tầm tài liệu truyện Lê Minh Khuê, bài hát Cô gái mở đường.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
 2/ Kiểm tra: Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên trong buổi sáng đầu thu như thế nào?
 3/ Bài mới: 
Vào bài (1’)
Hoạt động I: HDHS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV: Hãy nêu những nét chính về tác giả Lê Minh Khuê?
HS: Nêu ý chính.
GV: Từng là thanh niên xung phong thời chống Mỹ. Những truyện ngắn đầu tay của chị ra đời vào những năm 70 viết về cuộc sống chiến đấu của bản thân và đồng đội.
GV: Tác phẩm ra đời vào hoàn cảnh nào?
Hoạt động Ii: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích.
GV: Đọc mẫu một đoạn văn, hướng dẫn đọc: Giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật.
HS: Đọc tiếp - kể tóm tắt, lớp nhận xét.
GV: Nhận xét, tóm tắt lại.
- Các cô thanh niên xung phong (Thao, Phương Định, Nho) biên chế thành một tổ trinh sát tại một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Tổ trưởng là Thao lớn tuổi hơn.
- Nhiệm vụ quan sát ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ - phá bom.
- Công việc thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày đặc biệt là phải đối mặt với thần chết sau mỗi lần phá bom.
- Họ ở trong hang đá mát lạnh dưới chân cao điểm.
- Tuy vậy họ vẫn sống cuộc sống tươi vui, hồn nhiên không kém phần lãng mạn, đặc biệt là sự gắn bó yêu thương nhau.
- Phương Định- nhân vật chính, người kể chuyện, là cô gái người Hà Nội giàu cảm xúc, thích mơ mộng hay nhớ kỷ niệm tuổi thơ Hà Nội, với gia đình và thành phố thân yêu của mình.
- Phần cuối tạap trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, nhất là của Phương Định trong một trận phá bom, Nho bị thương, Thao và Định vô cùng lo lắng, một trận mưa đá bất ngờ khiến các cô rất vui thích.
GV: Truyện "Những ngôi sao xa xôi" được kể theo cách nào?
HS: Chọn ngôi thứ nhất (xưng tôi).
GV: Đặt vào nhân vật Phương Định, cô gái người Hà Nội. Tác giả diễn tả tự nhiên và sinh động cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của các cô gái trẻ đối diện với gian khổ, hiểm nguy, lạc quan, yêu đời.
	4/ Củng cố: - Hệ thống bài
	 - Kể tóm truyện
3'
7’
29’
3'
ĐA: Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Những bông hoa bằng lăng cuối cùng đậm sắc hơn.
+ Con sông Hồng màu đỏ nhạt như rộng ra.
+Vòm trời như cao hơn
+ Bãi bồi màu vàng thau xen màu xanh non.
-> Cảnh tả từ gần đến xa.
 Không gian được miêu tả bằng đường nét, màu sắc, tạo hình, gợi cảm à cảm nhận tinh tế, vừa quen, vừa lạ.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: Lê Minh Khuê, sinh năm 1949, quê ở Thanh Hoá.
- Là cây bút nữ chuyên viết về chuyện ngắn
2. Tác phẩm: Tác phẩm đầu tay của tác giả viết năm 1971.
II. Đọc- chú thích:
1. Đọc - chú thích: 
2. Tóm tắt truyện:
2. Cách kể chuyện
- Chọn ngôi thứ nhất (xưng tôi).
 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài. Soạn phần còn lại.
Ngày giảng:
Tiết 142 (Tiếp)
Ngôi sao xa xôi
 ( Lê Minh Khuê) 
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiến thức: Qua giờ học giúp học sinh thấy được hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của tổ thanh niên xung phong- phẩm chất của ba cô gái- nhân vật Phương Định và đặc điểm nghệ thuật của truyện.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích đặc điểm nhân vật.
3. Thái độ: Cảm nhận về con người với vẻ đẹp trong sáng, gương xả thân vì đất nước.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Bài hát "Cô gái mở đường".
 Trò: - Chuẩn bị bài, trả lời câu hỏi SGK.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
 2/ Kiểm tra: (3’) Kể tóm tắt truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi".
 3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt động Iii (Tiếp)
GV: Qua đọc và tìm hiểu truyện, em hình dung ra hoàn cảnh sống và nhiệm vụ của ba cô thanh niên xung phong như thế nào?
HS: - Họ sống và chiến đấu trên một cao điểm.
- Chạy trên cao điểm giữa ban ngày.
- Sau trận ném bom, phải lên ngay để đo khối lượng đất lấp vào hố bom.
- Xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ.
GV: Cho học sinh đọc "Có ở đâu nhất định sẽ nổ".
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái?
HS: Nhiệm vụ hết sức nguy hiểm.
GV: Cho học sinh đọc từ "Tôi, một quả bom trên đồi chỗ ẩn nấp của mình" (SGK/117).
? Qua đoạn vừa đọc, em thấy họ phá bom ra sao?
HS: Dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom để đặt thuốc nổ và châm ngòi, chạy thật nhẹ.
GV: Công việc nguy hiểm đó diễn ra như thế nào?
HS: Một ngày phá bom đến năm lần à thường xuyên, liên tục.
- GV liên hệ về môi trường bị phá hủy nghêm trọng trong chiến tranh.
GV: Em có nhận xét gì về công việc họ làm?
HS: Căng thẳng thần kinh, đòi hỏi dũng cảm.
GV: Qua lời kể, tự nhận xét của Phương Định về bản thân và hai đồng đội, em hãy nhìn ra những nét tính cách chung của họ.
HS: Những cô gái trẻ cá tính khác nhau, 
nhưng họ có những điểm chung nào là 
phẩm chất của thanh niên xung phong:
Tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm, tình đồng chí, đồng đội keo sơn.
GV: Bên cạnh đức tính đó em thấy những cô gái thanh niên xung phong còn có điểm gì chung?
HS: Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn, thích làm đẹp, thích thêu thùa, thích chép bài hát, nhớ về quê hương.
GV: Em có nhận xét gì về phẩm chất của họ?
HS: Vừa cao đẹp, vừa bình dị, lạc quan.
GV: Bên cạnh những nét chung đó, em thấy ba người có những nét riêng nào?
HS: Phương Định nhạy cảm, lãng mạn, chị Thảo nhiều tuổi bình tĩnh, thiết thực, Nho có lúc bướng bỉnh, bình tĩnh, mạnh mẽ.
GV: Em thấy Phương Định có những nét riêng gì về tâm hồn, tính cách?
HS: Là cô gái Hà Nội hồn nhiên, vô tư.
GV: Vào chiến trường ba năm quen đạn bom, nguy hiểm, vượt qua thử thách.
GV: Cô có cá tính và sở thích gì?
HS: Giàu cảm xúc, nhạy cảm, hay mơ mộng.
GV: Sống với đồng đội cô bộc lộ tình cảm của mình ra sao?
HS: Yêu mến, gắn bó.
GV: Cô yêu mến, cảm phục những chiến sĩ cô gặp trên đường ra trận
Nhạy cảm, quan tâm đến hình thức, mái tóc dày, cổ cao, đôi mắt nhìn xa xăm.
GV: Diễn biến tâm lý của Định trong lần phá bom nổ chậm được diễn tả như thế nào?
HS: Đọc đoạn trích (SGK)
GV: Em có nhận xét gì về cách tả.
HS: Tả tỉ mỉ, chi tiết đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua.
GV: Đây là công việc quen thuộc nhưng mỗi lần bắt đầu Định có cảm giác như thế nào?
HS: Hồi hộp, lo lắng, căng thẳng vẫn nghĩ đến cái chết dù là mờ nhạt, từng cử động nhỏ được tả lại.
GV: Em có cảm nhận gì về thế giới tâm hồn của Định?
HS: Thế giới tâm hồn phong phú
GV: Cách nhìn và thể hiện con người thiên về cái đẹp trong sáng, cao cả là phương hướng chủ đạo của văn học hiện đại.
+ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
 Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
+ Có những ngày vui sao
 Cả nước lên đường
 Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục.
GV: Hãy nêu đặc điểm nổi bật của nghệ thuật truyện?
HS: Trao đổi thảo luận cá nhân.
- Lớp nhận xét
GV: Nhận xét, bổ sung, đưa kết quả.
HS: Đọc ghi nhớ SGK/122.
Hoạt động IV: HDHS luyện tập.
GV: Vì sao tác giả lại đặt tên truyện là "Những ngôi sao xa xôi"?
HS: Trao đổi thảo luận.
GV: Gợi ý: Từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời anh bộ đội lái xe ca ngợi họ, hình ảnh mơ mộng, lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cô gái đang mơ mộng đang sống và chiến đấu trên cao điểm.
GV: Liên hệ
- Hướng dẫn học sinh làm bài 2/122.
	4/ Củng cố: - Hệ thống bài, hãy nêu đặc điểm nổi bật của truyện "Những ngôi sao xa xôi".
3'
1'
30'
2'
4'
3'
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu của tổ thanh niên xung phong.
+ Họ sống chiến đấu trên cao điểm.
+ Chạy trên cao điểm giữa ban ngày.
+ Sau trận ném bom, phải lên ngay để đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ
+ Xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ.
-> Nhiệm vụ hết sức nguy hiểm.
- Một ngày phá bom đến năm lần, thường xuyên, liên tục.
-> Căng thẳng thần kinh, đòi hỏi dũng cảm, bình tĩnh, khôn ngoan, nhạy cảm và khéo léo.
2. Phẩm chất của ba cô gái.
- Những cô gái trẻ, cá tính, hoàn cảnh riêng nhưng có nét chung.
+ Tinh thần trách nhiệm
+ Lòng dũng cảm, sẵn sàng hy sinh
+ Tình đồng chí gắn bó.
+ Hay xúc động, nhiều mộng mơ.
à Phẩm chất vừa cao đẹp, bình dị, hồn nhiên, lạc quan.
- Những nét riêng:
+ Phương Định: nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng.
+ Thao: sợ máu, bình tĩnh, cương quyết, táo bạo 
+ Nho: có lúc bướng bỉnh, bình tĩnh, mạnh mẽ
3. Nhân vật Phương Định.
- Là cô gái Hà Nội vượt qua bao thử thách nhưng vẫn hồn nhiên, vô tư, gầu cảm xúc, hay mơ mộng.(Mê hát, tự bịa lời bài hát, đôi khi cười bò một mình, thích bó gối mơ màng ...)
- Yêu mến, gắn bó tha thiết với các đồng đội.( Trong suy nghĩ những người đẹp, thông minh, dũng cảm là những người mặc quân phục, băng bó vết thương cho Nho...)
+Không đi khom.
+Tiếng động sắc đến gai người.
+Rùng mình
+ Cẩn thận bỏ gói mìn xuống cái lỗ đã đào
+ Nghĩ tới cái chết nhưng mờ nhạt
- > Tâm lý Phương Định khi phá bom được tả tỉ mỉ, chi tiết đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ là thoáng qua.
* Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng.
4. Đặc điểm nghệ thuật
- Truyện trần thuật ngôi thứ nhất, miêu tả tâm lý sâu sắc.
- Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể.
* Ghi nhớ.
IV. Luyện tập.
 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài, ôn về truyện.
Ngày giảng:
Tiết 143 (Tiếp)
Chương trình địa phương
 phần tập làm văn
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiến thức: Ôn lại kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một sự việc hiện tượng xã hội nói riêng.
- Tích hợp với các văn bản đã học
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, sự việc, hiện tượng đời sống xã hội ở địa phương.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương.
 Trò: - Sưu tầm.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
2/ Kiểm tra: (Không)
3/ Bài mới: 
Vào bài (1’)
Hoạt động I: HDHS chuẩn bị.
GV: Theo em vấn đề nào ở địa phương có thể viết bài nghị luận?
HS: Theo em là vấn đề môi trường.
GV: Theo em vấn đề môi trường cần đề cập đến vấn đề gì?
HS: Hậu quả của việc phá rừng.
GV: Bên cạnh đó còn có nội dung nào khác?
HS: Hậu quả của việc chặt phá cây xanh.
GV: Ngoài ra còn có hậu quả của rác thải, bao bì ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp với canh tác trên đồng ruộng nông thôn.
GV: Bên cạnh vấn đề môi trường em thấy ở địa phương còn có vấn đề nào khác?
HS: Quyền trẻ em
GV: Vấn đề quyền trẻ em ở địa phương có mặt nào tích cực?
HS: Sự quan tâm của nhà trường: xây dựng khung cảnh sư phạm, tổ chức dạy học và các hoạt động ngoại khoá. Sự quan tâm của gia đình, cha mẹ có làm gương hay không, có biểu hiện bạo hành hay không?
GV: Ngoài hai vấn đề trên còn có vấn đề nào khác?
HS: Vấn đề xã hội.
GV: Vấn đề xã hội em thấy có gì tích cực?
HS: Sự quan tâm đến các gia đình chính sách.
GV: Các gia đình thương binh - liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (thiên tai, tai nạn, bệnh hiểm nghèo). Những tấm gương về lòng nhân ái, đức hi sinh của người lớn và trẻ em. Những vấn đề có liên quan đến tham nhũng, tệ nạn xã hội.
GV: Khi viết cần đề cập đến vấn đề gì?
HS: Trung thực, có tính xây dựng không cường điệu, không sáo rỗng, phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có tính thuyết phục. Nội dung phải dễ hiểu, giản dị, tránh dài dòng.
GV: Về cấu trúc đòi hỏi phải như thế nào?
HS: Bài viết đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
GV: Bài viết phải có luận điểm, luận cứ rõ ràng.
 4/ Củng cố: - Hệ thống bài
 - Muốn trình bày vấn đề ở địa phương được tốt cần phải làm như thế nào?
1'
18’
21'
3'
I. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
1. Xác định các vấn đề có thể viết ở địa phương.
a. Vấn đề môi trường.
- Hậu quả của việc phá rừng.
- Hậu quả của rác thải, bao bì ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp với canh tác trên đồng ruộng nông thôn.
b. Vấn đề quyền trẻ em
Sự quan tâm của nhà trường: xây dựng khung cảnh sư phạm, tổ chức dạy học và các hoạt động ngoại khoá. Sự quan tâm của gia đình, cha mẹ
c. Vấn đề xã hội
Các gia đình thương binh - liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (thiên tai, tai nạn, bệnh hiểm nghèo). Những tấm gương về lòng nhân ái, đức hi sinh của người lớn và trẻ em. Những vấn đề có liên quan đến tham nhũng, tệ nạn xã hội.
2. Xác định cách viết.
a. Yêu cầu nội dung.
b. Yêu cầu về cấu trúc.
II. Thực hành viết
 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài, ứng dụng viết bài chi tiết theo chủ đề tự chọn.
Ngày giảng:
Tiết 144
trả bài viết số 7
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiến thức: Qua giờ giúp học sinh ôn tập lại vấn đề nghị luận nói chung, kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nói riêng.
2. Kỹ năng: Củng cố các kỹ năng về việc xây dựng bố cục tạo liên kết về diễn đạt trong bài nghị luận về đoạn thơ hay bài thơ, rút kinh nghiệm qua bài viết cụ thể. 
- Rèn kỹ năng tổng hợp về sử dụng tiếng việt trong khi nói hoặc viết, kỹ năng dùng từ.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Chấm, chữa bài. 
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
 	2/ Kiểm tra: (không)
 3/ Bài mới: 
Vào bài (1’)
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: HDHS nhắc lại đề bài.
GV: Ghi đề lên bảng.
HS: Đọc lại đề
GV: Hãy nêu yêu cầu của đề bài.
HS: Nghị luận về bài thơ.
GV: Yêu cầu cách tìm hiểu đề, và tìm ý cho bài văn.
? Phần mở bài nêu vấn đề gì?
- Tìm những luận điểm chính của bài?
Dẫn chứng lấy trong bài thơ "Viếng lăng Bác"
Hãy nêu phần kết luận 
- GV hướng dẫn HS lập dàn bài - nhận xét.
Hoạt động II: HDHS nhận ra ưu, nhược điểm của mình trong bài viết.
GV: Nhận xét ưu điểm.
GV: Nhận xét nhược điểm.
GV viết lên bảng một số lỗi chính tả và lỗi diễn đạt của HS để HS chữa lỗi.
GV trả bài, yêu cầu HS đọc lại bài, chú ý phần cô giáo nhận xét.
- Sau đó, tráo bài trong bàn để đọc tham khảo bài của bạn. 
4/ Củng cố: - Nhận xét giờ- Củng cố lại cách làm bài.
10’
15'
8'
10'
3'
I. Đề bài: Suy nghĩ của em về bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
* Yêu cầu: Nghị luận về bài thơ.
* Tìm hiểu đề, tìm ý
* Dàn ý.
 Mở bài: (1,5 đ) - Giới thiệu nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác.
	 - Nhận xét khái quát: Cảm xúc của tác giả trong bào thơ là cảm xúc chung củ toàn dân ta đối với Bác Hồ kính yêu.
 Thân bài: (7 đ)
	 1/ Lòng yêu kính chân thành:
- Nỗi xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi đến lăng Bác.
	+ Như tình cha con ruột thịt ( con - Bác)
	+ Cảm xúc thành kính thiêng liêng ( Thấy trong sương hàng tre ....)
	+ Thành kính dâng lên Bác lòng kiên trung bất khuất.( Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng ..)
 - Tự hào, tôn kính và biết ơn sâu lắng.(d/c)
	2/ Niềm tiếc thương vô hạn:
- Nỗi nhớ Bác ngàn thu.
- Tình cảm lưu luyến không rời
- Giọng điệu thành kính, trang nghiêm.
	(HS lấy d/c trong tác phẩm)
 Kết bài: (1,5 đ) Nêu cảm nhận của mình về bài thơ: Tình cảm kính yêu, nhớ thương và biết ơn sâu lắng của mình nói riêng cũng như của nhân dân Việt Nam nói chung.
II. Nhận xét:
*Ưu điểm: Đa số các em đã biết làm bài nghị luận về bài thơ. Nội dunớnuy nghĩ về bài thơ "Viếng lăng Bác" nói lên nỗi xúc động thiêng liêng, lòng tự hào, tôn kính và niềm tiếc thương vô hạn của tác giả nói riêng cũng như của nhân dân Việt Nam nói chung
- Số bài viết đạt yêu cầu
- Bố cục rõ ràng: 3 phần
* Nhược điểm:
- Một số bài không chịu suy nghĩ làm bài, viết sơ sài, sai nhiều.
- Một số em diễn đạt lủng củng, lặp lại ý.
III. Chữa lỗi:
1, Lỗi chính tả:
Viết sai Viết đúng
Sanh xanh 
xương sương
cây che cây tre
Chải dài Trải dài
dan Gian lao.
IV. Trả bài: (Ghi kết quả):
 5/ Dặn dò: (1’) - Ôn bài và tìm đọc tham khảo tập làm văn.
Ngày giảng:
Tiết 145
Biên bản
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh nắm vững cách viết một biên bản thông dụng.
- Tích hợp với ngữ văn qua văn bản "Những ngôi sao xa xôi" với tiếng Việt qua các bài đã học.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết một văn bản hành chính theo mẫu. 
3. Tư tưởng: Giáo dục thái độ đúng mực khi cần sử dụng loại văn bản hành chính này.
II/ Chuẩn bị: Biên bản mẫu.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
 	2/ Kiểm tra: (không)
 3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt động I: 
HS: Đọc biên bản 1 SGK/123
GV: Biên bản là gì?
HS: Là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.
GV: Trong hoạt động của các cơ quan biên bản cần đạt vấn đề gì về nội dung- hình thức?
HS: Ghi lại nội dung diễn biến, các thành phần tham dự.
GV: Về nội dung cần lưu ý điều gì?
HS: Ghi chép trung thực.
GV: Về hình thức phải đảm bảo yêu cầu như thế nào?
HS: Viết đúng mẫu quy định, không trang trí hoạ tiết, minh hoạ ngoài nội dung biên bản.
GV: Kể một số biên bản thường gặp.
HS: Biên bản bàn giao công tác, biên bản đại hội, biên bản kiểm kê, biên bản về việc vi phạm luật lệ an toàn giao thông ?
Hoạt động II: HDHS xác định cách viết biên bản.
GV: Yêu cầu học sinh xem lại biên bản
- Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì?
HS: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản.
GV: Phần nội dung gồm có những mục gì?
HS: Ghi diễn biến, kết quả các mục.
GV: Khi ghi biên bản cần phải thế ghi như thế nào?
HS: Ghi phải trung thực, khách quan, không thêm bớt ý kiến chủ quan của người viết. Tính chính xác cụ thể giúp người có trách nhiệm làm cơ sở xem xét.
GV: Phần kết thúc cần trình bày ra sao?
HS: Họ tên, chữ ký của chủ toạ, thư ký
Gv: Chữ ký thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập biên bản.
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động III: HDHS luyện tập.
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 4/126.
- Gợi ý hướng dẫn học sinh làm bài.
- Gọi học sinh lên trình bày.
- Nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung.
HS: Hoạt động nhóm 3+2
4/ Củng cố: - Nhận xét giờ- Củng cố lại cách làm biên bản.
1'
10'
14'
15'
3'
I. Đặc điểm của biên bản
1. Văn bản 1 (123)
a. Về nội dung
- Sự kiện: Sự kiện chính xác.
- Ghi chép trung thực
- Thủ tục chặt chẽ, lời văn ngắn gọn.
b. Về hình thức
II. Xác định cách viết biên bản.
1. Mở đầu:
Quốc hiệu, tiêu biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
Bài 2 SGK/ 126
2. Phần nội dung
- Ghi diễn biến, kết quả các sự việc.
3. Phần kế thúc 
- Thời gian kết thúc, họ tên, chữ kí, chủ toạ, thư kí.
* Ghi nhớ: (SGK/tiết 126)
III. Luyện tập
5/ Dặn dò: (1’) - Chuẩn bị bài "Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang".
 Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_29_tiet_141142143144145.doc