Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31 - GV: Trần Huy Thao - Trường THCS Ngô Mây

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31 - GV: Trần Huy Thao - Trường THCS Ngô Mây

Tuần 31 Tiết 113, 114 Ngày soạn: Ngày dạy:

 LAO XAO

 ( Trích ) Duy Khán

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :

- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh của các loài chim . Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả .

- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê .

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

- Học sinh: Soạn bài

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định lớp.

 II. Bài cũ:

 Bài kí Lòng yêu nước đã chứng minh một chân lí giản dị và đầy sức thuyết phục. Đó là chân lí như thế nào? Cách lập luận và chứng minh của tác giả ra sao?

 III. Bài mới:

 - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập): Trong những truyện viết về thiếu nhi, viết cho thiếu nhi, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán là một tác phẩm đặc sắc. Kỉ niệm tuổi thơ, cảnh sắc làng quê, cuộc sống và hình ảnh con người hồn hậu,chất phác nơi xóm thôn. được tác giả kể lại với bao tình quê vơi đầy. Bài Lao xao trích trong tuổi thơ im lặng nói về vườn quê chớm hè và thế giới loài chim trong bầu trời và tâm hồn bầy trẻ nhỏ. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài văn.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31 - GV: Trần Huy Thao - Trường THCS Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Tiết 113, 114 	 Ngày soạn: Ngày dạy:
	 LAO XAO 
 ( Trích ) Duy Khán	
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : 
 Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh của các loài chim . Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả . 
Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê . 
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh: Soạn bài
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ: 
	Bài kí Lòng yêu nước đã chứng minh một chân lí giản dị và đầy sức thuyết phục. Đó là chân lí như thế nào? Cách lập luận và chứng minh của tác giả ra sao?
 III. Bài mới:
	- Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập): Trong những truyện viết về thiếu nhi, viết cho thiếu nhi, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán là một tác phẩm đặc sắc. Kỉ niệm tuổi thơ, cảnh sắc làng quê, cuộc sống và hình ảnh con người hồn hậu,chất phác nơi xóm thôn... được tác giả kể lại với bao tình quê vơi đầy. Bài Lao xao trích trong tuổi thơ im lặng nói về vườn quê chớm hè và thế giới loài chim trong bầu trời và tâm hồn bầy trẻ nhỏ. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài văn. 
	- Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1. HD tìm hiểu chung
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- GV nêu cách đọc
- Yêu cầu đọc: Giọng đọc chậm rãi, tâm tình, kể lại những kỉ niệm tuổi thơ ở quê hương.
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc
- Cho HS đọc thầm phần giải nghĩa từ
- Ngoài các từ trong SGK còn thêm các từ
- Em hiểu gì về thể loại kí?
- Nêu bố cục của bài?
- Tác giả miêu tả theo trình tự nào?
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Tác giả - tác phẩm:
- Tác giả: Duy Khán (1934 - 1995) ở huyện Quốc Võ- Bắc Ninh.
- Tác phẩm Lao xao trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, tác phẩm được giải thưởng Hội nhà văn 1987
2. Đọc và giải nghĩa từ khó:
- Đọc
- Giải nghĩa từ khó:
 + Vung tứ linh: vung ra bốn phía
 + Láu táu: cách nói nhanh, có khi lắp, có khi vấp váp, không rõ tiếng.
3. Tìm hiểu thể loại và bố cục:
- Thể loại : Kí - Hồi tưởng của bản thân tác giả.
- Bố cục: 2 đoạn
+ Đoạn 1: Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê.
+ Đoạn 2: Thế giới các loài chim
Þ miêu tả từ khái quát đến cụ thể - tả chọn lọc và cụ thể một vài loài chim tiêu biểu
Hoạt động 2. HD tìm hiểu chi tiết
Đoạn 1 tác giả cho biết cảnh gì?
Trung tâm của cảnh là gì?
Âm thanh nào khiến tác giả đáng chú ý nhất?
Trong cái lao xao ấy còn là điều gì?
Trên cái nền, phông, tranh bao quát ấy, tác giả mở đầu tả cảnh, các loại chim như thế nào?
Nhận xét số tiếng mỗi câu?
II. Phân tích:
1. Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê qua sự hồi tưởng của tác giả:
- Cây cối: Um tùm
- Các loài hoa: Đủ màu sắc, hương thơm
- Ong bướm đánh đuổi nhau hút mật ở hoa
- Âm thanh: lao xao
à miêu tả tỉ mỉ, tính từ, so sánh, nhân hóa: è bức tranh sinh động
chuyển tiết
Hoạt động 1. HD tìm hiểu các phần còn lại
Tác giả tả các loài chim theo trình tự nào?
Tác giả tả các loài chim theo trình tự nào?
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Tác dụng?
Câu đồng dao đưa vào đây có ý nghĩa gì? gợi điều gì?
Tác giả xếp loài chim theo 2 nhóm nào?
Âm thanh, tiếng kêu, hót của từng loài chim được tác giả tái hiện bằng những loại từ gì?
Các loài chim được miêu tả về những phương diện nào? 
Vì sao các loài chim đó gọi là chim hiền?
Thống kê tên các loài chim ác được nói đến ở bài văn/
Liệu đó có phải tất cả là loài chim ác không?
Cảnh gà mẹ cứu đàn con gợi em cảm xúc ý nghĩa gì?
Thái độ của tác giả đối với loài chim này?
Cảnh chim cắt xỉa chết chèo bẻo, chèo bẻo phục kích được miêu tả như thế nào?
Các chim ác tác giả lại tả về những phương diện nào chủ yếu?
Vì sao như vậy?
Em có nhận xét gì về các loài chim ở đây?
nhận xét tài quan sát và tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên, làng quê?
Giáo viên giới thiệu : chất văn hoá dân gian như đồng dao, cổ tích, thành ngữ, tục ngữ . 
Học sinh tìm chất văn hoá dân gian trong bài. Tác dụng ? 
2. Những bức tranh và mẩu chuyện về thế giới loài chim:
* Nhóm chim hiền:
- Bồ các, chim ri, sáo sậu, tu hú
à Kết hợp tả và kể: Mối quan hệ họ hàng. Mang niềm vui đến cho con người, thiên nhiên, đất trời
* Nhóm chim ác:
- Diều hâu, quạ, chèo bẻo, cắt miêu tả hành động thói quen
è Kết hợp tả, kể với nhận xét, bình luận: Sự cạnh tranh, sinh tồn giữa các loài chim hiền dữ trong thiên nhiên à Bức tranh thế giới loài chim sinh động, phong phú, nhiều màu sắc
à Tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên 
3. Chất văn hoá dân gian trong bài:
- Yếu tố văn hoá dân gian : 
 + Đồng dao : Bồ các là bác chim ri .
 + Thành ngữ ; Dây mơ, rễ má; kẻ cắp gặp bà già, lia lía láu láu như quạ vào chuồng lợn . 
 + Truyện cổ tích : sự tích chim bìm bịp . 
 cách nhìn và cảm nhận của tác giả về thế giới các loài chim. Con người gắn bó với thiên nhiên
Hoạt động 2. HD tổng kết và luyện tập
Học sinh thảo luận nhóm : câu 4 ( 113 ) 
Đại diện nhóm trả lời : Học sinh nhận xét 
Giáo viên nhận xét . 
Học sinh đọc mục ghi nhớ 
Học sinh viết đoạn văn . 
GV gọi 2 em đọc – Gv nhận xét .
III. Tổng kết : 
- Hiểu biết thêm về một số loài chim ở làng quê nước ta. Qua đó thấy được sự quan tâm của con người với loài vật.
- Yêu quí các loài vật quanh ta, yêu làng quê, yêu DT.
- NT: 
+ Quan sát tinh tường đối tượng miêu tả
+ Vốn sống rất cần khi miêu tả.
+ Miêu tả, kể chuyện cần được lồng trong cảm xúc.
* Ghi nhớ 
IV. Luyện tập :
1. Giải thích cái hay của nhan đề lao xao? 
- Nhan đề vừa nói đén thế giới loài chim.
- Gợi nghĩ đến buổi sáng mùa hè ở làng quê.
2. Tại sao với loài chim hiền tác giả chỉ tả qua hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, hót. Còn các loài chim ác dữ lại chủ yếu tả qua thopí quen hành động gây tội ác của chúng.
- Để gây hấp dẫn sinh động, tránh tùng lặp , đơn điệu, nhàm chán.
- Phù hợp với tập tính từng nhóm chim, loài chim.
- Với tính ác , dữ, cách biểu hiện rõ nét nhất là qua việc làm, qua hành động với chúng.
3. Tả loài chim mà em yêu thích.
 IV. Củng cố: Bài văn gợi cho em có suy nghĩ, hiểu biết, tình cảm gì đối với thiên nhiên, làng quê?
 V. Dặn dò: Học bài ; Ôn tập phần Tiếng Việt đã học từ đầu HKII đến nay để tiết sau kiểm tra . 
 Chuẩn bị bài Ôn tập truyện, ký
Tuần 31 Tiết 115 	 Ngày soạn: Ngày dạy:
	KIỂM TRA TIẾNG VIỆT	
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : 
Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức Tiếng Việt đã học . 
Kiểm tra kỹ năng nội dung kiến thức Tiếng việt vào viết đoạn văn . 
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: ra đề, biểu điểm; Học sinh: học bài
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. KTSCBCHS
 III. Phát đề.
I. Trắc nghiệm (3đ_mỗi câu đúng được 0,5đ): Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đại diện: 
 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
“Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa lia qua”
 (Dế Mèn phiêu lưu kí. Tô Hoài)
Câu 1: Từ “mẫm bóng” trong câu “đôi càng tôi mẫm bóng” thuộc từ loại:
 	A. Động từ 	 C. Trạng từ 
	B. Tính từ 	 D. Danh từ
Câu 2: trong câu “chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”
 a. “chẳng bao lâu” là: 
 	 A. Chủ ngữ 	 C. Trạng ngữ
	 B. Vị ngữ 	 D. Quan hệ từ
 b. “tôi” là: 
 	 A. Chủ ngữ 	 C. Trạng ngữ
 	 B. Vị ngữ D. Quan hệ từ
 c. “đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” là:
 	 A. Chủ ngữ C. Trạng ngữ
 	 B. Vị ngữ D. Quan hệ từ
Câu 3: Từ nào sau đây là từ láy?
 	 A. Cứng dần C. Phanh phách 
 	 B. Nhọn hoắt D. Mẫm bóng
Câu 4: Từ “rất ” trong cụm từ “rất ưa nhìn” là phó từ:
 	 A. Chỉ quan hệ thời gian C. Chỉ sự tiếp diễn tương tự 
	 B. Chỉ mức độ D. Chỉ sự phủ định
II. Tự luận (7 điểm):
 Câu 1(3 điểm): Cho hai yếu tố Hán-Việt đồng âm sau:
 	 - Tử (chết) 
 - Tử (con)
 Sắp xếp dãy từ sau cho phù hợp với hai yếu tố trên: công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử, thế tử, quí tử, tử vong.
- Tử (chết): 
- Tử (con): 
 Câu 2 (4 điểm): 
- Đặt một câu có chủ ngữ là đại từ
- Đặt một câu có chủ ngữ là cụm danh từ
Đáp án:
Câu
1
2
3
4
a
b
c
Đáp án
B
C
A
B
C
B
 Tự luận:
 Câu 1: 
 - Tử (chết): tử trận, bất tử, cảm tử, tử vong
 - Tử (con): công tử, hoàng tử, đệ tử, thế tử, quí tử
 IV. Thu bài, nhận xét.
 V. Dặn dò: chuẩn bị bài Ôn tập truyện và kí
Tuần 31 Tiết 116 	 Ngày soạn: Ngày dạy:
	TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : 
Ôn tập về văn tả người và các văn bản đã học . 
Sửa lỗi về bố cục, dùng từ ngữ, đặt câu, hành văn trong bài viết của mình . 
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bài chấm; Học sinh: Vở ghi chép
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
 III. Bài mới:
	- Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập)
	- Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh về phần trắc nghiệm . 
Giáo viên ghi câu học sinh sai nhiều lên bảng – Hs sửa lại . 
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh về phần tự luận . 
+ ở câu 1 : Học sinh sửa lỗi chính tả . 
+ ở câu 2 : GV hướng dẫn học sinh cách làm bài . 
Giáo viên nhận xét kết quả bài làm . 
Giáo viên ghi đề bài lên bảng . 
Học sinh nhắc lại yêu cầu của đề . 
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề bài . 
Giáo viên ghi dàn bài đại cương lên bảng . 
Giáo viên nhận xét về bài làm của học sinh . 
- Về ưu điểm : Bố cục bài làm, lời văn diễn đạt 
- Về khuyết điểm : Giáo viên chỉ rõ những lỗi sai có hệ thống . 
Giáo viên ghi lỗi sai về chính tả lên bảng – HS sửa lỗi . 
- Giáo viên đọc bài làm tốt của học sinh . 
I/ Bài kiểm tra văn . 
1/ Phần trắc nghiệm : 
Hiểu đề, bài làm tốt . 
Sai nhiều ở câu 5 , câu 8 . 
2/ Tự luận : 
Câu 1 : 
Chép thuộc 5 khổ thơ 
Một số bài còn sai lỗi chính tả 
+ sơ sác -> xơ xác 
+ khuy -> khuya . 
Câu 2 : - cảm nhận còn chung chung chưa phân tích cụ thể về hành động, cử chỉ của Bác . 
II/ Bài tập làm văn tả người . 
Đề bài : ( tiết 105, 106 ) 
a/ Yêu cầu chung : 
Kiểu bài : miêu tả 
Đối tượng : Tả người
Trình tự miêu tả : Tả hình dáng, tính tình, công việc . 
b/ Yêu cầu cụ thể : ( dàn bài tiết 105, 106 ) 
2. Sửa bài viết : 
a/ Nhận xét chung : 
Ưu điểm : 
+ hiểu đề, tả được đối tượng theo trình tự . 
+ Bố cục : cân đối, rõ ràng . 
+ Lời văn có cảm xúc . 
Khuyết điểm :
+ Phần thân bài : một số em chưa xây dựng được đoạn văn. Lời văn tả còn chung chung. 
+ Chữ viết : Một số em còn viết tắt, sai lỗi chính tả. 
b/ Sửa bài viết : 
Lỗi diễn đạt. Dấu chấm câu . 
Lỗi viết tắt, viết số, viết sai lỗi chính tả . 
c/ Đọc bài làm tốt 
 IV. Củng cố: Cách làm bài văn tả người
 V. Dặn dò: Soạn bài: Ôn tập truyện và kí; Câu trần thuật đơn không có từ “ là “ .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_31_gv_tran_huy_thao_truong_thcs_ngo_m.doc