Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 34, 35 - Người soạn: Phan Việt Quốc - Trường THCS Khánh Bình

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 34, 35 - Người soạn: Phan Việt Quốc - Trường THCS Khánh Bình

Tuần 34 Văn bản : CON CHÓ BẤC ( tt)

Tiết 156 G. Lân-đơn.

I. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức :

Hiểu Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con Chó trong bài văn này, nhất là con chó Bấc , đồng thời qua cách miêu tả của nhà văn đối với con Chó Bấc, học sinh thấy được nghệ thuật miêu tả , sự quan sát tinh tế ,sâu sắc loài vật .

2. Kĩ năng : Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc , phân tích các chi tiết miêu tả để thấy được đời sống tâm hồn phong phú của loài vật .

3. Tư tưởng : Giáo dục học sinh lòng yêu thương loài vật , cách cư xử đối với những con vật nuôi trong nhà .

II.Chuẩn bị :

1. GV: Giáo án , SGK, SGV . Đọc các tài liệu có liên quan.

2. Học sinh : Soạn tiếp các câu hỏi THB của nội dung 2.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

Em hãy tìm những biểu hiện cho thấy tình cảm thân thiết mà Thoóc- tơn dành cho Bấc?

3. Bài mới :

a. Giới thiệu bài

b. Hoạt động dạy - học

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 34, 35 - Người soạn: Phan Việt Quốc - Trường THCS Khánh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Văn bản : CON CHÓ BẤC ( tt)
Tiết 156 G. Lân-đơn. 
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức :
Hiểu Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con Chó trong bài văn này, nhất là con chó Bấc , đồng thời qua cách miêu tả của nhà văn đối với con Chó Bấc, học sinh thấy được nghệ thuật miêu tả , sự quan sát tinh tế ,sâu sắc loài vật .
2. Kĩ năng : Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc , phân tích các chi tiết miêu tả để thấy được đời sống tâm hồn phong phú của loài vật .
3. Tư tưởng : Giáo dục học sinh lòng yêu thương loài vật , cách cư xử đối với những con vật nuôi trong nhà ....
II.Chuẩn bị :
1. GV: Giáo án , SGK, SGV . Đọc các tài liệu có liên quan.
2. Học sinh : Soạn tiếp các câu hỏi THB của nội dung 2.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học : 
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
Em hãy tìm những biểu hiện cho thấy tình cảm thân thiết mà Thoóc- tơn dành cho Bấc?
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Hướng dẫn phân tích nội dung 2 .
?Tình cảm của Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh nào? Tìm những chi tiết trong văn bản để chứng minh.? 
?Em có nhận xét gì về cách quan sát của tác giả khi miêu tả loài chó? 
?Điều gì khiến cho tác giả nhận xét tinh tế, đi sâu vào "tâm hồn" của thế giới loài vật như vậy?
(Tình yêu thương loài vật của tác giả ).
Nhà văn không nhân cách hóa con chó Bấc theo kiểu La Phông-Ten, không để cho nó nói tiếng người như các nhân vật trong thơ
ngụ ngôn. Nó chỉ “hầu như biết nói” nhưngThoóc-tơn và cả nhà văn dường như thấu hiểu thế giới “tâm hồn” phong phú của nó.
? Nhận xét về tình cảm của Bấc với ông chủ và nêu cảm nhận của em về nhân vật con chó Bấc ?
Hoạt động 3:
?Đặc sắc nghệ thuật, nội dung của đoạn trích là gì?
? So sánh nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật là loài vật có gì khác với các nhà văn khác .
HS dựa vào nội dung SGK để trình bày.
- Cử chỉ , hành động của con chó Bấc
- Tác giả có sự quan sát tinh tế , tài tình chứng tỏ là người rất am hiểu loài vật . Chứng tỏ là người rất am hiểu loài vật 
Tác giả rát yêu quí các con vật .
yêu quý, không muốn rời xa ông chủ.
=> Quan niệm sống : Cho như thế nào , nhận được như thế ấy .
- Sử dụng phép so sánh rất nhiều , làm nổi bật tình cảm của con chó đối với chủ . 
II. Phân tích 
2. Tình cảm của Bấc đối với ông chủ.
- Cử chỉ hành động:
+ Cắn vờ
+ Nằm phục ở chân Thoóc tơn hàng giờ, mắt háo hức ...... quan tâm theo dõi ...... trên nét mặt.
=> Tác giả quan sát tinh tế, tài tình, chính xác và trí tưởng tượng phong phú, rất đúng với loài chó .
- Tâm hồn :
+ Trước kia chưa từng cảm thấy một tình yêu như vậy .
+ Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy.
+ Nó lại tưởng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực......
+ Không muốn rời Thoóc tơn một bước, lo sợ Thoóc tơn rời bỏ ....
=> Sự tôn thờ , kính phục.
- Nghệ thuật : So sánh
III . Tổng kết- luyện tập.
1. Nghệ thuật :
Nhận xét tinh tế, trí tưởng tượng phong phú.
2. Nội dung:
Tình cảm yêu thương loài vật của Thoóc tơn.
4 Củng cố :
Qua bài học , hãy nêu lại những nét chính về đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản ? Nội dung văn bản phản ánh điều gì ? 
5. Dặn dò: - Học bài cũ 
- Viết đoạn văn : chứng minh tình yêu thương loài vật của Thoóc tơn qua đoạn trích.
- Chuẩn bị ôn tập tốt cho tiết kiểm tra tiếng việt.
Tiết 157.
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
I. Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức : - Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức tiếng việt đã học.
 2. Kĩ năng : - Kiểm tra kĩ năng sử dụng kiến thức tiếng việt vào hành động giao tiếp xã hội . - Đánh giá được kiến thức tiếng việt đã học của bản thân học sinh .
II. Chuẩn bị :
GV : ra đề và phô tô đề bài
HS : Đọc và chuẩn bị kĩ nội dung kiến thức về Tiếng Việt đã học trong học kì 2 , xem kĩ các bài tập .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp , kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh , nhắc nhở học sinh thái dộ làm bài .
Hoạt động 2: - Giáo viên phát bài cho học sinh và theo dõi học sinh làm bài.
Hoạt dộng 3: - Giáo viên thu bài về nhà chấm theo đáp án.
	MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
 Mức độ
Nội dung kt
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nghĩa tường minh , hàm ý 
C1
0,5
C7
1,0
2 câu
1,5
Các phép liên kết câu, doạn văn 
C2
0,5
1 câu
0,5
Các thành phần biệt lập 
C3,4
1,0
C6
0,5
C8
3,0
C9
3,0
5 câu
7,5
Khởi ngữ 
C5
0,5
1 câu
0,5
Tổng cộng 
4 câu
2,0
2 câu
1,0
2 câu
4,0
1 câu
3,0
 HỌ VÀ TÊN:. KIỂM TRA MỘT TIẾT 
LỚP: 9... MÔN : NGỮ VĂN ( phần tiếng Việt)
 THỜI GIAN: 45 phút 
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
ĐỀ BÀI
I.Trắc nghiệm: (2 điểm)- Khoanh tròn vào chữ cái cho câu trả lời đúng .
Câu 1 : Câu nói của anh thanh niên trong truyện ngắn « Lặng lẽ Sa Pa» của Nguyễn Thành Long” 
 - “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !” thể hiện phần nghĩa nào ?
Nghĩa tường minh B. Hàm ý C. Vừa tường minh vừa hàm ý . D.Cả 3 ý đều sai .
Câu 2 : Các câu trong đoạn thơ : “Ta làm con chim hót...Một nốt trầm xao xuyến” được liên kết với nhau 
	bằng phép liên kết nào?
 	A. Phép lặp B. Phép liên tưởng C. Phép nối D. Phép đối?
Câu 3 : Câu văn “ Những cái xảy ra hàng ngày : máy bay rít, bom nổ ” là thành phần gì ?
	A. Thành phần tình thái.	B. Thành phần gọi – đáp.	
C. Thành phần phụ chú.	D. Thành phần cảm thán.
Câu 4: Câu văn nào sau đây không chứa thành phần cảm thán ?
A. Có lẽ văn nghệ sĩ rất kị “trí thức hóa ” nữa ...
 	B. Ôi những cánh đồng quê chảy máu !
 	C. Ô hay ! Buồn vương cây ngô đồng .
 D. Kìa , mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông .
Câu 5 : Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên ... 
	A. Đề tài; 	B. Thời gian địa điểm;
	C. Đề tài được nói đến trong câu; 	D. Đề tài được nói đến trong đoạn văn.
Câu 6: 
a,Trong phần trích sau đây , tác giả đã sử dụng thành phần biệt lập nào ?
 "Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng Trái Đất - từ mép tấm đệm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân." ( Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
 A. Tình thái B. Phụ chú 	 C. Cảm thán D. Hỏi đáp 
II.Tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1: (1 điểm): Đọc mẫu đối thoại sau. Hãy chỉ ra câu có chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó? 
A : Ngày mai bạn có đi xem phim ảo thuật ở xã không ?
 B : Mình còn phải học bài . Cảm ơn bạn !
Câu 2 : (3 điểm) : Cho biết cái hay mà tác giả sử dụng thành phần biệt lập trong câu thơ sau :
 « Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt nam
	Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.»
Câu 3 : (3 điểm) : Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần cảm thán.
(chỉ ra thành phần cảm thán và khởi ngữ)
ĐÁP ÁN :
I / Trắc nghiệm : 
Câu 1 : (0, 5 đ) 	B Câu 2 : (0, 5 đ) 	A Câu 3 : (0, 5 đ) 	C
Câu 4 : (0, 5 đ) 	A Câu 5 : (0, 5 đ) 	C Câu 6 ( 0,5 đ) B
II/ Tự luận :
Câu 1 ( 1 điểm): - Nội dung của hàm ý là: Mình không đi được , mình còn phải học bài , cảm ơn bạn đã quan tâm mình . (0,5đ)
 - Câu có chứa hàm ý là câu trả lời của B ?(0,5đ)
Câu 2 (3 điểm):
 - Chỉ ra thành phần cảm thán : Ôi (cảm xúc của tác giả) (1 đ)
	 - Hình ảnh cây tre : bất khuất, trung kiên.....(1 đ)
	 - Ca ngợi dân tộc Việt Nam (1 đ) 
Câu3 (3điểm) :
 * Nội dung : Giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần cảm thán.
* Hình thức : Đoạn văn nghị luận về tác phẩm truyện , chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, diễm đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả.....
* Thang điểm : - 3 điểm : Đầy đủ về nội dung và hình thức trên
	 - 2--- 2,5 điểm : Sai một số lỗi về diễn đạt, 2 lỗi chính tả.
	 - 2----2,5 điểm : Có xác định được khởi ngữ, cảm thán, diễn đạt chưa mạch lạc, sai 3...5 lỗi chính tả, một số dấu câu dùng chưa đúng....
	 - 1---1,5 điểm : Xác định 1 khởi ngữ hoặc 1 thành phần cảm thán, viết chưa thành đoạn văn, sai nhiều lỗi chính tả, trình bày không rõ ràng...
	 - 0---0,5 điểm : Viết nhưng không đáp ứng một yêu cầu nào của câu hỏi
Chú ý : ( Bài làm chữ viết không rõ ràng, trình bày cẩu thả trừ 1 điểm)
Tiết 158 -159
TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Tổng kết một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã được học trong 4 năm ở cấp THCS bằng cách hệ thống hóa.
2. Kĩ năng.
- Biết cảm thụ được các tác phẩm văn học nước ngoài.
3. Thái độ.
- Yêu thích văn học nước ngoài.
B. Chuẩn bị.
* Giáo viên: 
- Soạn bài theo yêu cầu
* Học sinh:
- Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.
C. Các bước lên lớp 
 1. Ổn định lớp 
 2.Kiểm tra bài cũ. 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3.Bài mới 
 a. Giới thiệu bài 
Trong chương trình ngữ văn THCS từ lớp 6 cùng với văn học Việt Nam các em đã có dịp tìm hiểu một số lượng lớn các tác phẩm văn học nước ngoài. Để giúp các em nắm được các tác phẩm một cách có hệ thống tiết học hôm nay thầy cùng các em đi tổng kết lại các kiến thức văn học nước ngoài.
 b. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê theo mẫu .
Học sinh thực hiện theo nhóm , điền theo mẫu , trình bày , có nhận xét bổ sung .
STT
Tên tác phẩm
(Đoạn trích)
Tác giả
Nước
Thế kỉ
Thể loại
Buổi học cuối cùng
A. Đô - đê
Nga
XIX
Truyện ngắn
Lòng yêu nước
E- ren - bua
Nga
XIX
Kí
Xa ngắm thác núi Lư
Lí Bạch
Trung Quốc
Đời đường
Thơ
Cảm nghĩ ....... tĩnh
Lí Bạch
Trung Quốc
Đời đường
Thơ
Bài ca nhà ..... phá
Đỗ Phủ
Trung Quốc
Đời đường
Thơ
Ngẫu nhiên ....... quê
Hạ Tri Chương
Trung Quốc
Đời đường
Thơ
Đánh nhau với cối xay gió
Xéc-Van-Téc
Tây Ban Nha
Nửa cuối TK XVIII nửa đầu TK XIX
Tiểu thuyết
Cô bé bán diêm
An-Đéc-Xen
Đan Mạch
XIX
Truyện ngắn
Ông Giuốc đanh mặc lễ phục
Mô-Li-e
Pháp
XVII
Kịch
Hai cây phong
Ai-ma tôp
Nga
XX
Truyện ngắn
Chiếc lá cuối cùng
Ơ-Hen-ri
Mỹ
XX
Truyện ngắn
Đi bộ ngao du
Ru-Xô
Pháp
XVIII
Tiểu thuyết
Cố hương
Lỗ Tấn
Trung Quốc
XX
Truyện ngắn
Những đứa trẻ 
M.Go-rơ-ki
Liên Xô(cũ)
XX
Tiểu thuyết
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Đi-Phô
Anh
XVIII
Tiểu thuyết
Con chó Bấc
Lân-đơn
Mỹ
XX
Tiểu thuyết
Bố của Xi-mông
Mô-pa-xăng
Pháp
XIX
Tiểu thuyết
Mây và Sóng
Ta-Go
ấn Độ
XX
Thơ
Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ...... La-Phông-ten
H. Ten
Pháp
XIX
Nghị luận
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2:
II. Khái quát những nội dung chủ yếu.
GV yêu cầu :
Học sinh đọ ... óa Trung Quốc về thể loại, chất liệu, song cha ông ta đã thể hiện tâm hồn, cuộc sống của người Việt.
-Văn học chữ Nôm xuất hiện từ thế kỉ XIII, đến thế kỉ XV có thành tựu đáng kể chủ yếu là thơ, đến thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ: Truyền Kiều (Nguyễn Dù), Thơ Nôm ( Hồ Xuân Hương), Chinh phụ ngâm khúc ( Đoàn Thị Điểm)
-Thế kỉ XVII chữ quốc ngữ được đặt ra lúc đầu chỉ dùng trong các nhà thơ Thiên Chúa Giáo, cuối thế kỉ XIX được phổ biến ở Nam bộ, đầu thế kỉ XX chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm góp phần vào công cuộc hiện đại hóa nước nhà. Sau cách mạng tháng 8 chữ quốc ngữ thay thế hoàn toàn chữ Nôm và chữ Hán
II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.
-Văn học Việt Nam phát triển qua ba thời kì.
+Từ thế kỉ X-XIX 
+Thế kỉ XX đến 1945 
+Từ 1945 đến nay : 
* Bối cảnh xã hội của văn hoc trung đại.
-Xã hội phong kiến qua các đời Lí, Trần, Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn. Văn học thời kì này bao gồm văn học chữ Hán và chữ Nôm đều có đặc điểm chung về tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ, về hệ thống thể loại và về ngôn ngữ.
-Văn học trung đại có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ với các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu.
* Bối cảnh xã hội của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945.
-Năm 1858 Pháp xâm lược nước ta, đến cuối thế kỉ XIX nước ta và cả xứ Đông Dương đã bị đặt dưới ách thống trị của TDP
-Văn học có bước phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa,đến giai đoạn 30-45 đã kết tinh được những thành tựu xuất sắc ( thơ mới, tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết hiện thực phê phán...)
* Bối cảnh xã hội của Văn học Việt Nam từ 19465 đến nay.
-Sau khi giành được độc lập đất nước bước vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
-Văn học phát triển qua hai thời kì
+Văn học 1945-1975: văn học tích cực phục vụ cho hai cuộc kháng chiễn với các nhiệm vụ cách mạng và đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi mặt: sáng tác, nghiên cứu, phê bình, lí luận văn học.
-Từ sau năm 1975 văn học bước vào thời kì đỏi mới, tiếp cận hiện thực đời sống trong tính toàn vẹn và đa chiều, tập chung khám phá con người ở nhiều mặt và nhiều mối quan hệ; các thể loại văn học đều có sự biến đổi, có nhiều tìm tòi mạnh dạn đổi mới trong phương thức thể hiện, trong ngôn ngữ văn học.
III. Một số nét đặc sắc về nội dung của văn học Việt Nam
1. Tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng.
- Yêu nước được hiển hiện trong tinh thần phục hưng dân tộc ở thơ văn thời Lí, trong hào khí Đông A thời Trần, trong ý thức tự hào dân tộc ở thơ văn Nguyễn Trãi.
-Tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc lại sôi nổi, mạnh mẽ, thiết tha hơn bao giờ hết trong thơ văn chống Pháp xâm lược thế kỉ XIX, trong thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX, đặc biệt trong văn học của hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
-Tinh thần yêu nước còn được thể hiện trong những rung động trước cảnh thiên nhiên đất nước mĩ lệ hoặc giản dị, gần gũi, trong hoài niệm về quá khứ của dân tộc; trong tình yêu đối với tiếng nói của dân tộc.
2. Tinh thần nhân đạo.
-Trong văn học hiện thực 30-45 tinh thần nhân đạo thể hiện ở chỗ hướng vào những tầng lớp nghèo khổ, tố cáo những bất công trong xã hội, những thế lực thống trị, lên tiếng đòi quyền sống cho con người.
-Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 tinh thần nhân đạo trong văn học thể hiện ở sự khẳng định những phẩm chất tốt đẹp và sức mạnh của quần chúng nhân dân lao động, ngợi ca tình đồng chí, đồng bào,...
3.Tinh thần lạc quan và niềm vui sống .
-Tinh thần lạc quan được thể hiện với nhiề sắc thái mức độ: Từ niềm mơ ước về sự chiến thắng của cái thiện trong các truyện cổ tích đến tiếng cười với nhiều cung bậc trong truyện cười, truyện trạng; từ cốt cách hiên ngang, cứng cỏi như cây tùng, câu bách trong thơ Nguyễn Trãi đến bản lĩnh và cá tính độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương hay tiếng cười sắc nhọn trong thơ Tú Xương.
IV. Giá trị nghệ thuật.
-Về quy mô và kết tinh nghệ thuật: văn học Việt Nam không hướng tới sự bề thế, đồ sộ mà thường là kết tinh ở những tác phẩm có quy mô vừa và nhỏ, chú trọng đến cái đẹp tinh tế, hài hòa, gảin dị.
-Những bài ca dao trong trẻo, mượt mà, những bài thơ trữ tình ngắn gọn, những truyện thơ Nôm vừa và phải, những tiểu thuyết không dài...
 Ghi nhớ: SGK/194
4: Củng cố : Nắm lại nội dung kiế thức đã tổng kết trong bài học . Ôn tập , chuẩn bị thi học kì .
- Nắm vững các tác phẩm trong chương trình về tác phẩm, tác giả, thể loại.
- Trả lời 4 câu hỏi SGK/193-194
Tiết 162-163.
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức 
- Ôn và nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6-lớp 9 phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự phối hợp của chúng trong thực tiễn làm văn . Biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng.
2. Kĩ năng 
- Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. Viết được văn bản cho phù hợp.
B. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ, giáo án bài dạy , đọc lại nội dung kiến thức liên quan có trong sách giáo khoa.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS .Ôn tập các kiểu VB đã học trong chương trình NVăn THCS
 (?)Kể tên các kiểu VB đã học trong chương trình NVăn THCS?
(?)Các phương thức biểu đạt ? Lấy ví dụ?
STT
Kiểu VB
Phương thức biểu đạt
VD về hình thức VB cụ thể
1
2.
3.
4
5
6
Văn bản Tự sự
Văn bản miêu tả
Văn bản biểu cảm
Văn bản thuyết minh
Văn bản nghị luận
Văn bản điều hành
(hành chính-công cụ)
-Trình bày các sự việc,SK có q/hệ nhân quả...kết cục,biểu lộ ý nghĩa.
-Tái hiện các tính chất,thuộc tính SV,HT làm cho chúng hiển hiện.
-MĐ:giúp con ng cảm nhận và hiểu..
-Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp t/cảm,cxúc của con ng đối với con người,th/nhiên,XH,sự đồng cảm.
-Tr/bày thuộc tính,cấu tạo,ng/nhân,kết quả,tính có ích có hại của SVHT.
-MĐ:Giúp ng đọc có tri thức khách quan và có th/độ đúng.
-Trình bày tư tưởng, quan điểm đạo đối với tự nhiên,XH,con người .=các LĐ,luận cứ, cách lập luận
-MĐ:Thuyết phục mọi ng tin theo cái đúng,cái tốt,từbỏ cái sai,cái xấu.
-Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lý về các ý kiến,nguyện vọng của cá nhân,tập thể đối với cơ quan quản lý hay ngược lại,bày tỏ yêu cầu quyết định của người có thẩm quyền đối với người có uy tín thực thi hoặc thoả thuận giữa công nhân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ.
MĐ:Đảm bảo các q/hệ bình thường giữa ng với ng theo q/đ và ph/luật
-Bản tin,báo chí,bản tường thuật,bản tường trình,TP lịch sử.
-Tiểu thuyết,truyện,
-Văn tả cảnh,tả người ,tả sự vật....
-đoạn văn m/tả trong các TP tự sự.
-Điện mừng lời thăm hỏi,chia buồn.
-Thư; TpVH,thư trữ tình,tuỳ bút,bút kí.
-Bản TM sản phẩm HHoá;Lời giới thiệu di tích...;tr/bày tri thức ph/pháp KHTNXH
-Cáo,hịch,chiếu
-Xã luận,bình luận.
-Sách lí luận,lời phát biểu,tranh luận về 1 vấn đề chính trị xã hội ,văn hoá.....
-Đơn từ,báo cáo,đề nghị
BBản,tường trình,thông báo ,hợp đồng.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh so sánh sự khác nhau giữa các kiểu loại văn bản .
(?)Phân biệt sự khác nhau giữa các kiểu VB?
(?) Các VB trên có thể thay thế cho nhau được không?Tại sao? Nêu ví dụ?
(?)Các phương thức biểu đạt có thể phối hợp với nhau trong 1 Văn bản cụ thể không?Tại sao?
Lấy Vdụ?
(?)Từ bảng trên,hãy cho biết kiểu Văn bản và hình thức thể hiện,thể loại TPVH có gì giống và khác nhau?
1.Khác nhau giữa các kiểu Văn bản.
-Về phương thức biểu đạt
-Về hình thức thể hiện.
2.Các Văn bản trên không thể thay thế cho nhau được vì :Phương thức biểu đạt khác nhau,h/thức biểu hiện khác nhau và mục dích cũng khác nhau .
3.Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong 1 văn bản .Vì:
+VB tự sự có thể dùng phương thức miêu tả,thuyết minh, NLuận và ngược lại.
+Ngoài chức năng....các vb còn có chức nhăng tạo lập và duy trì quan hệ XH.
4.So sánh kiểu VB và thể hiện văn học.
a.Giống nhau:
-các kiểu VB và các thể loại VH có thể dùng chung 1 phương thức biểu đạt.
VD:+Vb tự sự có mặt trong thể loại TSự
 +Vb biểucảm có mặt in ........trữ tình
b.Khác nhau:
-Kiểu VB là cơ sở của các thể loại VHọc
-Thể loại VHọc là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản .
(?)So sánh kiểu VB thuyết minh,giải thích,miêu tả.
 Thuyết minh
 Giải thích
 Miêu tả
-Ph/thức chủ yếu:Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng
-Cách viết:trung thành với đặc điểm của đối tượng 1 cách kh/quan KHọc
-Ph/thức chủ yếu:Xây dựng 1 hệ thống LĐ,luận cứ,lập luận
-cách viết:dùng vốn sống trực tiếp,gián tiếp (hình thức qua sách vở,thu lượm noài th.tế...)
để giải thích 1 vấn đề nào đó theo 1 quan điểm lập trường nhất định
-Ph/thức chủ yếu:táid tạo hiện thực=cảm xúc chủ quan.
-Cách viết: XD hình tượng về 1đối tượng nào đó thông qua q/sát,liên tưởng,so sánh,cảm xúc chủ quan của ng viết.
(?) Khả năng kết hợp giữa các phương thức?
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận
Thuyết minh
-Sử dụng 4 phương thức còn lại
-Còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm,đối thoại và độc thoại nội tâm(Có vai trò quan trọng với người kể và ngôi kể
-Có sử dụng phương thức tự sự , biểu cảm ,thuyết minh .
-Sử dụng tự sự,miêu tả,NLuận
-Sửdụng phương thứcmiêu tả, biểu cảm,thuyết minh.
-Sử dụng PT:miêu tả,NL.
*Hoạt động 3: Viết đoạn văn, Kể chuyện.
	Bài1:Viết đoạn văn tự sự có sử dụng miêt tả nội tâm và nghị luận(8câu)
	PP: Cho hóc inh viết , Giaos viên gọi 2 HS lên bảng trình bày
	HS ở dưới lớp viết vài vở
	Sau khi trình bày , 'GVcùng HS nhận xét sửa chữa.
	Bài 2: Kể tên 1 chương trình trên tivi mà em đã xem mà CT đó đã gây ấn tượng sâu sắc cho em
4.Củng cố:
	-Nhắc lại các phương thức biểu đạt có thể sử dụng trong 1 kiểu VB?
5.Dặn dò : 
	-Tự ôn tập theo phần đã tổng kết
	-Dựa vào đoạn kết "Chuyện người con gái Nam Xương", Hãy viết 1 đoạn văn miêu tả độc thoại nội tâm của nhân vật Trương Sinh.
	-Soạn bài "Tôi và chúng ta” 
Tiết 164 -165 
KIỂM TRA HỌC KỲ II
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Củng cố, hệ thống hóa những kiến thức tổng hợp cả ba phân môn đã học ở HK II
	2. Kỹ năng : Vận dụng kiến thức giải tốt các bài kiểm tra .
	3. Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong khi làm bài .
B. Chuẩn bị : 
	- GV : Soạn bài ; Đề của Sở GD&ĐT.
	- HS : Ôn kỹ các bài đã học. 
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS .
2. Bài cũ :
	3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học.
	 * Tiến trình bài dạy : 
HĐ I. GV phát đề :
- Nhắc nhở các yêu cầu chung khi làm bài :
 + Đọc kỹ từng câu hỏi : tìm cho đúng yêu cầu của đề .
 + Phải làm nháp cẩn thận .
HĐ II. HS làm bài :
 - GV theo dõi nhắc nhở thêm .
* Ghi chú : Đề kiểm tra thống nhất theo đề chung của trường .
 4. Củng cố , dặn dò :
 - GV thu bài : Nhận xét chung tiết học .
 - Soạn bài : “ Thư, điện”
KBTBắc , ngày 23 tháng 04 năm 2011
	Kí duyệt của tổ trưởng 
	........................................
	........................................
	........................................
	........................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_34_35_nguoi_soan_phan_viet_quoc_truon.doc