Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

TIẾT 33+34 KIỀU Ở LẦU NHƯNG BÍCH

NS : 23/9 NG:24/9/20100. (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du –)

A. Mức độ cần đạt.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật và tấm lòng cảm thương của Nguyễn Du đối với con người.

B. Trọng tâm kiến thức:

1. Kiến thức : - Thấy được nỗi bẽ bàn buồn tủi cô đơn của Thuý Kiều khi ở Lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Kiều.

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du – diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

 2. Kĩ năng: - Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bả truyện thơ trung đại.

- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại , của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Phân tích tâm trạng nhân vật trong một đoạn trích.

- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện

 2. Giáo dục : giáo dục học sinh sự chia sẻ, cảm thông với nỗi đau của con người, nhất là nỗi khổ của người phụ nữ và bênh vực họ; phê phán, tố cáo thế lực chà đạp con người.

C. Phương pháp: Phân tích, bình giảng, phát vấn.

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 33+34 KIỀU Ở LẦU NHƯNG BÍCH
NS : 23/9 NG:24/9/20100. (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du –)
A. Mức độ cần đạt.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật và tấm lòng cảm thương của Nguyễn Du đối với con người.
B. Trọng tâm kiến thức:
1. Kiến thức : - Thấy được nỗi bẽ bàn buồn tủi cô đơn của Thuý Kiều khi ở Lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Kiều.
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du – diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 2. Kĩ năng: - Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bả truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại , của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong một đoạn trích.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện 
 2. Giáo dục : giáo dục học sinh sự chia sẻ, cảm thông với nỗi đau của con người, nhất là nỗi khổ của người phụ nữ và bênh vực họ; phê phán, tố cáo thế lực chà đạp con người.
C. Phương pháp: Phân tích, bình giảng, phát vấn.
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 9D: 9E: 
 2. Bài cũ : - Đọc thuộc đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều? Nêu ý nghĩa văn bản?
 - Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh ? nêu giá trị nghệ thuật , nội dung?
 3. Bài mới : Khi ở lầu xanh , Kiều bị lừa, bị nhục nên rút dao ra định tự tử, nhưng vì có Đạm Tiên báo mộng ngăn cản nên đành thôi. Tú Bà sợ Kiều chết thì không những rắc rối mà còn mất cả chì lẫn chài nên tìm cách ngọt ngào xoa dịu, rồi lập kế đưa Kiều ra ở tạm nơi lầu Ngưng Bích bên bờ biển Lâm Tri. Mụ nói để chờ dịp tìm được người đứng đắn sẽ gả cho , nhưng thực chất là bày mưu gian hiểm buộc Kiều phải tiếp khách. Chính nơi đây, trong cảnh cô tịch chỉ có nước với trời, là cơ hội để cho nỗi cô đơn nghệ sĩ của Kiều được thăng hoa, dệt thành bài thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt tác. 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vị trí đoạn trích.
? Xác định vị trí đoạn trích?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản.
 GV hướng dẫn cách đọc – GV đọc mẫu – Gọi HS đọc tiếp. 
? Em hiểu như thế nào về các từ “khóa xuân, bẽ bàng, chén đồng, tấm son ”?
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Xác định ranh giới và nêu nội dung chính mỗi phần?
? Nỗi nhớ đầu tiên Kiều dành cho ai? Nhớ Kim Trọng, Thuý Kiều nhớ đến điều gì?
? Tác giả sử dụng những nghệ thuật nào? Tác dụng của nghệ thuật đó?
? Nàng đã nghĩ về mình như thế nào khi nhớ đến chàng Kim? Nhận xét nghệ thuật và dụng ý của tác giả khi sử dụng nghệ thuật đó?
? Tại sao Thúy Kiều lại nhớ Kim Trọng trước cha mẹ ? Theo em như vậy có hợp lí không ? Tại sao ?
? Sau khi nhớ Kim Trọng, Kiều nhớ đến ai? Nỗi nhớ đó được thể hiện ra sao? Qua những nghệ thuật nào?
(Hy sinh, vị tha, lo cho người khác hơn chính bản thân mình, là đứa con hiếu thảo)
?Em hình dung gì về cảnh ngộ của Thúy Kiều?( Khoá xuân-> chua xót cho cảnh ngộ trớ trêu của Kiều).
? Cảnh trước lầu Ngưng Bích được miêu tả qua những chi tiết nào?
? Cảnh vât hiện lên như thế nào qua nghệ thuật miêu tả ấy?
? Ở lầu Ngưng Bích, Kiều đã nhìn thấy những cảnh gì? 
? Tác giả sử dụng nghệ thuật nào để miêu tả tâm trạng của nàng?
? Tâm trạng của Kiều thay đổi như thế nào qua những cảnh ấy?
( Buồn vì nỗi nhớ nhà da diết, vì thân phận “bèo dạt hoa trôi” vô định của mình, buồn vì nỗi bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ và nỗi lo sợ những tai họa đang chực chờ ập xuống.)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết.
? Khái quát một vài nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
 Học sinh đọc ghi nhớ trang 96.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học:
I. Giới thiệu chung.
- Thuộc phần hai của truyện.
- Đoạn trích thành công trong sử dụng ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình.
 II. Đọc hiểu văn bản. 
 1. Đọcgiải thích từ khó
 2. Tìm hiểu văn bản.
 aĐại ý.
 b Bố cục : 3 phần.
 c. Tâm trạng Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
 - Nhớ người dưới nguyệt  
 -Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
 -> Ẩn dụ, liên tưởng; ngôn ngữ độc thoại
 => Đau đớn xót xa nhớ về Kim Trọng.
- Xót người  gốc tử đã vừa người ôm.
- Quạt nồng ấp lạnh.. 
 -> Câu hỏi tu từ, điển cố, điển tích, thành ngữ; ngôn ngữ độc thoại.
 => Day dứt, nhớ thương gia đình.
* TK: Trong tình cảnh đáng thương, nỗi nhớ của Thuý Kiều đi liền với tình thương – một biểu hiện của đức hi sinh , lòng vị tha chung thuỷ rất đáng ca ngợi .
 d. Bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Thuý Kiều
* Bốn câu đầu :
 Non xa – trăng gần ở chung.
 Bốn bề bát ngát 
 Cát vàng, bụi hồng .
 -> Miêu tả, liên tưởng, từ láy.
 => Cảnh vật hiện ra bao la hoang vắng , xa lạ và cách biệt , phản chiếu tâm trạng và suy nghĩ của Kiều khi bị giam lỏng.
*Tám câu cuối:. 
 -> Điệp ngữ “buồn trông”, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 => Phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về với thực tại phũ phàng , nỗi buồn của Thuý Kiều không thể vơi , cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.
 e. Ý nghĩa văn bản:
 Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều. 
 3. Tổng kết.
a. Nghệ thuật: 
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ , sử dụng biện pháp tu từ.
b. Nội dung:
- Tâm trạng xót xa, đau dớn và nõi nhớ người thân của Thuý Kiều.
- Bức tranh thiên nhiên ở lầu Ngưmg Bích hiện ra bao la hoang vắng , xa lạ và tâm trạng cô đơn của Thuý Kiều trước cuộc đời vô định 
 III. Hướng dẫn tự học
 - Học thuộc lòng đoạn trích, học bài.
- Phân tích , cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong văn bản.
- Sưu tầm những câu thơ của Tuyện Kiều có sử dụng miêu tả nộitâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại , tả cảnh ngụ tình.
- Chuẩn bị ôn tập để viết bài văn số 2 (Đã hướng dẫn ở tiết 32)
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 7 TIẾT : 32 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ. 
 Hướng Dẫn Viết Bài Số 2
NS :19/9 .ND : 20/ 9/2010
A. Mức độ cần đạt.
- Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản để đọc- hiểu văn bản.
B. trọng tâm kiến thức:
 1. Kiến thức : 
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trò tác dụng cua miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của mịêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm bài tự sự.
 2. Giáo dục : thông qua nội dung bài học, giáo dục học sinh thói quen chịu khó suy nghĩ, tìm tòi các yếu tố miêu tả để đưa vào bài viết.
 3. Kĩ năng : rèn kĩ năng nhận diện và vận dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
C. Phương pháp: Thuyết trình, phân tích , thảo luận.
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 9D: 9E:
 2. Bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
 ? Thế nào là văn bản tự sự ?
 Học sinh đọc đoạn trích ở bảng phụ.
? Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, vua Quang Trung đã làm gì?
? Tìm những chi tiết miêu tả người, hoạt động, cảnh vật trong trận đánh đó?
 Học sinh đọc các ý ở mục c trong sách giáo khoa trang 91.
? Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào trong văn tự sự? 
 Học sinh đọc ghi nhớ trang 92.
Hoạt động 2 : Học sinh thảo luận bài tập.
? Bài tập 1 yêu cầu làm gì?
? Tìm yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” và “Cảnh ngày xuân” trích từ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?
Phân tích giá trị của những yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn trích?
? Dựa vào đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, em hãy viết một đoạn văn kể lại việc chị em Thuý Kiều đi dạo chơi trong buổi chiều ngày lễ thanh minh?
? Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình?
3. Bài tập 3. Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.
 Gợi ý : 
Yêu cầu : Văn thuyết minh.
Bài giới thiệu cần nêu các ý :
 Giới thiệu Thuý Vân.
 Giới thiệu Thuý Kiều.
 -> Nghệ thuật miêu tả 
I. Tìm hiểu chung:
1.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
 Ví dụ : SGK/ 91.
 - Tả người : khoẻ mạnh 
 - Tả hoạt động : lấy rơm dấp nước phủ kín, cầm dao chém bừa 
 - Tả cảnh : khói tỏa mù trời 
-> Tái hiện lại hình ảnh, trạng thái , đặc điểm, tính chất sự việc.
 => Văn bản cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
2. Ghi nhớ : SGK/ 92.
II. Luyện tập.
 1. Bài tập 1. Tìm yếu tố miêu tả.
 * Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”.
 Thuý Vân : trang trọng, khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. hoa cười, ngọc thốt 
 Thuý Kiều : làn thu thủy, nét xuân sơn 
 * Đoạn trích ‘Cảnh ngày xuân”.
 Cỏ non xanh tận chân trời,
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 => Khắc hoạ cảnh tươi sáng phù hợp với không khí lễ hội.
 2. Bài tập 2. 
 Gợi ý :
 - Tự sự : chị em Thuý Kiều đi dạo chơi trong buổi chiều ngày lễ thanh minh.
 + Giới thiệu cảnh chung ( miêu tả cảnh thiên nhiên) và chị em Thuý Kiều.
 + Tả cảnh thiên nhiên trên đồng.
 + Tả không khí lễ hội.
 + Tả con người trong lễ hội.
 + Tả cảnh ra về.
 III.. Hướng dẫn tự học
 - Học bài. Hoàn chỉnh các bài tập.Chuẩn bị bài “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
* Hướng dẫn: + Tập trung vào tìm hiểu tâm trạng Thuý Kiều: Nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ,nỗi cô đơn,buồn tủi cho số phận mình
+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm, tả cảnh ngụ tình.
* Hướng dẫn làm bài viết số 2:
 * Đề ra :1/tr105 * Gợi ý .
 * Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ, vị trí của mình khi viết thư cho bạn. 
 * Nêu cảm xúc của bản thân
 *. Miêu tả cảnh ngôi trường vào hè và những thay đổi so với trước.
	 - Nhà trường, lớp học, cây cối 
	 - Cảnh thiên nhiên.
*. Tâm trạng của mình 
 	 - Trực tiếp xúc động như thế nào?
	 - Kỉ niệm gợi về là gì?
	 - Kỉ niệm với người nhận thư ra sao?
*. Về trường em gặp những ai? Kết thúc buổi thăm như thế nào?
* Suy nghĩ về ngôi trường.
* Hứa hẹn với bạn ngày họp lớp, kết thúc thư.
 Yêu cầu chung : bài văn đầy đủ bố cục ba phần, trình bày rõ rang, mạch lạc. Xác định đúng thể loại 
5 Rút kinh nghiệm:
.
.
TIẾT : 37 TRAU DỒI VỐN TỪ
NS : 25/ 9/ 09
ND : 27/ 9/ 09
A. Mức độ cần đạt.
Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
B. Trọng tâm kiến thức
 1. Kiến thức : giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Hiểu được muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết rõ đầy đủ nghĩa và cách dùng từ.
 2. Giáo dục :thông qua nội dung bài học, bồi dưỡng học sinh ý thức tự học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết. Đồng thời, góp phần làm phong phú và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
 3. Kĩ năng : rèn kĩ năng giải nghĩa, dùng từ và sử dụng từ đúng nghĩa.
B. Chuẩn bị.
	 Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ.
 Học sinh : Học bài cũ, hoàn chỉnh các bài tập, chuẩn bị bài mới.
 Tích hợp : Bài Miêu tả trong văn bản tự sự, Mã Giám Sinh mua Kiều.
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : Xem xét tình hình chung Sĩ số 9A 9B
 2. Bài cũ : - Thế nào là thuật ngữ ? Các đặc điểm của thuật ngữ ? Lấy hai ví dụ về thuật ngữ và giải thích nghĩa của hai thuật ngữ đó?
 - Làm bài tập.
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về cách nắm vững nghĩa của từ.
Học sinh đọc mục 1 trên bảng phụ.
? Tác giả muốn nói lên điều gì qua ý kiến trên?
 Đọc các ví dụ ở sách giáo khoa trang 100.
? Chỉ ra những lỗi diễn đạt trong các câu trên, cho biết vì sao sai và nêu cách sửa?
Học sinh đọc ghi nhớ trang 100.
Hoạt động 2 : Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
 Học sinh đọc ví dụ trang 100,101.
? Tác giả muốn nói lên điều gì qua bài văn trên?
? Muốn trau dồi vốn tư, ta cần phải làm gì? Ta có thể rèn luyện bằng cách nào?ø
Hoạt động 3 : Học sinh thảo luận bài tập.
? Đọc bài tập 1 và chọn cách giải thích đúng?
? Cho biết nghĩa của cac yếu tố Hán Việt trong bài tập 2?
 Đọc các câu văn trong bài tập 3.
? Chỉ ra các lỗi sai, giải thích vì sao và sửa lại cho đúng?
? Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống?
I. Tìm hiểu chuing
1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
 1. Ví dụ : SGK/ 100.
 a. Ví dụ 1 :
 - Tiếng Việt có khả năng rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
 - Muốn vậy, mỗi cá nhân phải trau dồi vốn từ.
 b. Ví dụ 2 :
 - Thừa từ “đẹp”.
 - Thay “dự đoán” bằng “ước đoán”.
 - Thay từ “đẩy mạnh” bằng “mở rộng”.
 -> Không nắm vững nghĩa của từ.
=> - Cần phải hiểu đấy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể.
- Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp văn cảnh.
 *. Ghi nhớ : SGK/ 100.
2. Rèn luyện để là tăng vốn từ.
 a. Ví dụ : SGK/ 100, 101.
 Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học hỏi “lời ăn tiếng nói” của nhân dân.
=> Rèn luyện và tích lũy những yếu tố cấu tạo từ chưa biết , làm phong phú vốn từ của bản thân.
 b. Ghi nhớ : SGK/ 101.
II. Luyện tập.
 1. Bài tập 1. Chọn cách giải thích đúng.
 a. Hậu qủa là kết qủa xấu.
 b. Đoạt là chiếm được phần thắng.
 2. Bài tập 2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt.
 - Dứt, không còn gì : tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực .
 - Cực kì, nhất : tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần.
 3. Bài tập 3. Sửa lỗi.
 - Thay “im lặng” bằng “yên tĩnh, vắng lặng”.
 - Thay “thành lập” bằng “thiết lập”.
 - Thay “cảm xúc” bằng “cảm động ”.
 => Sai do hiểu sai nghĩa của từ.
 4. Bài tập 4. Bình luận ý kiến.
 Tiếng việt là ngôn ngữ trong sáng, giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của nhân dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng việt thì phải học lời ăn tiếng nói của họ.
 5. Bài tập 5. Điền từ.
 a. Điểm yếu. b. Mục đích cuối cùng.
 c. Đề bạt. d. Láu táu.
 e. Hoảng loạn.
III. Hướng dẫn tự học
- Học bài, hoàn chỉnh các bài tập.
- Mở rộng vốn từ: Hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thơng dụng.
- Chuẩn bị : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
E. Rút kinh nghiệm :
TIẾT 35+36 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
NS : 24/ 9 / 2010	
ND : 27/ 9/ 2010
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh củng cố kiến thức về văn tự sự, biết vận dụng những kiến thức lí thuyết vào thực hành bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả cụ thể.
 2. Giáo dục : Thông qua tiết làm bài, giáo dục học sinh ý thức cẩn thận, nghiêm túc, trung thực  trong học tập.
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng hoạt động độc lập, viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
B. Chuẩn bị.
	Giáo viên : Chuẩn bị đề ra, gợi ý đáp án.
	Học sinh : xem lại bài 
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : Sĩ số 9D 9E
 2. Bài mới :
 * Đề ra : Tưởng tượng 20 năm sau, vào một mùa hè em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động này.
 * Gợi ý đáp án.
 A. Mở bài (1.5 điểm).
 	Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ, vị trí của mình khi viết thư cho bạn. 
 Nêu cảm xúc của bản thân.
 B. Thân bài (7 điểm). 
 *. Miêu tả cảnh ngôi trường vào hè và những thay đổi so với trước.
	 - Nhà trường, lớp học, cây cối 
	 - Cảnh thiên nhiên.
	*. Tâm trạng của mình 
 	 - Trực tiếp xúc động như thế nào?
	 - Kỉ niệm gợi về là gì?
	 - Kỉ niệm với người nhận thư ra sao?
	 *. Về trường em gặp những ai? Kết thúc buổi thăm như thế nào?
 C. Kết bài (1.5 điểm).
	 - Suy nghĩ về ngôi trường.
	 - Hứa hẹn với bạn ngày họp lớp, kết thúc thư.
 Yêu cầu chung : bài văn đầy đủ bố cục ba phần, trình bày rõ rang, mạch lạc. Xác định đúng thể loại : Tự sự kết hợp miêu tả.
 3. Thu bài
 4. Hướng dẫn tự học
 - Xem lại bài.
 - Chuẩn bị tiết : Trau dồi vốn từ.
 E, Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_7_gv_hoang_thi_hong_van_truong_thcs_t.doc