Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Tiết 31,32,33,34,35

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Tiết 31,32,33,34,35

TUẦN 7

Ngày giảng:

Tiết 31+32

MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

 (Trích Truyện Kiều)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

- Kiến thức: + Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

 + Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ.

- Thái độ: Yêu mến truyện Kiều.

- Kĩ năng: Phân tích tác phẩm.

II/ CHUẨN BỊ: Trò: - Đọc phần II SGK/98-99

 Thầy: - Trả lời câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1/ Tổ chức: (1')

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Tiết 31,32,33,34,35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày giảng:
Tiết 31+32
mã giám sinh mua kiều
 (Trích Truyện Kiều)
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Kiến thức: + Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. 
 + Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
- Thái độ: Yêu mến truyện Kiều.
- Kĩ năng: Phân tích tác phẩm.
II/ Chuẩn bị: Trò: - Đọc phần II SGK/98-99
 Thầy: - Trả lời câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản.
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức: (1') 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động I: 
 2/ Kiểm tra: (5') - Đọc thuộc lòng bài "Cảnh ngày xuân" và phân tích 8 câu gợi khung cảnh lễ hội ngày xuân?
 3/ Bài mới:
Vào bài:: Tóm tắt sự việc chính dẫn đến cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều: Gia đình Kiều bị tên bán tơ vu vạ, Vương ông và Vương Quan bị bắt giữ, bị đánh đập giã man, nhà cửa bị sai nha lục soát, vơ vét hết mọi của cải. Thuý Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai hoạ. Được mụ mối mách bảo, Mã Giám Sinh tìm đến mua Kiều.
Hoạt động iI: HDHS Đọc - chú thích.
GV: Đọc mẫu
HS: Đọc văn bản
GV: Nhận xét cách đọc của HS.
HS: Đọc chú thích.
- Chú thích 1,2,3, 4,5,6,7, 8,9,10.
Hoạt động IiI: HDHS tìm hiểu văn bản.
GV: Em hãy cho biết vị trí đoạn trích
HS: ở phần 2: Đoạn trích mở đầu kiếp đoạn trường của người con gái họ Vương.
GV: Tìm bố cục của đoạn trích?
HS: Hai đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu..."kíp ra": Mã Giám Sinh đến nhà Kiều.
 + Đoạn 2: Còn lại: công việc mua bán. 
GV: Trong đoạn trích em thấy nổi bật lên mấy nhân vật? (3 nhân vật)
(Mã Giám Sinh - Thuý Kiều - Mụ mối - Thái độ của tác giả).
GV: Mã Giám Sinh xuất hiện cùng với người mối với tư cách là ai? (Mã Giám Sinh hỏi xin cưới).
? Mã Giám Sinh trong vai gì? Mục đích là gì?
HS: Là sinh viên (có học) đi mua Kiều về làm vợ lẽ.
GV: Hắn xuất hiện với diện mạo, cử chỉ như thế nào?
HS: Lố lăng, không phù hợp.
GV: Có điều gì khác biệt đáng chú ý trong hai câu thơ: Hỏi tên, rằng ...
 Hỏi quê, rằng ...
HS: Trả lời nhát gừng, cộc lốc, kém văn hoá, chung chung, mập mờ ("viễn khách" - "cũng gần").
GV: Khi vào nhà hắn có hành động gì?
" Tót"--> hành động của con khỉ --> hắn như con vật.
GV: Mã Giám Sinh bộc lộ bản chất gì?
HS: Trả lời.
 4. Củng cố: - Đọc lại văn bản
 - Nhân vật Mã Giám Sinh trong màn kịch vấn danh như thế nào?
5'
1'
6'
25'
4
I. Đọc- tìm hiểu chú thích
1. Đọc:
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản
A. Vài nét chung:
1. Vị trí đoạn trích:
- ở phần 2: Gia biến và lưu lạc.
2. Bố cục: 2 đoạn
B. Phân tích:
1. Nhân vật Mã Giám Sinh
- Xuất hiện với tư cách là một "viễn khách" hỏi xin cưới.
a. Màn kịch vấn danh:
- Diện mạo, cử chỉ:
--> lố lăng, không phù hợp tuổi.
- Nói năng: 
--> cộc lốc, vô lễ.
- Hành động, thái độ: bất lịch sự, trơ trẽn "ngồi tót" --> vô học.
=> Bản chất lái buôn vô học, giả dối, bất nhân, vì tiền.
 5. Dặn dò: (1') - Học thuộc đoạn trích
 - Soạn tiếp bài.
Ngày giảng:
Tiết 32 (tiếp)
mã giám sinh mua kiều
 (Trích Truyện Kiều)
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
(Như tiết 31)
II/ Chuẩn bị: : Thầy - Đọc phần II SGV/98,99.
 Trò: - Xem trước bài
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức : (1') 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động I: 
 2/ Kiểm tra: (4')
- Đọc thuộc lòng đoạn trích
- Cho biết diện mạo, cử chỉ, hành động của Mã Giám Sinh qua đó em có nhận xét gì về bản chất của hắn?
 3/ Bài mới: 
Vào bài: (2'):
Hoạt động iI: HDHS tìm hiểu văn bản. (Tiếp)
HS: Đọc đoạn từ "Nỗi mình... như mai".
GV: Đoạn trích kể, tả cảnh gì?
GV: Khi Thuý Kiều từ trong buồng bước ra thì Mã Giám Sinh như thế nào?
HS: Mã Giám Sinh ngắm Kiều từ bước chân.
HS: Đọc tiếp đoạn còn lại.
GV: Sau đó Mã Giám Sinh có hành động như thế nào?
HS: Tác giả sử dụng điệp từ "cân" để làm rõ thêm cho "đắn đo" cân, ép, thử.
GV: Hãy hình dung xem lúc này Mã Giám Sinh có coi Kiều là người được tìm về để làm vợ không? Hay coi Kiều là gì?
HS: Coi Kiều là một món hàng.
GV: Câu "Rằng mua ngọc đến làm Kiều" em có nhận xét gì về cách nói này? So sánh lời nói trước với lời nói này có gì giống, có gì khác?
HS: Nói thiếu chủ ngữ, biết điển tích mĩ miều.
GV: Khi bà mối ra giá, Mã Giám Sinh như thế nào?
HS: Mặc cả, kò kè
GV: Em có nhận xét gì về cuộc mua bán này?
HS: Tên buôn người
GV: Qua cuộc mua bán Mã Giám Sinh bộc lộ bản chất gì? Là kẻ như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận: Mã Giám Sinh hiện lên qua ngôn ngữ miêu tả trực diện của tác giả. Nhân vật phản diện được miêu tả bằng nét bút hiện thực, hoàn chỉnh cả về diện mạo và tính cách. 
GV: Nạn nhân của cuộc mua bán này là ai?
HS: Thuý Kiều
HS: Trao đổi, thảo luận nhóm
GV: Giao việc
- Kiều rơi vào cảnh ngộ như thế nào?
- Thái độ của tác giả ra sao?
HS: Đại diện nhóm 1- 3 trình bày
 Nhóm 2- 4 nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận (bảng phụ).
GV: Liên hệ xã hội ngày nay tốt đẹp hơn nhiều, nhưng phải tỉnh táo.
Thế lực đồng tiền đã làm mất hết nhân phẩm...
Hoạt động III: HDHS luyện tập.
GV: Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
HS: Trả lời.
GV: Mời 1 HS đọc thuộc lòng, diễn cảm đoạn trích.
 4. Củng cố: - Hệ thống nội dung hai tiết học
 - Nghệ thuật: bút pháp tả thực.
4'
2'
15'
15'
5'
4'
b. Cuộc mua bán:
- Mã Giám Sinh: ngắm - nhìn 
- Hành động: đắn đo, cân sắc, cân tài, ép, thử
--> Động từ chỉ hành động.
--> Kiều như một món hàng.
- Mặc cả: "cò kè bớt một thêm hai"
- ... ngã giá.
--> tên buôn mặc cả rất chi li.
=> Mã Giám Sinh hiện nguyên hình là tên buôn người sành sỏi.
2. Thuý Kiều:
- Hoàn cảnh éo le, buồn rầu, tủi hổ, đau đớn, xót xa...
- thái độ của tác giả:
+ Đối với Mã Giám Sinh: căm giận
+ Đối với Kiều: Thông cảm.
* Ghi nhớ: SGK/99
III. Luyện tập:
* Giá trị nội dung, nghệ thuật:
- Đoạn trích là bức tranh hiện thực về xã hội, đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
- Tài năng khắc hoạ tính cách nhân vật qua dáng vẻ, cử chỉ.
*Đọc thuộc lòng văn bản.
 5. Dặn dò: (1') - Học thuộc đoạn trích
 - Soạn: Miêu tả trong văn bản tự sự.
Ngày giảng:
Tiết 33
miêu tả trong văn bản tự sự
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Kiến thức: Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Thái độ: Yêu thích bộ môn
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Đọc phần II SGV/92
 - Bảng phụ ghi kết luận
 Trò: - Xem trước bài
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức: (1') 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động I: 
 2/ Kiểm tra: 
- Kết hợp khi giảng bài. 
 3/ Bài mới: 
Vào bài (1')
GV: Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự?
HS: Giúp cho văn bản tự sự thêm sinh động, hấp dẫn.
Hoạt động II: HDHS tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
HS: Đọc đoạn trích SGK /91
Hoạt động nhóm
GV: Giao việc
 N1- 3: ý a
 N2- 4: ý b
HS: Trao đổi, thảo luận
 N2- 3: Cử đại diện trình bày.
 Các bạn khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận (bảng phụ)
GV: Hướng dẫn ý c
Các sự vật chính bạn nêu đã đầy đủ chưa?
HS: Đã đầy đủ.
GV: Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không? Vì sao?
HS: Không sinh động vì đơn giản kể lại sự việc chứ chưa nêu được việc đó diễn ra như thế nào?
GV: So sánh các sự việc chính mà bạn đã nêu với đoạn trích để rút ra nhận xét.
HS: Nhờ những yếu tố miêu tả mà trận đánh được thuật lại một cách sinh động.
GV: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản có tác dụng gì?
HS: Thấy được sự việc diễn ra như thế nào?
HS: Đọc ghi nhớ
GV: Khắc sâu phần ghi nhớ.
Chuyển ý
Hoạt động III: HDHS phần luyện tập.
HS: Đọc yêu cầu bài tập 1/ 92
Hoạt động nhóm
GV: Giao việc
 N1- 2: Tìm yếu tố tả người trong đoạn trích "Truyện Kiều".
 N1- 2: Tìm yếu tố tả người trong đoạn trích 
"Truyện Kiều".
 N3- 4: Tìm yếu tố tả cảnh trong đoạn trích 
"Truyện Kiều".
GV: Các yếu tố miêu tả có tác dụng gì?
HS: Làm cho văn bản sinh động hấp dẫn, giàu chất thơ.
- Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ tương đương nhằm tái hiện chân dung hai chị em Thuý Kiều.
GV: Hướng dẫn HS làm bài 2.
 4. Củng cố: - GV: Nhắc lại tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
5'
20'
15'
3'
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
1. Dẫn chứng:
Đoạn trích SGK/ 91
2. Nhận xét:
a. Kể về trận đánh chiếm đồn Ngọc Hồi
- Vua Quang Trung cưỡi voi trực tiếp chỉ huy.
b. Các chi tiết miêu tả
- Vua Quang Trung cho ghép ván.
- Quân Thanh bắn, phun khói lửa
- Quân ta đánh...
- Quân Thanh chống đỡ không nổi...
* Ghi nhớ: SGK /92
II. Luyện tập
Bài 1:
* Tả người:
Vân xem...
Hoa ghen... xanh
* Tả cảnh:
- "Cỏ non...
- cành lê... hoa"
- Tà tà...
- Dịp cầu... bắc ngang
--> Làm cho văn bản sinh động hấp dẫn, giàu chất thơ.
Bài 2: (Học sinh tự làm)
 - HS: Đọc lại ghi nhớ
 5. Dặn dò: (1') - Học bài
 - Làm bài tập 3 / 92.
Ngày giảng:
Tiết 34 + 35
viết bài tập làm văn số 2
(Văn tự sự)
(Đề bài, đáp án, biểu điểm do trường quản lý)
Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_7_tiet_3132333435.doc