Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần thứ 22

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần thứ 22

Tuần 22 Ngày soạn: . / . / .

Tiết 99 Ngày dạy . / . / .

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :

1.Kiến thức:

-Đặc điểm yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.

2.Kĩ năng:

-Làm bài văn nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.

B. CHUẨN BỊ:

 - Thầy: Giáo án, máy chiếu, tư liệu, bảng phụ

 - Trò: SGK,bài soạn, nghiên cứu tài liệu.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)

 2. Bài cũ: (5 phút)

 - Nêu các dạng bài nghị luận đã học ? Đặc điểm chung của bài văn nghị luận là gì?

* Giới thiệu bài : (1 phút) Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sư việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề suy nghĩ. Đây là một số vấn đề cần suy nghĩ.

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần thứ 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 99 Ngày dạy .......... / ............ / .............
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
1.Kiến thức:
-Đặc điểm yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
2.Kĩ năng:
-Làm bài văn nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
B. CHUẨN BỊ: 
	- Thầy: Giáo án, máy chiếu, tư liệu, bảng phụ
 - Trò: SGK,bài soạn, nghiên cứu tài liệu.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
 2. Bài cũ: (5 phút)
	- Nêu các dạng bài nghị luận đã học ? Đặc điểm chung của bài văn nghị luận là gì?
* Giới thiệu bài : (1 phút) Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sư việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề suy nghĩ. Đây là một số vấn đề cần suy nghĩ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng 
Hoạt động 1 (18 phút)
I/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội:
- HS đọc văn bản “Bệnh lề mề”
* Tác giả bàn hiện tượng gì trong đời sống ?
 - Tác giả nêu những biểu hiện cụ thể nào của hiện tượng đó ? Tác giả làm thế nào để giúp người đọc nhận ra hiện tượng đó ? các biểu hiện trên có chân thực không ?
GV chỉ định 01 HS đọc phần Ghi nhớ.
1. VD (SGK): Văn bản “Bệnh lề mề”
* Định hướng:
1/ Vấn đề bàn luận: Bệnh lề mề, hiện tượng “giờ cao su” trong đời sống. Bản chất của hiện tượng này là thói quen kém văn hoá của người không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
2/ Biểu hiện: muộn giờ hoc, đi muộn khi được mời dự lễ.
3/ Nguyên nhân: + Không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác. 
 + Ích kỉ, vô trách nhiệm với công việc chung.
4/ Tác hại: - Không bàn bạc được công việc một cách có đầu có đuôi.
- Làm mất thời gian của người khác.
Tạo ra một thói quen kém văn hoá.
5/ Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề: “Cuộc sống văn minh... có văn hoá”.
 2. Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động II (15 phút)
II/ Luyện tập
GV Hướng dẫn học sinh làm BT 1:
- Các nhóm thảo luận, trao đổi (nêu chọn các hiện tượng đáng biểu dương để viết bài nghị luận)
GV bổ sung.
1/Định hướng:a/
Giúp bạn học tập tốt;
Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm.
Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhfa trường.
Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ.
Đưa em nhỏ qua đường.
Trả lại của rơi cho người mất.
Nhường chỗ cho người già khi ngồi trên xe.
b/ Trong các sự việc hiện tượng trên thì có thể viết bài nghị luận xã hội:
- Giúp bạn học tập tốt (do bạn yếu kém, hặc do hoàn cảnh khó khăn)
- Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường (xây dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp).
- Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ (Đạo lí: Uống nước nhớ nguồn)
BT 2/ HS đọc lựa chon, phát biểu.
2/ Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả:
- Thứ nhất: vì nó liên quan đến sức khoẻ cá nhân người hút đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống.
- Thứ hai: Bảo vệ môi trường: khói thuốc gây bệnhcho những người không hút xung quanh.
- Thứ ba: Gây tốn kém tiền bạc cho người hút, cộng đồng (chữa bệnh do hút thuốc...)
 4. Củng cố: (3 phút)
- GV chot lại phần ghi nhớ ở SGK.
- Gọi Hs đọc lại phần ghi nhớ (SGK).
 5. Dặn dò: (2 phút)
- Về nhà đọc kĩ, học phần Ghi nhớ.
	- Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng xã hội.
Tuần 22 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 100 Ngày dạy .......... / ............ / .............
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
1.Kiến thức:
-Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
-Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
2.Kĩ năng:
-Nắm được bố cục của kiểu bài này.
-Quan sát các hiện tượng của đời sống.
-Làm bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
B. CHUẨN BỊ: 
	- Thầy: Giáo án, máy chiếu, tư liệu, bảng phụ
 -Trò: SGK, bài soạn, nghiên cứu tài liệu.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
 2. Bài cũ: (5 phút)
	? Em hiểu nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là gì?
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Muốn làm tốt một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội người viết phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn ý, dàn bài và sửa chữa sau khi viết. Tiết học này ta tiến hành thực hành.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng 
Hoạt động 1
I/ Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đs
GV cho HS đọc 4 đề và yêu cầu trả lời của SGK:
-Các đề bài có điểm gì giống nhau ? Chỉ ra những điểm giống nhau đó ?
- HS trao đổi, thảo luận, trả lời.
Học sinh nghĩ ra một đề bài tương tự.
- VD (SGK)
+ Điểm giống nhau: Đều đề cập đến các sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội, đều yêu cầu người viết trình bày nhận xét, suy nghĩ, nêu ý kiến ...
+ Các đề bài nghị luận bổ sung:
Hiện nay, trên đường phố, có nhiều thanh niên điều khiển xe gắn máy thường lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu gây ra những tai nạn đáng tiếc. Bạn có suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
Hoạt động 2
II/ Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
GV Hướng dẫn học sinh đọc đề BT 1, cho biết: Muốn làm bài văn nghị luận cần phải trải qua những bước nào ?
- đề thuộc loại gì ? đề nêu hiện tướngự việc gì ? Yêu cầu làm gì ?
GV bổ sung.
Học sinh sắp xếp ý theo bố cục bài nghị luận (theo khung SGK).
HS tập viết bài.
Sau khi viết bài, em làm công việc gì ?
- GV yêu cầu ợc sinh viết phần Mở bài theo đề bài trên. 
GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ (SGK)
1/ Định hướng:
+ Cần: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại bài và sửa chữa.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Thể loại: nghị luận.
- Hiện tượng, sự việc: người tốt, việc tốt.
- Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về hiện tượng ấy.
* Tìm ý: Nghĩa là người biết yêu thương yêu mẹ, giúp đỡ gia đình.
- Là người biết kết hợp giữ học và hành.
- Là người sáng tạo, làm cái tời cho mẹ.
- Học tập Nghĩa là học tập yêu cha mẹ, học lao động, học cách kết hợp học và hành...làm việc nhỏ mà ý nghĩa lớn.
2. Lập dàn ý (dàn bài)
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng, nêu ý nghĩa.
b. Thân bài: Phân tích ý nghĩa, đánh giá việc làm, đánh giá, ý nghĩa.
c. Kết bài: Khái quát ý nghĩa, rút ra bài học.
3. Viết bài: - Viết từng phần, từng đoạn.
- Phân tích, đánh giá.
- Chú ý câu chữ, cách diễn đạt.
4. Đọc laị bài và sửa chữa: lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi liên kết, lôgíc.
Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố: 
- GV chot lại phần ghi nhớ ở SGK.
- Gọi Hs đọc. 
5. Dặn dò: 
- Về nhà đọc kĩ, học phần Ghi nhớ; viết hoàn chỉnh đề bài trên.
	- Chuẩn bị bài: “Chương trình địa phương”
Tuần 22 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 101 Ngày dạy .......... / ............ / .............
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh :
1.Kiến thức:
-Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
-Những sự vật,hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.
2.Kĩ năng:
-Thu thập thông tin về nhưng vấn đề nổi bật,đáng quan tâm của địa phương.
-Suy nghĩ,đánh giá về một hiện tượng,một sự việc thực tế ở địa phương.
-Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ,với suy nghĩ kiến nghị của riêng mình.
B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, máy chiếu, tư liệu, bảng phụ, Báo Lao động.
 -Trò: SGK,Bài soạn, nghiên cứu tài liệu.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 1/ Ổn định tổ chức (1 phĩt
 2. Kiểm tra bài cu: Hãy nêu cách làm bài văn nghị luận ?
 3. Bài mới: 
1/ *) Giới thiệu bài : Ở từng địa phương có những sự việc, hiện tượng có vấn đề (môi trường, quyền trẻ em, vấn đề xã hội...) để chúng ta có thể trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình về các vấn đề đó. Vậy những ý kiến, suy nghĩ được biểu lộ như thế nào ? Dưới đây là một số gợi ý.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng 
Hoạt động I
I/ Chuẩn bị
GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của SGK:
- HS trao đổi, thảo luận, trả lời.
- GV gợi dẫn:
- Những vấn đề: 
a/ Vấn đề môi trường: 
+ Hậu quả của việc phá rừng bừa bãi đối với thiên tai như: lũ lụt, hạn hán...
+ Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì.)
b/ Vấn đề quyền trẻ em:
+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương: xây dựng và sửa chữa trường học,giúp đỡ trẻ khó khăn, không nơi nương tựa.
+ Sự quan tâm của nhà trường: xây dựng cảnh quan sư phạm, tổ chức các hoạt động dạy học và tham quan, ngoại khoá.
C/ Vấn đề xã hội: 
+ Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình chính sách (Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ) những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn.
+ Những gương sáng về lòng nhân á, đức hi sinh của những người lớn và trẻ em.
+ Những vấn đè có liên quan đến tham nhũng, tệ nạn xã hội.
Hoạt động II
II/ Xác định cách làm:
GV yêu cầu học sinh thực hiện, hướng dẫn.
GV bổ sung.
Học sinh sắp xếp ý theo bố cục bài nghị luận (theo khung SGK).
HS tập viết bài.
a. Yêu cầu về nội dung:
- Sự việc hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội.
- Trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu.
- Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục.
- Nội dung bài viết phải thuyết phục, dể hiểu.
b. Yêu cầu về cấu trúc:
- Bài viết phải đầy đủ ba phần: Mở bà, thân bài, kết bài.
- Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.
Hoạt động III
III/ Luyện tập:
GV gợi ý học sinh chọn một hiện tượng để viết bài; GV xem xét, sửa chữa.
-Đề 1: Hậu quả của việc hút thuốc lá.
-Đề 2: Việc giúp đỡ Bà mẹ VN anh hùng ở địa phương em (nếu có) 
4. Củng cố : + Hoàn chỉnh đề cương dàn bài trên.
Dặn dò : - Về nhà đọc kĩ viết hoàn chỉnh đề bài trên.
	- Chuẩn bị bài: “Chuẩn bị hành trang vào tếh kỉ mới”
Tuần 22 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 101 Ngày dạy .......... / ............ / .............
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
(Vũ Khoan)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh :
1.Kiến thức:
-Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
-Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
2.Kĩ năng:
-Đọc –hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
-Trình bày những suy nghĩ,nhận xét,đánh giá về một vấn đề xã hội.
-Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn,bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, máy chiếu, tư liệu, bảng phụ
 -Trò: SGK,Bài soạn, nghiên cứu tài liệu.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1/ ổn định tổ chức: (1 phĩt
 2. Bài cũ: : Hãy nêu nội dung Tiếng nói của văn nghệ ? Sức mạnh kì diệu của nó thể hiện ở chỗ nào ?
 3. Bài mới: 
*) Giới thiệu bài : (1/ ) Vào thế kỉ 21, thiên niên kỉ thứ III, thanh niên Việt Nam chúng ta đã và đang chuẩn bị những gì cho hành trang của mình. Liệu đất nước ta “có sánh vai các cường quốc năm châu” như Bác Hồ đã từng mong mỏi ? Một trong những lời khuyên, những lời chuyện trò về một trong nững nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài nghị luận của đồng chí Phó thủ tướng Vũ Khoan nhân dịp đầu năm 2001.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng 
Hoạt động I
I/Tìm hiểu hiểu chung
GV gọi HS đọc Chú thích SGK. Cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm.
1/ Tác giả: Vũ Khoan – nhà hoạt động chính trị, nguyên Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Phó TT Chính phủ
2/Tác phẩm: Viết vào đầu thế kỉ XXI, được viết năm 2001, đăng trên tạp chí Tia sáng.
GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
- GV đọc mẫu – 03 HS đọc 
- Bố cục văn bản được chia lmà mấy phần ? Nêu luận điểm chính ?.
3/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
a/ Đọc: Giọng khúc chiết, rõ ràng, thể hiện giọng điệu lập luận.
b/Chú thích: SGK
c/ Bố cục: Chia làm 3 phần:
- Nêu vấn đề: Hai câu đầu: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Giải quyết vấn đề: + Chuẩn bị cái gì ?
+ Vì sao cần chuẩn bị ?
+ Những cái mạnh, cái yếu.
- Kết thúc vấn đề: Việc quyết định đầu tiên của thế hệ trẻ.
Hoạt động II
II/ Đọc – hiểu, phân tích văn bản:
-GV: Vì sao tác giả cho rằng đặc điểm của hành trang vào thế kỉ mới là con người ? Những luận cứ nào có tính thuyết phục ? Em lấy ví dụ cụ thể ?
1 / Chuẩn bị hành trang là sự chuẩn bị bản thân con người.
- Con người là động lực phát triển xã hội.
- Trong tời kì KT tri thức phát triển con người đóng vai trò nổi trội.
Đoạn 2: T/g đưa ra bối cảnh thế giưói hiện nay ntn ? Hoàn cảnh hiện nay và những nhiệm vụ chủ yếu của nước ta ? Mục đích đó nêu ra để làm gì ?
- HS thảo luận, trả lời . 
2/ Bối cảnh thế giới hiện nay và những nhiệm vụ, mục tiêu năng nề của đất nước.
- Thế giới: KHCN phát triển như huyền thoại, sự giao thao hội nhập giữa các nền KT.
- Nước ta đồng thời pahỉ giải quyết 3 nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền KT nông nghiệp; đẩy mạnh CNH-HĐH, tiếp cận với nền KT tri thức.
* Mục đích: khẳng định vai trò của con người.
HS đọc đoạn 3.
Tác giả nêu và phân tích những cái mạnh, cái yếu trong tính cách, thói quen của con người VN ?
HS phát hiện trả lời.
T/g phân tích lập luận bằng cách nào ? Thái độ của tác giả khi nói về nhưũng đặc điểm, phẩm chất này ?
GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ (SGK) để tổng kết.
3. Những cái mạnh và cái yếu của con người VN:
+ Cái mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới; cái yếu: kiến thức cơ bản yếu, kĩ năng thực hành yếu.
+ Cần cù, sáng tạo những thiếu tỉ mỉ, không coi trọng quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhất là trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm nhưng đố kị trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.
+ Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trtong thói quen và nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại, hặc bài ngoại quá mức, thói khôn vặt, ít giữ chữ “tín”
- Bằng phép lập luận (đối chiếu) tác giả phân tích đưa ra lập luận tiêu biểu bày tỏ thái độ nghiệm túc phê phán để chỉ ra những hạn chế trong những đặc điểm của đất nước, con người VN.
- Cách sử dụng các thành ngữ, tục ngữ sinh động, ý vị, ngắn gọn, sâu sắc.
- Tổng kết: Nội dung (ghi nhớ).
+ Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giản dị, có tính thuyết phục cao.
4, Củng cố : GV chốt lại nội dung bài học và phần ghi nhớ; Hướng dẫn học sinh thực hiện phần Luyện tập ở SGK, HS tự hìn nhận bản thân mình để sửa chữa.
5. Dặn dò : Về nhà chuẩn bị : Các thành phần biệt lập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_thu_22.doc