Giáo án Ngữ văn địa phương Nghệ An

Giáo án Ngữ văn địa phương Nghệ An

GỒM:

 Tiết tuần bài: Thăm lúa

Tiết tuần bài : Nghệ An trong lòng Tổ quốc việt Nam

Tiết tuần bài : HD học ở nhà các VB: Đại ngàn, Chị Dâu, Cỏ dại.

Tiết tuần bài : Luyện tập ở lớp.

Tiết tuần bài : Ôn tập ngữ văn địa ph¬ương.

Tiết : THĂM LÚA

 (Trần Hữu Thung)

A. Mục tiêu:

- Hiểu những nét cơ bản về nhà văn Hữu Thung, về nền văn học địa ph¬ưong.

- Cảm nhận đư¬ợc tâm hồn và tình yêu của ngư¬ời vợ trẻ có chồng đi kháng chiến,đ¬ược thể hiện bằng một thể thơ thấm đẫm chất Nghệ.

- Rèn kỹ năng đọc – hiểu thơ trữ tình

B. Chuẩn bị:

GV: Bài soạn ,chân dung nhà thơ.

HS: Chuẩn bị tr¬ước nội dung bài học.

C .Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1: GV giới thiệu qua về ch¬ương trình ngữ văn địa ph¬ương Nghệ An

Hoạt động 2: H¬ướng dẫn tìm hiểu tác giả - tác phẩm :

Gv yêu cầu HS đọc chú thích SGK và nêu những nét chính về tác giả?

HS trả lời,GV nhấn mạnh:

I .Tác giả - tác phẩm

1.Tác giả:

- Trần Hữu Thung(1925-1999) quê xã Diễn Minh huyện Diễn Châu -Tỉnh Nghệ An

- Thơ ông mang đậm hồn quê xứ Nghệ : chân chất, mộc mạc, đằm thắm ân tình.

- Tác phẩm chính: Dặn con (1955), Anh vẫn hành quân(1983)

2. Tác phẩm:

Viết năm 1950.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn địa phương Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GỒM:
 Tiết tuần bài: Thăm lúa
Tiết tuần bài : Nghệ An trong lòng Tổ quốc việt Nam
Tiết tuần bài : HD học ở nhà các VB: Đại ngàn, Chị Dâu, Cỏ dại.
Tiết tuần bài : Luyện tập ở lớp.
Tiết tuần bài : Ôn tập ngữ văn địa phương.
Tiết : THĂM LÚA
 (Trần Hữu Thung)
A. Mục tiêu:
Hiểu những nét cơ bản về nhà văn Hữu Thung, về nền văn học địa phưong.
Cảm nhận được tâm hồn và tình yêu của người vợ trẻ có chồng đi kháng chiến,được thể hiện bằng một thể thơ thấm đẫm chất Nghệ.
Rèn kỹ năng đọc – hiểu thơ trữ tình
B. Chuẩn bị:
GV: Bài soạn ,chân dung nhà thơ.
HS: Chuẩn bị trước nội dung bài học.
C .Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: GV giới thiệu qua về chương trình ngữ văn địa phương Nghệ An
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả - tác phẩm :
Gv yêu cầu HS đọc chú thích SGK và nêu những nét chính về tác giả?
HS trả lời,GV nhấn mạnh: 
I .Tác giả - tác phẩm
1.Tác giả:
- Trần Hữu Thung(1925-1999) quê xã Diễn Minh huyện Diễn Châu -Tỉnh Nghệ An 
- Thơ ông mang đậm hồn quê xứ Nghệ : chân chất, mộc mạc, đằm thắm ân tình.
- Tác phẩm chính: Dặn con (1955), Anh vẫn hành quân(1983)
2. Tác phẩm:
Viết năm 1950.
Hoạt động 3: II. Đọc – hiểu văn bản:
Hoạt động của Gv & HS
Ghi bảng
GV: Với văn bản này ,chúng ta phải đọc với giọng điệu ntn?
HS :trả lời.
GV: Giọng chân tình,lột tả được tình cảm của người vợ xa chồng
GV đọc mẫu, 2 HS đọc bài.
Bài thơ viết theo thể thơ nào? Nêu một vài đặc điểm về thể loại này? Nó có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm?
HS :Trả lời.
GV: Thể thơ 5 chữ có t/d thể hiện nỗi nhớ da diết và chân thành của nhân vật trữ tình
GV: Nhân vật trữ tình là ai? Cảm hững chính và mạch cảm xúc trong bài thơ đợc triển khai theo trình tự nào?
HS: Trả lời.
GV : chốt.
GV đọc đoạn đầu: Mặt trờikhấp khởi.
GV: Bài thơ là lời tâm tình của người phụ nữ có chồng đi kháng chiến,vậy lời tâm tình đó được bộc lộ trong hoàn cảnh nào?
HS: Trả lời.
GV: Chốt,hỏi:
Trong hoàn cảnh đó ,tâm trạng nhân vật trữ tình được bộc lộ như thế nào,em có nhận xét gì về tâm trạng đó?
HS: Trả lời.
GV: Theo em,hình ảnh nào có sức gợi mạnh mẽ nhất để đánh thức kỷ niệm?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Trong một khung cảnh đẹp, thơ mộng, tràn ngập thanh âm của sự sống ,ngời vợ với tâm trạng khấp khởi đang ra thăm cánh đồng mà ở đó hai người đã chia tay để anh ra trận. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình dần dần bộc bạch.
GV đọc đoạn 2: Bởilại.
GV : Em có nhận xét gì về âm hưởng và giọng điệu của đoạn thơ này?
HS: Nhận xét, trả lời.
GV: 
Trong dòng hồi ức của mình,nhân vật trữ tình đã nhớ những gì về buổi chia tay?
HS: Tìm hình ảnh,trả lời.
GV: ngời vợ đã nhớ về không gian chia tay : cũng vào mùa lúa chín, cũng ở cánh đồng này, vợ đã tiễn chồng ra trận Cuộc tiễn đưa có chút lưu luyến nhớ nhung của người vợ nhưng không vì thế mà buồn, bi luỵ
GV: Em thử hình dung về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong buổi chia tay đó?
HS: Trả lời.
GV : Chốt.
GV đọc đoạn 3
GV: Hãy phát hiện và phân tích nét đặc sắc trong cách diễn tả nỗi nhớ của người vợ?
HS: Làm việc theo nhóm nhỏ.
GV: chốt
GV:Trong những tháng ngày xa cách đó ,tâm trạng ngời vợ như thế nào,được diễn tả bằng những hình ảnh thơ nào?
HS: trả lời
GV: Chốt
GV: Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ trên?
HS : Nhận xét.
GV: Hệ thống từ ngữ đó diễn tả tâm trạng gì của ngời vợ?
HS: Trả lời
GV: Bằng hệ thống từ ngữ mộc mạc,giàu chất Nghệ ngời vợ đã bộc lộ rõ nét nỗi nhớ nhung da diết,nồng nàn, sâu sắc nhng khoẻ khắn không yểu điệu ,bi thương
GV: Nêu câu hỏi thảo luận(2phút):
Chỉ ra những dấu hiệu chứng tỏ: Thăm lúa là bài thơ thấm đẫm chất Nghệ ?
HS : thảo luận theo bàn ,trả lời.
GV: Nhận xét,bổ sung
GV: Từ đó em có cảm nhận gì về hình ảnh người phụ nữ?
HS: Bộc lộ.
GV: Người vợ trong bài thơ là hình ảnh của người phụ nữ nông thôn xứ Nghệ đảm đang ,đằm thắm ,thuỷ chung.
Bài thơ còn là sự hài hoà giữa tình yêu lứa đôi với tình yêu quê hương đất nớc 
Hoạt động 4: Tổng kết
N êu những nét đặc sắc về nghệ thuật?
HS: Trả lời
GV: Chốt
Bài thơ khắc hoạ vẻ đẹp gì của ngời phụ nữ xứ Nghệ?
HS: Khái quát.
GV: Chốt
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc:
2.Thể thơ - mạch cảm xúc:
- Thể thơ 5 chữ.
- 
Mạch cảm xúc: Hiện tại –> quá khứ – >Hiện tại
3.Tìm hiểu chi tiết:
a. Tâm trạng ngời phụ nữ trong buổi tiễn chồng đi kháng chiến:
* Khung cảnh buổi thăm chồng:
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao tíêng hót
=> Cảnh trong trẻo,ấm áp.
->Tâm trạng vui vẻ, phấn khởi, tin tưởng.
Hồi ức về buổi chia tay:
- Chiền chiện cùng cao hót
Lúa cũng vừa sậm hột
Em tiễn anh lên đường
Âm hưởng trầm buồn, giọng thơ có phần lắng xuống.
- Chia tay lưu luyến nhưng không bi luỵ.
B .Tâm trạng ngời vợ trong nỗi nhớ chồng:
+ Thời gian:
Cam ba lần có trái
Bởi ba lần ra hoa
Cách tính thời gian cụ thể
+ Tâm trạng:
Người ta bảo không trông
Ai cũng nhủ đừng mong
Riêng em thì em nhớ
Chuối đầu vườn đã lổ
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được !
Từ địa phương, trường liên tưởng
nỗi nhớ nhung da diết, nồng nàn, sâu sắc
Hình ảnh của ngời phụ nữ nông thôn xứ Nghệ đảm đang, đằm thắm, thuỷ chung.
IV. Tổng kết
1.Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ.
- Hình tượng thơ mộc mạc, giọng thơ chân chất.
- Hệ thống từ ngữ mang đậm màu sắc Nghệ
2.Nội dung:
Vẻ đẹp tâm hồn chất phác đằm thắm của ngời phụ nữ xứ Nghệ trong tình cảm với chồng ,với quê hương, đất nước.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà
GV củng cố toàn bài.
Dặn dò : Học bài,đọc thuộc đoạn 3
Chuẩn bị bài: Nghệ An trong lòng Tổ quốc.
 ---------------------------------------------------
TIẾT TUẦN BÀI : NGHỆ AN TRONG LÒNG TỔ QUỐC VIỆT NAM
A.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Hiểu được bản sắc và những truyền thống tốt đẹp của con người Nghệ An. Tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế và là một điểm đến hấp dẫn cho du khách.
- Tìm hiểu và phân tích một văn bản thuyết minh.
- Giáo dục lòng tự hào về quê hương, và ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp.
B. CHUẨN BỊ :
- GV: Soạn bài,một số t liệu về kinh tế,văn hoá
- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của sách.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Bài cũ:
HS1,HS2 : Đọc thuộc lòng diễn cảm một đoạn trong bài thơ Thăm lúa mà em thích? Bài thơ cho em hiểu thêm gì về người phụ nữ xứ Nghệ?
HS trả lời ,GV nhận xét ghi điểm.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: 
Nghệ An là một vùng đất địa linh nhân kiệt ,có nhiều tiềm năng nhưng kinh tế phát triển chưa tương xứng với những tiềm năng đó .Vậy chúng ta đã làm gì để đánh thức những tiềm năng đó .Bài học hôm nay sẽ đi tìm hiểu
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 3: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
GV: Dựa vào văn bản em hãy cho biết văn bản có xuất xứ từ đâu? Trong hoàn cảnh nào?
HS: Trả lời.
GV: VB là diễn văn khai mạc năm du lịch Nghệ An 2005 và kỷ niệm 975 năm danh xưng Nghệ An nhằm quảng bá cho du khách về tiềm năng cũng như ước nguyện của cán bộ nhân dân Tỉnh nhà
Hoạt động 4: Đọc –hiểu văn bản
GV hớng dẫn : Giọng to rõ ràng,rành mạch 
GV đọc mẫu,1 HS đọc bài.
GV: Văn bản được viét theo phương thức nào? Nhận xét về trình tự lập luận của tác giả?
HS: Trả lời.
GV: Trình tự lập luận chặt chẽ,hợp lý: 
- Vị trí địa lý.
- Lịch sử : + xa xa
 + ngày nay.
- Kêu gọi,thể hiện tình hữu nghị với du khách và bạn bè khắp nơi.
GV: Bằng những kiến thức đã biết ,em hãy giới thiệu những nét chính về vị trí địa lý và đặc diểm tự nhiên của vùng đất xứ Nghệ? Người xứ nghệ đã tự hào về quê hương mình như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Chốt.
GV: Danh xưng Nghệ An có từ khi nào? Em hãy nêu khái quát lịch sử của tên gọi đó?
HS: Trả lời.
GV : Chốt : Như vậy tên gọi Nghệ An đã có từ rất lâu và đã trở thành một danh xưng quen thuộc và mến yêu trong lòng dân tộc
GV: Nghệ An còn là một vùng đất có lịch sử đáng tự hào.Em hãy chứng minh?
HS: Dựa vào tư liệu CM
GV: Chốt theo ý bên
GV: Bên cạnh lịch sử đáng tự hào của người dân xứ Nghệ thì NA còn là một vùng đất giàu truyền thống văn hoá
Em hãy cho biết Nghệ An là nơi tụ hội của những tộc người nào?
HS: Trả lời
GV: Em hãy nêu một số đặc sắc văn hoá của mỗi tộc người?
HS: Trình bày.
GV : Chốt.
GV: Đất Nghệ còn có rất nhiều lễ hội ,Em hãy kể một số lễ hội nổi tiếng mà em biết?
HS: Kể
GV: Có thể nói NA là vùng đất có nhiều bản sắc với những nét văn hoá đậm đà truyền thống quê hương.
GV: NA còn là một vùng đất sản sinh ra nhiều tài năng kiệt xuất .Em hãy kể tên những con người đã làm rạng danh lịch sử dân tộc?
HS: Kể theo trình tự thời gian
GV: Có lẽ do NA là nơi có vị trí địa lý quan trọng và là vùng đất thiêng nên thời nào cũng là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng cho đất nước ,chúng ta phải luôn tự hào về điều đó.
GV: Trong thời đại ngày nay, PT kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân xứ Nghệ.Vậy để phát triển du lịch ,văn bản đã chỉ ra những tiềm năng nào?
HS: Phát hiện
GV: Chốt
Qua văn bản em hiểu được thông điệp gì của người viết VB?
Hoạt động 5
GV: Nhận xét về ngôn ngữ, trình tự và nghệ thuệt lập luận?
HS: Nhận xét.
Văn bản cho em hiểu thêm gì về chính con người và quê hương mình? 
HS: Trả lời
GV: Chốt 
I.Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
- VB là diễn văn khai mạc năm du lịch Nghệ An 2005 và kỷ niệm 975 năm danh xng Nghệ An
II.Đọc –hiểu văn bản
1.Đọc:
2. Phơng thức biểu đạt:
- Văn bản nghị luận kết hợp thuyết minh.
- Lập luận chặt chẽ,hợp lý.
3. Tìm hiểu chi tiết:
a. Nghệ An – mảnh đất có lịch sử lâu đời, thiên nhiên tươi đẹp:
- Trung tâm khu vực Bắc Trung bộ
- Nhiều núi lắm sông
 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
- Năm 1030 : Lý Thái Tông đổi tên thành Nghệ An
-Lịch sử:
+ Ngày xưa: là nơi quân tiến quân lui mỗi khi xã tắc lâm nguy
+ Ngày nay: thành đồng tổ quốc.
=> Thiên nhiên tươi đẹp,lịch sử tự hào.
b.Nghệ An – mảnh đất có văn hoá đầy bản sắc
- Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em: Kinh, Thái, Khơ mú, Thổ, Mông
- Người Thái, người Thổ..có: truyện kể Lái Nộc yêng, Khủn tinhcó hát tơm, hát tập tình tập tang
- Người Kinh có hát ví dặm 
- Lễ hội : đền Cờn, đền Cuông, đền Quả
c. Nghệ An – mảnh đất địa linh nhân kiệt và giàu tiềm năng:
+ .Con người: Mai Thúc Loan, Hồ Tông Thốc, Nguyễn Cảnh Hoan, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh
+ Tiềm năng:
Vị trí trọng yếu.
Thiên nhiên nhiều ưu đẫi
Con người giàu tiềm năng
Có nhiều thắng cảnh nổi tiếng : Cửa Lò, Pù mát,
Nhiều lễ hội : đề ông Hoàng Mười
Môi trường đầu tư thông thoáng
=> Du khách hãy đến với xứ Nghệ – xứ Nghệ ân tình, xứ Nghệ yêu thương
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật;
- Lời văn chân thành mộc mạc.
- Từ ngữ trang trọng ,gợi cảm .
- Lập luận chặt chẽ.
2. Nội dung:
 Ghi nhớ.
Hoạt động 6: Luyện tập : Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em sau khi học xong văn bản này ?
Hoạt động 7: Hướng dẫn học ở nhà :
Học bài.
 - Chuẩn bị bài: Đại ngàn,Chị Dâu,Cỏ dại.
 ---------------------------------------------------
TIẾT TUẦN BÀI : HD HỌC Ở NHÀ CÁC VB: ĐẠI NGÀN, CHỊ DÂU, CỎ DẠI.
Mục tiêu:
Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ của đại ngàn cũng như tình yêu thương kính trọng của một người em với chị dâu và tình yêu quê hương sâu đậm của một người nặng nghĩa với quê hương.
Thấy được hiệu quả của một số thể thơ đặc sắc mang đậm dấu ấn xứ Nghệ.
Rèn kỹ năng tự học và tự tìm hiểu văn bản.
Giáo dục lòng tự hào ,yêu mến quê hương.
Chuẩn bị :
GV: Bài soạn, tư liệu về nhà văn
HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK.
Tiến trình dạy học:
H.đ1: Bài cũ: HS1,HS2: Nêu cảm nhận của em về những vẻ đẹp của quê hương và văn hoá xứ Nghệ trong văn bản: Nghệ An trong lòng Tổ quốc.
=> HS trả lời ,GV nhận xét ghi điểm.
H.đ2: Giơí thiệu bài :
GV dựa vào câu trả lời của HS để giới thiệu bài mới.
H.đ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: ĐẠI NGÀN
I. TÁC GIẢ: - Hớng dẫn HS tìm hiểu qua văn bản Thăm lúa.
II. TÁC PHẨM: Gv nhấn mạnh :
Văn bản Đại ngàn trích trong Tp : Ký ức đồng chiêm xuất bản năm 1998.
III. HỚNG DẪN HS- ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu những vấn đề sau:
Điểm nhìn trần thuật, không gian thời gian miêu tả của đại ngàn.
Hình tượng đại ngàn đợc miêu tả qua những chi tiết nào? ( Màu sắc, đường nét, hình khối, âm thanh)
Bằng trí tưởng tượng của mình em hãy hình dung vẻ đẹp cũng như sự kỳ vỹ của đại ngàn.( Hùng vĩ nên thơ ,chứa đựng nhiều giá trị lịch sử)
Tâm trạng tác giả được bộc lộ qua hình tượng đại ngàn?
BT thu hoạch: Hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu vẻ đẹp của rừng đại ngàn đến với du khách?
H.đ4: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : CHỊ DÂU
I. TÁC GIẢ -TÁC PHẨM:
1. TÁC GIẢ: GV hướng dẫn HS nắm những nét cơ bản sau:
- Vương Trọng sinh năm 1943 tại làng Đông Bích,xã Trung Sơn huyện Đô Lương .
- Là nhà thơ quân đội ,là hội viên hội nhà văn Việt Nam,có nhiều giải thưởng về văn học.
2. TÁC PHẨM:
 Bài thơ Chị dâu rút trong tập Ngoảnh lại –NXB Thanh niên HN 2001.
II. HỚNG DẪN HS- ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
Đọc : GV hướng dẫn đọc đúng giọng điệu : chân chất mộc mạc, gần gũi nhưng cũng rất kính trọng.
Tìm tiểu thể thơ: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các nội dung sau:
Thể thơ: Lục bát.
Nhân vật trữ tình: người xưng em
Không gian thực : Làng Đông Bích.
Thời gian: Từ khi làm dâu đến thành bà.
Mạch cảm xúc: Lòng biết ơn kính phục với người chị dâu theo thời gian chị về làm dâu.
Tìm hiểu chi tiết: GV hướng dẫn HS tìm hiểu theo 2 phần sau:
Hình tượng chị dâu qua cảm nhận của em: Hs tìm chi tiết để thấy được:
 Chị dâu là người: - Giản dị,chân quê 
Kín đáo mặn nồng.
HS nêu được vẻ đẹp nào là ấn tượng nhất.
Tình cảm của em với chị dâu :
Thể hiện qua giọng điệu,ngôn ngữ,thời gian
BT : Cảm nhận của em về 2 câu thơ:
 Ngoái nhìn núi dựng phía sau
 Em tìm dáng chị cuối màu trời xanh.
H.đ5: Hớng dẫn HS tìm hiểu bài : Cỏ dại
I. TÁC GIẢ -TÁC PHẨM:
1. TÁC GIẢ: GV hướng dẫn HS nắm những nét cơ bản sau:
- Cùng quê với nhà thơ Vương Trọng.
- là uỷ viên Hội nhà văn VN tại Nghệ An
2. TÁC PHẨM:
- Bài thơ Cỏ dại rút trong tập thơ : Con chim Tà Vặt – xuất bản năm 1978.
II. HỚNG DẪN HS- ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
Đọc : HS đọc đúng giọng điệu.
Tìm hiểu thể thơ:
Thể thơ: 5 chữ.
Nhân vật trữ tình: xưng tôi.
Mạch cảm xúc : Bắt đầu từ hình ảnh cây cỏ dạibộc lộ tình yêu quê hương
Tìm hiểu chi tiết:
HS tìm hiểu những nét chính sau:
ý nghĩa nhan đề bài thơ.( Cỏ dại là hình tuợng Nt biểu tượng cho quê hương và những gì gần gũi của con người)
Hình tượng cỏ dại được miêu tả bằng những biên pháp nghệ thuật nào? ( nhân hoá, giọng điệu tha thiết)
Cảm nghĩ của “tôi” về cỏ dại. ( Yêu mến trân trọng và nâng niu)
Phát hiện những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ (Thể thơ, hình ảnh, giọng điệu)
H.đ6: Dặn dò:
- Nắm vững nội dung đã học,dọc thuộc lòng 2 bài thơ.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập ở lớp :
Viết bài văn giới thiệu vẻ đẹp của vùng đất Quỳ Hợp quê em .
 -------------------------------------------
TIẾT TUẦN BÀI : LUYỆN TẬP Ở LỚP.
A.Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hành trình bày những vấn đề đã học.
- Rèn kỹ năng tạo lập và trình bày vấn đề trước lớp.
- Giáo dục lòng tự hào, yêu mến quê hương
B. Chuẩn bị : 
- GV : Bài soạn
- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của bài trước. 
C.Tiến trình dạy học:
H.đ1: Bài cũ: 
HS1,HS2: Thuộc lòng một đoạn thơ mà em yêu thích trong 2 bài thơ Cỏ dại hoặc Chị Dâu? Nêu tên tác giả và nội dung của bài thơ đó?
=> HS trả lời,GV nhận xét ghi điểm.
H.đ2: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
H.đ3: Gv nêu yêu cầu tiết học: 
Viết bài văn giới thiệu vẻ đẹp của vùng đất Quỳ Hợp quê em .
Yêu cầu: Trình bày theo bài viết mình đã chuẩn bị,giọng nói truyền cảm ,chân thành,cuốn hút
H.đ4 : HS thực hành luyện tập:
- GV yêu cầu HS trình bày theo nhóm : 04 nhóm lần lượt trình bày bài viết của mình.
- Các nhóm tổ chức trao đổi,thảo luận những vấn đề mà 4 nhóm đã trình bày.
- GV thống nhất quan điểm và định hướng cho HS những vấn đề sau:
+. Giới thiệu vị trí của mảnh đất Quỳ Hợp, tầm quan trọng của vùng đất này.
+. Giới thiệu đặc điểm tự nhiên cũng như tiềm năng du lịch của địa phương : phong cảnh hữu tình, có nhiều danh thắng như thác Bản Bìa, hang Poòng 
+ Con người thân thiện , mến khách, 
+ Là vùng đất có nhiều tiềm năng kinh tế: có các khu tiểu thủ công nghiệp, tài nguyên: đá trắng, quặng thiếc..
H.đ5: GV nhận xét buổi học và dặn dò:
- Hoàn thành lại bài viết theo những định hướng trên.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập ngữ văn địa phương Nghệ An.
 --------------------------------------------------
TIẾT TUẦN BÀI : ÔN TẬP NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG.
A.Mục tiêu: Giúp HS:
- Hệ thống hoá những vấn đề về văn học địa phương trong chương trình Ngữ văn THCS.
- Ôn tập đặc điểm của tiếng Nghệ cũng như nền văn học dân gian xứ Nghệ.
- Rèn kỹ năng tổng hợp.
- Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá bản địa.
B. Chuẩn bị : 
- GV : Bài soạn
- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của bài trớc. 
C.Tiến trình dạy học:
H.đ1: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
H.đ2: Ôn tập phần Tiếng địa phương Nghệ An:
GV: Sau khi học xong phần ngữ văn địa phương,em thấy tiếng Nghệ có những đặc điêm gì khác với từ toàn dân ?
Về Ngữ âm?
Về từ vựng ?
HS: trả lời.
GV: Chốt
GV: Em thấy địa phương em bên cạnh những đặc điểm đó còn có những đặc điểm riêng nào nữa không?
HS: phát biểu.
GV: Chốt,hỏi:
Vậy khi sử dụng từ địa phương cần có cách sử dụng như thế nào cho hợp lý?
HS: Trả lời.
GV: Chốt,kể một câu chuyện về việc dùng từ địa phương không hợp hoàn cảnh và một bài ca dao Nghệ An để CM.
Nêu sự khác nhau giữa thành ngữ Nghệ An và thành ngữ toàn dân?
HS : Nêu
GV : Chốt.
H.đ2: Ôn tập phần văn bản văn học Nghệ An:
GV: Hãy kể tên các tác phẩm văn học dân gian đã học của chương trình Ngữ văn địa phương? Tóm tắt nội dung của VB đó?
HS: Trình bày.
GV: Chốt.
GV: Qua những văn bản đó em thấy văn học dân gian Nghệ An có những bản sắc gì?
HS: Trả lời.
GV: Chốt.
GV: Hãy kể tên các tác phẩm văn học viết đã học của chương trình Ngữ văn địa phương? Nêu tên tác giả và Tóm tắt nội dung của VB đó?
HS: Trình bày.
GV: Chốt.
GV: Nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm này là gì?
HS: trả lời
GV: Chốt.
Tính chất Nghệ được thể hiện rất rõ,em hãy chỉ ra những đặc điểm ấy trong các tác phẩm đã học?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Từ những đặc điểm đó, em có nhận xét gì về sự giống và khác nhau giữa văn học Nghệ An với văn học các địa phương khác?
HS: Nêu nhận xét
GV: Chốt ,bổ sung.
H.đ3: Thực hành 
Đọc thuộc lòng hoặc ngâm một bài thơ trong chương trình ngữ văn địa phương mà em tâm đắc?
4HS trình bày.
GV nhận xét ghi điểm.
I.Ôn tập phần Tiếng địa phương Nghệ An:
a. về ngữ âm:
- Tiếng địa phương có những biến âm:
+ biến âm về vần:
ôông - ông 
Gấu – gạo
Bù –bầu
+ biến âm về thanh điệu:
Xạ hội – xã hội
Cà - cá
B. về từ vựng:
-Lớp từ cùng nghĩa khác âm:
Mô(đâu) , tê( kìa),nỏ(không)
Lớp từ riêng biệt:
bịn( một cây gỗ,đục một đầu ,ngoắc dây vào cho trâu kéo chung)
Khi sử dụng :
- Khi giao tiếp với địa phương khác nên chọn những từ toàn dân tương ứng để tránh hiểu nhầm.
- Tiếng Nghệ An,khi nói và viết nếu đặt đúng ngữ cảnh sẽ tạo nên cái hay ,cái độc đáo.
c. Thành ngữ Nghệ An:
- Có chung đặc điểm của thành ngữ toàn dân nhưng có nhiều từ địa phương hơn.
Vd: Đói trôốc cúi phải bò - Đói đầu gối phải bò.
II. Ôn tập phần văn bản văn học Nghệ An:
Văn học dân gian:
Sự tích đề Bach Mã.(L6)
Cây thiên hơng (L6)
Một số bài ca dao Nghệ An (L7)
=> Đặc điểm:
Ngoài những đặc trưng của VHDG nói chung VHDG Nghệ an còn có những đặc trưng riêng về : giọng điệu, ngôn từ, các thủ pháp nghệ thuật
2.Văn học viết:
- Ngẫu hứng( Nguyễn xuân Ôn)
-Đề Hà Nội tỉnh thi ( Hồ Sỹ Tạo)
- Thăm lúa( Trần Hữu Thung)
- Đại ngàn (Trần Hữu Thung)
- Chị Dâu ( Vương Trọng)
- Cỏ dại ( Thạch Quỳ)
- Nghệ An trong lòng Tổ quốc VN
=>ND: ca ngợi tình yêu quê hương đất nước,tình con người, lòng tự hào về vẻ đẹp của quê hương
NT: Hình ảnh chi tiết, ngôn từ,giọng điệu mang đậm dấu ấn xứ Nghệ
III. Thực hành: ngâm thơ hoặc đọc diẽn cảm.
H.đ4: Củng cố – dặn dò:
- Gv hệ thống lại toàn bộ nội dung tiết ôn tập.
- Yêu cầu HS học bài và chuẩn bị bài mới.
 -------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van Nghe An lop 9.doc