Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 117: Ôn tập truyện và kí

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 117: Ôn tập truyện và kí

 Tiết 117. Bài 28:

 ÔN tập truyện và kí

A. Mục tiêu cần đạt

- Củng cố những hiểu biết sơ lược về các thể: truyện và kí trong loại hình tự sự. Tích hợp với phân môn Tiếng Việt để củng cố biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ trong văn miêu tả, kể chuyện. Tích hợp với Tập làm văn để củng cố nghệ thuật kể chuyện, miêu tả, xác định ngôi kể, trình tự tả, kể

- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh tổng hợp khi chuẩn bị bài ôn tập.

B. Chuẩn bị:

- GV: Một số truyện, kí để minh hoạ.

- HS chuẩn bị kĩ bài.

C. Các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra

H. Thế giới các loài chim được nhà văn Duy Khán khắc hoạ như thế nào? Nhận xét về nghệ thuật tả, kể của tác giả?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 117: Ôn tập truyện và kí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 8.4.2007
Giảng: 10 và 12.4.2007
 Tiết 117. Bài 28: 
 ÔN tập truyện và kí 
A. Mục tiêu cần đạt
- Củng cố những hiểu biết sơ lược về các thể: truyện và kí trong loại hình tự sự. Tích hợp với phân môn Tiếng Việt để củng cố biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ trong văn miêu tả, kể chuyện. Tích hợp với Tập làm văn để củng cố nghệ thuật kể chuyện, miêu tả, xác định ngôi kể, trình tự tả, kể
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh tổng hợp khi chuẩn bị bài ôn tập. 
B. Chuẩn bị:
- GV: Một số truyện, kí để minh hoạ.
- HS chuẩn bị kĩ bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra
H. Thế giới các loài chim được nhà văn Duy Khán khắc hoạ như thế nào? Nhận xét về nghệ thuật tả, kể của tác giả?
3. Bài mới
I. Hệ thống hoá nội dung cơ bản của truyện, kí đã học:
STT
1
2. 
3
4
5
6
7
8
9
Tên tác phẩm
(Đoạntrích
Bài học đường đời đầu tiên
(Trích DMPLKí)
Sông nước Cà Mau.
(Trích ĐRPnam)
Bức tranh của em gái tôi
Vượt thác
(Trích Quê nội)
Buổi học cuối cùng
Cô Tô
(Trích)
Cây tre Việt Nam
Lòng yêu nước
(Trích báo Thử lửa)
Lao xao
Tác giả
Tô Hoài
Đoàn Giỏi
Tạ Duy Anh
Võ
Quảng
An phông xơ- Đô đê
Nguyễn Tuân
Thép Mới
IÊ ren bua
Duy Khán
Thể loại
Truyện
(Đoạn trích)
Truyện ngắn
Truyện 
ngắn
Truyện
(Đtrích
Truyện ngắn
Kí
Kí (Tuỳ bút trữ tình)
Kí
(Tuỳ bút chính luận)
Hồi kí tự truyện
Tóm tắt nội dung - Nghệ thuật:
- Dế Mèn có vể đẹp cường tráng nhưng tính tình xốc nổi kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch-> cái chết cho Dế Choắt -> Bài học đường đời đầu tiên cho mình.
- Truyện đồng thoại. NT miêu tả sinh động, tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác giàu tính tạo hình.
- Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn trù phú, độc đáo
- NT tả cảnh. Kết hợp tả, kể, liệt kê, thuyết minh, hình ảnh chọn lọc.
- Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của em gái giúp người anh nhận ra hạn chế của mình.
- Tình huống hấp dẫn, kịch tính, miêu tả tâm lí nhân vật.
- Cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
- NT tả cảnh, tả người tự nhiên, sinh động.
- Buổi học cuối cùng ở một trường vụng An-dát. Hình ảnh thầy giáo Ha-men yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.
- Truyện xây dựng thành công NV Phrăng và thầy giáo Hamen qua miêu tả chân dung, lời nói, cử chỉ, tâm trạng.
- Vẻ đẹp tươi sáng của cảnh sắc vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo.
- NT miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh, cảm xúc qua ngôn ngữ điêu luyện của Nguyễn Tuân.
- Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của người dân VN. Cây tre là biểu tượng của đất nước, con người VN.
- Hình ảnh chọn lọc, lời văn giàu cảm xúc, nhịp điệu, đậm chất trữ tình. Sử dụng thành công phép nhân hoá.
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ yêu những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ rõ nhất trong chiến đấu.
- Kết hợp yếu tố chính luận và trữ tình, gợi cảm đầy sức thuyết phục.
- Miêu tả các loài chim ở đồng quê. Qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên, làng quê và bản sắc văn hoá dân gian.
- NT miêu tả đặc sắc, quan sát tinh tế, kết hợp tả, kể, bình luận. Sử dụng nhuần nhị yếu tố văn hoá dân gian.
- GV kẻ bảng theo các cột- HS điền:
+ Tên TP (Các TP ở trên)
+ Thể loại
+ Cốt truyện
+ Nhân vật
+ NV kể chuyện
- HS điền lần lượt - Rút ra kết luận 
H. Đặc điểm hình thức, thể loại của truyện, kí hiện đại đã học?
H. Vì sao nói: Truyện và kí là loại hình tự sự?
- HS thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV kết luận.
H. Qua các tác phẩm truyện, kí đã học nêu cảm nhận về đất nước, con người VN?
H. Qua các văn bản truyện và kí, em có thêm những hiểu biết gì mới mẻ?
Hãy nêu và phân tích rõ?
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức.
II. Đặc điểm về hình thức, thể loại truyện và kí hiện đại:
1. Truyện:
- Dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở tìm hiểu đời sống và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả.
- Truyện thường có cốt truyện, nhân vật.
2. Kí:
- Là ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự việc đời sống, thiên nhiên theo sự cảm nhận của tác giả về những gì đã xảy ra trong thực tế.
- Kí thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật (Nhưng nhất thiết phải có người miêu tả, tường thuật).
3. Truyện và kí là loại hình tự sự:
- Truyện và kí đều có nhân vật kể chuyện.
- Đều tái hiện lại bức tranh đời sống một cách khách quan bằng tả và kể, đều có lời kể, các chi tiết về hình ảnh thiên nhiên, xã hội, con người, thái độ của người kể.
III. Cảm nhận và những hiểu biết về đất nước, con người qua các truyện, kí đã học:
1. Cảm nhận:
- Về đất nước: Đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc của các vùng, miền: Sông nước Cà Mau, thác ghềng miền Trung, biển đảo Cô Tô, chim chóc làng quê
- Về cuộc sống: Lao động trên sông nước, trên biển đảo, trong suốt chiều dài lịch sử
Về con người: họ là những con người bình thường, đẹp và đáng yêu: dượng Hương Thư, cô em gái và người anh, thầy giáo Hamen và chú bé Phrăng
2. Hiểu biết mới:
- Những vùng đất lạ và mới mẻ của tổ quốc.
- Hiểu sâu sắc về vẻ đẹp cây tre, những điều mới lạ về các loài chim.
- Mở rộng tầm mắt ra thế giới đến với cuộc sống và những con người ở đất nước bạn
IV. Ghi nhớ: (SGK- 118)
4. Củng cố:
- GV hệ thống bài giảng.
5. HDH: 
- Học ghi nhớ.
- Học thuộc lòng các đoạn văn trong truyện, kí mà em thích.
- Chuẩn bị: Câu TT đơn không có từ là.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 117 on tap truyn ki.doc