Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 18: Sọ dừa (tiếp)

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 18: Sọ dừa (tiếp)

A.Mục tiêu cần đạt:

- Hs tiếp tục hểu được một số đặc điểm của các nhân vật trong truyện hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.

- Rèn kĩ năng kể, cảm thụ truyện.

- Giáo giục lòng nhân đạo, tự hào với truyền thống nhân ái của nhân dân.

B. Các hoạt động dậy và học:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

H. Kể lại truyện?

 Sọ Dừa ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu nhận xét về sự ra đời của Sọ Dừa. Qua đó nhân dân ta ngày xưa muốn thể hiện điều gì?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 18: Sọ dừa (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 3/10/2006
Ngày Giảng: 
 Tiết 18. Bài 5: Sọ Dừa ( Tiếp)
A.Mục tiêu cần đạt:
- Hs tiếp tục hểu được một số đặc điểm của các nhân vật trong truyện hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Rèn kĩ năng kể, cảm thụ truyện.
- Giáo giục lòng nhân đạo, tự hào với truyền thống nhân ái của nhân dân.
B. Các hoạt động dậy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
H. Kể lại truyện?
 Sọ Dừa ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu nhận xét về sự ra đời của Sọ Dừa. Qua đó nhân dân ta ngày xưa muốn thể hiện điều gì?
3. Bài mới:
GV: Cậu bé Sọ Dừa thật bất hạnh: Thân hình dị dạng, xấu xí, đáng thương... Vậy Cuộc sống của Sọ Dừa ra sao?... Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
H. Truyện đã đặt nhân vật vào tình huống thử thách để bộc lộ tài năng. Vậy những tình huống đó là gì?
(Chăn bò,.. Hỏi vợ...)
H. Trong tình huống thứ nhất, Sọ Dừa đã bộc lộ tài năng ntn? 
H. Sự việc này có ý nghĩa gì? 
GV: Chỉ có người lao động tài giỏi, yêu lao động mới có thể sáng tạo ra niềm vui như thế.
H. ở tình huống thứ hai, Sọ Dừa đã bộc lộ tài năng ntn?
H. Nhận xét về lễ vật mà Phú Ông đưa ra? 
 (Khó kiếm, là một thách thức lớn với Sọ Dừa. Sọ Dừa đã bộc lộ tài năng...không cần đến sự giúp đỡ của tiên bụt...)
H. Khi phải đi xa, Sọ Dừa đã làm gì? Nhận xét về việc làm của Sọ Dừa?
H. Em nhận xét gì về hình dáng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật Sọ Dừa 
H. Qua những việc làm của Sọ Dừa, em có nhận xét gì về nhân vật này?
H. Sự biến đổi kỳ lạ của Sọ Dừa từ hình dáng xấu xí "chàng trai tuấn tú có ý nghĩa gì?
( Thể hiện ước mơ mãnh liệt về sự đổi đơì của người lao động trong XH xưa)
H. Khi vợ gặp nạn đón được vợ về, Sọ Dừa đã giải quyết với 2 cô chị vợ ntn?
H. Đánh giá gì về cách giải quyết tình huống của Sọ Dừa?
Gv: Sọ Dừa mở tiệc mừng mời mọi người kể cả 2 cô chị vợ đến dự là việc tất nhiên, hợp lẽ, để vợ náu trong phòng riêng chàng trực tiếp nghe 2 bà chị quý hoá kể lể công lao, thương nhớ em, phơi bày chân tướng và thủ đoạn. Sọ Dừa đã không trách phạt họ trừng trị họ mặc dù họ rất đáng bị trừng trị mà để họ tự thấy bẽ bàng và rút lui lặng lẽ trong sự khinh rẻ lãng quên của mọi người. Cách kết truyện có hậu, tự nhiên hợp lý sáng tạo.
H. Ngoài nhân vật Sọ Dừa truyện còn có nhân vật nào khác?
H. Bà mẹ Sọ Dừa có gì đáng chú ý? Kể vài chi tiết về bà mẹ Sọ Dừa?
 ( Sinh con, nuôi con trong 1 hoàn cảnh đặc biệt: Chồng chết, con là 1 quái thai. Bà giữ con lại và nuôi con khôn lớn thành người.)
H. Em có nhận xét gì về nhân vật bà mẹ của Sọ Dừa?
H. Cô út trong truyện được kể ntn? Em đánh giá gì về nhân vật cô út?
H. Hai cô chị trong truyện có những hành động gì?
H. Nhận xét về hai cô chị?
H. Truyện còn nói đến nhân vật phú ông. NV này có những suy nghĩ và hành động gì? Nhận xét về NV?
Gv: Biết nhà Sọ Dừa nghèo nhưng đòi lễ cưới cao:( Một chĩnh vàng cốm, mười mâm lụa đào, 10 con lợn béo, 10 vò rượu tăm)
H. Truyện xuất hiện yếu tố thần kỳ nào?
( Đội lốt " hoá tràng trai tuấn tú, lấy vợ.
- Đỗ trạng nguyên không nhờ sự trợ giúp nào mà do trí thông minh.)
H. Truyện Sọ Dừa có những kết cục khác nhau dành cho các nhân vật, kết cục đó nói lên điều gì?
H. Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào? Truyện đề cao vấn đề gì?
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức.
H. Truyện có gì khác và lý thú với các truyện đã học mỗi khi nhân vật cổ tích gặp khó khăn? ( Phép lạ không từ nhân vật, Bụt, Tiên, Thân linh mà nggay trong hình dáng kỳ lạ của Sọ Dừa).
 - Gv y/cầu : 2 h/s kể diễn cảm. 
III. Tìm hiểu truyện: ( Tiếp)
b. Sự tài giỏi của Sọ Dừa.
+ Sọ Dừa xin mẹ đi chăn bò thuê cho phú ông.
+ Sọ Dừa chăn bò rất giỏi...Bò con nào con nấy bụng no căng...Thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.
- Sọ Dừa đã biến công việc lao động khổ sai thành công việc vui tươi nhẹ nhàng.
+ Sọ Dừa sắm đủ lễ vật, lấy cô út bỏ lốt ngày đêm đèn sách...đỗ trạng nguyên.
+ Khi đi xa đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng, dặn phòng khi dùng đến.
-> Sự đối lập (giữa hình dáng bề ngoài và phẩm chất bên trong).
- Sọ Dừa là đứa con ngoan, là người thông minh khác thường, có tài dự đoán, lo xa, chính xác.
+ Đón vợ về, mở tiệc mừng mời mọi người và 2 cô chị vợ đến dự.
- Bình tĩnh giải quyết tình huống một cách tế nhị, sâu sắc, sống cuộc sống hạnh phúc.
2) Các nhân vật khác:
* Bà mẹ của Sọ Dừa:
+ Chồng chết, sinh con là một quái thai. 
- Là người phụ nữ nông dan nghèo khổ nhưng giàu nghị lực.
* Cô út 
+ Đem cơm cho Sọ Dừa nghe thấy tiếng sáo của Sọ Dừa " Nhận làm vợ Sọ Dừa.
- Là người hiền lành, thương người nhân hậu, thông minh nhạy cảm.
* Hai cô chị :
+ Không thích Sọ Dừa vì hình thù xấu xí
+Sọ Dừa đỗ trạng " Tranh làm bà trạng
+ Đẩy em xuống biển .
- Là người ích kỷ, sống độc ác, vì quyền lực địa vị và sự giàu sang.
* Phú ông :
Nghĩ : Nuôi Sọ Dừa tốn ít cơm, trả công ít. Mừng rỡ khi thấy đàn bò no căng...
- Là người giàu có nhưng rất tham lam
3) ý nghĩa của truyện:
- Đề cao giá trị chân thực và vẻ đẹp bên trong của con người.
- Thể hiện sức sống mãnh liệt tinh thần lạc quan của nhân dân lao động
IV. Ghi nhớ ( Sgk – 54)
V. Luyện lập:
* Bài tập 2 : Kể diễn cảm truyện Sọ Dừa
4. Củng cố :
H.cảm nghĩ của em về nhân vật Sọ Dừa.
5. HDH:
Về học thuộc ghi nhớ
Chuẩn bị : Bài “ Từ nhiều nghĩa và h/tượng chuyển nghĩa của từ”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 18 so dua 2.doc