Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 73: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 73: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên

A/ Mục tiêu cần đạt

- Học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên. Năm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của nhà văn. Tích hợp với phân môn TV và TLV

- Rèn luyện kĩ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp vớitính cách các nhân vật

- Giáo dục lòng yêu thương đồng loại

B. Chuẩn bị: Tranh ảnh Dế Mèn

 Bảng phụ bố cục của văn bản.

C/ Các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh

3. Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 73: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 13.1.2007
Giảng: 15.1.2007
Tiết 73. Bài 18: 
Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
A/ Mục tiêu cần đạt
- Học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên. Năm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của nhà văn. Tích hợp với phân môn TV và TLV
- Rèn luyện kĩ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp vớitính cách các nhân vật
- Giáo dục lòng yêu thương đồng loại
B. Chuẩn bị: Tranh ảnh Dế Mèn
 Bảng phụ bố cục của văn bản. 
C/ Các hoạt động dạy và học
ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
Bài mới
* Hoạt động 1:
 Một trong những đề tài khó khăn và thú vị đó là đề tài trẻ em trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời của mình để viết cho được đề tài trẻ em. Câu chuyện đồng thoại, đầu tay của Tô Hoài đã được hành triệu người đọc các lứa tuổi vô cùng yêu thích, đến mức các bạn nhỏ gọi Tô Hoài là ông dế mèn. Nhưng dế mèn là ai? Chân dung và tính nết nhan vật độc đáo này ntn? Bài học cuộc đời đầu tiên anh ta trải qua ra sao? Đó chính là nội dung bài học đầu tiên của học kì II này.
* Hoạt động 2:
 GV hướng dẫn đọc
- Đoạn đầu: Đọc giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang
- Đoạn trên chị Cốc: Đọc giọng Mèn trịnh thượng, khó chịu.
- Giọng choắt: Yếu ớt, rên rỉ
- Đoạn cuối: Mèn hối hận, đọc giọng chậm buồn, sâu lắng.
GV đọc mẫu
Hs đọc từ đầu -> ko thể làm lại được 
Học sinh kể từ "câu chuyện ân hận "đến hết.
H. Em hiểu biết gì về tác giả Tô Hoài?
H. Văn bản trích từ tác phẩm nào?
- GV mở rộng về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm:
 (TGiả viết tác phẩm vào khoảng tuổi 17, 18. Thời kì đó phong trào mặt trận dân tọc dân chủ Đông Dương rầm rộ lôi cuốn thanh niên giác ngộ chính trị CM. Các nhân vật: Mèn, Trũi đều được tác giả phú cho những đường nét tư tưởng xã hội đó. Lí tưởng của Mèn là được đi khắp nơi hô hào mọi loài cùng xây dựng thế giới đại đồng- thế giới công bằng không có áp bức chiến tranh)
 Năm 1959 tác phẩm được xuất bản bằng tiếng Nga.
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu một số chú thích SGK
H. Tìm một số từ đồng nghĩa với “tự đắc” (tự kiêu, kiêu ngạo, kiêu căng)
H. Chuyện có thể chia thành mấy phần? ý của từng phần? 
(2 phần: P1 : Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn) P2 : Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên đối với Mèn)
H. Trong truyện tác giả kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của việc chọn ngôi kể đó (ngôi 1 – Làm tăng td của biện pháp nhân hoá Dế Mèn đúng là 1 con người đang tự tả, tự kể về mình, làm cho chuyện trở lên thân mật gần gũi, đáng tin cậy đối với người đọc)
- Học sinh đọc đoạn đầu 
H. ở đoạn đầu tác giả miêu tả ngoại hình của dế mèn như thế nào? 
H. Nhận xét về cách miêu tả của tác giả?
H. Có thể thay các tính từ này bằng những từ đồng nghĩa có được không?
VD: Cường tráng= khoẻ mạnh; mẫm bóng = mập mạp; cứng = rắn
( Không được. Vì nếu thay thì hiệu quả nghệ thuật sẽ giảm đi.)
H. Nhận xét gì về hình dáng bề ngoài của Dế Mèn? 
H. Bên cạnh việc miêu tả về hình dáng, Mèn còn tự miêu tả mình ntn? Tìm những từ miêu tả tính cách, hoạt động của dế mèn?
H.Nhận xét về cách miêu tả của tác giả?
H. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Dế Mèn trong đoạn này?
H. Theo em Mèn đẹp ở chỗ nào? Chưa đẹp ở chỗ nào? 
-Học sinh thảo luận nhóm bàn: 1 phút
(+ Đẹp ở hình dáng, tính cách: yêu đời, tự tin.
+ Nét chưa đẹp: Kiêu căng, hợm hĩnh không coi ai ra gì, thích ra oai)
- GV kết luận: Đây là đoạn văn đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật tả vật, bằng cách nhân hoá, dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy, cách so sánh chắt lọc dùng từ chính xácTô Hoài đã để cho Mèn tự phác hoạ chân dung của mình ko phải là một con dế mà là một chàng dế
- Tất cả phù hợp với thực tế của loài dế vậy bài học đường đời là gì? chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết sau.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc và kể
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả: (SGK)
b. Tác phẩm: 
 Văn bản trích từ chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí"
c. Các chú thích khác:
 (SGK)
II. Bố cục văn bản:
- Phần 1: Từ đầu đến thiên hạ
 Bức chân dung tự hoạ của Dế mèn
- Phần 2: Còn lại
 Mèn trêu chị Cốc dẫn đến bài học đầu tiên
III. Tìm hiểu văn bản
1. Bức chân dung tự hoạ của Dế mèn:
a. Ngoại hình:
+ Đôi càng mẫm bóng
+ Những cái vuốt cứng dần, nhọn hoắt.
+ Đôi cánh trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ dài chấm đuôi
+ Đầu to nổi từng tảng
+ Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Râu dài, uốn cong
+ Cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ 
 Tác giả dùng một hệ thống tính từ đặc sắc
- Dến mèn là chàng dế cường tráng, đẹp trai tự tin yêu đời, yêu cuộc sống
b. Hành động:
+ Tôi co cẳng đạp phành phạch vào các ngọn cỏgẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Nhai ngoàm ngoạp như hai chiếc liềm máy..
+ Đi đứng oai vệdún dẩy các khoeo chân , rung râu 
+ Cà khịa với mọi ngườiquát mấy chị cào cào , đá ghẹo anh gọng vó
 Dùng hàng loạt các động từ, biện pháp so sánh từ ngữ đắt giá.
- Dế mèn kiêu căng hợm hĩnh, không biết tự biết mình, biết người.
4. Củng cố
Học sinh kể lại chuyện
Mèn được miêu tả ở những điểm nào? đẹp ở chỗ nào, và chưa đẹp ở chỗ nào?
5. Hướng dẫn học
Kể lại truyện
Soạn tiếp các câu hỏi 3.4.5

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 73 Bai hoc duong doi dau tien.doc