Tiết 76. Bài 18:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
A/ Mục tiêu cần đạt
- Học sinh nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạoh lập loại văn bản này. Nhận diện được những bài văn, đoạn văn miêu tả. Hiểu được trong tình huống nào thì người ta dùng văn miêu tả
- Rèn luyện cách nhận biết đoạn văn miêu tả
B/ Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Soạn: 16.1.2006 Giảng: 19 và 20.1.2006 Tiết 76. Bài 18: Tìm hiểu chung về văn miêu tả A/ Mục tiêu cần đạt - Học sinh nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạoh lập loại văn bản này. Nhận diện được những bài văn, đoạn văn miêu tả. Hiểu được trong tình huống nào thì người ta dùng văn miêu tả - Rèn luyện cách nhận biết đoạn văn miêu tả B/ Các hoạt động dạy và học ổn định tổ chức lớp Kiểm tra bài cũ Bài mới * Hoạt động 1: Chúng ta đã học 6 kiểu văn bản ở học kì I đi sâu vào văn bản tự sự, trong văn bản tự sự chúng ta thấy có những đoạn văn, câu văn miêu tả. Vậy văn miêu tả là gì? Trong tình huống nào người ta dùng văn miêu tả? Văn miêu tả có gì khác với văn tự sự? Chúng ta cùng tìm hiểu bài * Hoạt động 2: - Học sinh đọc bài tập - GV chia 3 tổ, 6 nhóm thảo luận H. ở tình huống 1: Em làm thế nào để người khách nhận ra ngôi nhf của em? (Tương tự ở tình huống 2 ->các nhóm khác có ý kiến) H. ở tình huống 3, em làm thế nào để em bé hình dung ra lực sĩ ? H. Hãy nêu lên một số tình huống khác tương tự những tình huống trên? - HS tìm một số tình huống tương tự. (VD: Để bạn em hình dung ra một nhân vật em đã xem kịch hoặc xiếc, em sẽ làm thế nào?) - GV kết luận: Việc giải quyết được các tình huống trên chính là các em đã dùng văn miêu tả. - Học sinh đọc bài tập 2. Nêu yêu cầu - HS tìm và đọc hai đoạn văn miêu tả Mèn và Choắt. (SGK) H. Qua đoạn văn, em thấy Mèn có đặc điểm gì nổi bật? Những chi tiết, hình ảnh nào cho em biết điều đó? H. Qua việc miêu tả của nhà văn Tô Hoài , em hình dung Mèn, Choắt là hai chàng dế như thế nào? H. Do đâu mà tác giả lại miêu tả được hai chàng dế sinh động như vậy? ( Do tài quan sát) H. Vậy theo em, thế nào là văn miêu tả ? Trong văn miêu tả để sự vật hiện lên sinh động, giống như thật ta phải làm gì? (Quan sáttìm hiểu) - HS đọc ghi nhớ. - GV chốt kiến thức cần nhớ. - HS đọc bài tập - Nêu yêu cầu. - GV chia tổ làm BT: + Tổ 1: Phần a. + Tổ 2: Phần b. + Tổ 3: Phần c. - Các tổ trình bày kết quả. - HS nhận xét -> GV bổ xung- HS chép vào vở. - HS đọc BT 2: Nêu yêu cầu. H. Nếu phải viết 1 đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào? H. Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, Nếu tả khuôn mặt mẹ em sẽ chú ý đặc điểm nổi bật nào? - Học sinh đọc thêm “lá rụng” để học tập cách miêu tả I. Thế nào là văn miêu tả 1. Bài tập 1: - Tình huống 1 : Miêu tả ngôi nhà, đường phố-> người khác sẽ nhận ra - Tình huống 2: Miêu tả chiếc áo: Cổ, màu sắc, tay áo - Tình huống 3: Miêu tả người lực sĩ: Hai bắp tay to, nổi cuồn cuộn, hai chân rắn chắc như hai cột đình. 2. bài tập 2: * Hai đoạn văn miêu tả: - Dế Mèn: + Đôi càng mẫm bóng. + Những cái vuốtcứng dần, nhọn hoắt.. + Đôi cánhngắn hủn hoẳn + rung rinh một màu nâu bóng mỡ + Hai cái răng đen nhánh -> Mèn khoẻ mạnh, đẹp trai, cường tráng - Dế Choắt: + Người gầy gò, dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện. + Cánh ngắn củanhư người cởi trần mặc áo gi lê. + Đôi càng bè bè + Mặt mũi ngẩn ngẩn, ngơ ngơ -> Choắt gầy gò ốm yếu II. Ghi nhớ: (SGK- 16) III. Bài tập 1. Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi *Đoạn 1: - Đặc tả chú Dế Mèn vào độ tuổi “thanh niên cường tráng” - Đặc điểm nổi bật: To, khoẻ, mạnh mẽ * Đoạn 2: Tái hiện hoàn cảnh chú bé liên lạc * Đoạn 3: - Miêu tả cảnh một vùng bãi ven ao, hồ ngập nước sau mưa. - Đặc điểm nổi bật: 1 thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo. 2. Bài tập 2 a. Đặc điểm nổi bật của mùa đông: - Lạnh lẽo, ẩm ướt: Gió bấc mưa phùn - Đêm dài, ngày ngắn - Bầu trời âm u, như thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù. - Cây cối: Trơ trụi khẳng khiu - Nhiều hoa đào, hoa mận b. Nêu một vài đặc điểm khuôn mặt mẹ - Sáng, đẹp - Hiền hậu và nghiêm nghị - Vui vẻ lo âu, trăn trở 4.Củng cố H. Thế nào là văn miêu tả? Trong tình huống nào dùng văn miêu tả? 5.Hướng dẫn học Học ghi nhớ: Làm bài tập 1.2 Chuẩn bị bài “ Sông nước Cà Mau”
Tài liệu đính kèm: