Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 77: Sông nước Cà Mau

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 77: Sông nước Cà Mau

Tiết 77. Bài 19:

Văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU

- Đoàn Giỏi -

A/ Mục tiêu cần đạt

- Học sinh cảm nhận được sự phong phú độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau. Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh vùng sông nước của tác giả.

- Rèn luyện kĩ năng đọc

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, con người.

B/ Các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 77: Sông nước Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 20.1.2007
Giảng: 22.1.2007
Tiết 77. Bài 19:
Văn bản: Sông nước Cà Mau
- Đoàn Giỏi -
A/ Mục tiêu cần đạt
- Học sinh cảm nhận được sự phong phú độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau. Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh vùng sông nước của tác giả.
- Rèn luyện kĩ năng đọc
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, con người.
B/ Các hoạt động dạy và học
ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
* Hoạt động 1:
H. Qua xem ti vi, sách báo hoặc thực tế , em hiểu gì về Cà Mau?
 - GV: Sông nước Cà Mau là đoạn trích từ chương 18 trong chuyện “ Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Qua câu chuyện lưu lạc của một thiếu niên vào rừng U Minh trong thời kì kháng chiến chông Pháp, tác giả đã đưa người đọc đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú độc đáo. Để thấy được NT miêu tả và sự phong phú độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau chúng ta tìm hiểu bài.
* Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn đọc mẫu -> học sinh đọc
+ Đọc giọng hăm hở khi liệt kê, giới thiệu tên)
+ Đoạn đầu đọc chậm, giọng miên man, đều đều cùng về sau đọc càng nhanh, vui, linh hoạt).
H. Em hiểu biết gì về nhà văn Đoàn Giỏi? 
- GV: Trong những năm chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong nghành an ninh -> Công tác thông tin văn nghệ. Tập kết ra Bắc năm 1955 sau đó ông chuyển sang làm công tác sáng tác, biên tập sách báo. Là uỷ viên BCH hội nhà văn VN các khoá I, II, III.
- GV giới thiệu truyện: Đất rừng Phương Nam (SGK – 20).
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK.
H. Đại ý của đoạn trích?
(Mở ra khung cảnh thiên nhiên hoang dã, rộng lớn, đáng yêu và nhịp sống trù phú trên sông nước của con người ở vùng đất cực nam của tổ quốc.)
H. Văn bản có thể chia thành mấy phần? ý của từng phần?
H. Theo em đoạn trích thuộc loại tự sự hay giới thiệu, thuyết minh, miêu tả..?
- TP Đất rừng Phương Nam là TP tự sự , nhưng đoạn trích tả cảnh thiên nhiên kết hợp với thuyết minh – giới thiệu.
H. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật chính là ai? Tác dụng của ngôi kể này? 
(Kể theo ngôi kể thứ nhất, nhân vật chính là Bé An đồng thời chính là người kể chuyện (Tác giả). Kể những điều mắt thấy tai nghe và ấn tượng của cậu bé 13-14 tuổi lưu lạc ngồi trên thuyền
 trên đường đi tìm gia đình .)
H. Điểm nhìn và quan sát của người kể chuyện là ở đâu?
(Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch vùng Cà Mau)
H. Tả cảnh Cà mau qua cái nhìn và cảm nhận của Bé An tác giả chú ý đến những ấn tượng nổi bật gì? 
H. Tác giả quan sát qua những giác quan nào? (bằng mắt, bằng tai)
H. Trong khung cảnh ấy cảm giác của bé an ntn? 
(Cảm giác đơn điệu, buồn, lặng lẽ)
H. Nhận xét biện pháp NT tác giả sử dụng trong đoạn văn?
H. Qua đv em có ấn tượng gì về cảnh sông nước Cà Mau?
H. Theo em vì sao màu sắc và âm thanh ấy lại tạo ra được ấn tượng chung ban đầu về cảnh thiên nhiên vùng Cà mau?
(Tất cả khung cảnh được bao trùm trong một màu xanh: Trời, nước, cây lá và trải dài trong tiếng rì rào bất tận của tiếng sóng biển đông.)
H. Cảnh kênh rạch sông ngòi được tác giả miêu tả ntn? Hãy tìm những danh từ chỉ địa danh?
H. Tại sao người miền này lại đặt tên như vậy?
(Mang màu sắc địa phương, chân thật, giản dị, ko thể trộn lẫn với các vùng sông khác)
H. Nhận xét về NT sử dụng trong đoạn văn này? Đoạn văn xen kẽ phương thức biểu đạt gì?
 H. Em có nhận xét gì về cách đặt tên kênh rạch, sông ngòi và con người ở vùng Cà Mau?
* Học sinh theo dõi tiếp đoạn 3.
H. Trong khung cảnh chung tác giả dừng lại ở cảnh gì?
H. Dòng sông được miêu tả như thế nào?
H. Nhận xét của em về cách diễn tả màu xanh của rừng đước? 
(3 mức độ sắc thái, diễn tả các lớp cây đước từ non tới già nối tiếp nhau.)
H. Giữa đoạn này và đoạn hai có điểm gì khác nhau? 
(đoạn này tả sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông Năm Căn. Miêu tả sống động âm thanhĐoạn 2 tả tĩnh)
H. Trong câu: “thuyền chúng tôixuôi về Năm Căn” tg đã sử dụng những từ loại nào? đổi trật tự các từ đó có được ko?
(Các động từ diễn tả các hoạt động của con thuyền xuôi theo dòng chảy -> ko thể đổi được)
H. Nhận xét cách miêu tả và cảnh dòng sông Năm Căn trong đoạn này?
*Học sinh theo dõi đoạn 4.
H. Hành trình của tác giả dừng lại ở đâu?
(Chợ năm Căn- điểm mấu chốt của cuộc hành trình.)
H. Chợ Năm Căn được tác giả miêu tả có nét gì độc đáo ?
H. Người bán hàng trên chợ là ai? Tác giả đã miêu tả họ ntn?
( Người bán hàng: Người Hoa, Miên..-> Sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói.)
H. Nhận xét NT miêu tả của tác giả ? 
H. Em nhận xét gì về cảnh chợ Năm Căn?
H. Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh của tác giả?
( NT miêu tả vừa bao quát nên đước ấn tượng chưng nổi bật, vừa cụ thể, chi tiết, sinh động. Tác giả huy động các giác quan và nhiều điểm nhìn để quan sát.)
H. Nội dung của đoạn trích?
- Học sinh đọc ghi nhớ (SGK-23)
- GV liên hệ: Vùng đất Cà mau là cảm hứng cho những sáng tác văn học. Một liên tưởng độc đáo:
 "Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền xé sóng- mũi Cà mau"
 (Xuân Diệu- Mũi Cà mau)
* Hoạt động 3:
Học sinh làm ở lớp BT 2
BT 1 GV hướng dẫn học sinh về nhà làm.
H. Học song bài này em có cảm nhận gì về vùng Cà Mau, cực nam của tổ quốc?
(HS nêu lên những cảm nhận riêng của mình(Bằng miệng)
 Nhưng vẫn phải đảm bảo được ND, NT của đoạn trích. )
- GV hướng dẫn HS về nhà viết vào vở.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1. Đọc và kể
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả:
- Đoàn Giỏi viết văn từ kháng chiến chống Pháp. Ông thường viết về thiên nhiên, cuộc sống và con người Nam Bộ.
b. Các chú thích khác: (SGK)
II. Bố cục: Chia 3 phần.
- Phần 1: Khái quát cảnh sông nước Cà Mau
- Phần 2: Cảnh kênh rạch sông nước Cà Mau và dòng sông Năm Căn rộng lớn.
- Phần 3: Cảnh chợ Năm Căn
III. Tìm hiểu văn bản
1. ấn tượng chung về cảnh sông nước Cà Mau:
+ Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chằng chịt như mạng nhện.
+ Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanhchỉ toàn một sắc cây xanh lá.
 + Âm thanh rì rào, bất tận của gió, của rừng, sóng biển vỗ ra triền miên.
 Phối hợp tả xen với kể, biện pháp liệt kê, dùng các điệp từ, đặc biệt các tính từ chỉ màu sắc và cảm nhận bằng cảm giác.
- Vùng Cà Mau là một ko gian rộng lớn mênh mông.
2. Cảnh kênh rạch sông ngòi vùng cà Mau:
 Sông Bảy Háp, Rạch Mái Giầm, Kênh Bọ Mắt, ( những từ nghĩa địa phương)
-> Nghệ thuật so sánh miêu tả kết hợp thuyết minh . 
- Thiên nhiên ở đây tự nhiên, hoang dã phong phú, con người giản dị, chất phác.
* Cảnh dòng sông Năm Căn
 Con sông rộng hơn ngàn thước
Nước ầm ầm đổ ra biển như thác
Cá đen trũinhư người bơi ếch
Rừng đước cao ngất như dãy trường thành..Cây đước mọc dài theo bãiđắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọloà nhoà ẩn hiên.
 Cách quan sát tinh tế, biện pháp miêu tả tài tình dùng các ĐT, TT chỉ màu sắc.
- Dòng sông năm Căn hiện lên rộng lớn hùng vĩ và hoang dã.
3. Cảnh sắc chợ Năm Căn
+ Nằm sát bờ sông ồn ào đông vui tấp nập.
 Những túp lều lá thô xơ kiểu cổ xưaNhững đống gỗ cao như núinhững cột đáy thuyền chài
Những bến vận hà, lò than, những đống gỗ cao như núinhững ngôi nhà bè
+ Chợ họp ngay trên sông có thể mua mọi thứ mà không phải bước ra khỏi thuyền.
+ Những người con gái Hoa kiềunhững người Châu Giang giọng nói líu lô, những cách ăn mặc sặc sỡ của các dân tộc
-> Tác giả quan sát kĩ lưỡng, vừa bao quát, vừa cụ thể kết hợp giữa tả và kể, biện pháp liệt kê.
- Chợ Năm Căn thật trù phú mang nét đặc sắc độc đáo của chợ trên sông miệt Cà Mau 
III. Ghi nhớ: (SGK- 23)
IV. Luyện tập
1. Kể tên một vài con sông ở quê hương em, giới thiệu vắn tắt về con sông ấy
2. Viết đoạn văn cảm nhận về vùng quê Cà Mau qua bài sông Nước Cà Mau vừa học
4.Củng cố
GV hệ thống lại kíên thức
5.Hướng dẫn học
Học ghi nhớ (SGK)
Làm bài tập 1 (23)
Chuẩn bị: So sánh

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 77 Song nuoc Ca Mau.doc