Giáo án Ngữ văn khối 9 - Chủ đề 5: Nghị Luận văn học

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Chủ đề 5: Nghị Luận văn học

 Chủ đề 5:

 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

 A. Mục đích yêu cầu:

 1. Kiến thức:

 Nắm vững những kiến thức cơ bản về kiểu bài và cách làm bài nghị luận văn học: Nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích) và nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ).

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, suy nghĩ, cảm nhận về tác phẩm truyện (đoạn trích) và bài thơ (đoạn thơ)

 3. Thái độ: có ý thức vận dụng phương pháp ( cách làm) trong quá trình làm bài tập làm văn.

 B. Chuẩn bị:

 - GV:+ Biên soạn chủ đề photo phát cho học sinh.

 + Một số bài viết tham khảo.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 948Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Chủ đề 5: Nghị Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề 5:
 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 A. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức: 
 Nắm vững những kiến thức cơ bản về kiểu bài và cách làm bài nghị luận văn học: Nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích) và nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ).
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, suy nghĩ, cảm nhận về tác phẩm truyện (đoạn trích) và bài thơ (đoạn thơ)
 3. Thái độ: có ý thức vận dụng phương pháp ( cách làm) trong quá trình làm bài tập làm văn.
 B. Chuẩn bị:
 - GV:+ Biên soạn chủ đề photo phát cho học sinh.
 + Một số bài viết tham khảo.
 - HS : Đồ dùng học tập 
 Tiết 1-2: 
 Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
 Gv hướng dẫn cũng cố phần lí thuyết
H: Thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
H: Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
H: Trình bày cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
-GV đưa ra các đề bài
* Bước 1:
 Yêu cầu học sinh đọc đề bài và dàn ý chi tiết của hai đề bài sau:
Đề 1 :
 “Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
 (Mùa Xuân nhỏ nhỏ - Thanh Hải)
Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải : muốn được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.
Đề 2: Phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hứu Thỉnh về thời khắc giao mùa cuối hạ sang đầu thu trong bài thơ “Sang thu”
* Bước 2:
 -Chia nhĩm và hướng dẫn học sinh viết bài
 -Yêu cầu : HS dựa vào dàn ý chi tiết trên để triển khai bài viết theo từng phần đã chia
 * Bước 3:
 Gọi học sinh đọc bài, nhận xét và sửa bài.
 * Bước 4:
Yêu cầu về nhà viết bài hồn chỉnh vào vở tập.
I. Ôn tập phần lí thuyết:
1. Khái niệm:
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
2. Yêu cầu:
-Về nội dung : Nội dung về nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
-Về hình thức: Bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần có bố cục mạch lạc theo ba phần.
3. Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
Bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần có bố cục mạch lạc theo các phần:
* Mở bài:
 Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).
* Thân bài:
 Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
* Kết bài:
 Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
- Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc, của tác phẩm.
II. Luyện tập:
Đề 1 :
 a. Mở bài :
 - Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, và đoạn trích hai khổ thơ trên.
 - Giới thiệu nhận xét về hai khổ thơ trên (như đề bài đã nêu)
 b. Thân bài :
Từ xúc cảm về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ cĩ khát vọng thiết tha làm “Mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời
1/ Đĩ là ước nguyện được sống đẹp, cĩ ích cho đời
 Muốn làm chim hĩt, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hồ ca
Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp, ước nguyện của Thanh Hải
2/ Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường
- Nguyện làm những vật bình thường nhưng cĩ ích cho đời
- Ý thức về sự đĩng gĩp của mình : Dù nhỏ bé nhưng là các tinh tuý cao đẹp của tâm hồn mình đĩng gĩp cho đất nước.
- Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc : Chỉ xin làm một nốt trầm khiêm tốn trong hồ ca chung
 Sự thay đổi cách xưng hơ từ “tơi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn, là ước nguyện chung của nhiều người.
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc, đặt cái vơ hạn của đất trời bên cạnh hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội
- Ước nguyện hiến dâng ấy lặng lẽ, suốt đời sống đẹp
* Khổ thơ thể hiện cảm xúc một vấn đề nhân sinh lớn lao
Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hồn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta cùng hiểu hơn vẽ đẹp tâm hồn của nhà thơ
c. Kết bài :
 - Tất cả đều thật đáng yêu, đáng trân trọng, đáng khâm phục.
 - Chỉ một “mùa xuân nho nhỏ” nhưng ý nghĩa bài thơ lại rất lớn lao, cao đẹp.
Đề 2:
1- Mở bài :
 - Đề tài mùa thu trong thi ca xưa và nay rất phong phú (ba bài thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến: Thu vịnh, Thu điếu và Thu ẩm; Đây mùa thu tới của Xuân Diệu,). Cùng với việc tả mùa thu, cảnh thu, các nhà thơ đều ít nhiều diễn tả những dấu hiệu giao mùa.
 - “Sang thu” của Hữu Thỉnh lại có nét riêng bởi chỉ diễn tả các yếu tố chuyển giao màu. Bài thơ thoáng nhẹ mà tinh tế.
 2- Thân bài:
 a. Những dấu hiệu ban đầu của sự giao mùa
 - Mở đầu bài thơ bằng từ “bỗng” nhà thơ như diễn tả cái hơi giật mình chợt nhận ra dấu hiệu đầu tiên từ làn “gió se” (xúc giác: gió mùa thu nhẹ, khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi bắt đầu chín (khứu giác).
 - Hương ổi ; Phả vào trong gió se : sự cảm nhận thật tinh (vì hương ổi không nồng nàn mà rất nhẹ) ; ở đây có sự bất ngờ và cũng có chút khẳng định (phả : toả ra thành luồng); bàng bạc một hương vị quê.
 - Rồi bằng thị giác : sương đầu thu nên đến chầm chậm, lại được diễn tả rất gợi cảm “chùng chình qua ngõ” như cố ý đợi khiến người vô tình cũng phải để ý.
 - Tất cả các dấu hiệu đều rất nhẹ nên nhà thơ dường như không dám khẳng định mà chỉ thấy “hình như thu đã về”. Chính sự không rõ rệt này mới hấp dẫn mọi người.
 - Ngoài ra, từ “bỗng”, từ “hình như” còn diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng,
 b. Những dấu hiệu mùa thu đã dần dần rõ hơn, cảnh vật tiếp tục được cảm nhận bằng nhiều giác quan.
 - Cái ngỡ ngàng ban đầu đã nhường chỗ cho những cảm nhận tinh tế, cảnh vật mùa thu mới chớm với những bước đi rất nhẹ, rất dịu, rất êm.
 Sông được lúc dềnh dàng
 Chim bắt đầu vội vã
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu
 - Đã hết rồi nước lũ cuồn cuộn nên dòng sông thong thả trôi (Sông dềnh dàng như con người được lúc thư thả).
 - Trái lại, những loài chim di cư bắt đầu vội vã (cái tinh tế là ở chữ bắt đầu).
 - Cảm giác giao mùa được diễn tả rất thú vị bằng hình ảnh : có đám mây mùa hạ ; Vắt nửa mình sang thu – chưa phải đã hoàn toàn thu để có bầu trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Nguyến Khuyến) mà vẫn còn mây và vẫn còn tiết hạ, nhưng mây đã khô, sáng và trong. Sự giao mùa được hình tượng hoá thành dáng nằm duyên dáng vắt nửa mình sang thu thì thật tuyệt.
 c. Tiết thu đã lấn dần thời tiết hạ
 - Nắng cuối hạ còn nồng, còn sáng nhưng nhạt màu dần ; đã ít đi những cơn mưa (mưa lớn, ào ạt, bất ngờ,) ; sấm không nổ to, không xuất hiện đột ngột, có chăng chỉ ầm ì xa xa nên hàng cây đứng tuổi không bị giật mình (cách nhân hoá giàu sức liên tưởng thú vị).
 - Sự thay đổi rất nhẹ nhàng không gây cảm giác đột ngột, khó chịu được diễn tả khéo léo bằng những từ chỉ mức độ rất tinh tế :vẫn còn, đã vơi, cũng bớt.
 3- Kết bài:
 - Bài thơ bé nhỏ xinh xắn nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị, bởi vì mỗi chữ, mỗi dòng là một phát hiện mới mẻ. Cái tài của nhà thơ là đã khiến bạn đọc liên tiếp nhận ra những đấu hiệu chuyển mùa thường vẫn có mà mọi khi ta chẳng cảm nhận thấy. Những dấu hiệu ấy lại được diễn tả rất độc đáo.
 - Chứng tỏ một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một tài thơ đặc sắc.
 Tiết 3-4: 
 Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích)
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
 Gv hướng dẫn cũng cố phần lí thuyết
H: Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích)?
H: Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích)?
H: Trình bày cách làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích)?
GV đưa ra các đề bài luyện tập:
* Bước 1:
 Yêu cầu học sinh đọc đề bài và dàn ý chi tiết của hai đề bài sau:
Đề1: Nhân vật Nhĩ và những suy nghĩ về thiên nhiên, cuộc đời, con người trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
Đề 2: Suy nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyênh ngắn “Những ngôi sao xa xôi” Của Lê Minh Khuê.
* Bước 2:
 -Chia nhĩm và hướng dẫn học sinh viết bài
 -Yêu cầu : HS dựa vào dàn ý chi tiết trên để triển khai bài viết theo từng phần đã chia
 * Bước 3:
 Gọi học sinh đọc bài, nhận xét và sửa bài.
 * Bước 4:
 Yêu cầu về nhà viết bài hồn chỉnh vào vở tập.
I. Ôn tập phần lí thuyết:
 1. Khái niệm: Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
2. Yêu cầu:
-Về nội dung:
+Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách,số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
+Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (đoạn trích) trong bài văn nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
-Về hình thức: Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm .
3. Cách làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích)
 Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài văn nghị luận.
 a. Mở bài: 
 Giới thiệu về tác phẩm hoặc đoạn trích.
 b.Thân bài:
 Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tá ... uốt đời anh làm em khổ tâm Mà em cứ nín thinh” “cĩ hề sao đâu”. Đó là sự thấu hiểu và biết ơn sâu sắc của Nhĩ với vợ.
-Cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của người sắp từ giã cõi đời đối với những gì quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng ngay trước mặt mà trước đây có thể mình đã vô tình hờ hững, không để ý.
*. Về cuộc đời: 
- Khi nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sơng vào buổi sáng đầu thu- cũng là lúc Nhĩ nhận ra mình sắp phải từ giã cõi đời.Muốn đặt chân lên bãi bồi bên kia sơng-> Những giá trị bình thường bị người ta lãng quên – bỏ qua lúc tuổi trẻ - khi những ham muốn xa vời đang lơi cuốn con người tìm đến. Sự nhận thức này chỉ đến với người ta ở cái thái độ đã từng trải. Với Nhĩ đĩ là lúc cuối đời, bởi thế đĩ là sự thức tỉnh xen lẫn niềm ân hận và nỗi xĩt xa.
- Khơng thể thực hiện được cái mình khát khao – Nhĩ phải nhờ đến người con trai- nhưng vì khơng thể giải thích cho nĩ hiểu – nên trên đường đi cậu bé đã sa vào trị chơi hấp dẫn nĩ gặp bên đường (Bởi đứa con khơng hiểu được ước muốn của người cha đề rồi lỡ chuyến đị sang ngang duy nhất trong ngày, nĩ nhận lời một cách miễn cưỡng) -> - Câu chuyện của Nhĩ và cậu con trai – sự chiêm nghiệm của anh về quy luật của đời người:
Con người ở trên đời thật khĩ tránh được những cái vịng vèo hoặc chùng chình.
- Khi thấy con đị ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này Nhĩ đã thu hết tâm lực dồn vào cử chỉ cĩ vẻ kì quặc “anh đang cố” Ý như khẩn thiết ra hiệu một người nào đĩ – hành động này cĩ thể hiểu anh đang nơn nĩng thúc giục cậu con trai anh mau kẻo lỡ đị.-> Hình ảnh này cịn gợi ra ý nghĩa khái quát hơn: Muốn thức tỉnh mọi người về cái vịng vèo chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời – để dứt ra khỏi nĩ – để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị gần gũi và bền vững.
- Nhân vật Nhĩ trong truyện là nhân vật tư tưởng – một loại nhân vật nổi lên trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975 – nhà văn đã gửi gắm qua nhân vật nhiều điều quan sát suy ngẫm – triết lí về cuộc đời con người nhưng nhân vật khơng là cái loa phát ngơn cho tác giả - những chiêm nghiệm triết lí đã được chuyển hố vào trong đời sống nội tâm của nhân vật với diễn biến của tâm trạng dưới sự tác động của hồn cảnh được miêu tả tinh tế, hợp lí.
3. Kết bài: 
Bến quê là một truyện ngắn chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gủi của con người, của quê hương.
Đề 2:
1. Mở bài:
-Lê Minh Khuê là nhà văn thành công trong truyện ngắn. Chị tham gia viết văn viết văn từ những năm 1970 và có nhiều sáng tác về cuộc sống, chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội.
-Những ngôi sao xa xôi là truyện ngắn viết về cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ của tổ trinh sát mặt đường chiến lược Trường Sơn thời chống Mỹ cứu nước.
2. Thân bài:
 Truyện nổi bật lên ba gương mặt nữ thanh niên xung phong: Nho , Phương Định, chị Thao . Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ta.
-Phương Định Là một cơ gái Hà Nội xung phong vào chiến trường. 
- Cĩ một thời học sinh hồn nhiên, sống vơ tư bên mẹ trong một căn buồng nhỏ ở thành phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình.
- Cĩ một thời học sinh hồn nhiên, sống vơ tư bên mẹ trong một căn buồng nhỏ ở thành phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình, vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên ấy.
-Là một cơ gái hồn nhiên hay mơ mộng, nhiều ước mơ, thích ca hát, khá xinh đẹp.
-Là cô gái nhạy cảm, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình.
-Kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình.
 Lê Minh Khuê đã miêu tả tâm lí của nhân vật rất sinh động và rất thực. Cách nhìn, cách thể hiện những vẻ đẹp của con người trên tuyến đầu Tổ quốc .
3. Kết bài:
Truyện thể hiện thành công về cách kể chuyện, cách khắc hoạ nhân vật. Những hình ảnh cao đẹp của các cô thanh niên xung phong trong truyện tiêu biểu cho dân tộc việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ trong những năm tháng hào hùng của Tổ quốc.
 Tiết 5-6: 
 Luyện tập tổng hợp
-GV đưa ra các đề bài.
* Bước 1:
 Yêu cầu học sinh đọc đề bài và dàn ý chi tiết của hai đề bài sau:
 Đề 5: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
 1. Mở bài:
 - Bác ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn với cả dân tộc. Sau ngày thống nhất, nhà thơ ra Hà Nội thăm lăng Bác, với cảm xúc dâng trào Viễn Phương sáng tác thành công bài thơ “Viếng lăng Bác”.
	-“Viếng lăng Bác” là một trong những bài thơ hay viết về Bác Hồ. 
 2. Thân bài:
 a. Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác
 - Nhà thơ ở tận MN, sau ngày thống nhất ra thăm lăng Bác Sự dồng nén, kết tinh ấy đã tạo ra tiếng thơ cô đúc, lắng đọng mà âm vang về Bác.
 - Cách xưng hô: “Con” thân mật, gần gũi.
 - Ấn tượng ban đầu là ‘hàng tre quanh lăng” – hàng tre biểu tượng của con người Việt Nam
 + “Xanh xanh VN”: màu xanh hiền dịu, tươi mát như tâm hồn, tính cách người Việt Nam.
 + “Đứng thẳng hàng” : như tư thế dáng vóc vững chãi, tề chỉnh của dân tộc Việt nam.
 – không dừng lại ở việc tả khung cảnh quanh lăng Bác với hàng tre có thật mà còn gợi ra ý nghĩa sâu xa. Đến với Bác chúng ta gặp được dân tộc và nơi Bác yên nghỉ cũng xanh mát bóng tre của làng quê VN.
 b. Đến bên lăng – tác giả thể hiện tình cảm kính yêu sâu sắc của nhân dân với Bác.
 - Hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ
Mặt trời đi qua trên lăng /
Mặt trời trong lăng rất đỏ
Dòng người/ tràng hoa
 + Suy ngẫm về mặt trời của thời gian (mặt trời thực): mặt trời vẫn toả sáng trên lăng, vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu.
 + Từ mặt trời của tự nhiên liên tưởng và ví Bác cũng là 1 mặt trời – mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng cho cuộc đời, hạnh phúc cho con người -> nói lên sự vĩ đại, thể hiện sự tôn kính của nhân dân của tác giả đối với Bác.
 - Hình ảnh dòng người / tràng hoa dâng lên 79 mùa xuân của Bác -> sự so sánh đẹp, chính xác, mới lạ thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nhân dân với Bác.
 c. Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng
 - Không gian trong lăng với sự yên tĩnh thiêng liêng và ánh sáng thanh khiết, dịu nhẹ được diễn tả : hình ảnh ẩn dụ thích hợp “vầng trăng sáng dịu hiền” – nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác.
 + Giấc ngủ bình yên: cảm giác Bác vẫn còn, đang ngủ một giấc ngủ ngon sau một ngày làm việc.
 + Giấc ngủ có ánh trăng vỗ về. Trong giấc ngủ vĩnh hằng có ánh trăng làm bạn.
 - “Vẫn biết trời xanh . Trong tim’ : Bác sống mãi với trời đất non sông, nhưng lòng vẫn quặn đau, một nõi đau nhức nhối tận tâm can -> Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ đã được biểu hiện rất chân thành, sâu sắc.
 d. Tâm trạng lưu luyến không muốn rời.
 - Nghĩ ngày mai xa Bác lòng bin rịn, lưu luyến
 + Muốn làm con chim, bông hoa -> để được gần Bác.
 + Muốn làm cây tre “trung hiếu” để làm tròn bổn phận thực hiện lời dạy “trung với nước, hiếu với dân”.
 - Nhịp dồn dập, điệp từ “muốn làm” nhắc ba lần mở đầu cho các câu -> thể hiện nỗi thiết tha với ước nguyện của nhà thơ.
 3. Kết bài:
 - Âm hưởng bài thơ tha thiết sâu lắng cùng với nghệ thuật ẩn dụ làm tăng hiệu quả biểu cảm.
 - Bài thơ thể hiện tấm lòng của nhân dân, tác giả đối với Bác.
Đề 6:
Truyện “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng
 Hãy phân tích đoạn trích đã học để làm rõ ý kiến trên
 Gợi ý:
 * Đề bài yêu cầu bằng kiến thức và kĩ năng của kiểu bài phân tích một tác phẩm tự sự, người viết chứng minh truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng trong một hoàn cảnh hết sức éo le.
 * Để làm rõ yêu cầu đó bài viết cần có các nội dung sau:
 - Hoàn cảnh của câu chuyện
 + Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt đứa con gái – bé Thu.
 + Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, ông được gặp con, nhưng bé Thu nhất định không nhận ông Sáu là cha.
 - Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu
 + Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách.
 + Cô bé Thu có thái độ ngang ngạnh, thậm chí hỗn xược với ông Sáu.
 + Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên nhủ, cô bé đã thay đổi thái độ. Trước khi ông Sáu lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi “ba” và thể hiện tình cảm yêu quý một cách mãnh liệt.
 Sự ngang ngạnh và hành động ngang ngược của Thu không đáng trách. Cô bé không nhận ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với má. Ông Sáu có thêm vết thẹo trên má khi bị thương nên khác với người trong ảnh. Đó thực sự là tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình.
 - Tình cảm của ông Sáu dành cho con:
 + Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng.
 + Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã rất đau khổ, cảm thấy bất lực.
 + Có lúc giận quá, không kìm được ông đã đánh con, và ân hận mãi vì việc làm đó.
 + Xa con, ông dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm chiếc lược ngà cho con.
 + Trước khi hi sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi người ạn mang cây lược cho con gái.
 - Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.
 * Bước 2:
 -Chia nhĩm và hướng dẫn học sinh viết bài
 -Yêu cầu : HS dựa vào dàn ý chi tiết trên để triển khai bài viết theo từng phần đã chia
 * Bước 3:
 Gọi học sinh đọc bài, nhận xét và sửa bài.
 * Bước 4:
 Yêu cầu về nhà viết bài hồn chỉnh vào vở tập.
 Kiểm tra 15’

Tài liệu đính kèm:

  • docChu de tu chon Ngu Van 9(2).doc