Giáo án Ngữ văn khối 9 - Học kì I - Năm học 2011 - 2012

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Học kì I - Năm học 2011 - 2012

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: HS nắm được một số biểu hiện trong phong cách Hồ Chí Minh trong đời sồng và sinh hoạt; Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc; Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua một đoạn văn cụ thể.

 2. Kĩ năng: Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập ví thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc; Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.

3. Thái độ: Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II. Chuẩn bị: chân dung Bác Hồ, tranh tư liệu về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, bảng phụ ghi bố cục.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs

3. Tiến trình các hoạt động:

 

doc 108 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Học kì I - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 9- HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2011-2012
TUẦN 1:
Tiết 1-2
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Ngày dạy: 22 - 24/08/2011 
I. Mục tiêu cần đạt: 
	1. Kiến thức: HS nắm được một số biểu hiện trong phong cách Hồ Chí Minh trong đời sồng và sinh hoạt; Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc; Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua một đoạn văn cụ thể.
	2. Kĩ năng: Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập ví thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc; Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.
3. Thái độ: Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. Chuẩn bị: chân dung Bác Hồ, tranh tư liệu về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, bảng phụ ghi bố cục.
III. Tiến trình lên lớp: 
Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
Tiến trình các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khởi động– giới thiệu bài:
GV: Cho học sinh nêu vài nét về Bác Hồ mà em biết
HS : trình bày
GV: Chốt- chuyển: Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động 2: Đọc tìm hiểu chung:
- GV hướng dẫn cách đọc cho hs : rõ ràng 
chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết.đọc mẫu 1đoạn.
- 2 HS: đọc tiếp.
G:? Em hiểu như thế nào “Truân chuyên,hiền 
triết ,thuần đức ”?
HS: Dựa vào SGK
- G:? Văn bản trên viết về vấn đề gì? Vấn đề như vậy thuộc kiểu loại văn bản gì?
? Chủ đề của văn bản này là gì?
? Nhắc lại các chủ đề VBND đã học?
? Phương thức biểu đạt của VB là gì?
HS: lần lượt trả lời
-G:?Văn bản chia làm mấy phần? nội dung 
từng phần ?
- HS: tìm, trả lời
Hoạt động 3: Đọc tìm hiểu văn bản:
- GV yêu cầu hs theo dõi đoạn 1:
- G:? Hoàn cảnh nào đã đưa HCM đến với tinh hoa Văn hoá nhân loại ?
- HS: Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu 
 nước năm 1911
- G:? Bác đã làm cách nào để nắm và hiểu được tri thức văn hoá nhân loại ?
- HS: Trả lời
- G? Động lực nào giúp Bác có được kho tri
 thức ấy ?
? Tìm dẫn chứng để chứng minh ?
HS: Tìm, trả lời
-G:? Từ tất cả điều trên , em có nhận xét gì về phẩm chất của Bác ?
- HS:Tự bộc lộ
-G:?Kết quả HCM đã thu được vốn tri thức như thế nào?
- HS: kq
-G:? Sự kì lạ để tạo nên phong cách HCM ở đây là gì ?
HS: Tự bộc lộ
- G:? Tại sao nói “ Phong cách HCM rất Việt Nam, rất Phương Đông ” ?
-HS:? thảo luận.
- G:? Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện ở những khía cạnh nào ? Tìm chi tiết biểu hiện ?
- Hs thảo luận theo bàn.
- Đại diện các nhóm trình bày
Gv : Nhận xét , bổ sung
- G:?Em hình dung như thế nào cuộc sống các nguyên thủ quốc gia trên thế giới cùng thời với Bác và đương đại ?
- H: Liên hệ (Họ sống trong giàu sang phú quý, có kẽ hầu người hạ, ăn các món sơn hào hải vị) 
-G:? Em cảm nhận được gì qua lối sống của Bác ?
Hs:
- G:? Hãy giải thích vì sao tác giả so sánh lối sống của Bác với các vị hiền triết ?
- Hs : Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của các nhà văn hoá dân tộc
-G?Giữa Bác và các vị ấy có gì giống , khác nhau ?
Hs : Tự bộc lộ
GV: Giải thích thêm: Các vị danh nho xưa không màng danh lợi, hư vinh sống cuộc đời ở ẩn để lánh đời, không màng chính sự.
Bác Hồ sống để chiến đấu vì lí tưởng cộng sản, giải phóng nước nhà, tiết kiệm là lo cho dân, cho nước.
- G:? Hãy chỉ ra những nguy cơ ,thuận lợi trong thời kì văn hoá hội nhập này ?
Hs: Tự bộc lộ, liên hệ.
- G:?Thông qua tấm gương của Bác, chúng ta cần phải có suy nghĩ và hành động gì ?
Hs :
-G: ?Hãy nêu vài biểu hiện về lối sống phi văn hoá ?
Hs: Liên hệ - Ăn mặc nói năng , ứng xử
Hoạt động 4: Khái quát
-G:? Nhận xét về cách trình bầy nội dung trong văn bản? Tg sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để làm sáng tỏ nội dung bài?
H: Kq
? Gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK ?
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1.Kiểu loại: Văn bản nhật dụng
- Chủ đề: Sự hội nhập thế giới và giữ 
gìn bản sắc văn hoádân tộc.
- VB trích trong “ HCM và Văn hoá VN”- Lê Anh Trà
2. Phương thức biểu đạt: TS k/h NL
3. Bố cục :
P1:HCM với sự tiếp thu tinh hoa 
văn hoá nhân loại
P2: Nét đẹp trong lối sống của 
 Bác
P3: Bình luận và KĐ ý nghĩa của
 phong cách HCM.
II/ TÌM HIỂU VĂNBẢN
1. HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn 
hoá nhân loại
 -Hoàn cảnh : Khát vọng tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc
 - Cách tiếp thu :
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp
là ngôn ngữ.
 + Thông qua lao động.
 + Tiếp thu có chọn lọc.
 - Động lực : Ham hiểu biết.
 - Kết quả : Vốn tri thức sâu rộng uyên 
thâm , có chọn lọc, dựa trên nền tảng 
 văn hoá dân tộc
-> Tạo nên 1 nhân cách, 1 lối sống rất Phương đông nhưng rất mới, rất hiện đại.
2.Nét đẹp của phong cách HCM
- Nơi ở và nơi làm việc: đơn sơ mộc mạc 
- Trang phục giản dị
- Ăn uống đạm bạc với món ăn dân dã, bình dị 
→ Sd lời bàn luận, so sánh: thấy đc lối sống bình dị nhưng thanh cao & sang trọng.
→Kế thừa và phát huy nhưng nét đẹp của các nhà văn hoá dân tộc. Đây là một cách di dưỡng tinh thần.
3.Ý nghĩa phong cách HCM
- Trong thời kì hội nhập:
+Thuận lợi :Giao lưu và tiếp thu với nhiều nền văn hoá hiện đại. 
+ Nguy cơ dễ bị văn hoá tiêu cực xâm hại.
-> Tiếp thu có chọn lọc, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
III- TỔNG KẾT
* NT: - Kết hợp giữa kể, phân tích, bàn luận
Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
Nghệ thuật so sánh, đối lập đặc sắc.
Sử dụng từ HV trang trọng.
* Ghi nhớ : SGK
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học:
 - GV hệ thống toàn bài
 - Học thuộc ghi nhớ
 - Sưu tầm một số chuyện về cuộc đời của Bác, tìm hiểu một số từ HV trong đoạn trích.
 - Soạn “ phương châm hội thoại ”
-------o0o-------
Tiết 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Ngày dạy: 25/08/2011 
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
	1. Kiến thức: Nắm được nội dung phương châm về lương, phương châm về chất.
	2. Kĩ năng: Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống cụ thể vận dụng phương châm về chất và lượng trong hoạt động giao tiếp.
	3. Thái độ: Có ý thức vận dụng đúng các phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Chuẩn bị: bảng phụ ghi bài tập, câu hỏi thảo luận.
III. Tiến trình lên lớp: 
 1 . Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1 : Khởi động– giới thiệu bài:
- Trong giao tiếp có những quy định không nói ra thành lới nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không dù câu nói không mắc lỗi vêềngữ âm, từ vựng, ngữ pháp thì giao tiếp cũng sẽ không thành công, những quy địng đó đợc thể hiện qua các phương châm hội thoại.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
-G:? Nhắc lại Hội thoại là gì?
-H: nhắc lại
- Gv gọi hs đọc ví dụ ở SGK. Cho biết “Bơi” có nghĩa là gì ?
Hs: đọc, trả lời
G:? Từ khái niệm đó theo em câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn hỏi không ?
? Theo em , An muốn hỏi về điều gì ?
Hs : địa điểm
- G:?Vậy với câu hỏi ấy đáng ra Ba phải trả lời như thế nào ?
Hs: 
-G:? Từ đây rút ra bài học gì về nội dung giao tiếp ?
Hs: KL( Chú ý người nghe hỏi cái gì? Ntn? ở đâu?) 
- Gọi hs đọc ví dụ “ Lợn cưới áo mới ”
?Vì sao truyện lại gây cười ? Hãy chỉ ra 2 chi tiết gây cười ?
 Hs : Đọc, trả lời
-G: Vậy cần nói như thế nào để người nghe đủ hiểu điều cần hỏi và trả lời ?
- Hs : Bỏ đi những nội dung không cần thiết
-G:? Khi giao tiếp cần tuân thủ yêu cầu gì?
- Hs:kl
G: ?Như thế nào là tuân thủ phương châm về lượng ?
Hs: Dựa vào ghi nhớ 
- G: Cho hs đặt tình huống vi phạm phương châm về lượng 
- Gv nhận xét
- Lệnh: Hs đọc văn bản “ Quả bí khổng lồ ”. Những thông tin trong văn bản có thật không ?
Hs : Không có thật 
-G:? Truyện phê phán điều gì ?
Hs trả lời nội dung truyện
-G: ? Khi không biết vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời thầy cô bạn ấy đi chơi không ?
Hs : →
-G:?Vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì ?
Hs:KL→
Hoạt động 3: Thực hành 
-G Yêu cầu của bài tập 1 là gì ?
Hs : Xác định phương châm về lượng
- GV cho cả lớp làm trong 3p . Sau đó gọi 1 em trả lời, chấm điểm( HS TB)
-Yêu cầu hs làm vào vở . Sau 3p gọi hs lên bảng điền.
(Hs làmTB)
- G:? Các cách nói trên có vi phạm phương châm hội thoại không ? Đó là phương châm nào ?
Hs : TL-nx
 -G:? Phương châm nào không được tuân thủ ? Hãy chỉ ra chổ vi phạm ?
Hs : hđ đl- TL-nx
H: Hoạt động nhóm- đ d trả lời- nx
G: nx chung
I.PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG 
1- a, VD1 : ( SGK)
Bơi là hoạt động di chuyển dưới nước
Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng yêu cầu của An
b, NX: Cần nói đúng nội dung yêu cầu giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì giao tiếp cần hỏi.
2. a,VD 2: LỢN CƯỚI ÁO MỚI
Nói thừa nội dung
+ Khoe lợn cưới khi tìm lợn
+Khoe áo mới khi trả lời
 b, NX: Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói
 *Ghi nhớ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không thừa không thiếu
II/ PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
1. VD: QUẢ BÍ KHỔNG LỒ
2. NX: 
Phê phán những người nói sai sự thật, nói khoác. 
→Không nên nói những điều không đúng sự thật, không có bằng chứng xác thực.
*Ghi nhớ : SGK
III/ LUYỆN TẬP
BT1: Phương châm về lượng
a.Thừa từ “nuôi ở nhà” vì gia súc vốn dĩ là vật nuôi ở nhà
b. “2 cánh” vì bản chất con chim luôn có 2 cánh
BT2: điền từ
 a.Nói có sách mách có chứng. b.Nói dối. c. Nói mò d.Nói nhăng nói cuội. e. Nói trạng 
 → Vi phạm phương châm về chất
BT3:
Thừa câu “Rồi có nuôi được không”
 → Vi phạm phương châm về lượng
BT4:
a, Sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về chất. Người nói tin rằng những điều mình nói là đúng, muốn đưa ra bằng chứng xác thực để thuyết phục người nghe, nhưng chưa có hoặc chưa kiểm tra được nên phải dùng từ chêm xen như vậy.
b, Sd trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về lượng, nghĩa là không nhắc lại những điều đã được trình bày.
Hoạt động 4/ Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học: - Gv hệ thống toàn bài
Học thuộc ghi nhớ
Làm các bài tập còn lại
Đặt các đoạn hội thoại vi phạm 2 phương châm trên, chưa lại cho đúng.
* Bài sắp học: Soạn “ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản ” theo nội dung câu hỏi SGK
---------o0o---------
Tiết 4
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN THUYẾT MINH
Ngày dạy: 25/08/2011 
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng: Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh. Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong nói, viết.
II. Chuẩn bị: bảng phụ ghi bài tập, câu hỏi thảo luận.
III. Tiến trình lên lớp: 
Ổn định tổ chức :
Kiểm tra bài cũ : Văn thuyết minh là gì ? Lập luận là gì ?
Tổ chức các hoạt động: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1 : Khởi động– giới thiệu bà ... ôi nét về tác giả Nguyễn Du và xuất xứ của Truyện Kiều
- Tóm tắt ngắn gọn nội dung của
 Truyện Kiều
- Giá trị của tác phẩm :
+ Nội dung 
+ Nghệ thuật
c. Kết bài : Khẳng định sức sống của tác phẩm
2.Văn tự sự :
Sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm , miêu tả nội tâm và nghị luận
+ Miêu tả nội tâm : Tái hiện cảm xúc nhân vật làm cho nhân vật sinh động hơn
+ Nghị luận : Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí
- Đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự , có tác dụng khắc hoạ rõ hơn nhân vật
Người kể chuyện : 
+ Ngôi thứ 1 : Thể hiện rõ diễn biến tâm lí tình cảm của người kể chuyện
+ Ngôi thứ 3 : Thể hiện được mọi suy nghĩ, hành động của các nhân vật
II/ Vận dụng :
+ Biểu cảm : Kiều ở lầu Ngưng Bích
+ Miêu tả nội tâm : Dứt lời nhờ mấy làng ( Làng )
+ Nghị luận : nhưng bây giờ thành đường thôi ( Cố hương )
*.Đề : 
Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng hình thức đối thoại , độc thoại , đọc thoại nội tâm
Hoạt động4: Hướng dẫn tự học: 
 - Ôn lại những nội dung bài vừa học.
- Chuấn bị nội dung tiếp theo bài “Ôn tập làm văn (tt)
TIẾT 82-83-84
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN(TT)
Ngày dạy: 22-24/12/2011
I/ Mục tiêu: Giúp HS hiểu:
1. Kiến thức: Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học
2. Kĩ năng: Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiện thức đã học để đọc hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
3. Thái độ: Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
II/ Chuẩn bị: bảng phụ, nội dung bài tập thảo luận
III/ Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3. Tổ chức các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn và luyện 
- G:?Các nội dung đã học về văn tự sự có gì khác so với lớp 6,7,8 ?
- Hs :TL
- G:?Vì sao trong văn bản có đủ các yếu tố miêu tả , biểu cảm , nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự ?
- Hs : TL
-G:?Theo em có văn bản nào chỉ duy nhất một phương thức biểu đạt không 
Hs : Không
- Cho hs thảo luận 4 nhóm câu hỏi số 9 SGK
- Sau 5p đại diện các nhóm lên trình bày , gv nhận xét đưa ra đáp án , HS chép vào vở
- G:?Căn cứ bảng trên,hãy rút ra nhận xét ?
- Hs : Chỉ có văn bản điều hành là không kết hợp các yếu tố khác , các văn bản còn lại kết hợp 3,4 yếu tố
- G:?Yếu tố nào có mặt nhiều nhất trong các văn bản ? Theo em vì sao ?
- Hs : Miêu tả làm rõ hơn về đối tượng của văn bản
G:?- Vì sao một số tác phẩm tự sự không theo bố cục 3 phần mà bài văn của hs lại phải có 3 phần ?
- Hs : Vì hs đang rèn luyện theo chuẩn mực cho thành thạo
- Gv : đó là yêu cầu cơ bản , hs phải rèn luyện khi nào trưởng thành có thể phá cách
- Gv yêu cầu hs trình bày câu số 11 ở SGK.
- Hs trình bày nhận xét bổ sung
- Gv phân tích một vài ví dụ tiêu biểu
- G:?Vậy kiến thức TV, giảng văn có tác dụng gì trong khi làm bài TLV ?
- Hs :
- Gv : Tóm lại , các phân môn trong môn NV có tác động bổ trợ qua lại. vì vậy muốn học tốt NV cần học đều cả 3 phân môn
- G:?Theo em trong đề trên có thể có những yếu tố nào ?
- Hs : Miêu tả , biểu cảm , nghị luận
- Gv cho hs viết đoạn văn khoảng 7’
Sau đó gọi hs trình bày , chỉ ra các yếu tố 
- Cả lớp nhận xét , bổ sung , gv sửa sai 
- Gv hướng dẫn hs về nhà làm thành một bài văn hoàn chỉnh
I/Điểm mới của văn bản tự sự trong nội dung chương trình ngữ văn 9 so với 6,7,8
- Kiến thức nâng cao : Tự sự kết hợp với miêu tả , biểu cảm ,nghị luạn có miêu tả nội tâm, đối thoại , độc thoại, độc thoại nội tâm
- Kĩ năng nâng cao : Viết văn bản tự sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, nhiều yếu tố bổ trợ , đi sâu vào nội tâm con người
- Trong văn bản tự sự các yếu tố miêu tả, biểu cảm , nghị luận chỉ là yếu tố bổ trợ làm nổi bật yếu tố chính là tự sự
II/ Sự kết hợp các yếu tố trong một văn bản
tt
 VB chính
 Các yếu tố kết hợp
T.
Sự
M. Tả
N.
L
BC
TM
Đ
H
1
T. Sự
+
+ 
+ 
+
2
M.Tả
+
+
+
3
N.Luận
+
+ 
+
+
4
B.Cảm
+
+
+
5
TM
+ 
+ 
6
 Đ. H
III/ Tính tích hợp trong phân môn TLV và giảng văn
- Các kiến thức kĩ năng và TLV đã soi sáng rất nhiều trong việc tìm hiểu các văn bản tự sự
VD : Miêu tả nội tâm , độc thoại , đối thoại trong “TKiều” , “Làng”
+ Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm , nghị luận trong “Cố hương”
- Các kiến thức và kỉ năng TV, giảng văn giúp hs làm bài văn tự sự tốt hơn: Chọn đề tài . xây dựng tình huống, chọn ngôi kể , biết cách dùng từ ngữ xưng hô, dẫn trực tiếp , gián tiếp..
IV. Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp cuối kì I:
Hướng đẫ tự học : 
Gv gọi hs nhắc lại toàn bộ những nội dung đã học trong chương 
 trình
Ôn tập kĩ nắm chắc nội dung TLV đã học
 Hoàn thành đề bài 2
 Chuẩn bị kiểm tra học kì I. 
TIẾT 85-86
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Ngày dạy: 21/12/2011
( Thi theo đề của sở GD-ĐT )
I/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs củng cố , khắc sâu kiến thức và tự kiểm tra kiến thức đã học trong chương trình học kì i 
- Rèn kĩ năng làm bài, kĩ năng tóm tắt văn bản , phân tích nhân vật
- Giáo dục hs ý thức tự giác , tích cực trong kiểm tra thi cử
II/ Chuẩn bị : 
gv : giáo án , đề kiểm tra
hs : ôn tập bài ở nhà
III/ Tiến trình lên lớp:
Ổn định tổ chức : 
Kiểm tra bài cũ : 
Tổ chức các hoạt động :
- Hoạt động 1 : GV nêu yêu cầu
 - Đọc kĩ đề bài
 - Hạn chế tẩy xoá
 - Làm bài nghiêm túc , không quay cóp
 - Nộp bài theo bàn , đúng thời gian
Hoạt động 2 : Hs làm bài
 - Lớp trưởng phát bài cho hs
 - Hs làm bài
 - Gv theo dõi , nhắc nhở hs
Hoạt động 3: Thu bài 
 - Hs nộp bài ra đầu bàn
 - Lớp trưởng thu bài, kiểm tra số lượng nộp cho gv
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học : 
- Gv nhận xét thái độ làm bài của hs
- Ôn lại các kiến thức đã học
 - Soạn “Tập làm thơ 8 chữ”
TUẦN 19
TIẾT 87-88
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
(Tiếp tiết 54)
Ngày dạy: 26-28/12/2011
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: Đặc điểm của thể thơ tám chữ.
2. Kĩ năng: Nhận biết thơ tám chữ.
- Tạo đối vần nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
3. Thái độ: Yêu thích thơ.
II. Chuẩn bị: Những bài thơ sử dụng thể thơ 8 chữ.
III. Nội dung tiết dạy:
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1 : Thực hành
- GV gọi hs nhắc lại đặc điểm của thể thơ 8 chữ.
-H: Nhắc lại: Số câu, vần, nhịp
- G:?Tìm từ thích hợp điền vào bài thơ trên?
- Hs: Vườn đỏ nắng
 Lướt bay qua
- Gv cho hs làm BT nhanh: Điền từ:
- Gv cho hs làm câu thơ cuối
- Đọc câu thơ , nhận xét , bổ sung
- Gv chọn câu hay phù hợp , nêu đáp án để hs tham khảo
Hạot động 2: Tập làm thơ theo chủ đề.
- Gv yêu cầu hs làm một đoạn thơ 8 chữ 4 câu chủ đề về nhà trường.
- Các tổ thảo luận , mỗi tổ chọn một đoạn hay nhất trình bày vào giấy roki
- Thi giữa các nhóm: Các nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét gieo vần , nội dung , phối thanh
GV nhận xét xếp thứ tự các tổ
Lưu ý: về chủ đề, vần, nhịp.
II/ Thực hành làm thơ 8 chữ:
Bài 1 : Điền từ
- Vườn đỏ nắng
- Lướt bay qua
“Con trở về tìm lại kí ức xưa
Của một thời dệt thương( yêu và nhớ)
Tuổi học trò nước mắt nhoà.( trang vở)
Cả nụ cười ùa vào những giấc mơ”
Bài 2 : Làm một câu thơ
- Câu cuối : 
“Áo trắng hồn trong như những giọt sương”
Bài 3 : Làm một đoạn thơ theo chủ đề : Nhà trường.
Hoạt động3: Hướng dẫn tự học: Đọc lại bài kiểm tra văn: Tự nhận xét bài làm.
TIẾT 89
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN HỌC
Ngày dạy: 29/12/2011
I/ Mục tiêu: Giúp HS hiểu:
1. Kiến thức: Các kiến thức về Văn học đã học
2. Kĩ năng: Biết cách Làm bài tập văn học, trắc nghiệm, tự luận.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh qua các bài học.
II/ Chuẩn bị: bảng phụ, nội dung bài tập thảo luận
III/ Tiến trình lên lớp:
1/Ổn định (1 phút)
2/Kiểm tra: (3 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3/Bài mới: a. Giới thiệu: (1 phút)
 b. Nội dung hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung hoạt động
*Hoạt động 1: (35') Trả bài
học sinh nhắc lại đề bài.
Đọc lại
A- Đề bài:
B- Yêu cầu chung
- Biết nêu cảm nhận về một đoạn thơ, văn hiện đại.
-Đề bài chia ra nội dung ntn?
Cho học sinh chữa bài tại lớp.
* Chữa bài: theo đáp án:
 Câu 1 : Nêu đúng, ngắn gọn, đúng cách trình bày ( 2đ)
Câu 2: (3đ )
 - Hình thức: đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
 - Nội dung : Sd phép so sánh-> gợi hồi tưởng về quá khứ thời còn nhỏ và thời đi lính. 
Câu3: 5 đ
- MB : Giới thiệu chung về nhân vật bé Thu (0,5đ)
- TB : + Tâm trạng bé Thu khi chưa nhận cha : Nghi ngờ , lảng tránh, không chịu gọi cha cứng đầu , ương nghạnh nhưng chứa niềm kiêu hãnh trẻ thơ về tình yêu dành cho người cha trong ảnh(2đ)
 + Tâm trạng bé Thu khi nhận cha : Bối rối cuống quýt , hối hận , muốn níu giữ , không cho ba đi Tình yêu ba sâu đậm ( 2đ )
KB : (0,5đ) : Cảm nhận về bé Thu và về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh
-Nhận xét ưu khuyết điểm chủ yếu của học sinh qua bài làm các em.
1- Ưu điểm
2- Hạn chế:
-Những nét nội dung và nghệ thuật chưa làm được rõ.
- Trả lời, giải đáp những thắc mắc của các em.
Hỏi điều
 chưa rõ
 GV giải đáp thắc mắc của HS
* Tỉ lệ điểm số :
Lớp 
Giỏi
Khá
TB
yếu
9a
9b
4. Hướng dẫn tự học:
- HS tự sửa chữa lỗi trong bài làm, rút kinh nghiệm
- Xem lại bài làm, sửa chữa, học bài.Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra học kì 1.
TIẾT 90
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HKI
Ngày dạy: 29/12/2011
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
 - Giúp hs củng cố khắc sâu kiến thứcđã kiểm tra trong bài thi kết thúc HKI. Từ đó tự đánh giá kiến thức cũng như kĩ năng của mình để có kế hoạch ôn tập tốt cho HKII
 - Rèn kĩ năng tự đánh giá , tự sữa lỗi
 - Giáo dục hs thái độ tự giác vươn lên trong học tập
II/ CHUẨN BỊ :
 1. GV : Giáo án , chấm chữa bài hs, bảng lỗi của hs
 2. HS : Ôn tập bài ở nhà
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
 3. Tổ chức các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
 - Họat động 1 : Nhắc lại đáp án
 - Gv nhắc lại đáp án theo yêu cầu của P GD
Hoạt động 2 : Nhận xét
- Đa số các em thuộc và nắm được nd. 
 - Nhiều bài chưa thực hiện được yêu cầu nd
- Thiếu dầu phẩy ở giữa câu, dấu chấm ở cuối câu. 
- Phần lớn nắm được nội dung cốt truyện
 Nhiều bài viết tóm tắt nêu bật được ý chính của văn bản , làm sáng tỏ chủ đề của tác phẩm 
- Nhiều bài viết chữ cẩu thả , mạch văn không logic, sơ sài 
Hoạt động 3 : 
Gv trả bài cho hs
Hs xem lại bài , nêu thắc mắc(Nếu có)
Gv cho hs đọc bài văn hay :
I/ Xác định yêu cầu bài làm
 Đáp án của Sở Giáo Dục – Đào tạo
II/ Nhận xét : 
* Tỉ lệ điểm số :
Lớp 
Giỏi
Khá
TB
yếu
9a
9b
III/ Trả bài , chữa lỗi
Hoạt động4:. Củng cố- Dặn dò : Gv nhắc lại một số lưu ý khi làm bài kiểm tra
 + Đọc thật kĩ đề
 + Cần đọc thêm STK để mở rộng kiến thức , dẫn chứng
 + Nắm chắc các kiểu văn bản
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức HKI, chuẩn bị sách HKII
 Soạn : “ Bàn về đọc sách ” 

Tài liệu đính kèm:

  • docNGỮ VĂN 9_HKI.doc