KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
a. Kiến Thức:
- Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu .
b. Kĩ năng:
- Đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.
c. Thái độ:
- Nghiêm túc, tập trung khi làm bài
2. PHƯƠNG PHÁP, CHUÂN BỊ:
- Thực hành viết
- GV: Ra đề kiểm tra, phôtô đề cho hs
- HS: Học bài và ôn tập kĩ các tác phẩm trung đại.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Ổn định: Lớp 9a3.
b. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s (giấy, bút )
c. Bài mới: Giới thiệu bài:
- Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trình độ của học về các mặt kiến thức và kĩ năng diễn đạt sau khi học xong các tác phẩm văn học trung đại
- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ giấy bút có đầy đủ học tên lớp, ngày kiểm tra. Dặn dũ học sinh đọc kĩ đề bài và nghiêm túc làm bài
- Giáo viên phát đề kiểm tra, theo dõi học sinh làm bài
- Học sinh : Làm bài nghiêm túc.
- Giáo viên thu bài
- Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra, rút kinh nghiệm cho hs.
TUẦN 10 TIẾT 49 Ngày soạn: 10- 10 - 2010 Ngày dạy: 14 - 10 - 2010 KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI 1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: a. Kiến Thức: - Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu . b. Kĩ năng: - Đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt. c. Thái độ: - Nghiêm túc, tập trung khi làm bài 2. PHƯƠNG PHÁP, CHUÂN BỊ: - Thực hành viết - GV: Ra đề kiểm tra, phôtô đề cho hs - HS: Học bài và ôn tập kĩ các tác phẩm trung đại. 3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: a. Ổn định: Lớp 9a3.................... b. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s (giấy, bút ) c. Bài mới: Giới thiệu bài: - Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trình độ của học về các mặt kiến thức và kĩ năng diễn đạt sau khi học xong các tác phẩm văn học trung đại - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ giấy bút có đầy đủ học tên lớp, ngày kiểm tra. Dặn dũ học sinh đọc kĩ đề bài và nghiêm túc làm bài - Giáo viên phát đề kiểm tra, theo dõi học sinh làm bài - Học sinh : Làm bài nghiêm túc. - Giáo viên thu bài - Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra, rút kinh nghiệm cho hs. 4. ĐỀ BÀI KIỂM TRA: * Trắc nghiệm :( 3đ) Đọc và khoanh tròn vào đáp án đúng. - Câu 1: (0.5) Em hiểu như thế nào về tên tác phẩm”Truyền Kì Mạn Lục” a. Những câu chuyện hoang đường. b. Ghi chép lại những câu truyện kì lạ c. Ghi chép lại những câu chuyện kì lạ được lưu truyền. d. Ghi chép tản mạn nhưng câu chuyện được lưu truyền trong dân gian. - Câu2:(0.5đ) ‘Truyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh “ được viết theo thể loại nào? a. Tiểu thuyết chương hồi b. Tuỳ bút c. Truyền kì d. Truyện ngắn. - Câu3:(0.5đ) Đọc hồi thứ 14, “ Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, Em thấy vua Quang Trung Nguyễn Huệ như thế nào? a. Quyết đoán dũng mãnh nhưng không có tài cầm quân. b.Có trí tuệ thông minh nhưng bồng bột. c. Một thiên tài quân sự, một anh hùng dân tộc d. Không lắng nghe ý kiến của quần thần. - Câu 4:(0.5đ) Dòng nào nói không đúng về Nghệ thuật của "Truyện Kiều" a. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện b. Nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn c. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi d. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình - Câu5:(0.5đ) Đoạn thơ” Kiều Ở Lầu Ngưng Bích” đã nói lên bao nỗi nhớ và buồn thương của Thuý Kiều . Đó là nỗi buồn thương và nhớ ai? a. Nhớ về tuổi thơ vui vẻ, hạnh phúc. b. Nhớ quê nhà c. Nhớ hai em d. Nhớ cha mẹ và Kim Trọng. - Câu 6:(0.5đ) Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt nga" thể hiện khát vọng gì của tác giả? a. Có công danh hiển hách b. Cứu người giúp đời. c. Trở nên giàu sang phú quý. d. Có tiếng tăm vang dội * Phần tự luận: (7 điểm) - Câu1 :(2 đ) Viết đoạn văn ngắn ( từ 10 – 12 dòng ) trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu. - Câu2 : ( 5đ ) Phân tích bốn câu thơ đầu đoạn trích ‘Cảnh Ngày Xuân ‘ Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du Thấy được nét nghệ thuật dùng từ của Nguyễn Du. 6. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. * Phần trắc nghiệm : Mỗi câu đúng được ( 0.5đ) 1- d ( 0.5đ) ; 2- a ( 0.5đ); 3- c ( 0.5đ); 4- c( 0.5đ) ; 5 - d( 0.5đ) ; 6 – a ( 0.5đ) *Phần tự luận : Câu1 : Học sinh phải trả lời đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệm của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. - Cuộc đời : + Nguyễn Đình Chiểu ( 1822- 1888) tên thường gọi là Đồ Chiểu + Sinh tại quê mẹ ở Gia Định - TP Hồ Chí Minh. Quê cha ở Phong Điền , tỉnh Thừa Thiên Huế. + Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi, 6 năm sau ông bị mù . + Không đầu hàng số phận ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. + Khi TD Pháp xâm lược ông tích cực tham gia kháng chiến, Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri ( Bến Tre) và không ra làm quan cho giặc Pháp. - Sự nghiệp : Là nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều tác phẩm văn chương có giá trị : + Truyền bá đạo lí làm người: Truyện Lục Vân Tiên ( Truyện thơ Nôm) , Dương Tử - Hà Mậu. + Ý chí cứu nước : Chạy giặc ; Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc, Thơ điêú Trương Định ......... Câu2 : (5đ) Học sinh phải trả lời đầy đủ các yêu cầu sau : - Hình thức : trình bày rõ bố cục theo 3 phần của đề phân tích : Chép đúng và chính xác 4 câu thơ rõ ràng, sạch sẽ ( 1.5đ) - Nội dung : + Phân tích hai câu thơ đầu chú ý hình ảnh : Con én đưa thoi -> Ẩn dụ nhân hoá , Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.-> Thời gian ngày xuân, ngày vui trôi rất nhanh -> Mới đó mà mà đã sang tháng thứ ba của mùa xuân đã được hơn 60 ngày của mùa xuân. Dùng hình ảnh chim én bay đi bay lại trong bầu trời xuân, rất nhanh như chiếc thoi đưa chạy đi chạy lại trên khung dệt vải và có cẩm giác nối tiếc thời gian ngày xuân.( 1.5đ) + Hai câu cuối của khổ 1 : Cỏ non xanh tận chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa -> Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân, sinh động có hồn. Thảm cỏ non trải rông tới chân trời làm gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền cỏ non ấy lại điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng, màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu-> Vẻ đẹp của mùa xuân : Mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống., khoáng đạt , trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết. ‘Điểm’-> động từ là cho làm cho cảnh đẹp trở nên có hồn,sinh động, không tĩnh lặng ( 2đ) 6. MA TRẬN : Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận Biết Thông hiểu Vận dụng Tổngcâu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Bài4 C 1(0.5đ) 1 Bài 5 C2(0.5đ) C3(0.5đ) 2 Bài 6 C4(0.5đ) C2(5đ) 2 Bài 7 C5(0.5đ) 1 Bài 8 C6(0.5đ) C1(2đ) 2 Tổng số câu Tổng điểm 2 4 1 1 8 1đ 2đ 2đ 5đ 10 7. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Về nhà hướng ôn lại phần văn học trung đại - Soạn bài Tổng kết từ vựng 8. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .
Tài liệu đính kèm: