Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 83, 84: Ôn tập tập làm văn (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 83, 84: Ôn tập tập làm văn (tiếp theo)

I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

-Hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học ở học kì 1

II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC ,KĨ NĂNG

 1.Kiến thức

 -Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự

 -Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh ,văn bản tự sự.

 -hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.

 2.Kĩ năng

 -Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

 -Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

III/ CHUẨN BỊ :

 Đồ dùng dạy học: Bảng phụ

VI/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ :( kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)

 3. Bài mới.

 Gv giới thiệu bài: trong chương trình Ngữ văn 9 tập I, chúng ta đã học phần Tập làm văn với khá nhiều nội dung , mới có, cũ có. Nhưng nội dung nào là trọng tâm, đóng vai trò quan trọng? Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi vào ôn lại toàn bộ chương trình phần tập làm văn để chuẩn bị cho thi học kì I.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 83, 84: Ôn tập tập làm văn (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/12/2010
Ngày dạy:
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
(Tiếp theo)
TUẦN 18-TIẾT 83-84
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học ở học kì 1
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC ,KĨ NĂNG
 1.Kiến thức
 -Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
 -Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh ,văn bản tự sự.
 -hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
 2.Kĩ năng
 -Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 -Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
III/ CHUẨN BỊ :
 Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
VI/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ :( kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
 3. Bài mới.
 Gv giới thiệu bài: trong chương trình Ngữ văn 9 tập I, chúng ta đã học phần Tập làm văn với khá nhiều nội dung , mới có, cũ có. Nhưng nội dung nào là trọng tâm, đóng vai trò quan trọng? Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi vào ôn lại toàn bộ chương trình phần tập làm văn để chuẩn bị cho thi học kì I.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: các nội dung về văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?
Hs:đều là văn bản tự sự và văn bản thuyết minh; các kiểu văn bản này ở chương trình lớp 9 nâng cao hơn về cả kiến thức lẫn kĩ năng.
Gv giảng: sự giống và khác của các kiểu văn bản này:
-Tự sự:+kể về các sự việc(đa dạng)
+có yếu tố miêu tả(nội tâm)
+biểu cảm
+nghị luận
+đối thoại và độc thoại
+người kể và vai trò của người kể
-Thuyết minh(kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)
Gv: em hãy giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự? theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không?
Hs: vì các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự. khó có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
Gv giáo dục hs: khi viết một bài văn cần chú ý đến phương thức biểu đạt chính và cần có sự kết hợp với các yếu tố khác để cho bài văn sinh động và hay hơn.
Gv: yêu cầu hs kẻ bảng mẫu sgk/220 vào vở và đánh dấu x vào ô trống cho hoàn chỉnh
Hs: kẻ bảng mẫu vào vở và làm
Gv treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng mẫu lên bảng và yêu cầu hs lên bảng điền.
Hs: điền vào bảng phụ
Gv: nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức cho hs chép vào vở.
Câu 7:
-VB tự sự với 2 trọng tâm:
+Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.
+Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
=>Nội dung vừa lặp lại vừa nâng cao cả về kiến thức lẫn kĩ năng.
Câu 8:
-Vì người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.Và các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự. 
-Khó có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
Câu 9:
Bảng mẫu: 
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
STT
Kiểu
văn bản chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
1
Tự sự
*
x
x
x
x
2
Miêu tả
x
*
x
x
3
Nghị luận
x
*
x
x
4
Biểu cảm
x
x
x
*
5
Thuyết minh
x
x
*
6
Điều hành
*
Gv: một số tác phẩm tự sự trong sgk từ lớp 6->9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục 3 phần: MB, TB, KB. Tại sao bài tập làm văn tự sự của hs vẫn phải có đủ 3 phần đã nêu?
Hs: vì đó là yêu cầu của nhà trường
Gv giảng: bài tập làm văn tự sự của hs vẫn phải có đủ 3 phần đã nêu, bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hs đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu “ chuẩn mực” của nhà trường.( còn các nhà văn có thể viết tự do “ phá cách”)
Gv: Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp gì trong việc đọc-hiểu văn bản tp văn học tương ứng trong sgk Ngữ văn không? Phân tích một ví dụ cụ thể?
Hs: Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều trong việc đọc-hiểu văn bản- tp văn học tương ứng trong sgk Ngữ văn.
Vd: Khi học về các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về Tập làm văn đã giúp cho người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích trong Truyện Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Gv giáo dục hs: cần nắm kĩ phần Tập làm văn để khi tìm hiểu một tác phẩm văn học bất kì sẽ dễ dàng tiếp nhận được nội dung và tư tưởng của tác phẩm đó.
-Gv: Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc-hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp những gì trong việc viết bài văn tự sự ? lấy ví dụ cụ thể?
-Hs: Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc-hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp Hs học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện.
-Vd: Các văn bản tự sự trong sách Ngữ văn đã cung cấp cho chúng ta các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật và sự việc
*Hướng dẫn tự học:
 -Vận dụng kiến thức Tập làm văn ,TV để đọc-hiểu một đoạn văn bản tự sự theo đặc trưng thể loại tự sự.
-Về ôn kĩ lại các nội dung vừa tìm hiểu; lấy ví dụ cho câu số 11 và câu số 12.
Câu 10:
 Bài tập làm văn tự sự của hs vẫn phải có đủ 3 phần đã nêu, bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hs đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu “ chuẩn mực” của nhà trường.
Câu 11:
 Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều trong việc Đọc-hiểu văn bản- tác phẩm văn học tương ứng trong sgk Ngữ văn.
Câu 12:
 Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc-hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp Hs học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện.
4. Hướng chuẩn bị bài mới.
 -Chuẩn bị sgk Ngữ văn 9 hk2 và soạn bài Phép phân tích và tổng hợp.
 -Về ôn lại toàn bộ chương trình Ngữ văn 9 hk1 để chuẩn bị cho kì thi sắp tới. 
Ngày soạn: 27/12/2010
Ngày dạy:
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
TIẾT 85-86
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá kiến thức tổng hợp của 3 phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn của học sinh. Hình thức kiểm tra viết thời gian 90’ không kể thời gian giao đề.
	Rèn các kĩ năng trả lời câu hỏi và câu hỏi trắc nghiệm, làm bài tự luận ở các kiến thức kiểu bài thuyết minh, tự sự
-Đề thi của Sở GD-ĐT Thành phố Cần Thơ
(có đề và đáp án đính kèm)

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9(16).doc