Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần học 22 năm học 2012

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần học 22 năm học 2012

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.

- Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.

2. Kỹ năng:

- Thu thập thông tin về những vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.

B.CHUẨN BỊ

-Giáo viên: Sưu tầm tài liệu.

-Học sinh: Sưu tầm một số sự việc, hiện tượng ở địa phương về môi trường,

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.

 1. Kiểm tra bài

 2. Bài mới.

(Gtb) Các em đã được học phương pháp làm bài văn nghị luận nói chung và phương pháp làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống nói riêng. Để giúp các em có kĩ năng sưu tầm và viết về vấn đề xung quanh ta dưới dạng bài văn nghị luận chúng ta cùng chuẩn bị nội dung cho tiết 143.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần học 22 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22	 Ngày soạn:29/1/2012
Tiết 101 Ngày dạy: 31/1/2012
 HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG
TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
- Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.
2. Kỹ năng:
- Thu thập thông tin về những vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
B.CHUẨN BỊ
-Giáo viên: Sưu tầm tài liệu.
-Học sinh: Sưu tầm một số sự việc, hiện tượng ở địa phương về môi trường,
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1. Kiểm tra bài 
 2. Bài mới.
(Gtb) Các em đã được học phương pháp làm bài văn nghị luận nói chung và phương pháp làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống nói riêng. Để giúp các em có kĩ năng sưu tầm và viết về vấn đề xung quanh ta dưới dạng bài văn nghị luận chúng ta cùng chuẩn bị nội dung cho tiết 143.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
-GV giới thiệu, yêu cầu của tiết học.
-GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài nghị luận về sự việc hiện tượng ở địa phương
Gơi ý:
- Đời sống nhân dân.
- Văn hóa trong đời sống (Chào hỏi)
- Các tệ nạn xã hội.( cờ bạc; ma túy) 
- Vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Quyền trẻ em.
- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ...
Hoạt động 2.
-Hướng dẫn cách làm:
-Về nội dung:
+Chọn một vấn đè trong đời sống xã hội.
+Ý kiến nhận định của cá nhân phải rõ ràng,cụ thể,có lập luận,thuyết minh,thuyết phục.
-Tuyệt đối không được nêu tên người,cơ quan,đơn vị cụ thể có thậtsẽ làm phạm vi tập làm văn trở thành bài báo cáo,tường trình hay đơn khiếu nại.
Hoạt động 3.
-Hướng dẫn hs tìm hiểu một số văn bản tham khảo để chuẩn bị cho bài viết ở nhà.
-Tuần 25 thu bài.
-Hs ghi đề bài.Thảo luận nhóm
-Chọn vấn đề theo gợi ý:vấn đề môi trường,đời sống văn hoá trong cộng đồng,thành tựu,tệ nạn xã hội,quyền trẻ em,chăm sóc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ,bà mẹ Việt nam anh hùng
..
-Hs ghi lại những điều cần lưu ý :
+Về nội dung.
+Về hình thức.
+Về kết cấu.
-Có bố cục đầy đủ 3 phần.
-Mở bài:giới thiệu sự việc,hiện tượng có vấn đề.
-Thân bài:
+Trình bày biểu hiện.
+Phân tích nguyên nhân.
+Tác hại.
+Đánh giá sự vật,hiện tượng.
-Kết bài:kết luận khẳng định,phủ định lời khuyên.
+Kết cấu chặt chẽ,lập luận rõ ràng,thuyết phục.
+Bài viết khoảng 1500 chữ trở lại.
- tìm hiểu một số bài tham khảo
I.Yêu cầu.
Đề bài: Hãy viết bài văn bàn về một hiện tượng xã hội nào đó đáng khen hoặc đáng chê ở địa phương em.
II.Cách làm.
-Chọn một sự việc,hiện tượng cụ thể.
-Phải có dẫn chứng.
-Không nói quá,nói giảm,nói tránh.
-Không ghi tên thật của các nhân vật có liên quan dến sự việc vì sẽ làm mất tính chất bài văn.
*Lưu ý:
-Nộp bài vào tuần 25.
III. Hướng dẫn tìm hiểu một số văn bản tham khảo để chuẩn bị cho bài viết ở nhà.
 D. Củng cố-Dặn dò.
 -Về nhà viết bài,nộp vào tuần 25.
 -Chuẩn bị bài mới:Hành trang vào thế kỉ mới.
 ==============================================================
Tuần 22	 Ngày soạn:29/1/2012
Tiết 102 Ngày dạy: 31/1/2012
Văn bản
 HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
 Vũ Khoan
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC	 1. Kiến thức:
 -Giúp hs nhận thức được những điểm mạnh,điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt nam,yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu,hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào CNH, HĐH trong thế kỉ mới.
 -Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
2.Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu và phân tích văn bản nghị luận về một vấn đề, con người xã hội.
3.Thái độ: giáo dục cho HS ý thức khắc phục điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam ngay trong bản thân mỗi cá nhân .
B.CHUẨN BỊ
Gv:giáo án.
Hs:trả lời các câu hỏi trong Sgk.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1. Kiểm tra bài :(Không)
 2. Bài mới.
(Gtb)vào thế kỉ XXI,thiên niên kỉ III, thanh niên Việt Nam chúng ta đã đang và sẽ chuẩn bị những gì cho hành trang của mình,liệu đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong mỏi ngay từ ngày độc lập đầu tiên?một trong những lời khuyên,những lời chuyện trò về một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thanh niên Việt nam được thể hiện trong bài nghị luận của đ/c Phó Thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001.Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản để làm sáng tỏ điều này.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
Hướng dẫn hs tìm hiểu chung
H: Em hãy nêu những thông tin chính về tác giả,tác phẩm.
-Gv nhấn mạnh một số thông tin chính
-Kết hợp với Sgk giải thích một số từ khó.Nhấn mạnh các từ:
-Động lực:lực tác động vào vật hay đồ vật hay đối tượng nào đó.
-Kinh tế tri thức:khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế mà trong đó tri thức trí tuệ chiếm tỉ trọng cao trong các giá trị của sản phẩm và trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân và được đánh giá cao.
-Thế giới mạng:liên kết trao đổi thông tin trên phạm vi toàn thế giới nhờ hệ thống máy tính liên thông(nối mạng in-tơ-net).
-Bóc ngắn cắn dài:thành ngữ chỉ lối sống,lối suy nghĩ,làm ăn hạn hẹp, nhất thời,không có tầm nhìn xa.
-Gv hướng dẫn đọc-đọc mẫu,gọi hs đọc v/b.Nhận xét cách đọc.
-Đọc rõ ràng,mạch lạc,tình cảm,phấn chấn.
H:Văn bản trên thuộc kiểu loại văn bản nào? Dựa vào yếu tố nào để xác định đúng tên kiểu loại văn bản này?
H:Hãy nêu hệ thống luận điểm,luận cứ của văn bản.
L/cứ 3: Những điểm mạnh,yếu của con người Việt nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới.
Hoạt động 2
Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản.
H:Vì sao tác giả cho rằng chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người(Tác giả lập luận bằng những lí lẽ nào?).
H:Vì sao tác giả cho rằng chuẩn bị hàng trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người ? ( Tác giả lập luận bằng những lý lẽ nào )
H:Em có nhận xét đánh giá về cách lập luận của tác giả ?
-Gv chốt.
Chuyển ý:Trong hoàn cảnh chuyển giao thiên niên kỷ mới nước ta đang đứng trước bối cảnh thế giới như thế nào và có nhiệm vụ cấp bách nào cô mời các em tiếp tục tìm hiểu trong luận cứ tiếp theo.
H:Em hãy cho biết vào năm 2001 nước ta đang đứng trước bối cảnh thế giới như thế nào ? (bối cảnh đó có tạo cho nước ta thuận lợi và thách thức không ?)
Thuận lợi : Có cơ hội để tiếp cận khoa học công nghệ. 
Thách thức :Nếu không có khả năng tiếp cận khoa học thì sẽ tụt hậu 
H:Với Mục tiêu : Năm 2020 nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp. Vậy để đạt được mục tiêu trên trước mắt nước ta phải thực hiện những nhiệm vụ nào ?
H:Mục đích của tác giả nêu ra để làm gì?
Gv: Nhận xét , chốt vấn đề:
* Dù bối cảnh chung hay riêng , rộng hay hẹp thì thì vấn hết sức lâu dài và cấp bách đặt ra là vấn đề con người .
 Chuyển ý :Vậy lớp trẻ Việt Nam cần phải làm gì để tiếp bước cha anh xây dựng và bảo vệ tổ quốc cô mời các em tiếp tục tìm hiểu luận cứ thứ 3: Những điểm mạnh , điểm yếu của con người Việt Nam.
H:Em hãy nêu những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam .
* Con người Việt Nam ta có rất nhiều điểm mạnh đáng tự hào,giúp ta tận dụng được những cơ hội, ứng phó với tình huống hội nhập quốc tế. Nhưng cũng có không ít những hạn chế cần nhanh chóng khắc phục 
Gv liên hệ : Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của con người Việt Nam bằng cách nào ?
H:Em hãy nhận xét cách lập luận và thái độ của tác giả qua các đoan văn khi nói về cái mạnh cái yếu của con người Việt Nam. 
Gợi ý:
-Nêu điểm mạnh, điểm yếu tác giả có chỉ ra nguyên nhân tác hại của nó không? Có toàn diện không?Có dân chúng thực tế để làm rõ vấn đề không ?
- Tác dụng của thành ngữ, tục ngữ ? 
- Tác giả có tôn trọng sự thật không? 
* Hoạt động 3: 
 -Tổng kết: 
H:Qua văn bản em hãy cho biết tác giả muốn gửi đến cho thế hệ trẻ tâm sự gì?
 H:Em có nhận xét gì về trình tự lập luận và ngôn ngữ của tác giả? 
 - Ta thấy văn bản bàn về một vấn đề quan trọng của đất nước nhưng tác giả sử dụng ngôn ngữ như thế nào ?
 ( Liên hệ làm văn nghị luận)
-Nêu những thông tin chính về tác giả-tp theo Sgk.
-Hs giải thích và lắng nghe.
-Giải thích và nghe g/thích.
-Nghe hướng dẫn,đọc mẫu.
-Thể loại :nghị luận về một vấn đề xã hội-giáo dục;nghị luận giải thích.
-Dựa vào Sgk nêu 
+Luận điểm:Lớp trẻ Việt nam cần nhận ra những cái mạnh,cái yếu của con người Việt nam để rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
+Luận cứ
1:Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trong nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
2: Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu,nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
-Hs quan sát sách giáo khoa trang 26 nêu 2 lý lẽ để trả lời :
- Từ cổ chí kim con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử .
- Trong thế kỷ tới nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người ngày càng nổi trội.
-Hs tự nêu nhận xét:Lập luận có tính khái quát, gắn với thực tế .
 -Hs dựa vào đọan 2 trang 27 để trả lời .
- Thế giới: Khoa học và công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế
-Lắng nghe.
-Tác giả nêu ra để lập luận khẳng định vai trò của con người trong công cuộc xây dựng đất nước
HS: Nêu 3 nhiệm vụ Sgk /27
+ Phải thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. 
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
+ Phải tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
-Hs dựa vào SGK trả lời .
-Lắng nghe.
HS: Thảo luận cử đại diện nêu kết quả :
-Chăm học , chuẩn bị cho mình đầy đủ tri thức để bước vào đời 
- Cần cù, cẩn trọng mọi việc .
- Đoàn kết yêu thương 
-Hs tự nhận xét trả lời :
Gợi ý :
-T.giả vừa nêu điểm mạnh , điểm yếu vừa nêu nguyên nhân, tác hại .
- Nêu vấn đề toàn diện (mạnh , yếu )
- Thái độ thẳng thắn, tôn trọng sự thật ..
-Hs dựa vào bài phân tích để trả lời.
-Cách lập luận chặt chẽ,ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu , một trong những biện pháp tạo sắc thái ấy là tác giả sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ để tạo cho ý văn cô đúc ngắn gọn mà sâu sắc .
I.Tìm hiểu chung.
1.Tác giả:Vũ Khoan sinh 1937,quê ở Hà Tây.
 2.Tác phẩm:văn bản được sáng tác vào năm 2001,được in vào tập “Một góc nhìn tri thức”(2002).
3. Từ khó/ Sgk
4. Đọc- tìm bố cục
5. Thể loại: nghị luận về một vấn đề xã hội-giáo dục;nghị luận giải thích.
II.Tìm hiểu văn bản.
1.Vai trò con ngưòi khi bước vào thế kỉ mới.
-Với cách lập luận vừa có tính khái quát, lại vừa gắn với thực tế tác giả đã nhấn mạnh được vai trò quan trọng của con người khi bước vào thế kỷ mới .
2.Bối cảnh thế giới và nhiệm vụ của đất nước .
- Bối cảnh thế giới: Có nhiều thuận lợi và thách thức .
-Nhiệm vụ của đất nước: Cùng một lúc phải giải quyết 3 nhiệm vụ hết sức nặng nề .
3.Những điểm mạnh,điểm yếu của con người Việt Nam.
* Điểm mạnh: 
-Thông minh, nhạy bén với cái mới
- Cần cù,sáng tạo.
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhất là trong chiến tranh .
- Có bản tính thích ứng nhanh
Þ Những điểm mạnh đó đáp ứng yêu cầu sáng tạo của xã hội hiện đại
* Điểm yếu :
-Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
- Thiếu đức tính tỷ mỉ, không coi trong nghiêm ngặt quy trình công nghệ , chưa quen với cường độ lao động khẩn trương
- Thường đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống hằng ngày.
- Kỳ thị kinh doanh, hạn chế trong thói quen nếp nghĩ. ÞKhó phát huy trí thông minh, không thích ứng với nền kinh tế tri thức
-Cách lập luận và thái độ của tác giả :
+ Nêu và phân tích vấn đề toàn diện, có những ví dụ thực tế để làm rõ vấn đề .
+ Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ hợp lý tạo cho ý văn ngắn gọn, sâu sắc .
+Thái độ thẳng thắn, tôn trọng sự thật.
* Đó là cách viết có chiều sâu, giàu sức thuyết phục.
III. Tổng kết :
1. Nội dụng: Qua văn bản tác giả mong lớp trẻ Việt Nam cần nhận rõ và biết phát huy điểm mạnh , khắc phục điểm yếu,hình thành thói quen tốt từ những việc làm nhỏ nhất .
2.Nghệ thuật: Cách lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giản dị. 
 D. Củng cố-Dặn dò.
 -Vai trò con ngưòi khi bước vào thế kỉ mới.
 -Bối cảnh thế giới và nhiệm vụ của đất nước .
 -Những điểm mạnh,điểm yếu của con người Việt Nam.
 -Về nhà học bài,chuẩn bị bài mới:CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP(tt)
 =================================================================
Tuần 22	 Ngày soạn:31/1/2012
Tiết 103 Ngày dạy: 1/2/2012
Tiếng Việt 
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
(Tiếp theo)
 A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Đặc điểm của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.
- Công dụng của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú trong câu.
- Đặt câu có sử dụng thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú.
B.CHUẨN BỊ
Gv:giáo án
Hs:Xem trước bài mới
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1. Kiểm tra bài 
 CH:Nêu các thành phần biệt lập đã học( tình thái , cảm thán) ? Ví dụ 
 2.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: 
Hd học sinh tìm hiểu thành phần gọi – đáp:
- Yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK
H: Các từ in đậm từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp?
Những từ ngữ này có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?
Không.
H:Trong những từ in đậm đó, từ nào dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào dùng để duy trì cuộc thoai đang diễn ra?
H:Như vậy thành phần gọi- đáp dùng trong câu làm gì?
Hoạt động 2:
-Hd học sinh tìm hiểu thành phần phụ chú. 
- Gọi hs đọc ví dụ tiếp theo .
H: Nếu lược bỏ từ in đậm nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?
H: Ở (a) từ ngữ in đậm thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
H: Ở (b) cụm từ in đậm chú thích điều gì?
H:Thành phần phụ chú dùng trong câu làm gì?
H: Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú trong câu?
-Yều cầu hsđọc ghi nhớ ở SGK.
Hoạt động 3: 
Hướng dẫn hs làm bài tập .

-Yêu cầu HS đọc bài tập 1 và 2 và đàm thoại nhanh với HS để tìm hiểu kết quả bài tập 1 và 2: 
-Yêu cầu HS đọc bài tập 3- 4 và yêu cầu HS thảo luân nhóm tìm và nêu kết quả .
- HS: đọc ví dụ sgk .
- Trả lời : 
Này: gọi.
Thưa ông: đáp
Trả lời: Không .
- Trả lời :
+Này: tạo lập cuộc thoai.
+Thưa ông: duy trì cuộc thoại .
- Tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
-Hs đọc ví dụ.
- Trả lời: Không vì đó không phải là một bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu. 
- Trả lời (a) Đứa con gái đầu lòng.
- Trả lời:(b) Cụm C–V chỉ việc diễn ra trong trí của riêng tác giả.
( Cụm từ đó có ý giải thích thêm rằng “ Lão không hiểu tôi” chưa hẳn đã đúng.)
- Trả lời: Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
- Trả lời: Được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.
- Đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
.
- 2 HS trả lời câu hỏi bài tập 1và 2.
- Mỗi tổ thảo luận tìm kết quả 1 câu và trình bày trước lớp theo yêu cầu.
I/ Thành phần gọi – đáp.
1/ Ví dụ/Sgk.
2/ Nhận xét.
- Này :Gọi.(mở đầu sự giao tiếp).
- Thưa ông: Đáp(duy trì cuộc giao tiếp)
->Những từ này được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
=>Thành phần gọi-đáp.
*Ghi nhớ/Sgk.
II/ Thành phần phụ chú.
1/ Ví dụ/Sgk.
2/ Nhận xét
- Và cũng là đứa con duy nhất của anh.
- Tôi nghĩ vậy.
Phần phụ chú: Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. 
*Ghi nhớ/Sgk.
III/ Luyện tập.
1/ - Này: gọi.
 - Vâng: đáp
Quan hệ trên- dưới, thân.
2/ Gọi- đáp: Bầu ơi.
 Không hướng cụ thể đến ai.
3/ a. Kể cả anh ( mọi người)
b.Các thầy,cô giáo,các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ.(những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này)
c.Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới.( lớp trẻ).
d.Có ai ngờ Thương thương quá đi thôi ( thái độ của người nói trước sự việc hay sự vật ).
 D. Củng cố-Dặn dò.
 - Thế nào là thành phần gọi – đáp,hành phần phụ chú?
 - Về nhà học bài,làm bài tập còn lại.Chuẩn bị bài mới:Viết bài Tập làm văn số 
 ==============================================================
 Tuần 22	 Ngày soạn:1/1/2012
Tiết 104-105 Ngày dạy: 3/1/2012
BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 5
( Nghị luận xã hội)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: Hs trình bày được một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội theo yêu cầu đè cho sẵn . 
 2.Kỹ năng:Rèn kỹ năng viết văn nghị luận .
 3.Thái độ: qua bài kiểm tra giúp hs tự điều chỉnh hành vi nói năng của bản thân một cách tốt hơn. 
B.CHUẨN BỊ
Gv:Chuẩn bị đề - đáp án.
HS: ôn tập lý thuyết – đọc bài làm văn mẫu ở nhà . 
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1. Kiểm tra bài cũ: không.
 2. Bài mới.
I. GV nêu yêu cầu tiết làm bài:
- Yêu cầu HS làm bài nghiên túc, không trao đổi , không nói chuyện riêng , quay cóp. 
 II.Chép đề:
 Hiện nay trong xã hội xuất hiện một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức .. của nhiều người đó là : “ Bệnh nói dối”. Hãy trình bày ý kiến của em về căn bệnh này.
 III. Đáp án: 
 1. Mở bài: 
 - Giới thiệu bệnh nói dối: là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm 
 - Và cách hiểu về nó: là không nói đúng sự thật, không đúng với tâm trạng, suy nghĩ của mình, cố ý che dấu một cái gì đó, thậm chí xuyên tạc.
 2.Thân bài: 
- Biểu hiện : 
+ Người ta chủ động nói dối để( tô vẽ bịa đặt kỹ lưỡng) để mang lại lợi ích cho mình nhiều nhất. ( con – cha mẹ ; HS - thầy cô; cấp dưới – cấp trên)
+ Người ta thụ động nói dối khi mà nghe cấp trên hay những người đối thoại nói những điều mình không vừa lòng ( ví như trong bụng thì ghét nhưng vẫn nói rằng thích )
 Ví dụ : cấp dưới không muốn nghe cấp trên phê bình về công việc của mình. Nhưng vẫn nói rằng nhờ có anh kiểm tra giúp đỡ em mới có điều kiện phát hiện và khắc phúc hạn chế. 
+ Người ta tâng bốc nhau khi có cấp trên dự đại hội hoặc tổng kết với những từ bóng bẩy để lấy lòng cấp trên .
 Ví dụ: 
- Nghe những lời vàng ngọc của anh chúng en sáng mắt , sáng lòng , khiến chúng em vô cùng cảm kích .
- Có một câu chyện đàm tiếu( hài hước) rằng: một ông cán bộ cấp phó đến bệnh viên thămcan bộ cấp trưởng bị ốm miệng rối rít nói rằng: anh cố gắng khỏi bệng đẻ về với chúng em,anh mà ốm lâu nằm bệp xuống thì ai lái con thuyền sự nghiệp của chúng ta đây, anh em mong anh từng giờ. Nhưng khi mới vừa ra khỏi cổng bệnh viện thì ông cấp phó ấy đã thốt lên một câu tự đáy lòng mình rằng: Trời ơi! Ông ấy còn tỉnh táo lắm, còn lâu mới chết. Mình còn lểo đẽo cấp phó đến bao giờ đây.
 - Nguyên nhân: 
+ Do thiếu trung thực ,xa thức tế, chỉ muốn cầu lợi, thích được khen, không muốn bị nhắc nhở, he dấu sự thật để có lợi cho bản thân (chủ quan ) .
+ Xung quanh ta có nhiều người thích được nịnh, ve vuốt, được ru ngủ, được tâng bốc nên những kẻ“lợi khẩu”có cơ hội để luồn lách ra tay( khách quan ) 
 - Tác hại : 
+ Bệnh nói dối tràn lan sẽ làm suy thoái đạo đức, nhân cách của con người.
+ Bệnh nói dối gây cho những người quen nói dối và quen nghe nói dối thái độ dửng dưng, coi thường tất cả. ( Coi thường sự thật ).
+ Bệnh nói dối trở thành lá bùa hộ mệnh có hiệu quả cao cho những kể bất tài luôn luồn lách và hành xử theo kiểu : công thì của tôi, tội thì của chúng ta . 
+ Báo cáo không trung thực-căn bệnh thành tích cũng là căn bệnh nói dối .Và khi cấp trên quan liêu nữa thì nó sẽ gây hiểm họa cho xã hội. 
- Đánh giá: đây là căn bệnh khó chữa, chúng ta hãy lên án, phê bình và đẩy lùi và nêu cao tình thần tôn trọng sự thật ,có thế thì đời sống xã hội mới ngày một tiến bộ hơn .
 c. Kết bài: 
- Kêu gọi mọi người hãy sống thật với bản thân, không nên nói dối, vì nói dối nhiều lần thì sẽ bị lộ,làm mất niềm tin và mất tất cả. Nói dối gây cho bản thân căn bệnh ỉ lại, gây tác hại xấu cho xã hội 
Lưu ý : 
- Nội dung :Không bắt buộc hs làm theo trên một cách cứng nhắc, mà chỉ yêu cầu hs có cách làm như trên và trình bày được các ý trên.
- HÌnh thức: bố cục phải mạch lạc;có luận điểm rõ ràng;luân cứ xác thực,lập luận phù hợp;lời văn chính xác,giàu cảm xúc, thể hiện rõ phong cách cá nhân . 
 ================================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 22CKKN.doc