Giáo án Ngữ văn khối lớp 8 - Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Giáo án Ngữ văn khối lớp 8 - Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn và của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc NT của văn bản.

- Biết vận dụng nghệ thuật lập luận trong văn bản để nâng cao kĩ năng làm văn NL.

II.CHUẨN BỊ:

- HS đọc kĩ bài, soạn bài

-GV tìm hiểu thêm về thể hịch và so sánh với thể chiếu đã học trước đó.

- Tích hợp với văn bản nghị luận trong phần tập làm văn

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 2.KTBC:

 ? Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, các em đã được học văn bản nào được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta?

- Trả lời: Văn bản " Sông núi nước Nam" ( Nam quốc sơn hà)

- HS đọc văn bản

+ Nam quốc sơn hà Nam đế cư

 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

+ Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

 Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

 Chúng mày nhất định bị tan vỡ.

 3. BÀI MỚI

 * Giới thiệu bài

- GV: Vừa rồi, cô và các em đã nhớ lại âm hưởng hào hùng trong một tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước nhà. Các em ạ, trong lịch sử văn học dân tộc ta có rất nhiều áng văn thơ bất hủ như thế. Chẳng hạn như " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, " Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, và sau này là " Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh. Trong số đó, "Hịch tướng sĩ" được coi là bản anh hùng ca của thời đại, là lời hiệu triệu non sông khi nước nhà lâm nguy. Hôm nay, cô và các em sẽ cùng đi tìm hiểu tác phẩm này.

 Văn bản này được học trong hai tiết, giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tiết 1 của bài.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 8 - Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 93 Văn bản Thứ 3 ngày 17 tháng 02 năm 2009
Hịch tướng sĩ
	Trần Quốc Tuấn
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn và của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc NT của văn bản.
- Biết vận dụng nghệ thuật lập luận trong văn bản để nâng cao kĩ năng làm văn NL.
II.Chuẩn bị:
- HS đọc kĩ bài, soạn bài
-GV tìm hiểu thêm về thể hịch và so sánh với thể chiếu đã học trước đó.
- Tích hợp với văn bản nghị luận trong phần tập làm văn
III. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức
 2.KTBC:
 ? Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, các em đã được học văn bản nào được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta?
- Trả lời: Văn bản " Sông núi nước Nam" ( Nam quốc sơn hà)
- HS đọc văn bản
+ Nam quốc sơn hà Nam đế cư
 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
+ Sông núi nước Nam vua Nam ở 
 Vằng vặc sách trời chia xứ sở 
 Giặc dữ cớ sao phạm đến đây 
 Chúng mày nhất định bị tan vỡ. 
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài
- GV: Vừa rồi, cô và các em đã nhớ lại âm hưởng hào hùng trong một tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước nhà. Các em ạ, trong lịch sử văn học dân tộc ta có rất nhiều áng văn thơ bất hủ như thế. Chẳng hạn như " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, " Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, và sau này là " Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh. Trong số đó, "Hịch tướng sĩ" được coi là bản anh hùng ca của thời đại, là lời hiệu triệu non sông khi nước nhà lâm nguy. Hôm nay, cô và các em sẽ cùng đi tìm hiểu tác phẩm này. 
 Văn bản này được học trong hai tiết, giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tiết 1 của bài. 
Tiết 93: Văn bản Hịch tướng sĩ - Tác giả Trần Quốc Tuấn
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
? Dựa vào phần chú thích * và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Trần Quốc Tuấn?
- TQT năm sinh chưa rõ ràng( 1226,1230)
- Ông là con An Sinh Vương Trần Liễu- Quê: Nam Định
- Ông là người đã biết vượt qua mọi hiềm khích cá nhân để đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết.
-1257 cầm quân trấn giữ biên thuỳ chống quân Mông Cổ ở phía Bắc.
-1285-1287 được cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân. Với tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã chiến thắng lẫy lừng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp. Bạch Đằng.
- Ông là nhà lí luận quân sự với các tác phẩm :"Vạn kiếp tông bí truyền thư", "Binh thư yếu lược"
- Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp ( Chí Linh- Hải Dương) và mất ở đó. 
- ->Có thể nói, trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên, với tài năng quân sự của mình, ông là người có công lớn nhất, tiêu biểu là trận Bạch Đằng Giang oanh liệt ngàn đời. Ông xứng đáng được công nhận là một trong số 10 đại nguyên soái quân sự của thế giới./ Để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân ta đã tôn thờ ông là Đức Thánh Trần và dựng tượng, lập đền thờ ông ở rất nhiều nơi. Rất tự hào cho Hải Dương của chúng ta có đền thờ ông tại Kiếp Bạc và hằng năm tổ chức lễ hội vào tháng Tám âm lịch.( Chiếu hình ảnh về DTKS đền Kiếp Bạc)
? Dựa vào SGK và hiểu biết của em về lịch sử, hãy thảo luận để làm rõ hai vấn đề sau về tác phẩm:
 + Hoàn cảnh sáng tác
 + Thể loại
 ? Với câu hỏi này, cô yêu cầu các em làm việc theo hình thức "đôi bạn học tập".
-TG 1p: Hai bạn tổ chức thành một nhóm, thảo luận vấn đề mà cô đưa ra.
? TG đã hết mời đôi bạn thứ nhất cho biết kết quả thảo luận? Các đôi bạn khác ? 
- Sau chiến thắng 1258 đến thời điểm này ( 1285) là gần 30 năm. Một thời gian hoà bình rất dài. Đa số các tướng lĩnh của chúng ta ngủ quên trên chiến thắng.
- Một số thì mải mê hưởng lạc, một số khác sợ uy của giặc nên dao động, muốn cầu hoà. "Hịch tướng sĩ" ra đời để khích lệ tướng sĩ học tập " Binh thư yếu lược" và đánh tan tư tưởng thờ ơ, thái độ cầu an hưởng lạc của họ.
 ? Nhóm đôi bạn tiếp theo cho cô biết kết quả thảo luận? Em hiểu thế nào là thể hịch?
- Hịch- thể văn nghị luận cổ xưa dùng để tập hợp lực lượng, lên án kẻ thù, kêu gọi hành động, răn dạy, vỗ về quân sĩ, dân chúng.
- TP viết bằng chữ Hán, được chép trong " Đại Việt sử kí toàn thư", có rất nhiều bản dịch, nhưng văn bản mà chúng ta học là bản dịch tiêu biểu nhất. In trong Hợp tuyển văn học Việt Nam thế kỷ X-XVII. NXB VH 1976
? Bố cục chung của một bài hịch?(Chiếu)
+ Gồm 4 phần 
- Phần mở đầu: có tính chất nêu vấn đề.
- Phần thứ hai: nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng.
- Phần thứ ba: nhận định tình hình, phân tích phải trái để gây lòng căm thù giặc.
- Phần kết thúc: nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.
GV: ở tiết trước các em đã được học văn bản " Chiếu dời đô"? So sánh sự giống - khác nhau giữa thể hịch và chiếu?
 Chiếu--------- Hịch
+Giống:- Thuộc thể văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, có thể viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu.
- Đều dùng để ban bố công khai do vua, tướng lĩnh biên soạn.
+ Khác: -Chiếu: dùng để ban bố mệnh lệnh.
- Hịch: dùng để cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi, động viên khích lệ tinh thần quân sĩ chống kẻ thù cũng có khi khuyên nhủ, răn dậy thần dân và người dưới quyền.
- Sau khi đã hiểu rõ về tác giả, tác phẩm,chúng ta chuyển sang phần II.
-GV: ( Giọng đọc giọng khúc chiết; lúc thì căm giận, đau xót, uất ức; khi thì đằm thắm, xúc động; lại có đoạn giọng dồn dập, dằn từng câu, nhấn từng chữ)
-HS đọc đ1
- GV đọc đoạn 2 
- Đây là văn bản rất dài, thời gian trên lớp không cho phép nên phần đọc của cô và các em dừng lại tại đây. Những phần sau, chúng ta sẽ đọc khi phân tích. Để giúp các em cảm nhận cụ thể hơn về âm hưởng của bài hịch, cô sẽ đọc lại đoạn văn cô vừa đọc bằng bản phiên âm.
- GV đọc phiên âm.
+ Chú thích: Văn bản này là một thể văn nghị luận cổ, có rất nhiều từ ngữ khó mà chúng ta cần tìm hiểu. Khi yêu cầu các em soạn bài ở nhà, cô đã hướng dẫn các em tìm hiểu chú thích, cô khái quát lại như sau:
- Chú thích 1-11: Tên riêng của các tướng lĩnh thời cổ ở phương Bắc.
- CT từ 16-23: Là những điển tích, điển cố.
- Những CT còn lại là giải nghĩa những từ khó.
 Trong quá trình đọc- hiểu văn bản cô sẽ cho các em tìm hiểu tiếp.
? Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần?
GV: Vừa rồi các em đã tìm được bố cục của văn bản "Hịch tướng sĩ", em hãy quan sát bảng so sánh với bố cục chung của một bài hịch.
- " HTS"- về cơ bản là giống kết cấu chung của thể loại hịch nhưng có sự thay đổi linh hoạt. Trần Quốc Tuấn có những cách thể hiện riêng để đạt được mục đích cuối cùng của một bài hịch là động viên, khích lệ quân sĩ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu điều đó qua các phần của văn bản.
 ? Mở đầu bài hịch, tác giả đã nêu một số tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách của Trung Quốc. ? Đó là những ai? Vì sao họ được nêu gương?- Vì họ là những trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ, vì vua, vì nước.
? Quan sát lại toàn bộ phần 1, em thấy cách vào vấn đề của văn bản này có gì đặc biệt ?.
 ở đoạn văn mở đầu này, tác giả đã vào vấn đề một cách rất tự nhiên, nhẹ nhàng, khéo léo. Đưa các gương trung thần nghĩa sĩ Trung Quốc thời Xuân Thu Chiến Quốc, đời
Hán, đời Đường, hay có tính chất thời sự như đời Tống, Nguyên mà các tướng sĩ từng nghe, từng biết và không thể nghi ngờ gì nữa.
? Tác giả nêu các gương trung thần nghĩa sĩ nhằm mục đích gì ?
- Theo quan niệm phong kiến, "Trung quân" nghĩa là ái quốc, hi sinh cho vua chúa, chủ soái của mình, tức là hi sinh cho nước, và hi sinh đến mức cao là tự huỷ hoại thân thể như nuốt than, chặt tay hay chịu tử thương. Những tướng lĩnh như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng hay những viên quan nhỏ như: Thân Khoái, Kính Đức đã nêu gương như thế. Họ là những trung thần nghĩa sĩ được lưu tên trong sử sách. Tác giả đưa những tấm gương sáng ấy nhằm khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ nhà Trần. Đây chính là phép nêu gương, khích tướng trong binh pháp.
 Chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần thứ 2 của bài hịchà
- Quan sát đoạn văn;
- Mở đầu phần 2, tác giả viết:" Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan"
? Em hiểu "thời loạn lạc" và "buổi gian nan" là muốn nói đến hoàn cảnh nào của đất nước ta lúc bấy giờ? 
- Khi tác giả nói " Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan" ấy là khi đất nước ta đang đứng trước hoạ xâm lăng của quân Mông- Nguyên. "Ta cùng các ngươi" đang cùng chung gian nan, thử thách cùng vinh, nhục với đất nước. 
? Từ việc nhận định hoàn cảnh đất nước. Tác giả đi vào lột tả bộ mặt thật của sứ giặc. Theo dõi câu văn tiếp theo tìm những chi tiết thể hiện hành động của sứ giặc trên đất nước ta?
? ở câu văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
+ Hình ảnh.+ Từ ngữ.
? QS câu văn, em có nhận xét gì về hình thức?-Đọc- Câu văn biền ngẫu có những vế câu đối xứng nhauà Nghệ thuật đối ngẫu.
? Hình ảnh ẩn dụ ấy gợi tả điều gì? 
 " Cú và diều " là hai loài chim mà người xưa coi là hai loài chim xấu và dữ. 
-"Thân dê chó" là thân thể của loài súc vật bẩn thỉu, tanh hôi, thấp hèn. 
- Với việc dùng hình ảnh ẩn dụ- vật hoá, tác giả đã vạch trần bộ mặt xấu xa của tên sứ giặc ->Thái độ khinh bỉ của mình.
?Các từ ngữ giàu hình ảnh " nghênh ngang, sỉ mắng, bắt nạt, đòi, thu, vét" giúp em hiểu gì về những hành động của sứ giặc?- ngang ngược, lòng tham không cùng
 Sau thất bại nặng nề năm 1258, cậy thế Thiên triều, đế quốc Mông- Nguyên liên tiếp cử sứ giả sang nước ta sách nhiễu. Chúng đi lại nghênh ngang ngoài đường, hành động bạo ngược, coi kinh thành Đại Việt là quận huyện của chúng, cậy thế nước lớn sỉ mắng vua tôi nhà Trần. Một tên sứ giặc bình thường mà dám xúc phạm tể phụ- vị quan lớn nhất trong triều đình ( là những người, những cấp đại diện cho một quốc gia, dân tộc). 
- Đây là những hình ảnh có thực trong lịch sử
-Chúng đã xúc phạm đến quốc thể và lòng tự tôn dân tộc. 
+ Hành động khiêu khích, bạo ngược.
+ Về chính trị: xúc phạm quốc thể
+ Về kinh tế: ra sức vơ vét
- Những hành động đó chỉ là cái cớ để chúng đạt được mục đích cuối cùng là: bằng mọi cách phải xâm lược cho được Đại Việt.
- Câu văn biền ngẫu với nghệ thuật đối ngẫu được vận dụng sắc bén, làm nổi bật hành động và dã tâm của bọn sứ giặc, mỗi một vế câu đã vạch trần một âm mưu, một hành động tham tàn của kẻ thù.
? Câu cuối đoạn văn là một lời nhận định của tác giả. ( HS đọc câu văn) ? Câu văn có gì độc đáo về nghệ thuật?
? ý nghĩa của hình ảnh so sánh này?
- Hình ảnh so sánh-"hổ đói" là một loại thú dữ. Đã là hổ đói thì không biết phải ném bao nhiêu thịt mới vừa. Cũng có lúc, người nuôi hổ đói phải thế mạngà lời nhận định rất sắc sảo về tình hình hiện tại của đất nước.
-Với tài năng của một vị Tiết chế thống lĩnh, TQT đã chỉ rõ được thảm cảnh của đất nước: "nước mất nhà tan". Trở lại hoàn cảnh lịch sử - Lúc này, kẻ thù đang lăm le xâm lược, 50 vạn quân do Thoát Hoan cầm đầu đang áp sát biên giới, thế giặc lần này mạnh hơn rất nhiều so với lần trước. Tình hình đất nước đang " ngàn cân treo sợi tóc".
? Em có nhận xét gì về lí lẽ và dẫn chứng trong đoạn văn? 
? Từ việc vạch trần bản chất sứ giặc bằng những dẫn chứng xác thực, nhận định sắc sảo, tác giả đã khơi gợi ở tướng sĩ điều gì?
-TQT muốn truyền tới các tướng sĩ lòng căm thù giặc, nỗi oán hận khi quốc thể bị lăng nhục để từ đó mà thổi bùng lên ngọn lửa căm thù ở tướng sĩ.
àSau khi nhìn thấu dã tâm của giặc, nhận định được thảm hoạ của đất nước, tác giả đã bộc bạch nỗi lòng của mình. Tâm sự đó ntn, cô và các em cùng tìm hiểu tiếp.
? Đây là đoạn văn tác giả bộc lộ rất cụ thể tâm trạng của mình. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật qua những chi tiết này?
 ? Hình ảnh ẩn dụ so sánh đó gợi lên tâm trạng của tác giả như thế nào ?
- Hình ảnh "nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt/ nước mắt đầm đìa" là những hình ảnh ẩn dụ, ước lệ đã quen dùng trong văn chương cổ. Mượn hình ảnh này, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình.
 + Đó là một tâm trạng nhiều đau đớn. Đó là nỗi lo lắng, dằn vặt, trằn trọc, nặng lòng vì Tổ quốc của vị Tiết chế thống lĩnh. Sau này chúng ta sẽ được gặp tâm trạng ấy ở Nguyễn Trãi: " Còn có một lòng, âu việc nước
 Đêm đêm thức nhẫn, nẻo sơ chung".
- ở Hồ Chí Minh mà Chế Lan Viên đã từng ca ngợi:
 "Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước.
 Cây cỏ trong chiêm bao, xanh sắc biếc quê nhà.
 Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc.
 Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa".
 à Đó là nỗi lo lắng của những trái tim yêu nước nước vĩ đại.
? Cùng với việc thể hiện nỗi đau tác giả đã bộc lộ thái độ một cách cụ thể. ?Em hãy tìm chi tiết và nhận xét về nghệ thuật?( Cách ngắt nhịp).
? Những động từ mạnh cùng với cách ngắt nhịp đã diễn tả thái độ của tác giả như thế nào? 
- Với lòng căm thù sục sôi, tác giả khao khát được trả thù và phải dùng những hình thức trừng phạt mạnh nhất, ghê gớm nhất như xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu đối với kẻ thù thì mới hả lòng căm giận.
+ Đến đây chúng ta hiểu rằng: cái nguyên cớ sâu xa của nỗi đau khiến cho tác giả tới bữa quên ăn/ nửa đêm vỗ gối/ ruột đau như cắt/ nước mắt đầm đìa", chính là sự căm tức quyết không dung tha lũ giặc cướp. Nỗi đau ấy, tâm trạng ấy được diễn tả một cách cụ thể, xúc động. Lời nói, mạch văn được ngắt thành nhiều vế cân xứng như những đợt sóng dồn dập trào dâng trong lòng, thể hiện lòng căm thù sục sôi của tác giả.
TLN 3p: Có ý kiến cho rằng câu văn cuối đoạn đã thể hiện ý chí, tâm nguyện của tác giả. ý kiến của em như thế nào? Hãy thảo luận để làm rõ điều đó?
- Các em thảo luận và nhóm trưởng báo cáo kết quả. 
(?Cách thể hiện ý chí, tâm nguyện có gì đặc biệt?)
- " Xác gói trong" là điển tích nói lên niềm kiêu hãnh, tự hào của các tráng sĩ ngày xưa được hi sinh trên chiến địa.
-Đây là lối nói thậm xưng, khoa trương, phóng đại, ý nói là: dù ta đây có hàng trăm hàng nghìn thân xác, dù có phải hi sinh hàng trăm hàng nghìn lần cũng quyết báo ơn vua, đền nợ nước.
? Việc sử dụng lối nói phóng đại và dùng điển cố ấy có tác dụng gì ?
- Đặc biệt là cụm từ " ta cũng vui lòng" phiên âm " diệc nguyện vi chi",- có nhiều cách dịch khác nữa: " ta cũng cam lòng, ta cũng nguyện làm"à ý chí, tâm nguyện tự nguyện của vị chủ tướng.
- Lời văn trên của vị Quốc công tiết chế là một cách nói rất hay, rất sâu sắc và độc đáo về một lời thề thiêng liêng, thể hiện tư thế hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến của người anh hùng thủa " Bình Nguyên". Chính vì vậy mà khi giặc Mông- Nguyên tràn vào nước ta mạnh như gió lướt, sóng dữ, ông vẫn ung dung, nghiêm nghị tâu với vua Trần Nhân Tông: " Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước hết hãy chém đầu thần đi đã!..."
-ý chí của Trần Quốc Tuấn tiêu biểu cho ý chí của một dân tộc anh hùng, một thời đại anh hùng.
? Đến đây, em hiểu thêm điều gì về tác giả?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu và cách lập luận của tác giả trong đoạn văn? ( Khi thể hiện tâm trạng, thái độ và ý chí)
+ Cách lập luận: - Đi từ nhận định tình hình đất nước, vạch rõ bản chất, dã tâm của giặc để từ đó bộc bạch tâm sự chân thành
? Những lời bộc bạch của tác giả đã có tác động như thế nào đối với các tướng sĩ?
- Cách lập luận của đoạn văn trên rất chặt chẽ, từ tâm trạng mà thể hiện thái độ, từ thái độ mà biểu thị ý chí hành động. Tất cả các trạng thái tâm lý, các khía cạnh tình cảm đều được đẩy tới cực điểm, đau xót thì tận cùng, căm giận thì ngùn ngụt, khát vọng hành động thì cuồn cuộn, mãnh liệt.
- Cách lập luận ấy đã làm nổi bật cái"tôi" trữ tình. Từng câu, từng chữ ẩn chứa những lời gan ruột của tác giả. Bao nhiêu tâm huyết, bút lực dồn cả vào lời văn. Đây là áng văn chính luận hùng hồn đanh thép, sục sôi nhiệt huyết, tràn đầy khí thế, mang sức mạnh của muôn vạn hùng binh.
? Cô và các em vừa đi tìm hiểu P1-2 của văn bản. Hãy khái quát lại những nét đặc sắc nhất về nội dung và nghệ thuật của hai phần văn bản đó?. 
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả: ( 1231?- 1300), tước Hưng Đạo Vương
- > Là người có phẩm chất cao đẹp, văn võ song toàn, danh tướng kiệt xuất của dân tộc.
2. Tác phẩm: 
+ Hoàn cảnh: Viết trước cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần 2 ( 1285).
- Thể loại: Hịch
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu chú thích:
2.Bố cục: 4 phần
Phần 1: Từ đầu " còn lưu tiếng tốt". Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách.
Phần 2: Từ "Huống chi" " cũng vui lòng". Nhận định tình hình đất nước và nỗi lòng của tác giả.
Phần 3: Từ " Các ngươi" " phỏng có được không?". Lời phân tích phải trái cùng các tướng sĩ.
Phần 4: Phần còn lại. Những nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
3.Phân tích:
Phần 1: Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách 
Xưa:
Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh
Nay:
Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang
- những tấm gương hi sinh vì chủ, vì vua, vì nước.
àCách vào bài tự nhiên, khéo léo, dẫn chứng thuyết phục.
=> Khích lệ lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ thời Trần.
Phần 2: Nhận định tình hình đất nước và nỗi lòng của tác giả.
*. Nhận định tình hình đất nước
-Thời loạn lạc 
-Buổi gian nan 
- >hoạ xâm lăng 
+ sứ giặc:
-đi lại nghênh ngang 
-uốn lưỡi cú diều,sỉ mắng triều đình 
-đem thân dê chó, bắt nạt tể phụ
-thác mệnh Hố Tất Liệt đòi ngọc lụa, lòng tham không cùng
-giả hiệu Vân Nam Vương thu bạc vàng, vét của kho
à ẩn dụ, từ ngữ giàu hình ảnh, đối ngẫu.
àbản chất xấu xa;
-> hành động ngang ngược; lòng tham không cùng của kẻ thù
- "Thật khácvề sau"
à Hình ảnh so sánh => Tình thế vô cùng nguy kịch của đất nước. 
- > Dẫn chứng xác thực, lý lẽ sắc sảo.
-> Khơi gợi lòng căm thù, lòng tự tôn dân tộc
* Nỗi lòng của vị chủ tướng
-" Ta thường tới bữa quên ăn/ nửa đêm vỗ gối/ ruột đau như cắt/ nước mắt đầm đìa", 
-> hình ảnh ẩn dụ so sánh 
ố Tâm trạng đau xót đến tột độ.
-"căm tức chưa xả thịt, lột da , nuốt gan, uống máu quân thù".
-> động từ mạnh: Thể hiện lòng căm thù sục sôi của tác giả.
- "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".
à Nghệ thuật phóng đại, sử dụng điển tích.
à ý chí quyết chiến, sẵn sàng hi sinh.
à lòng yêu nước thiết tha của tác giả.
àGiọng văn lúc tha thiết, lúc đanh thép hùng hồn.
== > Khơi gợi lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng xả thân vì tổ quốc ở các tướng sĩ.
4. Tiểu kết
- Bằng ngòi bút chính luận sắc bén, phần 1-2 của văn bản đã thể hiện sâu sắc lòng yêu nước, tinh thần quyết chiến của người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Từ đó khơi dậy ý thức dân tộc và tinh thần sẵn sàng xả thân vì tổ quốc ở các tướng sĩ.
III. Luyện tập 
 (Sơ đồ: Trình tự lập luận của bài)
 Theo dõi lại bố cục của bài hịch.
 à Đây cũng chính là trình tự lập luận của văn bản. Tác giả đi từ nêu gương đến nhận định tình hình và phân tích phải trái cùng các tướng sĩ để từ đó đề ra những nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tướng sĩ.
? Có ý kiến cho rằng, cách triển khai lập luận của bài là khích lệ nhiều mặt ( 4 ô ..) để tập trung vào một hướng( ), đó là khích lệ tướng sĩ ra sức học tập " Binh thư yếu lược", quyết chiến thắng quân thù.
- Đúng vậy, đầu tiên bằng cách vào đề nhẹ nhàng, tự nhiên, cách đưa dẫn chứng xác thực là những tấm gương sáng về lòng trung quân ái quốc được sử sách lưu danh để khích lệ lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ nhà Trần. Sau đó, với cách nghị luận sắc sảo, tác giả đưa ra những lời nhận định về tình hình đất nước, về bộ mặt và dã tâm xâm lược của kẻ thù. Giọng văn lúc thống thiết, dằn vặt, khi hùng hồn, khúc triết bộc lộ lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Trần Quốc Tuấn muốn truyền tới các tướng lĩnh ngọn lửa căm thù ấy từ bản thân mình và khích lệ ý chí xả thân vì Tổ quốc. Hai phần còn lại của văn bản đã khích lệ tướng sĩ ở những khía cạnh nào? Chúng ta sẽ hoàn thiện được sơ đồ này, sau khi học xong văn bản.
 4) Củng cố:
 Hôm nay, các em đã học tập rất tốt. Để thưởng cho các em, cô mời các em cùng tham gia một trò chơi " Ai nhanh hơn". Các em có muốn tham gia không?
 ở trò chơi này, cô có một chuỗi hình ảnh là những kênh hình trong SGK Ngữ văn. Những hình ảnh này được hiển thị trong vòng 20 giây. Em hãy nhanh mắt tìm ra hình ảnh nào liên quan đến bài học của chúng ta hôm nay.
 Nếu bạn nào tìm đúng sẽ được bước vào vòng 2 của trò chơi. Đó là một gói câu hỏi gồm 3 câu có liên quan đến bài học, được đánh số thứ tự từ 1-3. Người chơi chọn một trong số 3 câu hỏi đó và trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ được nhận một phần quà. Đó là một món quà rất thú vị. 
 Các em đã sẵn sàng chưa?
 3,2,1- Thời gian bắt đầu. 
 - Em đã trả lời rất chính xác. Giờ học hôm nay cô thấy lớp mình học tập tích cực, phát hiện và trả lời câu hỏi rất nhanh. Bên cạnh đó các em còn hiểu biết rất sâu sắc về lịch sử. Cô tuyên dương ý thức và tinh thần học tập của cả lớp. Trò chơi này đã kết thúc tiết học hôm nay.
 5) HDVN
 - Tìm hiểu tiếp phần 3 - 4 
 Giờ học của chúng ta đến đây đã hết. Xin trân trọng cảm ơn sự chú ý theo dõi của các thầy cô giáo và các em!

Tài liệu đính kèm:

  • docHichtuongsidoc.doc