Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 (quyển 2)

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 (quyển 2)

THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN

 (Trích: “truyện Kiều”) - Nguyễn Du –

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh

- thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lí: ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác

- Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du: khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại

- Bồi dưỡng cho học sinh về lòng nhân nghĩa vị tha

 

doc 147 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 (quyển 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Lớp
Tiết 37 văn bản
THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN
 (Trích: “truyện Kiều”) - Nguyễn Du –
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh
- thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lí: ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác
- Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du: khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại
- Bồi dưỡng cho học sinh về lòng nhân nghĩa vị tha
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
Học sinh: Học bài cũ, soạn bài theo hướng dẫn
B. PHẨN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sí số:
- Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài của lớp
I.Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi kiểm tra miệng
Đọc thuộc lòng và phân tích đoạn: “Thuý Kiều báo ân Thúc Sinh”
Đáp án - biểu điểm
(5đ)- Học sinh đọc thuộc lòng, diễn cảm đúng đoạn thơ
(5đ)- Phân tích được nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ
II. Dạy bài mới:
(1’) Ở tiết trước các em đã biết khi nói với Thúc Sinh, Kiều đã nhắc đến Hoạn Thư với giọng chì chiết điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều vẫn còn đang còn quá xót xa. Nàng thể hiện thái độ kiên quyết: ân đền oán trả. Cuộc báo oán Hoạn Thư diễn ra như thế nào, mời các em tìm hiểu bài hôm nay
Giáo viên ghi tên bài lên bảng
Gọi học sinh đọc từ: thoắt trông.hết
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
Thế nào là báo oán? Khá
- Báo oán là trừng phạt kẻ đã hãm hại mình khi hoạn nạn
Phần [] là sác giáo khoa đã lược bỏ đoạn Kiều báo oán Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Ưng khuyển, Bạc Bà, bạc Hạnh
- Đoán trích Kiều bào oán là một phiên toà, trong đó Kiều là Quan toà buộc tội, còn Hoạn Thư là bị cáo. Mỗi bên đều có lập luận của mình
Khi quân lính áp giải Hoạn Thư đến, Thuý Kiều đã có hành động, lời nói nào? TB
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây
Hành động và cách xưng hô ấy có phù hợp với hoàn cảnh thực tại không và nhằm mục đích gì? G
- Khi gặp Hoạn Thư, Kiều vờ ngạc nhiên và vẫn dùng cách xưng hô như hồi còn làm hoa nô nhà họ Hoạn, vẫn một điều “chào thưa “, hai điều “tiểu thư”. Cách xưng hô ấy trong hoàn cảnh hiện tại Thuý Kiều là quan toà, Hoạn Thư là bị báo không còn phù hợp. Hành động, lời nói của Kiều nhằm biểu thị thái độ mỉa mai Hoạn thư. Cách xưng hô giữa Kiều và Hoạn Thư đã có sự thay đổi ngôi là một đòn mỉa mai vào danh gia họ Hoạn-một gia đình của viên quan thượng thu (chức quan đứng đầu một bộ trong triều đình phong kiến) đang bị một hoa nô hỏi tội, khiến Hoạn Thư không bị đánh mà đau
Sau khi chào hỏi, Kiều đã nói gì? Hãy đọc những câu thơ ấy? TB
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nha,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
Em Hiểu gì về lời nói của Kiều? Khá
- Sau câu chào mỉa mai, Kiều đã buộc tội Hoạn Thư xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như mụ. Đàn bà phải dịu dàng, dễ dàng đó là lề thói của những người hồng nhan. Và xưa nay càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái
Tìm những biện pháp nghệ thuật trong đoạn? TB
- Từ ngữ được lặp lại, nhấn manh, giọng điệu mỉa mai, đay nghiến, kiểu câu khẳng định, càngcàng
Qua các từ ngữ được lặp lại, nhấn mạnh, giọng điệu, em cho biết thái độ của Kiều thể hiện qua giọng điệu ấy? Khá
- Trong lời nói của Kiều có cả giọng đay nghiến khi câu thơ như dằn ra từng tiếng, khi từ ngữ được lặp lại, nhấn mạnh: dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, mấy gan, đời xưa, đời này, càng cay nghiệt càng oan trái. Cách nói này hoàn toàn phù hợp với đối tượng là Hoạn Thư, phù hợp với con người:
Bề ngoài thơn thớt nói cười
Bề trong nham hiểm giết người không dao
Qua lời nói của Kiều, em hiểu nàng quyết định đối sử với Hoạn Thư như thế nào? Khá
- Qua nội dung lời buộc tội và giọng điệu mỉa mai, đay nghiến của Kiều cho thấy nàng quyết trừng trị Hoạn Thư theo đúng quan niệm: “mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”
Bắt đầu phiên toà báo oán, Thuý Kiều, người cầm cán cân công lí đã tỏ ra có bản lĩnh của một quan toà. Lúc đầu nàng vờ đon đả, cung kính. Nhưng đằng sau cái ngọt ngào hình thức đó hàm chứa bao nhiêu cay đắng, xót xa. Sau đó là lời buộc tội của kẻ bề trên với giọng đay nghiến, mỉa mai, Kiều đã vạch mặt Hoạn Thư là một kẻ nham hiểm, đầy tội lỗi. trong lời đối thoại ngắn này ý định trừng trị Hoạn thư dường như không gì lay chuyển được
Trước thái độ của Kiều, ngay phút giây đầu Hoạn Thư phản ứng như thế nào? TB
Phút giây đầu Hoạn Thư có hồn lạc phách xiên. Nhưng ngay trong cảnh ấy, Hoạn thư vẫn kịp “liều điều kêu ca”
Lí lẽ thứ nhất của Hoạn Thư thể hiện qua câu nào? TB
Rằng: tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
Em có suy nghĩ gì về lời nói của Hoạn Thư? Khá
- Trước hết Hoạn Thư dựa vào tâm lí thường tình của người phụ nữ để gỡ tội “rằng tôi chút phận đàn bà-ghen tuông thì cũng người ta thường tình”. Lí lẽ này xoá đi sự đối lập giữa Kiều và Hoạn Thư, đưa Kiều từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung “chút phận đàn bà”. Nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lí chung của giới nữ: “chồng chung chưa dễ ai hiểu cho ai”. Từ tội nhân, Hoạ Thư đã biện bạch để mình trở thành nạn nhân của chế độ đa thê
Em đọc câu thơ nói về lí lẽ thứ hai của Hoạn Thư? TB
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
với khi hỏi cửa dứt tình chằn theo
Hoạn Thư muốn nói gì ở lí lẽ này? Khá
- Hoạn thư đã khôn khéo gợi lại chút ân tình ngày xưa: mụ kể công đã cho Kiều vào quan Âm Các giữ chùa, chép kinh, không bắt làm thị tì nữa và không bắt giữ khi nàng bỏ trống khỏi nhà họ Hoạn. Đó là những chuyện cũ chỉ người trong cuộc mới biết. Nghĩ cho là: nhớ lại cho, nghĩ lại cho
Ghi lời cuối cùng của Hoạn Thư
Lòng riêng những kính yêu,
chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót lòn gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.
Hoạn thư đã là gì để gỡ tội? G
- Trong thâm tâm Hoạn Thư vẫn nhận là Kính yêu Kiều bởi Kiều có tài, nhưng vì hạnh phúc không thể chung chồng, không thể chia sẻ cho bất kì ai nên mới gây ra tội lỗi
- Cuối cùng mụ đã rất không ngoan nhận tất cả tội lỗi về mình, mình đã trót gây đau khổ cho Kiều rồi mụ không chút ngượng mồm ca ngợi, tân bốc kẻ đã từng bị mụ hành hạ, đánh đập. Mụ chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng khoan dung độ lượng lớn rộng như trời biển của Kiều. Mụ tỏ ra rất ranh ma khi biết Kiều là người nhân hậu vị tha và đã đánh đòn tâm lí hiệu quả nhất vào bản chất này của Kiều
Em có nhận xét chung gì về lí lẽ gỡ tội của Hoạn Thư? G (Hoạn thư là còn người như thế nào)?
- Hoạn Thư trong cơn sợ hãi hồn lạc phách xiêu vẫn biện minh co mình bằng một đoạn lời nói có cách lập luận rất chặt chẽ. Chỉ trong 8 câu thơ, mụ đã nêu ra được 4 lí lẽ
Thứ nhất: tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình
Thứ hai: tôi đã đối xử tốt với cô: cho cô ở Quan Âm Các, chép kinh, khi trốn khỏi nhà cũng chẳng đuổi theo
Thứ ba: tôi với cô đều trong cảnh chống chung chắc gì ai nhường cho ai
Thứ tư: nhưng dù sao tôi cũng trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ còn biết trông chờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô
- Đó là cách nói rất không ngoạn, lạp luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao
Các lí lẽ ấy của Hoạn Thư, đã tác động đến Kiều như thế nào? Khá
- Trước lí lẽ của Hoạn Thư, Kiều mặc dù trong cơn tức giận, muốn trị tội mụ cũng phải thừa nhận đây là con người
Khen cho: thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người chỏ nhen.
Đã lòng tri quá thì nên,
tuyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.
Em hãy phân tích để thấy được thái độ của Kiều thể hiện qua câu trả lời? G
- Trước hết Kiều bị thuyết phục và khâm phục tài trí và miệng lưỡi của Hoạn Thư. Rõ ràng vợ cả chàng Thúc không chỉ quỉ quái tinh ma mà còn sâu sắc nước đời. Lời khen của Kiều đối với Hoạn Thư là thật lòng
- Trước lí lẽ biện hộ của Hoạn Thư, Kiều đứng trước sự lựa chọn phân vân: Trị tội thì ra người tàn nhẫn, không chút nể tình, nhỏ nhen, tha thì.số Hoạn Thư thật là may. Kết câu tha ra thì cũnglàm ra thì cũngthể hiện sự phân vân, lưỡng lự khó sử đó. Nàng có răn đen Hoạn Thư nhưng rồi lại khoan dung độ lượng: “đã lòng tri quá thì nên” Hoạn Thư đã biết lỗi, đã xin tha thì Kiều cũng cư xử theo quan điểm triết lí dân gian: Đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại
Vì sao thuý Kiều tha bổng cho Hoạn Thư? việc làm ấy của Kiều hợp lí hay không hợp lí, là đúng hay đáng trách? Lí giải cách lựa chọn của em? G
- Quết định tha bổng cho Hoạn Thư có lẽ nàng không dự tính trước. Nó chỉ sau khi nghe lời kêu ca biết mình biết người, phải lẽ của Hoạn Thư. Nhưng chắc hẳn Kiều tha Hoạn Thư không hoàn toàn chỉ bởi nàng bị thuyết phục bởi các lí lẽ “tự bào chữa” sắc sảo kín kẽ kia mà chủ yếu là từ trong sâu thẳm, đấy chính là tấm lòng nhân ái, bao dung, độ lượng không đánh kẻ chạy lại, kẻ biết lỗi của nàng
- Cách giải quyết của Nguyễn Du khác hẳn Thanh Tâm Tài Nhân: Vương phu nhân truyền lệnh cho cung nữ đem Hoạn Thư ra, lột trần áo xiêm treo cổ lên đánh 100 trượng. Sau đó trao trả cho Thúc Sinh, chạy chữa đến nửa năm trời Hoạn Thư mới khỏi
(còn thời gian đọc 1 đoạn trong: Bình giảng 10 đoạn trích trong Truyện Kiều (T 118)
Việc tha Hoạn thư có những ý kiến khác nhau: có người đọc chê trách, có người đề cao. Nhưng cơ bản phải thấy được tính chất hợp lí của hành động Kiều tha bổng cho Hoạn Thư
Bản chất Kiều là người phụ nữ có tấm lòng vị tha nhân hậu
Hoạn Thư là con người “khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”
- Nguyễn Du là một nghệ sĩ thiên tài, không những thấu hiểu mà còn miêu tả được những diễn biến phức tạp của đời sống tâm lí con người một cách tinh tế, chính xác
Đoạn trích phản ánh ước mơ gì của thời đại Nguyễn Du? Khát vọng ước mơ ấy em đã gặp ở những truyện dân gian nào? Khá
- Đoạn trích này đã phản ánh ước mơ công lí chính nghĩa của thời đại Nguyễn Du: một thời đại có nhiều biến động dữ dội. Đó là những ước mơ theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí, ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, ước mơ công lí chính nghĩa ấy được gửi gắm qua hình ảnh Thuý Kiều trong cuộc báo ân báo oán
- Khát vọng công lí chính nghĩa ấy của nhân dân đã thể hiện ở những truyện cổ dân gian Tấm Cám, Thạch Sanh, cây tre trăm đốt
Em khái quát nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ? TB
- Đoạn trích đã thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, khắc hoạ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại ở nhân vật Kiều, Hoạn Thư, qua diện mạo ở nhân vật Thúc Sinh
- Đến đây chúng ta thấy được tài năng của đại thi hào Nguyễn Du trong việc xây dựng nhân vật đó là: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du có khi được thể hiện qua bút pháp ước lệ miêu tả ngoại hình (chị em Thuý Kiều) có khi được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại, qua bút pháp tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích) trong bài này nghệ thuật m ...  án-biểu điểm (15’)
II. Nhận xét chung (6’)
III. Lỗi sai và chữa lỗi (10’)
III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập (2’)
- Các em về chữa tiếp bài
- Chuẩn bị đáp án của bài kiểm tra văn
Ngày soạn: Ngày giảng: Lớp
Tiết 87. vănbản
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
A. PHẨN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt
Qua việc trả bài củng cố, nâng cao kiến thức về các bài thơ, truyện hiện đại đã học từ bài 10 đến bài 15
Học sinh nhận rõ được ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục
Bồi dưỡng tình cảm yêu mến anh bộ đội cụ Hồ, tình cảm của cháu đối với ông bà, cha mẹ
II. Chuẩn bị
Giáo viên: 
- Nghiên cứu kĩ đáp án, biểu điểm, chấm điểm chính sác
- Soạn giáo án
Học sinh: Chuẩn bị đáp án của bài kiểm tra
B. PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚP
* Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
- Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp kiểm tra trong tiết trả bài
II. Dạy bài mới
(1’) Ở tiết 75 các em đã làm bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại. Để giúp các em củng cố, nâng cao kiến thức về giai đoạn văn học này cũng như nhận rõ ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa khắc phục, hôm nay cô sẽ trả bài cho các em
H
H
H
GV
Gọi học sinh nhắc lại đề bài
Em cho biết đáp án đúng của các câu hỏi trong phần trắc nghiệm? Khá
Câu 1: B. Nguyễn Thành Long -1đ
Câu 2: A. Ca ngời tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Câu 3: C. đó là hai lời ru nối tiếp nha: lời ru của tác giả và lời ru của mẹ ru con
Câu 4: B. Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với bà
Nhắc lại yêu cầu của phần tự luận? TB
- Cảm nghĩ về nhân vật bé thu và tình cha con trong chiến tranh ở Truyện “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
Với đề bài này em sẽ giải quyết như thế nào? G
Mở bài:” 1đ
- giới thiệu tác giả, tác phẩm
- giới thiệu khái quát về hai nhân vật
Thân bài:
* Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu: (2đ)
- Khi chưa nhận ra cha mình
+ Em tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, lạnh nhạt xa cách (dẫn chứng, phân tích, biểu cảm)
- Khi nhận ra người cha
+ Phân tích sự thay đổi thái độ và hành động của bé Thu trong buổi sáng chia tay ba nó (miêu tả nội tâm)
+ Lí do nào làm cho bé Thu nhận ra cha (phân tích, biểu cảm)
* Tình cha con trong chiến tranh (2đ)
- Tình cảm của người cha đối với con khi về thăm nhà (dẫn chứng, biểu cảm)
- Ông Sáu dành tình cảm cho con sâu nặng thắm thiết
- làm cây lược để tặng con (phân tích, miêu tả nội tâm và có yếu tố nghị luận)
Kết bài: (1đ)
Đánh giá chung về nhân vật
Nêu cảm nghĩ của bản thân
Qua việc chấm bài cô giáo có một số nhận xét sau
Ưu điểm:
Đa số các em đã hiẻu yêu cầu của phần trắc nghiệm và phần tự luận. Nhiều em đạt điểm tối đa phần trắc nghiệm, không có em nào làm sai hoặc không biết cách làm. Phần tự luận đã hiểu để, không lạc đề. Một số bài làm khá sâu sắc trình bày như một bài văn có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Trình bày khoa học, chữ viết sạch sẽ. Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp đã giảm nhiều
Nhược điểm:
- Phần tự luận làm còn sơ sài, thiếu kiến thức. Có bài không phân tích và trình bày cảm nghĩ chưa nhiều. Chưa vận dụng kiến thức tập làm văn để trình bày thành một bài văn có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Một số em chữ viết cón xấu, chưa có sự liên kết đoạn văn
Giáo viên ghi lên bảng
1. Qua đọc văn bản “chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Em thấy nổi lên hình ảnh một cô bé tên là Thu với tính cách rất ương nghạnh nhưng cũng tận sâu trong tâm hồn thì em là một người tốt
Lỗi sai: chính tả, câu, dùng sai quan hệ từ
Chữa: Đọc văn bản “chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, mỗi chúng ta đều cảm nhận được Thu là một em bé có cá tính, ương ngạnh, yêu thương ba hết mực. Song sự ương ngạnh cảu bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Bởi lẽ tôi ác của quân giặc đã gieo lên gương mặt cha Thu vêt sẹo lớn, bé Thu thấy không giống cha chụp chung ảnh với mẹ. Nhờ bà ngoại giảng giải, Thu đã hiểu ra mọi chuyện, em càng yêu thương ba hơn
2. Nghe gọi con bé giật mình, chợn mắt, ngỡ ngác lạ lùng
Sai: chính tả, dùng từ
Sửa: nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn, nó ngơ ngác, lạ lùng
Tổng hợp điểm
Lớp
Điểm 5
6
7
8
9
Giáo viên trả bài cho học sinh
Nếu các em có ý kiến giáo viên giải thích kịp thời
* Đề bài
I. Đáp án-biểu điểm (15’)
II. Nhận xét chung (6’)
III. Lỗi sai và chữa lỗi (10’)
III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà tiếp tục sửa lỗi
- Chuẩn bị bài: tập làm thơ tám chữ
Ngày soạn: Ngày giảng: Lớp
Tiết 88-89. Tập làm văn
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỨ (tiếp tiết 54)
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt:
Giáo viên chỉnh sửa theo sách thiết kế trang 465 tiếp tục giúp học sinh nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ
Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ
Bồi dưỡng tình cảm yêu mến thơ ca cho các em học sinh
II. Chuẩn bị
Giáo viên: 
- Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- soạn giáo án
Học sinh: Làm thơ tám chữ với chủ đề tự chọn và với chủ đề giáo viên đưa chủ đề
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số: Lớp
- Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài của lớp
I. Kiểm tra bài cũ (2’)
- Giáo viên kiểm 4 vở chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
II. Dạy bài mới
(1’) Ở tiết học 54 các em đã nắm bắt được đặc điểm của thể thơ 8 chữ, nhận diện thể thơ 8 chữ như thế nào. Hai tiết học hôm nay cô trò ta cùng nhau thực hành làm thơ tám chữ
H
H
H
H
Chúng ta vừa học xong bốn văn bản thơ: “Đồng chí”, “bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “đoàn thuyền đánh cá”, “bếp lửa”. Trong bốn văn bản thơ đó có những đoạn nào, khổ nào thuộc thể thơ tám chữ? Khá
- Trong bài thơ “đồng chí”
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa, nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
- Trong bài thơ: “bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước.
Chỉ cần trong xe có một trái tim
- Trong bài thơ “bếp lửa”
Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Em hãy khảo sát ở ba đoạn thơ trên vè các mặt: số câu trong mỗi đoạn, số chữ trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ? G
- Về số câu trong mỗi đoạn, số chữ trong mỗi dòng: có khổ thơ chỉ bốn dong, có khổ sáu dòng hoặc nhiều hơn. Như vậy, số dòng trong một khổ thơ rất linh hoạt. Nhưng số chữ trong mỗi dòng thơ thì nhất thiết chỉ được tám chữ
- Về gieo vần: Thể thơ tám chữ thường được gieo vần ở cuối dòng thơ (vần chân) và có thẻ gieo vần ở hai câu thơ liền nhau hoặc có thể gieo theo lối gián cách
- Về ngắt nhịp: thể thơ tam chữ có thể ngắt nhịp linh hoạt, đa dạng ở từng dòng thơ 
Nhắc lại đặc điểm của thể thơ tám chữ? Khá
- Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ thêo thể tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài (số câu không hạn đinh), có thể được chia thành các khổ (thường mỗi khổ bốn dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhát là vần chan (được gieo liên tiếp hoặc gián cách)
Em hãy sáng tác khổ thơ tám chữ gồm bốn câu thơ về một trong hia để tài sau?
Trưa hè quê em
Cảm xúc khi mỗi độ thu sang
Giáo viên dành thời cho học sinh sáng tác sau đó gọi các em trình bày trước lớp, cho học sinh nhận xét
Giáo viên đọc cho học sinh tham khảo
Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ
Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường
Con đuờng nhỏ tiếng nói cười rộn rã
Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương
Bài thứ hai
Mùa thu của em
Mùa thu đến lòng em thêm rộn rã
Chim chuyền cành ríu rít bản tình ca
Tiếng trống trường sao thân thương đến lạ
Lũ bướm ngập ngừng chợt vút bay xa
Tự sáng tác một bài thơ với đề tại tự chọn, làm theo thể thơ tám chữ? 
- Giáo viên dành thời gian cho các em làm bài
- Mỗi nhóm, tổ cử đại diện đọc và bình trước lớp bài thơ đã sáng tác. Cả lớp, dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo tham gia nhận xét, đánh giá các bài thơ đã được đọc bình
+ Bài thơ đó có đúng thể thơ tám chữ không?
+ Bài thơ đã có vần chưa? Cách gieo vần, ngắt nhịp đúng, sai đặc sắc như thế nào?
+ Kết cấu bài thơ có hợp lý không? nội dung cảm xúc có chân thành, sâu sắc không?
+ Chủ đề bài thơ đó có ý nghĩa gì?
Giáo viên đọc cho học sinh nghe bài thơ
Tôi nhớ mãi
Tôi nhớ mãi nụ cười tươi, rất tươi
Lưu dấu một thời mười tám, đôi mươi
Khi tôi chợt nhận ra mình khờ khạo
Thì trời ơi, người ấy đã xa rồi
- Tôi nhớ mãi ánh mắt ai bồi hồi
Níu lại thời gian đang lặng lẽ trôi
Khi tôi chợt nhận ra giữa cuộc đời
Có khoảnh khắc đã trở thành vĩnh cửu.
- Tôi nhớ mãi tiếng nói ai dìu dịu
Sao bâng khuâng xa vắng đến mơ hồ
Khi tôi chợt nhận ra mình làm thơ
Là lúc dại khờ, ngây thơ, điên dại
Bài thơ:
Người ấy là cha tôi
Người đan ông tóc đã hoa râm ấy
Rất thươg tôi và cũng rất giống tôi
Là người tôi yêu quí nhất trên đời
Đó chính là người đã sinh ra tôi
Tôi vẫn nhớ thời thơ ấu dại khờ
Vì mải chơi nên quên cả học bài
Xấu hỏ lắm chẳng hở môi với ai
Những lần cha tôi đánh đòn quắn đít
Lớn không lên tôi dần dần hiểu biết
Khi đánh tôi, cha quay mặt khóc thầm
Phụ tử xua nay hiếu trọng tình thâm
Không có đòn roi làm sao tối nhớ?
I. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ (20’)
II. Thực hành làm thơ tám chữ (60’)
III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nàh (2’)
- Các em về nhà tiếp tục luyện tập nhận diện thể thơ 8 chữ
- Làm các bài thơ tám chữ với các đề tài khác nhau
- Chuẩn bị bài: Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 90
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KỲ I
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bai kiểm tra về cả ba phân môn: văn bản, tiếng việt, tập làm văn; thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình, tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa
Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật văn học
Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu mến công việc của những con người lao động thầm lặng trong hoàn cảnh khó khăn
II. Chuẩn bị:
 Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV đáp án biểu điểm, chấm chữa bài
- Soạn giáo án
Học sinh: Làm dang bài của bài để kiểm tra học kỳ I
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số: Lớp
I. Kiểm tra bài cũ
Kết hợp trong giờ trả bài kiểm tra
II. Dạy bài mới
(1’) Ở tiết học 82-83 các em đã làm bài kiểm tra tổng hợp học kỳ I. Cô đã chấm bài. Bên cạnh những ưu điểm vẫn còn có những hạn chế trong từng bài viết. Để giúp các em biết được kết quả của mình để tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa, mời các em học bài: tiết trả bài kiểm tra học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 quyen 2.doc