Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 71, 72: Chiếc lược ngà

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 71, 72: Chiếc lược ngà

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc Lược Ngà.

- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng tự hào về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh ảnh

2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra 15 phút

Đề: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ SaPa.(10đ)

Đáp án:

- Sống và làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt, cô đơn.(2đ)

- Say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, sống khoa học, ngăn nắp, có tâm hồn cao đẹp.(2đ)

- Cởi mở, chu đáo với mọi người, quí trọng tình cảm .(2đ)

→ Sống có mục đích, có lí tưởng, có những phẩm chất cao đẹp của người lao động mới, đáng quí, đáng khâm phục.(4đ)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 71, 72: Chiếc lược ngà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11/2011
Tuần 15
Tiết 71, 72: CHIẾC LƯỢC NGÀ
 NGUYỄN QUANG SÁNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc Lược Ngà.
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3. Thái độ: 
- Giáo dục lòng tự hào về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh ảnh
2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra 15 phút
Đề: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ SaPa.(10đ)
Đáp án:
- Sống và làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt, cô đơn.(2đ)
- Say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, sống khoa học, ngăn nắp, có tâm hồn cao đẹp..(2đ)
- Cởi mở, chu đáo với mọi người, quí trọng tình cảm .(2đ)
→ Sống có mục đích, có lí tưởng, có những phẩm chất cao đẹp của người lao động mới, đáng quí, đáng khâm phục.(4đ)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
- HS xem tranh, GV giới thiệu bài mới.
 NGUYỄN QUANG SÁNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học.
+ Nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
+ Cho biết thể loại của văn bản?
+ Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
- HS đọc đoạn trích.
+ Dựa vào trình tự của câu chuyện hãy tóm tắt văn bản khoảng 8-10 câu.
3. Tóm tắt văn bản:
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì cái thẹo trên mặt làm ba em không giống với người trong bức ảnh mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.
Ở khu căn cứ người cha dồn hết tình cảm yêu quí, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược ngà bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn nhờ gởi cho con gái.
- HS tóm tắt, HS nhận xét, GV bổ sung và tóm tắt lại cho HS nắm.
+ Trong văn bản ai là nhân vật chính? Vì sao em xác định như thế?
+ Trong văn bản, câu chuyện về tình cha con được kể trong thời gian nào?
+ Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
+ Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha được tác giả miêu tả như thế nào? – HS thảo luận.
- Khi mới gặp ông Sáu.
- Những ngày ông Sáu ở nhà.
( Chú ý thái độ và cách cư xử của bé Thu: Hành động, thái độ, lời nói)
+ Thái độ và hành động của bé Thu bộc lộ tính cách như thế nào?
+ Nhận xét về cách xây dựng nhân vật và nghệ thuật miêu tả tâm lí.
+ Tính cách ương ngạnh đó của bé Thu có đáng trách không? Vì sao bé Thu lại cư xử như vậy?
- GV củng cố tiết 1, chuyển sang tiết 2.
Tiết 2
Hoạt động 2 tiếp theo 
+ Sau khi được bà ngoại cho biết nguyên nhân vì sao ông Sáu có vết sẹo trên mặt, thái độ và hành động của bé Thu thay đổi như thế nào?
+ Phản ứng của bé Thu khi nghe ông Sáu nói: “Thôi! Ba đi nghe con!” như thế nào? Cảm nhận của em với lời nói của Thu “Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con. Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”
+ Qua những thái độ và hành động của Thu, em có nhận xét gì, thể hiện tình cảm gì đối với Thu?
+ Tâm trạng của ông Sáu được thể hiện như thế nào khi sắp được gặp con và trong những ngày nghỉ phép ở nhà?
+ Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con được thể hiện như thế nào trong những ngày trở lại chiến khu?
+ Điều đó bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn người cán bộ cách mạng ấy?
- Không chỉ là người yêu thiết tha quê hương, đất nước, sẳn sàng hi sinh vì tổ quốc mà còn là những người sâu nặng tình cảm gia đình, thương yêu con cái hết mực, với tình thương đẹp đẽ và cao thượng.
+ Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể trong văn bản? (Kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi là người bạn thân của ông Sáu. Tạo cho câu chuyện thêm tính khách quan, chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.)
Hoạt động 3
+ Nêu nội dung chính của truyện.
+ Nêu nhận xét của em về nghệ thuật của truyện? Điểm thành công nhất của tác giả khi xây dựng nhân vật?
+ Qua văn bản, tác giả muốn thể hiện điều gì?
Hoạt động 4
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- Chưa nhận ra ba thì lạnh lùng, bướng bỉnh, ương ngạnh. Khi nhận ra ba thì tình cảm như sóng lũ trào dâng. Điều đó chứng tỏ sự yêu gét rạch ròi phân minh, một tính cách bản lĩnh vững vàng của cô bé dù chỉ mới 8 tuổi.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. TÁC GIẢ VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC:
a. Tác giả:
- Nguyễn Quang Sáng là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác ngắn liền với vùng đất nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến và sau hòa bình.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết năm 1966.
2. THỂ LOẠI: 
- Truyện ngắn.
3. PTBĐ: Tự sự.
II. HIỂU VĂN BẢN
1. Nhân vật bé Thu.
a. Trước khi nhận ra cha:
- Giật mình, ngơ ngác
- Mặt tái đi, vụt chạy, kêu thét lên.
→ Lo lắng, sợ hãi.
- Nói trống không
- Không nhận ông Sáu là ba, không nhận sự quan tâm của ông Sáu.
→ lạnh nhạt, xa lánh.
- Bị đánh, không khóc, bỏ sang nhà ngoại.
→ Ngây thơ, bướng bỉnh, ương ngạnh, cứng cỏi, cương quyết.
b. Khi nhận ra cha:
- Thao thức, suy nghĩ, trằn trọc.
- Buồn bã, nghĩ ngợi sâu xa.
→ Ân hận.
- Kêu thét lên gọi ba.
- Chạy tới ôm chặt lấy cổ ba.
- Hôn ba khắp người và cả vết thẹo.
- Siết chặt lấy ba không cho ba đi.
- Dặn ba mua cho cây lược. 
→ Tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ, cuống quýt xen lẫn sự hối hận; đặt niềm tin và tình thương về ba.
2. Nhân vật ông Sáu.
- Nôn nóng được gặp con
- Khao khát được nghe con gọi ba.
- Suốt ngày chỉ quanh quẫn ở nhà để vỗ về con.
→ Thương con tha thiết.
* Những ngày ở chiến khu:
- Đau khổ, ân hận vì sao mình đánh con.
- Dồn hết tâm trí, công sức làm chiếc lược ngà tặng con.
- Trước khi hi sinh, ông còn gởi bạn chiếc lược nhờ chuyển cho con.
→ Thương nhớ, day dứt lẫn ân hận.
[ Tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ chiến tranh.
III. TỔNG KẾT - GHI NHỚ
1. Nội dung:
- Truyện kể về tình cảm cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
 2. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện éo le.
- Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
- Lựa chọn người kể chuyện.
3. Ý nghĩa: 
- Câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng. Truyện cho ta hiểu thêm những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
IV. LUYỆN TẬP.
1. Thái độ của bé Thu.
4. Củng cố:
+ Tình cảm của bé thu dành cho ông Sáu như thế nào? Qua đó thể hiện tính cách gì ở trẻ thơ?
+ Qua văn bản trên em cảm nhận tình phụ tử của cha con ông Sáu trong chiến tranh như thế nào? Để lại cho em ấn tượng gì?
5. Dặn dò:
- Đọc – nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
- Tóm tắt được đoạn trích, nắm được nội dung, ý nghĩa.
- Chuẩn bị bài Ôn tập phần tiếng Việt.
- Ôn lại kiến thức về các phương châm hội thoại, vận dụng làm bài tập.
	+ Ôn lại các phương châm hội thoại đã học.
	+ Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
	+ Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docchiec luoc nga(3).doc