Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi - Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi - Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự

NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

I. Chuẩn:

1.Kiến thức: Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự:

- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

2. Kỹ năng:

- Biết cách sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự cụ thể.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự.

II. Nâng cao, mở rộng: Phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả và nghị luận trong đoạn văn tự sự cụ thể.

B. CHUẨN BỊ:

* THẦY: Soạn bài, bảng phụ, đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.

 * TRÒ: Đọc lại các đoạn trích và trả lời câu hỏi.

C. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, luyện tập.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 * Ổn định: (1')

 * Kiểm tra bài cũ: (3') ? Nhắc lại khái niệm về nghị luận? Luận điểm, luận cứ?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi - Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 50:
Ngày soạn: 4/11/2011
Ngày giảng: 7/11/2011
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
1.Kiến thức: Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự: 
- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Biết cách sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự cụ thể.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
II. Nâng cao, mở rộng: Phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả và nghị luận trong đoạn văn tự sự cụ thể.
B. CHUẨN BỊ:
* THẦY: Soạn bài, bảng phụ, đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.
	* TRÒ: Đọc lại các đoạn trích và trả lời câu hỏi.
C. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, luyện tập.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	* Ổn định: (1')
	* Kiểm tra bài cũ: (3') ? Nhắc lại khái niệm về nghị luận? Luận điểm, luận cứ?
	* Triển khai bài mới:
	* Khởi động: (1') Các em đã biết, trong văn tự sự có yếu tố miêu tả. Vậy trong văn bản tự sự có thể có yếu tố nghị luận không? Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này? 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 
* Cho HS đọc đoạn trích a) SGK và thảo luận nhóm.
? Nêu khái niệm lập luận?
? Dựa vào kết luận đó, hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận?
? Vấn đề ông giáo nêu lên suy nghĩ của mình là gì? Câu nào?
? Phát triển vấn đề bằng những lí lẽ nào?
? Các lí lẽ đó có hợp quy luật không?
? Câu kết có phải là kết luận vấn đề không?
? Nhận xét về các câu văn và các từ ngữ dùng để lập luận trong đoạn văn?
* HS thảo luận (5’), của đại diện trình bày
* GV nhận xét, bổ sung:
 Đó là cách lập luận suy nghĩ rất phù hợp với ông giáo - một người có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương người, luôn suy nghĩ, trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn đời, nhìn người...
? Qua tìm hiểu đoạn trích trên, em có thể xác định dấu hiệu và đặc điểm của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
* HS trả lời
* GV bổ sung, rút ra ghi nhớ SGK
GV nhắc lại kiến thức bài học: Nghị luận là các cuộc đối thoại, trong đó người viết thường nêu lên các nhận xét, phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề, một quan điểm, một từ tưởng nào đó. Các từ thường dùng ở đầu câu lập luận là: tại sao, thật vậy... Các kiểu câu thường dùng để lập luận: khẳng định, phủ định, câu ghép...
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
1. Ví dụ:
* Đoạn 1: 
a) Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ. (Câu 1)
b) Giải quyết vấn đề: Vợ tôi không ác nhưng khổ quá nên ích kỉ, tàn nhẫn.(Câu 2)-> suy nghĩ nội tâm của ông giáo về vợ mình. Vì sao vậy?
- Lí lẽ: (Câu 3,4,5)
+ Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau (quy luật tự nhiên).
+ Khi người ta khổ thì người ta không còn nghĩ đến ai được.
+ Khi đó những bản tính tốt của người ta bị cái buồn đau, ích kỉ che lấp mất rồi.
c) Kết luận: Tôi buồn không nỡ giận. (Câu 6)
* Về hình thức: 
- Đoạn văn sử dụng nhiều kiểu câu ghép mang tính phán đoán, có 2 vế dạng: nếu...thì, vì thếcho nên, sở dĩ...là vì, khi A...thì B khẳng định những lẽ hiển nhiên như một chân lí.
- Từ ngữ: vậy
2. Ghi nhớ: SGK trang 138.
Hoạt động 2: (14’) Hướng dẫn luyện tập. 
? Lời văn trong đoạn trích Lão Hạc ở mục I.1 là lời của ai?
? Người ấy đang thuyết phục ai?
? Thuyết phục điều gì? 
* HS làm việc cá nhân, trình bày miệng
* GV nhận xét, bổ sung.
- Cuộc đối thoại của ông giáo với chính mình (cuộc đối thoại ngầm - nội tâm) nhằm thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận”
II. Luyện tập:
* Bài tập 1:
- Lời của người thuyết phục: Ông giáo.
- Đối tượng thuyết phục: chính mình.
- Nội dung: Vợ mình không ác, 
+ Vì thị khổ quá rồi nên ích kỉ, tàn nhẫn. Vì sao?
. Khi người ta đau chân -> chỉ nghĩ đến cái chân đau. (QLTN)
. Khổ -> không nghĩ đến ai. (QLTN)
- Bản chất tốt bị những lo lắng buồn đau che lấp.
=> Buồn không nỡ giận. 
E. TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM: (6')
	* Củngcố phần KT - KN: ? Hãy nêu những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong văn bản tự sự?
	* Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
- Học thuộc làng ghi nhớ; hoàn thiện bài tập 1 SGK (viết thành đoạn văn nghị luận).
	- Chuẩn bị bài: Tập làm thơ tám chữ.
	+ Nhắc lại khái niệm về thơ tám chữ: số lượng chữ ở mỗi dòng, cách gieo vần (vần chân, vần lưng), cách ngắt nhịp
	+ Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
	+ Sưu tầm và ghi chép vào sổ tay văn học những bài thơ tám chữ.
	* Đánh giá chung về buổi học:
.
	* Rút kinh nghiệm( về nghiệp vụ GV):

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 50.doc