Văn bản: LÀNG (Kim Lân)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”, qua đó hiểu được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến. Nắm được những đặc sắc NT truyện: xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng và ngôn ngữ nhân vật quần chứng
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện.
- Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc: xây dựng tình huống tâm lý miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê, lòng yêu nước.
Tuần 13 - Tiết 61, 62. Ngày soạn: 20/11/2011 - Ngày dạy: 23/11/2011 Văn bản: LÀNG (Kim Lân) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”, qua đó hiểu được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến. Nắm được những đặc sắc NT truyện: xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng và ngôn ngữ nhân vật quần chứng II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. - Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp. - Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc: xây dựng tình huống tâm lý miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. 2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật. 3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê, lòng yêu nước. III. CHUẨN BỊ: 1. GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn GA. 2. HS : Học bài cũ, soạn bài mới. IV. TỔ CHỨC DẠY- HỌC: Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Anh trăng”. ? Chủ đề bài thơ là gì? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tạo tâm thế (2 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh tạo tâm thế tốt vào bài học. - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: động não - GV giới thiệu bài: Mỗi người dân Việt Nam đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị. Sống ở làng, chết nhờ làng. Không gì khổ bằng phải bỏ làng tha phương cầu thực, lâm vào cảnh sống nơi đất khách, chết chôn quê người ... Tình cảm đặc biệt đó được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt: Kháng chiến chống Pháp, để viết lên truyện ngắn đặc sắc: Làng Hoạt động 2: Tri giác - Mục tiêu: Nắm được về tác giả, tác phẩm, cảm nhận bước đầu về văn bản qua việc đọc. - Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình. TG Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung 10’ I/ Tìm hiểu chung ? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân? HS quan sát chân dung t/g 1 em đọc chú thích sgk. 1 - Tác giả: Tên: Nguyễn Văn Tài (1920 - 2007). Quê ở làng Phù Lưu-Từ Sơn - Bắc Ninh. - Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn am hiểu, gắn bó với nông thôn. Gv: hướng dẫn đọc - gọi hs đọc. - GV hướng dẫn HS nghiên cứu các chú thích từ: 2, 6, 8, 9, 10, 17, 20, 25, 28. Hs đọc. 2 - Tác phẩm: ? Nêu xuất xứ của văn bản? Thể loại? Đăng lần đầu tiên trên báo văn nghệ (1948). - Viết vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. (1948) - Thể loại: Truyện ngắn. ? Hãy tóm tắt lại văn bản này - GV: Văn bản khi đưa vào sgk có lược bỏ phần đầu. ? (chú ý là truyện ngắn tâm lý, ít biến cố. Khi tóm tắt nên tóm tắt theo diễn biến tâm lý NV. GV nhận xét. - Bổ sung hoàn chỉnh. (Hai học sinh tóm tắt). ? Hãy chia bố cục VB? -> Chia làm 2 phần: P1: từ đầu đến “ đôi phần”: diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. P2: còn lại: diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính. - Bố cục: 2 phần. ? Là một truyện ngắn hiện đại VB đã kết hợp các PTBĐ nào? - Hs suy nghĩ phát biểu - PTBĐ: TS + MT + BC 60’ Hoạt động 3: Phân tích - Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trong truyện. - Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình, bình giảng. - Kĩ thuật: Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn. II - Đọc – Hiểu văn bản ? Theo em trong văn bản này tác giả đó xây dựng một tình huống truyện như thế nào? - HS phát hiện. - Xây dựng một nhân vật có tình yêu làng tha thiết. - > Bỗng nhiên nghe được tin cái làng mình luôn yêu quý, tự hào theo Tây. 1 - Tình huống truyện ? Tác dụng của việc xây dựng tình huống đó. - hs phát biểu - Đặt nhân vật vào tình huống này để nhân vật bộc lộ tâm trạng, từ đó khẳng định tình cảm của mình với làng quê Tạo điều kiện thể hiện phẩm chất, tính cách của nhân vật. - Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào 1 tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông. - Như vậy, nhân vật ông Hai là nhân vật chính của truyện Chúng ta Tìm hiểu nội dung của văn bản thông qua nhân vật này. 2 - Nhân vật ông Hai ? Trong phần đầu văn bản, em hiểu gì về cuộc sống của gia đình ông Hai? - hs trả lời. - Phải xa quê ở nhờ nhà người khác => cuộc sống tạm bợ khó khăn. *Cuộc sống nơi sơ tán - Phải xa quê ở nhờ nhà người khác => cuộc sống tạm bợ khó khăn. ? Trong hoàn cảnh đó, ông Hai ngoài mối quan tâm về cuộc sống còn có mối quan tâm nào khác? Có thể nói ông Hai có tình yêu làng tha thiết, những chi tiết chứng tỏ điều đó. Quan tâm tới làng quê tới cuộc kháng chiến của đất nước. - hs tìm các chi tiết trong vb (nghĩ về làng, muốn về... nhớ làng...) - Luôn nhớ về làng => là một thứ tình cảm tha thiết nhiệt thành. GV: ở phần đầu truyện kể về tính hay khoe làng của ông Hai hãy xem Ông khoe ntn về làng chợ Dầu của mình: cái cách khoe “1 cách say mê... náo nức... 2 mắt sáng lên... cái mặt biến chuyển...” Hết mọi chuyện quay sang kể về làng, cách khoe làng thay đổi theo thời gian - Trứơc CM ông khoe cái sinh phần của quan tổng đốc làng ông.. (do nhận thức chưa đúng). “Nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh... lát toàn đá xanh... bùn không dính gót...” Ta thấy có ai so sánh làng với tỉnh chưa? người ta chỉ so làng với làng thôi để tìm ra cái hơn =>1 sự so sánh khập khiễng chỉ vì ông quá sùng bái làng của mình ? Còn trong k/c, trong cuộc sống hiện tại thì ông khoe gì? *Sau CM: Khoe phong trào CM sôi nổi lôi cuốn mọi tầng lớp... kể rành mạch mọi việc phục vụ k/c: đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... => Đã có nhận thức đúng về CM. - Ông Hai rất yêu làng, gắn bó máu thịt với làng. Nỗi nhớ làng luôn luôn thường trực, tha thiết, cháy bỏng trong lòng ông. ? Tìm chi tiết cho thấy sự quan tâm của ông đối với kháng chiến? - HS đọc các chi tiết sgk Thường tới phòng thông tin để nghe ngóng tin tức. ? Khi nghe được những tin thắng lợi, cảm xúc của ông như thế nào? - HS nhận xét. - Không dấu được cảm xúc vui mừng "Ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá". - Quan tâm tới cuộc kháng chiến của đất nước. ? Trong câu nói “nắng này là bỏ mẹ chúng nó” chúng nó là ai? A. Con cua, cá C. Giặc Tây B. Lũ trẻ D. Trâu bò ? Từ đó em hiểu thêm điều gì về nhân vật này? Nhân xét về ngôn ngữ, lời văn? - HS nhận xét. - Ngôn ngữ quần chúng, lời độc thoại của NV -> Một người nông dân chất phát, có tinh thần kháng chiến nồng nhiệt, căm thù giặc. L: Đọc đoạn: “buổi trưa hôm ấy... hết” ? Nội dung của đoạn truyện em vừa đọc? -> Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo tây * Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây Trước khi nghe tin dữ ông Hai đang có tâm trạng ntn? ? ý nghĩa của chi tiết này? - Ruột gan như múa cả lên => tâm trạng vui vẻ phấn khởi trước tin thắng lợi của quân ta => tạo sự chuyển đổi đột ngột tâm lý ? Khi nghe đến tên làng Chợ Dầu, ông Hai đó có những cử chỉ, lời nói nào? ? Tại sao ông lại hỏi như vậy HS phát hiện - Quay phắt lại, lắp bắp hỏi... Thế ta giết được bao nhiêu thằng - Luôn tin tưởng ở tinh thần kháng chiến của làng mình - Sau khi nghe câu trả lời, cảm xúc của ông Hai như bị dội một gáo nước lạnh ? Biểu hiện qua những chi tiết nào? Phân tích cử chỉ thái độ ấy? Tác giả dùng cách nào để miêu tả nhân vật? (tê rân rân: da mặt dày lên, mất cảm giác -> xấu hổ) (giọng lạc: con người rơi vào trạng thái nào khác) - Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân... tưởng như không thở được... giọng lạc đi...rặn è è - giống lão Hạc ? Điều đó chứng tỏ tâm trạng ông Hai như thế nào? - Đau đớn thất vọng - Cách miêu tả ngoại hình -> Tâm trạng đau đớn, thất vọng, tủi hổ trước tin xấu bất ngờ ? Sau đó ông Hai có những cử chỉ nào? ? Theo em, những chi tiết đó biểu hiện điều gì, nó có phù hợp với diễn biến tâm lí của ông lúc này không? hs bộc lộ - Chèm chẹp miệng, cười nhạt, vươn vai, nói to... - Tất cả những cử chỉ ấy là nhằm che đậy sự xấu hổ - diễn biến tâm trạng thật của ông lúc này Gv: ta thấy tác gỉa như hoá thân vào nhân vật, như đặt mình vào chính hoàn cảnh nv thì mới có thể bộc lộ được 1 cách tài tình tâm trạng thảng thốt bàng hoàng của ông Hai khi nghe tin dữ ? Em hãy hình dung về nhân vật ông Hai trong câu văn"Cúi gằm mặt xuống đất mà đi” - hs tự trình bày Y/C hs đọc "Nhưng sao lại nảy ... cơ sự này" ? ở đoạn này, kiểu ngôn ngữ nào được sử dụng? Tác dụng? - 1 em đọc-cả lớp theo dõi - HS nhận xét: dùng hàng loạt các câu cảm thán, câu hỏi, Ngôn ngữ độc thoại nội tâm -> diễn tả cung bậc cảm xúc của ông Hai: + nỗi nhục ê chề. + nỗi đau đớn tê tái. + sự ngờ vực chưa tin. + sự bế tắc vào cuộc sống phía trước. ? Vì sao yêu làng như vậy mà ô không muốn quay về nếu bị đuổi? - HS phát hiện. -> với ô làng là máu thịt, là danh dự. Làng theo giặc thì chính ô bị tổn thương nặng nề, ô thấy mình có lỗi - Ngôn ngữ độc thoại nội tâm -> Diễn tả một cách xúc động tình cảm của ông Hai đối với đất nươc - Về làng là bỏ k/c, bỏ cụ Hồ - Làng theo Tây thì phải thù (ngay ngày đầu cuộc k/c lần 2, cuộc k/c và Bác Hồ có chủ trương thực hiện “vườn không nhà trống”, khẩu hiệu “tản cư là yêu nước” vậy quay về làng là đi ngược chủ trương đó -> ô nhận ra xa làng tức là bảo vệ làng để k/c) Gọi Đọc đoạn truyện ông trò truyện với con ? Qua câu chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì? - hs đọc - HS trả lời. "Nước mắt ông lão dàn ra, chảy rưng rưng hai bên má" -> xúc động tủi nhục xót xa - Như vậy ở đây ông lão đã mượn con để bày tỏ tấm lòng mình =>Từ nhận thức CM -> giác ngộ CM - Một con người có lòng son sắc, thuỷ chung với làng quê, đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ. 1 nông dân có tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi Gv: Qua cách xây dựng nhân vật, ta hình dung về một lão nông dân có tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi - Sự hoà quyện tuyệt đẹp giữa tình yêu làng với tình yêu đất nước trong con người ông Hai L: Đọc thầm đoạn 3 ? Nêu những biểu hiện của ô? ? Hãy bình chi tiết ông khoe 1 cách sung sướng: Tây nó đốt nhẵn nhà tôi rồi... Cả lớp đọc thầm - Mặt buồn thỉu -> tươi vui rạng rỡ - Miệng không nói -> bỏm bẻm nhai trầu - Mắt không dám nhìn -> hấp háy * Nghe tin làng được cải chính ? Cảm xúc của ông lúc này? Hs thảo luận theo bàn - Tây đốt nhà là bằng chứng về làng không theo giặc => ông nhẹ nhõm vui sướng 7’ * Hoạt động 4: Ghi nhớ - Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trong truyện - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, bình giảng. - Kĩ thuật ... - Về nhà sưu tầm trong thơ văn những câu, đoạn có sử dụng từ ngữ địa phương, cho biết đó là phương ngữ nào? Tuần 13 - Tiết 64. Ngày soạn: 23/11/2011 - Ngày dạy: 25/11/2011 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: HS đạt được: Hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự Rèn kỹ năng nhận diện và tập hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn tự sự II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự. - Biết cách tạo lập Văn bản Tự sự có các yếu tố Đối thoại, Độc thoại, Độc thoại nội tâm. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhân diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn tự sự. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn. III. CHUẨN BỊ: - GV soạn bài lên lớp. - HS soạn bài cũ xem bài mới, đọc kỹ vb “Làng”. IV. TỔ CHỨC DẠY- HỌC: 1/ Ôn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: Để khắc hoạ NV nhà văn thường chú ý miêu tả trên phương diện nào? 3/ Bài mới: Nếu ở lớp 7, 8 các em được học nhiều về miêu tả nhân vật ở các phương diện ngoại hình, hành động, trang phục... thì ở lớp 9 chúng ta tập trung xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ độc thoại TG Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Gọi hs đọc đoạn trích ? Trong ba câu đầu của đoạn trích có lời nói của ai với ai? ? Tham gia vào câu chuyện có ít nhất mấy người? ? Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trò chuyện, trao đổi qua lại? ? Nêu tác dụng của đối thoại Cho hs thảo luận ? Câu nói tiếp theo, ông Hai nói với ai? có phải lời đối thoại k? Tại sao ông Hai lại nói câu ấy? ? Trong phần văn bản này còn có câu nào kiểu như vậy nữa? ? Những câu nói đó là câu nói của ai với ai? Ta có KL gì? ? Đọc những câu “Chúng nó còng là trẻ con... bằng ấy tuổi đầu” là những câu ai hỏi ai?có gì khác những câu trên? ? Từ đó, phân biệt lời độc thoại và lời độc thoại nội tâm? ? Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí câu chuyện và thái độ của người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? ? Chúng góp phần thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của ông Hai như thế nào? ? Từ những tìm hiểu ở trên, em hãy nêu những hiểu biết của mình về đối thoại và độc thoại? - GV nhận xét, chốt GV nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS nhận xét lượt lời của hai nhân vật tham gia đối thoại ? Có gì đặc biệt trong những lời đối thoại ấy? ? Tác dụng? - Hướng dẫn hs cách làm - Yêu cầu hs tự làm H: Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó em có sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? - GV nhận xét, cho điểm. - Gọi HS lên bảng làm bài tập củng cố. (bảng phụ) - Đọc đoạn trích - Lời nói của những người phụ nữ trong toán tản cư, họ hỏi, đáp với nhau - Có hai lượt lời qua lại, nội dung nói của mọi người đều huớng tới người tiếp nhận và hình thức thể hiện trong hai đoạn văn bằng hai gạch đầu dũng (2 lượt lời qua lại ) - “Hà, nắng gớm về nào...” Là câu nói bâng quơ, k hướng tới ai, k ai đáp lại -> nói với chính mình -> Đây không phải là câu đối thoại - đánh trống lảng đẻ tìm cách thoỏi lui “Chúng bay ăn miếng cơm hay... -> Đó là những câu độc thoại - Ông Hai tự hỏi, không phát thành lời mà diễn ra trong suy nghĩ - Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu. Đồng thời tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật - Khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt đau đớn khi nghe tin làng Chợ Dầu - Cái làng mà ông vẫn luôn lấy làm tự hào và hãnh diện của ông theo giặc, nghĩa là làm cho câu chuyện thêm sinh động - HS tự trả lời Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích - HS đọc đoạn trích. - Lượt lời của nhân vật ông Hai (Lượt lời 1 bỏ, hai lượt lời sau nói, đáp bằng câu hỏi, câu gắt cụt lủn) - Thể hiện tâm trạng chán chường đến mức không muốn nói và khi cần phải nói thỡ nói cộc lốc thể hiện sự miễn cưỡng, bất đắc dĩ -> Tâm trạng thất vọng, buồn bó, đau khổ - Viết đoạn văn HS viết tại lớp - Đọc -> nhận xét - HS lên bảng làm -> nhận xét I - Yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 1/ Đối thoại - Đối đáp giữa 2 người - Hình thức: gạch đầu dòng -> Tạo câu chuyện có không khí gần gũi thật như cuộc sống - Tạo tình huống để t/g khai thác nội tâm nhân vật 2/ Độc thoại - Là lời nói với chính mình phát ra thành lời, dùng gạch đầu dòng - Những câu độc thoại không phát thành lời, không dùng gạch đầu dòng => độc thoại nội tâm - Khắc hoạ sâu sắc tâm trạng nhân vật, cho câu chuyện thêm sinh động * Ghi nhớ II - Luyện tập: BT1 Bài tập 2 Viết đoạn văn * Bài tập củng cố: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là các hình thức quan trọng để thể hiện: A. Nhân vật B. Cốt truyện C. Chủ đề truyện 4/. Củng cố: ? Em hiểu thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm? 5/ Hướng dẫn học: - Về nhà tự viết đoạn văn trong đó có sử dụng những hình thức đối thoại như trên - Ôn bài và chuẩn bị bài tiết sau Tuần 13 - Tiết 65. Ngày soạn: 24/11/2011 - Ngày dạy:26/11/2011 LUYỆN NÓI TỰ SỰ KẾT HỢP NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Học xong tiết này, hs đạt được: Biết cách trình bày 1 vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại 1 sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc thứ 3. Trong khi kể có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: Luyện nói: kể lại được một câu chuyện theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba trong đó sự kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại. 2. Kĩ năng: Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại. 3. Thái độ: Giáo dục sự tự tin, trình bày lưu loát trước tập thể. III. CHUẨN BỊ: GV: Nhắc hs chuẩn bị bài ở nhà. Ra những gợi ý hướng dẫn HS: Lập đề cương các bt. Tập nói ở phòng trước các bạn IV. Tiến trình lên lớp: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị bài ở nhà của hs 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Tạo tâm thế (2 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh tạo tâm thế tốt vào bài học. - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: động não - GV giới thiệu bài: Để bài văn tự sự thêm sinh động, hấp dẫn và giàu màu sắc triết lí ngoài việc miêu tả chúng ta cần kết với yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm. Vận dụng các yếu tố này như thế nào cho phù hợp. Chúng ta cùng vận dụng vào bài viết cụ thể. Hoạt Động 2, 3, 4: Tìm hiểu bài (Thảo luận, lập dàn bài,luyện nói trước lớp) Phương Pháp: Vấn đáp; Nêu vấn đề, thuyết trình... Kĩ thuật: Phiêú học tập (vở luyện tập Ngữ văn), Khăn trải bàn, Các mảnh ghép, động não TG Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung 35-40’ Hướng dẫn HS chuẩn bị luyện nói. I. Chuẩn bị. - GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận, lập đề cương cho nhóm mình. - Thảo luận, lập đề cương. N1: bài tập 1 N2: bài tập 2 N3: bài tập 3 N4: bài tập 4 H: Đọc yêu cầu bài tập 1? Lập đề cương cho bài tập? - N1 trình bày -> nhận xét (nội dung có đủ, đúng, sát với đề không ?) Bài tập 1: Tâm trạng của em sau khi đã gây 1 chuyện không hay cho bạn ? Em đã đưa các yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm ntn? I. Mở bài: giới thiệu sự việc cần kể. II. Thân bài: a/ Diễn biến của sự việc - Đã gây cho bạn chuyện gì? Khi nào? ở đâu? Hậu quả ra sao? - Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm sai trái? - Sự việc gì? Mức độ có lỗi đối với bạn? - Có ai chứng kiến? b/Tâm trạng - Tại sao em phải suy nghĩ dằn vặt? - Em có những suy nghĩ cụ thể nào? - Sau khi gây chuyện, tâm trạng của em ntn? -> ân hận, day dứt khổ tâm nhưng khó nói lời xin lỗi. - Vì sao có tâm trạng đó? -> Biết sai nhưng không đủ can đảm nói lời xin lỗi, phải hạ mình, cảm thấy xấu hổ, mất mặt III. Kết bài: Sau đó đã xử sự ntn? Rút ra bài học? H: Hãy đọc yêu cầu bài tập 2 và trình bày đề cương? - N2 trình bày -> nhận xét Bài tập 2. Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt. - GV hướng dẫn HS nhận xét. ? Em đã đưa các yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm ntn? I. Mở bài: giới thiệu sự việc cần kể. II. Thân bài: - Giới thiệu buổi sinh hoạt (ngày, giờ, địa điểm) - Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp + Đây là buổi sinh hoạt định kỳ hay đột xuất + Có nhiều nội dung hay chỉ có nội dung là phê bình, góp ý cho bạn Nam? + Thái độ của các bạn đối với bạn Nam? - Nội dung ý kiến + Phân tích nguyên nhân kiến các bạn có thể hiểu lầm bạn Nam. Khách quan, chủ quan, cá tính của bạn Nam + Những lý lẽ và dẫn chứng dể khẳng định bạn Nam là người rất tốt + Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với bạn Nam và những bài học đối với quan hệ bạn bè - Nội dung buổi sinh hoạt: có những ý kiến nào? em đã đưa ra ý kiến khẳng định Nam là người tốt ntn? III. Kết bài: Tâm trạng của em sau đó. H: Hãy đọc yêu cầu bài tập 3 và trình bày hướng làm? - N3 trình bày -> nhận xét Bài tập 3: Đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện. Nêu các y/c * Yêu cầu - Thể loại Tự sự có kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận - Nội dung " Sự ân hận của Trương Sinh -Chuyển đổi ngôi kể : ngôi thứ 3 -> ngôi thứ nhất. - Gọi Vũ Nương bằng “ nàng”. - Bày tỏ tâm trạng, niềm ân hận. H: Đọc yêu cầu bài tập 4 và trình bày hướng làm? - N4 trình bày -> nhận xét Bài tập 4: Đóng vai Vũ Nương kể lại câu chuyện. - Chuyển đổi ngôi kể: ngôi kể thứ 3 -> ngôi kể thứ nhất. - Gọi Trương Sinh bằng “chàng”. - Bày tỏ nỗi niềm, tâm trạng trước nỗi oan khuất của mình. Hướng dẫn HS luyện nói. II. Luyện nói. L:Gọi hs đọc những lưu ý sgk - Diễn đạt bằng lời nói, thêm điệu bộ cử chỉ, không đọc bài văn sẵn - Lời nói đảm bảo chuẩn mực, k nói ngọng - Tư thế ngay ngắn, mắt nhìn hướng người nghe - Hướng dẫn HS luyện nói trước tổ. - GV yêu cầu mỗi nhóm 1 -> 2 HS lên trình bày. H: Nhận xét phần trình bày của nhóm bạn? - GV nhận xét -> cho điểm. - GV nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể. - Mỗi thành viên đều nói trước tổ -> nhận xét. - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày. - HS nhận xét về: kĩ năng nói, tư thế tác phong, nội dung, việc sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại. 1/ Nói trước tổ. 2. Nói trước lớp. Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố. Phương pháp: Vấn đáp giải thích Kĩ thuật: Khăn trải bàn, các mảnh ghép, dùng các phiếu. Thời gian: 2 - 4 phút. - GV nhận xét tiết học - Cho điểm 1 số em có ý thức chuẩn bị bài tốt, trình bày bài nói tốt V/ Hướng dẫn học: - Tập nói tiếp ở tổ trước các bạn - Soạn tiết vb “Lặng lẽ Sa Pa” Chuẩn bị cho bài viết TLV số 3
Tài liệu đính kèm: