Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 14 - Trường THCS NTN

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 14 - Trường THCS NTN

TUẦN 14 Ngày soạn : 21-11-2011

 Tiết 66: LUYỆN NÓI

 TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM

A/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

2. Kĩ năng:

 - Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản.

 - Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.

 3. Thái độ:

Giáo dục hs thái độ tự tin , mạnh dạn trước tập thể.

*KNS:-Đặt mục tiêu, quản lí thời gian: Trình bày câu chuyện theo thời gian cho phép.

 -Giao tiếp: trình bày câu chuyện trước tập thể.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 14 - Trường THCS NTN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14	 Ngày soạn : 21-11-2011
 Tiết 66: LUYỆN NÓI
 TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
A/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
2. Kĩ năng:
	- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản.
	- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
	3. Thái độ:
Giáo dục hs thái độ tự tin , mạnh dạn trước tập thể.
*KNS:-Đặt mục tiêu, quản lí thời gian: Trình bày câu chuyện theo thời gian cho phép.
 -Giao tiếp: trình bày câu chuyện trước tập thể.
B PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
 PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật động não, thảo luận nhóm., kể chuyện. 
C/ CHUẨN BỊ :
	GV : Soạn giáo án 
HS : Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ :
	Thế nào là đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm ?
 Vai trò của các hình thức trên trong văn bản tự sự ? 
II.Nội dung bài mới :
1.Giới thiệu bài
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy , trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs (5p)
Gv goị hs đưa bài lên kiểm tra (7-10 HS ) 
Gv nhận xét sự chuẩn bị của hs
Hoạt động 2
Thảo luận nhóm 10 phút
Gv cho hs làm việc theo tổ, các thành viên trong tổ trình bày, nhận xét, bổ sung cho nhau (Nhắc nhở hs khá giỏi hướng dẫn hs yếu hoàn thành dàn bài)
-Các tổ thống nhất dàn ý.
Hoạt động 3
?Yêu cầu của việc luyện nói là gì ? 
Hs: 
Gv gọi 2 hs trình bày, dàn ý đề 1:
-Mục tiêu, quản lí thời gian: Trình bày trước lớp câu chuyện đã chuẩn bị theo thời gian cho phép, thể hiện cảm xúc, cử chỉ, thái độ trong khi trình bày.
Hs trình bày chỉ ra yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm.
Hs cả lớp nhận xét.
Tương tự với đề 2,3 . cả lớp nhận xét , xác định hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm..
Đề 2: Trình bày câu chuyện với cách kể chuyện kết hợp với nghị luận và miêu tả trước tập thể.
cả lớp nhận xét , xác định hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm..
Tương tự với đề 3 
cả lớp nhận xét , xác định hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm..
1. Kiểm tả sự chuẩn bị ở nhà
2. Thảo luận trình bày trước nhóm
3. Luyện nói : 
a.Yêu cầu
- Nói rõ ràng , mạch lạc.
- Tự tin luôn hướng về người nghe.
- Thời gian trình bày 5 phút
b. Luyện nói : 
- Đề 1/179: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
Đề 2/179: Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
Đề 3: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương từ đầu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!”. Hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
3. Củng cố : 
Gv nhận xét rút kinh nghiệm
 + Phải có sự chuẩn bị chu đáo.
 + Không viết thành bài, chỉ gạch ý.
 + Chuẩn bị trước phần mở đầu, kết thúc.
 + Cần chăm phát biểu, trình bày ý kiến trước tập thể.
 +Tập trình bày lại 1 câu chuyện kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
4. Hướng dẫn học bài : 
 +Luyện nói theo 3 đề bài, trong giao tiếp
 +Soạn “Lặng lẽ SaPa” : đọc VB, tóm tắt câu chuyện, tóm lượt những nét chính về tác giả, tác phẩm, trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu vào vở soạn.
 **********************************
Tiết 67-68: 
LẶNG LẼ SA PA
 - Nguyễn Thành Long -
A. Mục tiêu: Giúp Hs. 
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
2. Kĩ năng: 
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
3. Thái độ: Học tập và làm theo những phẩm chất, đức tính của anh thanh niên.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, bài giảng
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
C. Phương pháp, kĩ thuật.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, đối thoại.
- Kĩ thuật: động não, học theo nhóm.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: Em hiểu được những phẩm chất gì của ông Hai và nhân đân ta qua truyện ngắn Làng của Kim Lân?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Gv gọi Hs đọc chú thích sao.
-Em hãy tóm lược những nét cơ bản về tg NTL? Ngoài những thông tin trong sgk em có biết thêm thông tin nào khác về tg?
-Truyện ngắn LLSP ra đời trong hoàn cảnh nào, được trích từ tập truyện nào?
-Gv hướng dẫn đọc vb, gọi Hs đọc và tìm hiểu các chú thích.
-Em hãy tóm tắt lại vb và có nhận xét ntn về cốt truyện?(cốt truyện đơn giản chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách: tg giới thiệu nv chính và nv hiện lên rất ấn tượng. các nv khác đều tập trung đều tập trung thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm).-
? Tìm bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của từng phần?
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
-Truyện có những nhân vật nào, nv chính xuất hiện ra sao? (không xuất hiện từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật).
-Thông qua cái nhìn của nv khác, nv chính hiện lên ntn?
-Em hãy cho biết hoàn cảnh sống của anh thanh niên? Anh làm công việc gì, công việc đó đòi hỏi ở anh những đức tính gì?(tỉ mỉ, chính xác, tinh thần trách nhiệm cao).
-Anh làm việc trong điều kiện ntn, trong điều kiện đó, điều gì đã giúp anh vượt qua những khó khăn đó? Em hãy tìm câu văn cho biết suy nghĩ của anh về công việc?
-Như vậy, anh ý thức ntn về công việc?
Để tránh sự đơn điệu, nhàm chán của công việc, anh đã tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ntn?
-Từ những việc làm và hành động cụ thể đó , cho thấy ở anh nổi bật lên tính cách và những phẩm chất gì? Khi ông họa sĩ vẽ mình anh đã có thái độ ntn, điều đó cho thấy nổi bật ở anh phẩm chất gì?
Như vậy, anh thanh niên là một người ntn, em học được ở anh những gì?
-Ngôi kể trong truyện được nhập vào nv nào? Vì sao?(để miêu tả, quan sát thiên nhiên và nhân vật chính).
-Nhân vật ông họa sĩ nổi bật lên những phẩm chất gì? Ông đã có suy nghĩ ntn về anh thanh niên?
 -Tác giả muốn gửi gắm suy nghĩ gì của nv này về con người, về nghệ thuật?
Như vậy, ông họa sĩ là người ntn và có vai trò gì đối với nv chính?(làm cho nv chính thêm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng).
-Sau khi nghe kể chuyện và tiếp xúc với anh thanh niên, cô kĩ sư đã có những suy nghĩ gì về cuộc sống, về anh thanh niên và cô đã đi đến quyết định quan trọng nào?(Về cuộc sống dũng cảm của anh, và thế giới những con người như anh và cô quyết định công tác ở miền núi).
Như vậy cô đã ý thức được vấn đề gì về lao động?(lao động là để cho cuộc sống ấm no, xã hội phát triển).
-Nhân vật bác lái xe có vai trò gì đối với các nv khác và đối với người nghe?(kích thích ông họa sĩđón chờ sự xuất hiện của nv chính).
Như vậy, qua hệ thống nv tg muốn ca ngợi điều gì?
-Hs thảo luận câu hỏi (4)sgk.
Chất trữ tình, phong cảnh thiên nhiên và nội dung truyện, cuộc gặp gỡ: Truyện mang dáng dấp một bài thơ, chất thơ bàng bạc thơ mộng, trữ tìnhlàm cho chủ đề truyện thêm rõ nét và sâu sắc.
-Trong truyện ngắn này có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của chất trữ tình đó?
Thảo luận nhóm:
 Nêu chủ đề của truyện
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Em hãy nêu những nét chính về nghệ thuật và nội dung của truyện?(Ý nghĩa, niềm vui của lao động tự giác và những mục đích chân chính).
Gv gọi hai Hs đọc ghi nhớ.
-HS thảo luận ý nghĩa của truyện.
*Hoạt động 4: Phương pháp động não viết
-Viết một đoạn văn ghi lại cảm nhận về một vài chi tiết nghệ thuật mà em thích nhất
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Nguyễn Thành Long (1925- 1991)
- Quê : Duy Xuyên, Quảng Nam.
- Là cây bút chuyên viết truỵện ngắn và ký.
2. Tác phẩm:
- “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai của tác giả vào mùa hè 1970 rút từ tập “Giữa trong xanh”.
3. Đọc – Tóm tắt truyện:
-Đọc:
- Tóm tắt: HS tóm tắt truyện: 
-Câu chuyện xảy ra ở Lào Cai năm 1970 trên chuyến xe khách từ Lào Cai đi Lai Châu qua Sa pa có nhà họa sĩ và cô kỹ sư trẻ .xe qua thị trấn Sa pa đến đỉnh Yên Sơn nghỉ và ông họa sĩ, cô kĩ sư đó có dịp gặp chàng thanh niên và cuộc gặp gỡ đó để lại một ấn tượng sâu sắc.
4. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “Người lái xe lại nói”
 Bác lái xe giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô kỹ sư 1 trong những người cô độc nhất thế gian.
- Phần 2: Tiếp theo đến “như thế”. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên với ông hoạ sỹ, cô kỹ sư.
- Phần 3: Còn lại. -> Họ chia tay 
* Phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm + miêu tả.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật anh thanh niên.
a. Vị trí và cách miêu tả nhân vật của tác giả.
- Là nhân vật chính, nhân vật trung tâm.
- Thông qua cái nhìn của các nhân vật khác, nhân vật chính hiện lên rõ nét và đáng mến hơn.
b.Những nét đẹp của anh thanh niên.
- Hoàn cảnh sống và làm việc.
“sống một mình trên đỉnh núi cao”
“đo chấn động mặt đất kiêm vật lí địa cầu”.
Đòi hỏi đức tính tỉ mỉ chính xác, tinh thần trách nhiệm caođể phục vụ sản xuất và chiến đấu.
- Cách sống và suy nghĩ.
+ Ý thức cao về công việc, lòng yêu nghề
“Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.
→ Mỗi người mỗi việc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Tổ chức sắp xếp cuộc sống: trồng hoa, nuôi gà
- Tính cách và phẩm chất.
Cởi mở, chân thành quí trọng tình cảm, khao khát được gặp gỡ trò chuyện, khiêm tốn thành thực.
=> Chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp.
2. Các nhân vật khác.
a. Ông họa sĩ.
Là người yêu nghề, yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật chân chính.
b. Cô kĩ sư.
Có sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn, việc làm của anh thanh niên.
c. Bác lái xe.
Qua lời kể của nhân vật này, ta biết được những nét sơ lược về anh thanh niên và nỗi “thèm” được gặp người của anh:
 kích thích (ông hoạ sĩ và cô gái cũng như người đọc) sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên.
* Những nhân vật được giới thiệu gián tiếp: (Ông kĩ sư ở vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét ) 
góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm 
=> Lòng yêu mến cảm phục, ca ngợi những con người lao động lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
3. Chất trữ tình của truyện:
- Bức tranh thiên nhiên nên thơ và cảnh đẹp đầy thơ mộng của Sa Pa (đầu và cuối truyện).
- Cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người (nét đẹp của anh thanh niên, chuyện kể về cuộc sống; tình cảm, cảm xúc mới nảy nở của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên).
* Chủ đề của truyện: Ca ngợi những con người lao động mới đang ngày đêm lặng lẽ âm thầm làm việc cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
4 Tổng kết: ghi nhớ (SGK/189)
a. Nghệ thuật 
- Tạo tình huống truyện tự nhiên tình cờ, hấp dẫn.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc ; Miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn .
- Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận, tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
b. Nội dung-ý nghĩa văn bản: 
- Lặng lẽ Sa Pa là câu về cuộc gặp gỡ với những con người trong chuyến đi thực tế của nhân vật ông hoạ sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quyên mình cống hiến cho Tổ Quốc.
III. Luyện tập.
- HS phát biểu bằng phiếu học tập
3. Củng cố : 
	-Tìm những câu văn mang tính bình luận trong văn bản ?
 HS: + Trong cái im lặng của Sapacho đất nước
 + Khi ta làm việc ta với công việc là đôi
 - Em cảm nhận như thế nào về nhan đề của bài văn ?
 HS : Những con người âm thầm lao động, lặng lẽ cống hiến cho đất nước
 -Tại sao các nhân vật trong truyện đều không có tên ?
 HS : Tự bộc lộ.
*Hướng dẫn tự học:
-Đọc diễn cảm tác phẩm
-Viết một đoạn văn ghi lại cảm nhận về một vài chi tiết nghệ thuật mà bản thân em thích.
 - Chuẩn bị “Bài viết số 3”
 + Ôn tập văn tự sự.
 + Tham khảo dàn ý các đề ở SGK/191
	 	*****************************************
Tiết 69,70: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
Giúp hs củng cố ,vận dụng kiến thức về yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm , đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự.
2. Kĩ năng:
	Rèn kỉ năng kể chuyện , kỉ năng vận dụng lí thuyết vào thực hành viết văn
	3. Thái độ:
Giáo dục hs thái độ kính trọng biết ơn mẹ, biết sữa chữa lỗi lầm khi phạm phải
B PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
 PP vấn đáp, thực hành viết trên giấy, Kĩ thuật động não. 
C/ CHUẨN BỊ :
	GV : Soạn giáo án, ra đề
HS : Giấy kiểm tra , ôn tập các dạng đề 
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
 1.Ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho giờ viết bài của H/s
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Đề bài :
- GV chép đề bài lên bảng.
- HS : Đọc đề bài
* HOẠT ĐỘNG 2 :Yêu cầu chung: 
- GV: Nêu yêu cầu chung:
? Xác định yêu cầu của đề bài .( Kiểu văn bản cần tạo lập? Sự dụng các yếu tố nghị luận , đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâmtrong văn bản này như thế nào? )
? Trong bài viết ta cần đưa ra các ý nào , sắp xếp các ý đó ra sao . 
? Xác định kiểu văn bản cần tạo lập?
? Để tạo lập được VB này, ta cần vận dụng những kĩ năng nào vào bài viết?
? VB tạo lập cần cần đảm bảo những nội dung gì?
- GV: Nêu yêu cầu của bài viết. Những yêu cầu về thái độ trong giờ viết bài của học sinh.
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Thu bài- dặn dò:
- GV thu bài
- Nhận xét giờ viết bài của H/S
I. ĐỀ BÀI 
 Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
II. YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM 
- Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Nội dung: cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa em và người chiến sĩ lái xe năm xưa ở Trường Sơn
2. Đáp án::
A Mở bài:(1đ)- Giới thiệu hoàn cảnh, lí do cuộc gặp gỡ của em với các chiến sĩ lái xe.
- Giới thiệu chung tính cách của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa..
B.Thân bài:(7đ) 
Ý1: Khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.
-Giọng nói: khoẻ vang.
-Tiếng cười: sảng khoái.
-Khuôn mặt: thể hiện vẻ già dặn - từng trải nhưng vẫ có nét hóm hỉnh, yêu đời.
-Trang phục: bộ quân phục mới, trang trọng, oai nghiêm, đĩnh đạc.
-Dáng đi...
Ý 2: cuộc trò chuyện với người chiến sĩ.
-Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu những năm đánh Mỹ gian khổ ác liệt
“Trên tuyến đường Trường Sơn, giặc Mỹ đánh phá vô cùng khốc liệt, bom Mỹ cùng với những cung đường - đốt cháy những cánh rừng
-Vậy mà trên những tuyến đường ấy, các đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến(cùng sự giúp đỡ của các cô gái thanh niên xung phong).
-Điều đáng nhớ là những chiếc xe ở Trường Sơn trong những năm tháng ấy rất đặc biệt vì bom đạn của Mỹ ném như mưa khiến kính xe đều vỡ hết, ngay cả đèn cũng vỡ hết, mui xe cái thì bị bẹp, méo, cái thì bung hẳn ra khỏi xe, thùng xe không cái nào không trầy xước.
- Từ đó bày tỏ những suy nghĩ về chiến tranh (tàn phá cuộc sống, bất chấp quyền được sống hoà bình của con người). 
- Trách nhiệm giữ gìn hoà bình.
C. Kết luận: Cuộc chia tay và ấn tượng trong lòng nhân vật tôi về người lính và ước mơ của nhân vật tôi.
* Đáp án: Biểu điểm
- Hình thức: 
 +đúng thể loại	
 +Bố cục rõ ràng mạch lạc
 +Diễn đạt trôi chảy theo các nội dung:	
+Mở bài: (1,5 điểm).
+Thân bài:( 7 điểm.)
+Kết bài: (1,5 điểm).
* Ghi chú: Những bài trình bày sạch đẹp, dùng từ có cảm xúc, chuyển ý linh hoạt cần có điểm khuyến khích.
* Hướng dẫn HS về nhà : 
 +Chuẩn bị bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự:
 -Đọc phần trích dẫn và trả lời các câu a,b,c,d trong SGK/192-193,
 -Chuẩn bị 2 bài tập trong phần II.Luyện tập (SGK/193-194).
 *****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 Tuan 14(1).doc