Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 12

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 12

Bếp lửa

 (Bằng Việt)

A. Mục tiêu bài dạy

 1. Kiến thức: Hs hiểu được tình cảm, cảm xúc chân thành và sâu lắng của nhân vật trữ tình (người cháu) và hình ảnh người bà giàu tình thương và đức hy sinh. Thấy được NT miêu tả cảm xúc qua hồi tưởng, mtả, tự sự, bình luận kết hợp 1 cách khéo léo, nhuần nhuyễn.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích cảm xúc và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính ông bà cha mẹ và tình cảm với quê hương đất nước.

B. Chuẩn bị: Thầy - Ảnh tác giả + đồ dùng.

 Trò - Soạn bài

C. Tiến trình bài dạy

 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1)

 2. Bài mới (1)

 a.GTB Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp đẽ thân thương và chứa chan tình nghĩa. Bởi những kỉ niệm ấy thường gắn bó với những người ruột thịt, gần gũi; mẹ ta, bà ta, cha ông ta, các anh chị em, bạn bè . Bài thơ “ Bếp lửa” đã viết về những tình cảm thân thương như thế: Tình bà cháu. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ để thấy được tấm lòng của nhà thơ cũng như tài năng NT của ông .

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 56
Bếp lửa
 (Bằng Việt)
A. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức: Hs hiểu được tình cảm, cảm xúc chân thành và sâu lắng của nhân vật trữ tình (người cháu) và hình ảnh người bà giàu tình thương và đức hy sinh. Thấy được NT miêu tả cảm xúc qua hồi tưởng, mtả, tự sự, bình luận kết hợp 1 cách khéo léo, nhuần nhuyễn.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích cảm xúc và tâm trạng của nhân vật trữ tình.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính ông bà cha mẹ và tình cảm với quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị: Thầy - ảnh tác giả + đồ dùng.
 Trò - Soạn bài
C. Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 2. Bài mới (1’)
 a.GTB Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp đẽ thân thương và chứa chan tình nghĩa. Bởi những kỉ niệm ấy thường gắn bó với những người ruột thịt, gần gũi; mẹ ta, bà ta, cha ông ta, các anh chị em, bạn bè .. Bài thơ “ Bếp lửa” đã viết về những tình cảm thân thương như thế: Tình bà cháu. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ để thấy được tấm lòng của nhà thơ cũng như tài năng NT của ông ...
b. Tổ chúc hd:
 Hoạt động vủa thầy và trò
TG
 Nội dung
SGK trang 143.
- Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả?
-GV treo ảnh tác giả và giới thiệu thêm: Thơ ông thường nghiêng về 1 lời tâm sự, trao đổi. Thơ BV trong trẻo mượt mà, chủ yếu khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi trẻ nên thường gần gũi với bạn đọc trẻ tuổi nên thường gần gũi với bạn đọc trẻ tuổi nhất là trong nhà trường. Đó là dấu ấn riêng của thơ Bằng Việt còn lưu lại nơi ký ức người đọc.
Máy chiếu:
Hương cây - Bếp lửa (in chung Lưu Quang Vũ - 1968)
Những gương mặt, những khoảng trời(1973)
Đất sau mưa(1977)
Khoảng cách giữa lời(1983)
Bếp lửa - Khoảng trời(1988)
Phía nửa mặt trăng chìm(1995)
- GV hướng dẫn đọc: Giọng kể chậm rãi tha thiết, tâm tình, xúc động.
- GV đọc mẫu. Gọi hs đọc. Kết hợp tìm hiểu từ khó.
 + Đinh ninh? 
 + Chiến khu?
GV: Đây là tác phẩm đầu tay của nhà thơ, cho đến nay đoá hoa đầu mùa ấy vẫn là bông hoa đẹp nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ. 
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
(8 chữ tự do không gò bó về niêm luật như các thể thơ khác; 8 tiếng, gieo vần chân)
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
(Người cháu)
- Cảm xúc của nv trữ tình trong bài thơ ntn?
 (Mạch cảm xúc từ hồi tưởng – hiện tại – từ kỉ niệm )
 GV: Bài thơ là sự hồi tưởng kỷ niệm tuổi thơ về người bà và tình bà cháu. Qua hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa và bàn tay nhóm lửa, tác giả thể hiện lòng thương nhớ kính yếu và biết ơn bà của đứa cháu đi xa. Đồng thời nói lên tình yêu tha thiết với gia đình, qh, đất nước ...
- Vậy theo mạch cảm xúc, bài thơ chia mấy đoạn ? Giới hạn và nd? 
Máy chiếu:
 + Khổ 1: H.ảnh bếp lửa
 + Khổ 2, 3, 4: Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà.
 + Khổ cuối: Suy ngẫm về h.ảnh bà và bếp lửa.
- Hs đọc 3 câu đầu: Trong kí ức, người cháu đã nhớ về hình ảnh nào đầu tiên?
 GV: Tên bài thơ là bếp lửa, câu mở đầu cũng viết về bếp lửa, khắc sâu hình ảnh bếp lửa, nỗi nhớ dai dẳng, khắc sâu bắt đầu sự khởi nguồn của khổ thơ. - H.ảnh bếp lửa được giới thiệu ntn?
 - Chờn vờn? Từ loại?
GV: Từ láy tượng hình gợi sự hình dung một làn sương sớm đang nhè nhẹ toả quanh bếp lửa chờn vờn, lập loè trong làn sương sớm vừa gợi được cái mờ nhoà của h.a trong kí ức theo TG. Đó là h.ảnh quen thuộc của làng quê Việt. 
Trắc nghiệm: Từ “ấp iu” gợi hình ảnh bàn tay người bà ntn?
 a. Cần cù, chănm chỉ.
 b. Mảnh mai, yếu đuối
 c. Vụng về, thô nhám.
 d. Nhẹ nhàng, kiên nhẫn, khéo léo.
GV: Là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ. Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của 2 từ “ấp iu, nâng niu” -> Gợi lên bàn tay bà nhẹ nhàng, khéo léo nhóm lửa và tấm lòng chăm chút của người nhóm lửa, gữi lửa.
- Nồng đượm gợi cảm giác gì? (Thân quen, ấm áp)
- Hai câu thơ có 2 h/a bếp lửa. Vậy hai hình ảnh bếp lửa có gì giống và khác nhau?
 + Bếp lửa 1: Sự cảm nhận bằng thị giác, một bếp lửa thực: bập bùng ẩn hiện trong sương sớm.
 + Bếp lửa 2: Bếp lửa nhóm lên bằng tình yêu thương ...
 - Qua 3 câu thơ đầu, h.ảnh bếp lửa hiện ra nhn?
- Từ h.ảnh bếp lửa, nhà thơ liên tưởng tới điều gì?
GV: Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn nhớ thương của cháu với bà để nhà thơ viết tiếp: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
- Biết mấy nắng mưa?
GV: Bằng h/a ẩn dụ, “ nắng, mưa” không phải là chỉ đơn thuần nói đến thời tiết mà nói thời gian kéo dài cùng với nỗi lo toan, nhọc nhằn, vất vả lận đận, cơ cực suốt cuộc đời bà.
- HS đọc phần 2: Từ hình ảnh bếp lửa, nhà thơ nhớ về điều gì? 
- Nhớ về quá khứ , tác giả nhớ về điều gì?
GV: Hình ảnh khói bếp trong mỗi ngôi nhà có thể là dấu hiệu của cuộc sống ấm no cũng là dấu hiệu của cuộc sống nghèo khó lầm than. ấn tượng sâu đậm nhất trong kí ức nhà thơ lúc 4 tuổi là mùi khói. 
- Đói mòn đói mỏi? (Đói kéo dài, triền miên, kiệt sức)
Trắc nghiệm: Hai câu thơ 
“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đánh xe khô rạc ngựa gầy” 
gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào của đất nước ta?
 a. Ngày tổng khởi nghĩa 1945.
 b. Nạn đói 1945.
 c. Ngày kết thúc cuộc kc chống Pháp.
 d. Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Nhận xét về các hình ảnh này?
- Đoạn thơ đã tái hiện cuộc sống ntn của nd ta lúc bấy giờ?
GV: Cái đói ám ảnh trong văn chương một thời, đói đến nỗi phải ăn cả đất sét trong văn Nam Cao, ăn cám (K.Lân). Nhà thơ Chế Lan Viên đã tổng kết bằng câu thơ đau đớn, xót xa đến nghẹn nghào: “ Cả DT đói nghèo trong rơm rạ”
- Trong đó, h.ảnh nào luôn ám ảnh tâm trí tác giả?
- Khói hun nhèm mắt?(Khói nhiều, cay, khét vì củi ướt, vì sương vì lạnh)
- H.ảnh này khiến tác giả có tâm trạng ntn khi nhớ lại?
- Sống mũi cay cay ? Điều đó thể hiện cảm xúc gì của tác giả? (Bồi hồi xúc động, ngậm ngùi)
GV: Năm nhà thơ lên 4 tuổi là khoảng cuối 44 đầu 45 (Năm ất Dậu). Nạn đói kinh khủng đã xảy ra làm trên 2 triệu đồng bào ta chết đói ... Nghĩ lại đó là năm 1963. Vậy 22 năm trời qua mà đưa cháu vẫn cảm thấy sống mũi còn cay, vì khói? vì khó nhọc? hay vì những tình cảm của một thời xa xưa? “kỉ niệm buồn, vết thương lòng khó quên là vậy”
- Nxét NT diễn đạt của khổ thơ?
GV: Trong “Tám năm ròng ...” ứng với chiều dài của cuộc kháng chiến chống Pháp của DT ...
- Cùng với hình ảnh mùi khói, còn đồng hiện hình ảnh nào trong tâm trí nhà thơ? 
GV: Tu hú là loài chim không tự làm tổ được nó thường sống lẻ loi , nay đây mai đó . Đây là âm thanh quen thuộc của đồng quê mới mùa gặt TS. Tiếng chim như giục giã thúc giục khặc khoải một điều da diết lắm khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong. Tiếng tu hú là âm thanh quen thuộc của đồng quê VN. Nếu tiếng tu hú trong bài “Khi con tu hú” của Tố Hữu báo hiệu mùa hè, khắc khoải kêu mãi, kêu hoài trong hiện thực người c/sĩ đang bị cầm tù-> khát vọng tự do.) - Thì trong cảnh sống đơn côi của 2 bà cháu giữa đói nghèo và c/tranh, tiếng chim tu hú phải chăng là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi kiếp người khổ đau ? 
Có thể nói phải có sự gắn bó sâu nặng với quê hương, với Tổ Quốc thì Bằng Việt mới đưa được cái âm thanh rất đồng nội ấy vào trong thơ của mình.
- Từ tiếng tu hú tha thiết, nhà thơ nhớ về những kỷ niệm nào với bà? 
GV: Hình ảnh người bà đã hiện lên với những cử chỉ, việc làm tận tuỵ đầy tình yêu thương ...
- Nxét về giọng điệu khổ thơ? BPNT?
GV: Đột ngột chuyển từ giọng điệu diễn tả cảm xúc sang lời tâm sự, đối thoại.
- Trong những kỷ niệm ấy, h.ảnh bà tiếp tục được khắc hoạ ntn? 
- Tại sao thương bà, tác giả muốn tu hú ở cùng bà? Theo em , có nỗi niềm nào của người cháu vang vọng trong lời thơ: “ Tu hú ơi chẳng đến/ Kêu chi ......?
GV: Câu thơ giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày, không trau chuốt bởi đó là tiếng nói của tình cảm yêu thương. Bà luôn luôn bên cháu, dạy dỗ chăm sóc cho cháu lớn lên, nuôi dưỡng cả tâm hồn lẫn thể chất cho cháu. Vậy mà bây giờ cháu lại đi xa, để bà một mình khóc nhọc ... - cảm xúc dâng trào và lòng biết ơn bà vô tận.Người cháu mong ước được 
- Trong ký ức cháu, bà không chỉ có tình thương cháu bao la vô bờ bến mà bà còn có một phẩm chất tốt đẹp. Đó là gì? Tìm chi tiết?
- Đinh ninh? Vững lòng?
- Qua đó ta hiểu thên gì về phẩm chất của bà?
GV: Bà là hậu phương vững chắc để người con đi xa yên tâm công tác. Lời dặn dò trực tiếp của bà khi cháu viết thư sáng lên phong cách của người bà VN.
- Từ niềm tin về bà và những kỷ niệm thân thương về bếp lửa, người cháu nghĩ về điều gì?
- Em hiểu ntn về 2 câu thơ này?
GV: Từ bếp lửa bà nhen sớm chiều đã bùng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương luôn ủ sẵn của niềm tin dai dẳng bền bỉ, ngọn lửa của ý chí
- Tác giả sử dụng BPNT gì? Qua đó khảng định điều gì? 
GV bình: Rõ ràng không còn là bếp lửa mà là ngọn lửa luôn cháy trong lòng bà. Có người nói cứ quay ngược trái tim người sẽ thành hình ngọn lửa. Vậy thì ngọn lửa chính là trái tim, là tâm hồn của bà như bao người VN luôn tin tưởng và hi vọng về một ngày mai thanh bình. Rõ ràng bà đã nhóm tình yêu và truyền lửa cho cháu.
- HS đọc 12 câu cuối: ND? 
- Từ lòng biết ơn bà vô hạn, nhà thơ đã suy ngẫm gì về cuộc đời bà?
 + Nhóm bếp lửa? (Là nhóm cái bếp thật ngọn lửa, ánh sáng và hơi ấm có thật)
 + Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi? (Đối với mỗi gia đình Việt thì vị ngọt bùi khoai sắn, vị ngạt ngào của hương nếp mớiđều do bàn tay tần tảo của bà, của mẹ nhóm lên. Bà truyền cho cháu, cháu truyền cho bà tình yêu thương ruột thịt nồng đượm)
 + Nhóm ..... chung vui? (Bà mở rộng tấm lòng gắn bó với làng xóm quê hương)
 + Nhóm tâm tình tuổi nhỏ? (Bà như mộ người bạn thân, chia sẻ những vui buồn tuổi thơ. Từ đó nhóm lên lòng tin, ước mơ hoài bão của cháu về tương lai)
- Tác giả sử dụng BPNT gì để diễn tả suy nghĩ ấy?
GV: Điệp từ “nhóm” với 4 chi tiết, hình ảnh. Bếp lửa đã nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu từ bên ngoài mà còn chính là được nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương. 4 chi tiết ấy đã bồi đắp cao dần, toả sáng mạnh dần nét kì lạ và vẻ đẹp thiêng liêng của bếp lửa từ vóc dáng , việc làm nhất là tình nghĩa của bà. 
 GV: Những câu thơ cuối bài là lời tự bạch của người cháu đi xa khi đã trưởng thành.
Người cháu tự thấy mình đã có được nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Người cháu được đi học nước ngoài, tiếp nhận những điều tốt đẹp ...
- Người cháu vẫn luôn nhắc nhở bản thân mình điều gì?
GV: Nay cuộc sống của cháu đã đầy đủ, hiện đại với bếp điện, bếp ga nhưng không nguôi nhớ về “ bếp lửa” nơi quê nhà. Không gian có xa cách và cho dù cuộc sống có đổi thay nhưng tình thương nhớ bà vẫn tha thiết mãnh liệt.
Trân trọng yêu quí bà chính là biểu hiện cụ thể của lòng yêu quê hương đất nước. Ai cũng có một tuổi thơ ... Bài thơ đã đưa ta về với những ngày xưa tưởng như đã ngủ ngon trong quên lãng ... hình ảnh người bà, tình bà cháu có sức toả sáng nâng đỡ cháu đi suốt cả cuộc đời, khiến cho mỗi người càng gắn bó với gia đình, quê hương, .....
Trắc nghiệm: Nhận định nào nêu đúng nhất những nét NT đặc sắc của bài thơ này?
A. Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
B. Giọng thủ thỉ tâm tình
C. Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
D. Cả A,B, C
- Bài thơ thể hiện tình cảm gì của nhà thơ với bà? 
10’
29’
I. Đọc,tìm hiểu chung
1. tác giả - tác phẩm
a. Tác giả (1941)
- Quê: Thạch Thất - Hà Nội.
- Thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ k/c chống Mỹ.
- Thơ ông sâu lắng, trầm tư, khái quát về thời đại và tình yêu.
* Tác phẩm chính:
b. Tác phẩm: Sáng tác 1963 khi đang là sv học ở nước ngoài. In trong tập “Hương cây - Bếp lửa”
2. Đọc- Chú thích
* Thể thơ: 8 chữ- tự do
3. Bố cục: 3 phần
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh bếp lửa
-chờn vờn trong sương sớm
ấp iu nồng đượm
=> Từ láy: 
 Điệp ngữ
=> Hình ảnh bếp lửa thân quen chập chờn trong ký ức, nhen nhóm hơi ấm của mạch cảm xúc.
2. Những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà
- mùi khói
 đói mòn đói mỏi
Bố đánh xe khô rạc ngựa gầy.
=> Hình ảnh chân thực: Cuộc sống khó khăn, gian khổ, đói nghèo, cơ cực.
-.. nhớ khói hun nhèm mắt
-.. sống mũi cay cay.
=> NT kể, bộc lộ cảm xúc: Niềm xúc động, nỗi nhớ thương ngậm ngùi của người cháu khi nhớ về kỷ niệm tuổi thơ.
- Tu hú kêu
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe.. Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
=> Điệp ngữ “Bà - cháu”:
Tình bà cháu quấn quýt yêu thương.
- Nhóm bếp lửa thương bà khó nhọc.
=> Những kỷ niệm đầm ấm về tình cảm bà cháu gắn liền với h.ảnh bếp lửa và niềm mong ước được đỡ đần, chăm sóc bà. 
- ... giặc đốt làng
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh.
=> là chỗ dựa tinh thần vững vàng trong cuộc đời cháu.
- .. sớm chiều bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.
=> Hình ảnh ẩn dụ:
 Ngọn lửa ý chí,bản lĩnh sống của người phụ nữ VN.
3. Những suy ngẫm của cháu về bà :
- Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
.. mấy chục năm nhóm bếp lửa 
Nhóm yêu thương khoai sắn ngọt bùi.
Nhóm tâm tình tuổi nhỏ
=> NT điệp từ , ẩn dụ: Bà nhóm dậy cả một cuộc đời mới, ấm no hạnh phúc và những niềm tin, những kỷ niệm ngọt ngào tuổi thơ. 
- Giờ cháu đi xa có ngọn khói trăm tàu
 Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả.
- .. chẳng lúc nào nguôi quên
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
=> Niềm tin yêu bất diệt và lòng biết ơn bà sâu sắc.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
- H.ảnh bếp lửa vừa thực vừa biểu tượng
- Giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm.
2. Nội dung: 
Thể hiện tình cảm sâu nặng thiêng liêng của cháu với bà.
4. Củng cố – Luyện tập (1’)
5. Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học ND bài và học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc và trả lời các câu hỏi sgk “Khúc hát ru”

Tài liệu đính kèm:

  • docT56 Bep lua rat haychuan.doc