Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 21

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 21

Văn bản : TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (Trích)

 - Nguyễn Đình Thi -

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Học xong bài học này, HS đạt được :

1.Kiến thức :

- Hiểu được nội dung của văn nghệ đối với đời sống con người.

- Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật.

- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

2. Kĩ năng :

- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận

- Rèn luyện cách viết bài văn nghị luận.

- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.

3.Thái độ : Thấy được sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ.

B. CHUẨN BỊ :

 - Giáo viên : SGK, SGV , TLTK, Bảng phụ , PHT, .;

 - Học sinh : Đọc kĩ tp và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04 / 01 / 2011 
Ngày dạy: 11 / 01 / 2011 Tuần 21. Tiết 96 
Văn bản : Tiếng nói của văn nghệ (Trích)
 - Nguyễn Đình Thi -
A. Mục tiêu cần đạt:
 Học xong bài học này, HS đạt được :
1.Kiến thức : 
- Hiểu được nội dung của văn nghệ đối với đời sống con người.
- Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật. 
- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
2. Kĩ năng : 
- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận
- Rèn luyện cách viết bài văn nghị luận.
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3.Thái độ : Thấy được sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ.
B. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : SGK, SGV , TLTK, Bảng phụ , PHT, ...;
 - Học sinh : Đọc kĩ tp và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C. Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
d. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức : 
 - Mục tiêu của hoạt động : ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, phân nhhóm học tập.
 - Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 2 phút. 
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ : 
 - Mục tiêu của hoạt động : Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 - Phương pháp :vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 5 phút
 Cần chọn sách và đọc sách như thế nào? Nhận xét về cách trình bày luận điểm này của tác giả Chu Quang Tiềm ?
 - Trả lời
 - Nhận xét và cho điểm
Hoạt động 3:Tổ chức dạy và học bài mới : 
 - Mục tiêu của hoạt động : Giúp HS : Hiểu được nội dung của văn nghệ đối với đời sống con người. Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật. Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
- Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 31 phút.
* GV giới thiệu bài : Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài : văn , thơ , nhạc , lý luận phê bình đồng thời là nhà quản lý lãnh đạo văn nghệ Việt Nam nhiều năm ( Tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam hơn 30 năm ) .
" Tiếng nói của văn nghệ " - viết năm 1948 ở chiến khu VB trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp , khi chúng ta đang xây dựng nền văn nghệ mới đậm đà T2 dân tộc khoa học , đại chúng , gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của toàn dân . Trong hoàn cảnh và trình độ văn nghệ ấy ta càng thấy được sự sâu sắc các ý kiến của nhà , lý luận phê bình trẻ 28 tuổi - Đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên .Văn nghệ có nội dung và sức mạnh như thế nào? Nhà nghệ sỹ sáng tác tác phẩm với mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã góp phần trả lời câu hỏi trên qua bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ”-văn bản mà chúng ta được tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
* Nội dung dạy- học cụ thể 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Dựa vào phần chú thích * trong SGK, hãy giới thiệu những nét chính về tác giả.
GV hướng dẫn HS đọc.
Yêu cầu đọc to, rõ, chính xác, diễn cảm.
GV đọc mẫu - học sinh đọc. 
GV nhận xét học sinh đọc.
Chú ý các chú thích 1,2,3,4,6,11.
? Cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản ? 
? Xác định kiểu văn bản.
? VB (trích) được chia làm mấy phần, nêu luận điểm của từng phần.
? Nhận xét về bố cục , hệ thống luận điểm của văn bản.
Theo dõi văn bản: Phần 1(Từ đầu đến Nguyễn Du hay Tônx Tôi).
? Nhắc lại luận điểm trong phần 1 của văn bản.
? Luận điểm này đươc thể hiện trong những câu văn nào.
? Để làm sáng tỏ luận điểm trên, tác giả đã đưa ra và phân tích những dẫn chứng nào.
? Nhận xét về cách lập luận của tác giả.
? Em học tập được gì ở phương pháp lập luận của tác giả khi tạo lập VB nghị luận. 
- Chọn lọc dẫn chứng, lập luận chặt chẽ sẽ tạo lập được văn bản có sức thuyết phục với người đọc.
GV : Yêu cầu Hs tiếp tục theo dõi phần (đoạn văn từ “Lời gửi của nghệ thuật đến một cách sống của tâm hồn”)
? Theo tác giả, lời gửi của nghệ thuật, ta cần hiểu như thế nào cho đúng.
? Để thuyết phục người đọc người nghe, tác giả đưa ra những dẫn chứng nào.
? Vậy lời gửi của nghệ thuật, hiểu một cách ngắn gọn nhất là gì.
? Như vậy nội dung của văn nghệ là gì.
? Tiểu luận: Nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội khác ở những điểm nào.
(Những bộ môn khoa học khác như: Lịch sử , địa lý khám phá , miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã , hội các quy luật khách quan. Văn nghệ tập chung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách , số phận con người, thế giới bên trong tâm lý , tâm hồn con người.)
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Tác giả: 
- Nguyễn Đình Thi (1924-2003)
- Quê ở Hà Nội
- Ông bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghệ từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Hoạt động văn nghệ khá đa dạng: làm thơ, viết văn, soạn kịch, sáng tác nhạc, viết lý luận phê bình
- Năm 1996 Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tìm hiểu chung về tác phẩm.
a. Đọc và tìm hiểu chú thich.
* Đọc: 
*Tìm hiểu chú thích: (SGK trang 16,17)
b.Tác phẩm:
* Hoàn cảnh ra đời của tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ”. 
- Viết năm 1948- Trong thời kỳ chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân: Kháng chiến chống Pháp.
- In trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”(XB năm 1956).
* Kiểu văn bản :nghị luận về một vấn đề văn nghệ
*Bố cục: 2 phần:
- P1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”.
 + Luận điểm: Nội dung của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan, nội dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng tình cản của cá nhân nghệ sỹ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”
- P2: Còn lại: Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ.
Với 2 luận điểm:
+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến.
+ Văn nghệ có khả năng cảm hoá , sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa từ trái tim.
=> Các phần trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc, các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được tiếp xúc tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
II. Phân tích :
1. Nội dung tiêng nói của văn nghệ:
*Luận điểm: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của nghệ sỹ, thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác.
“Tác phẩm nghệ thuật góp vào đời sống xung quanh”
*Đưa ra 2 dẫn chứng:
- Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân trong “truyện Kiều” với lời bình:
+ Hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã miêu tả.
 + “ cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy”.
-> Đó chính là lời gửi, lời nhắn - một trong những nội dung của “truyện Kiều”.
- Cái chết thảm khốc của An-na Ca rê- nhi - na(Trong tiểu thuyết cùng tên của L. Tônx tôi) làm cho người đọc “đầu óc bâng khuâng nặng những suy nghĩ trong lòng còn vương vấn những vui buồn không bao giờ quên được nữa .
-> Đó chính là lời gửi, lời nhắn của L.Tônx tôi.
* Cách lập luận : Chọn lọc đưa ra 2 dẫn chứng tiêu biểu, dẫn ra từ 2 tác phẩm nổi tiếng của 2 tác giả vĩ đại của văn học dân tộc và thế giới cùng với những lời phân tích bình luận sâu sắc.
*Lời gửi của nghệ thuật: 
- “Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học luận lí hay một triết lý về đời người hay những lời khuyên xử thế hay một sự thực tâm lý hoặc xã hội”.
- Lời gửi của nghệ thuật còn là tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phấn khích”
-> Đưa ra 2 dẫn chứng(“Truyện Kiều”, tiểu thuyết “An-na Ca-rê-nhi-na”) 
 =>Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lý khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sỹ. Nó mang đến cho chúng ta bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc.
*Nội dung của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và đời sống tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sỹ.
 Nội dung của văn nghệ còn là dung cảm là nhận thức của người tiếp nhận .Nó sẽ được mở rộng , phát huy vô tận qua thế hệ người đọc, người xem. 
Hoạt động 4. Luyện tập - Củng cố : 
 - Mục tiêu của hoạt động : Luyện tập, củng cố những KT-KN đã học trong tiết học.
 - Phương pháp :vấn đáp
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 5 phút 
Nêu tóm tắt nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ?
 - Hs phát biểu theo cảm nhận của mình 
 - GV nhận xét, đánh giá. 
 Hoạt động 5. HD về nhà : (2p) 
 - Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý những tác động của tác phẩm ấy đối với mình .
 - Chuẩn bị bài tiếp theo 
 Soạn tiếp phần còn lại
 _______________________________________________ 
Ngày soạn: 04 / 01 / 2011 
Ngày dạy: 12 / 01 / 2011 Tuần 21. Tiết 97 
Văn bản : Tiếng nói của văn nghệ (Trích) (tiếp)
 - Nguyễn Đình Thi -
A. Mục tiêu cần đạt:
 Học xong bài học này, HS đạt được :
1.Kiến thức : 
- Hiểu được sức mạnh kỳ diệu văn nghệ nó đối với đời sống con người.
- Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật. 
- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
2. Kĩ năng : 
- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận
- Rèn luyện cách viết bài văn nghị luận.
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3.Thái độ : Thấy được sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ.
B. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : SGK, SGV , TLTK, Bảng phụ , PHT, ...;
 - Học sinh : Đọc kĩ tp và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C. Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
d. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức : 
 - Mục tiêu của hoạt động : ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, phân nhhóm học tập.
 - Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 2 phút. 
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ : 
 - Mục tiêu của hoạt động : Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 - Phương pháp :vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 5 phút
 Phân tích nội dung phản ánh của văn nghệ trong phần I của văn bản .
 - Trả lời
 - Nhận xét và cho điểm
Hoạt động 3:Tổ chức dạy và học bài mới : 
 - Mục tiêu của hoạt động : Giúp HS : Hiểu được sức mạnh kỳ diệu văn nghệ nó đối với đời sống con người. Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật. Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
- Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 31 phút.
* GV giới thiệu bài : Tiết trước , chúng ta đã cùng tìm hiểu  ... đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,...
d. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức : 
 - Mục tiêu của hoạt động : ổn định được trật tự lớp, kiểm tra sĩ số, phân nhhóm học tập.
 - Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 2 phút.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ : Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS
 - Mục tiêu của hoạt động : Kiếm tra việc nắm kiến thức đã học . 
 - Phương pháp :vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 5 phút.
 Em hiểu biết gì về kiểu bài nghị luận ?
 Thế nào là lập luận phân tích, tổng hợp? 
Hoạt động3.Tổ chức dạy và học bài mới
- Mục tiêu của hoạt động : Giúp học sinh biết cách làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống. Năm đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống
- Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 20 phút.
* Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp rất nhiều sự việc, hiện tượng như: Tham ô, lười học, trộm cắp, phá rừng...Chúng ta nhìn thấy nhưng ít khi có dịp để suy nghĩ, phân tích, đánh giá xem đúng, sai, lợi, hại thế nào? bài học hôm nay giúp chúng ta phân tích tìm hiểu những sự việc hiện tượng trong đời sống 
* Nội dung dạy- học cụ thể
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Gọi học sinh đọc văn bản: “Bệnh lề mề”
? Trong văn bản trên tác giả đã bàn về hiện tượng gì trong đời sống?
? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng đó?
? Hiện tượng đó có những biểu hiện như thế nào?
? Nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?
? Tác hại của hiện tượng đó?
? Tác giả phân tích tác hại của bệnh lề mề như thế nào ? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó như thế nào?
? Theo tác giả chúng ta phải làm gì để chống lại bệnh lề mề?
? Hãy chỉ ra tính mạch lạc, chặt chẽ của bài viết? 
Thế nào là nghị luận về 1 vấn đề đời sống xã hội ? 
Yêu cầu về nội dung hình thức của bài nghị luận ?
Đọc ghi nhớ ?
Hoạt động 4. Luyện tập, củng cố: 
 - Mục tiêu của hoạt động : Luyện tập, củng cố những KT-KN đã học trong tiết học.
 - Phương pháp :vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,...
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 16 phút
 HS phát biểu
GV ghi lên bảng
-> HS thảo luận lựa chọn, bày tỏ thái độ đồng tình, phản đối ?
Thảo luận làm bài tập 2
I.Tìm hiểu bài nghị luận về 1 sự vật, hiện tượng đời sống
1. Tìm hiểu ví dụ :
* đọc VD1- SGK/T 20 : VB “Bệnh lề mề”
* Nhận xét:
- Vấn đề nghị luận: Bệnh lề mề
- Tác giả đã phân tích: Biểu hiện, nguyên nhân, tác hại
 + Biểu hiện: Sai hẹn , đi chậm .......
 -> Nêu bật được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề
 + Nguyên nhân: Coi thường việc chung, thiếu tự trọng , thiếu tôn trọng người khác .
+ Tác hại: 
- Làm phiền mọi người, làm mất thì giờ; làm nảy sinh cách đối phó 
- Phân tích tác hại:
+ Nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo hoặc lại phải kéo dài thời gian.
-> Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề vì : cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau .
-> Làm việc đúng giờ là tác phong của người có căn hoá .
+ Giải pháp:
-Mọi người phải tôn trọng nhau
- Nếu không thật cần thiết -> không tổ chức họp
- Những cuộc họp mọi người phải tự giác tham dự đúng giờ
- Bố cục mạch lạc, chặt chẽ, hợp lý
 + MB: Nêu sự việc, hiện tượng cần phân tích
 + TB: Biểu hiện
 Nguyên nhân
 Tác hại
 + KB: Giải pháp
* Kết luận:
2. Ghi nhớ ( SGK / T 21 )
II.Luyện tập:
 Bài tập 1: Neõu caực sửù vieọc, hieọn tửụùng ủaựng bieồu dửụng cuỷa baùn:
Giuựp baùn hoùc toỏt, baỷo veọ cuỷa coõng, baỷo veọ moọi trửụứng, veọ sinh
Bài tập 2: Haọu quaỷ cuỷa huựt thuoỏc laự:
-Lieõn quan sửực khoeỷ caự nhaõn, coọng ủoàng.
- Lieõn quan baỷo veọ moõi truụứng.
 - Toỏn tieàn baùc.
Hoạt động 5. HD về nhà: (2phút)
Học thuộc ghi nhớ, là hoàn chỉnh hai bài tập.
 Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
	 + Đọc kỹ nội dung bài học
	 + Làm bài tập phần luyện tập
 _____________________________________________________
Ngày soạn: 04 / 01 / 2011 
Ngày dạy: 14 / 01 / 2011 Tuần 21. Tiết 100 
Tập làm văn : Cách làm bài nghị luận về một 
 sự việc, hiện tượng đời sống
 A. Mục tiêu cần đạt:
 Học xong bài học này, HS đạt được :
1.Kiến thức :
- Giúp học sinh rèn kỹ năng làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
- Năm dược đối tượng, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
 2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng viết văn nghị luận v ề 1 sự việc, hiện tượng đời sống : Bố cục, của kiểu bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống. Quan sát các hiện tượng của đời sống.
3.Thái độ :Vận dụng bài học vào cuộc sống..
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Bảng phụ ghi nội dung bài tập của phần LT.
- Học sinh : Đọc, tìm hiểu trước nội dung tiết học. 
C. Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,...
d. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức : 
 - Mục tiêu của hoạt động : ổn định được trật tự lớp, kiểm tra sĩ số, phân nhhóm học tập.
 - Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 2 phút.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ : Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS
 - Mục tiêu của hoạt động : Kiếm tra việc nắm kiến thức đã học . 
 - Phương pháp :vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 5 phút.
 ? Thế nào là nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống ? Nêu các sự việc hiện tượng tốt trong nhà trường ? Sự việc nào đáng viết bài nghị luận
Hoạt động3.Tổ chức dạy và học bài mới
- Mục tiêu của hoạt động : Giúp học sinh rèn kỹ năng làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.Năm dược đối tượng, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
- Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 20 phút.
* Giới thiệu bài: ễÛ tieỏt 99, chuựng ta ủaừ nhaọn dieọn ủửụùctheỏ naứo laứ baứi nghũ luaọn veà moọt sửù vieọc, hieọn tửụùng ủụứi soỏng cuừng nhử caực yeõu caàu cuỷa baứi. Hoõm nay chuựng ta seừ ủi vaứo thửùc haứnh thoõng qua vieọc tỡm hieồu ủeà baứi vaứ caựch laứm baứi vaờn nghũ luaọn veà moọt sửù vieọc, hieọn tửụùng ủụứi soỏng.
* Nội dung dạy- học cụ thể
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Giáo viên treo bảng phụ có ghi các đề 1, 2 , 3 , 4 SGK .
-> Đọc 4 đề văn trong SGK – T22
? Hãy nêu cấu tạo của đề ?
Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?Chỉ ra những điểm giống nhau đó ?
 ? Sự khác nhau giữa các đề ?
? Trên cơ sở đó em hãy ra một số bài nghị luận về sự việc , hiện tượng đời sống ?
? Qua phân tích các đề văn trên em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống ? 
( Học sinh thảo luận , phát biểu , giáo viên kết luận ) .
 Học sinh đọc đề ở SGK .
? Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào ? 
? Đề thuộc loại gì ? 
? Đề nêu sự việc , hiện tượng gì ?
? Đề yêu cầu làm gì ? 
? Tìm ý ? Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì ? 
? Vì sao thành đoàn lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ? 
? Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì ? 
Giáo viên giới thiệu chung giàn ý ở SGK, học sinh lập dàn ý chi tiết cho các mục 
Học sinh viết các đoạn văn theo nhóm . Sau đó giáo viên gọi trình bày trước lớp.
Học sinh rút ra ghi nhớ .
Học sinh đọc ghi nhớ và giải thích theo cách hiểu của mình .
Hoạt động 4. Luyện tập, củng cố: 
 - Mục tiêu của hoạt động : Luyện tập, củng cố những KT-KN đã học trong tiết học.
 - Phương pháp :vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,...
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 16 phút
Hướng dẫn học sinh luyện tập : Lập dàn bài cho đề 4 mục I SGK – 22
(GV gợi ý dựa vào đề đã làm lập dàn ý). Gọi HS trả lời. HS khác bổ sung.
-> GV : Nhận xét, kết luận.
 Gv : Cho HS tham khảo KL :Câu chuyện gợi cho ta suy nghĩ và nhìn nhận lại bản thân về lòng ham học và thái độ học tập của mình . Chỉ khi nào đã ham học và đam mê kiến thức thì mới có thể trở thành con người có ích cho gia đình , xã hội .
I. Đề bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
* Ví dụ : Các đề 1 , 2 , 3 , 4
(+) Giống nhau:
- Đều có nêu một sự việc , hiện tượng đời sống ( Học sinh nêu cụ thể mỗi đề )
- Đều có mệnh lệnh làm bài : Em hãy trình bày , hoặc hãy nêu suy nghĩ , hoặc hãy nêu ý kiến .........
(+) Khác nhau:
- Có sự việc , hiện tượng tốt cần ca ngợi , biểu dương .
- Có sự việc , hiện tượng không tốt cần lưu ý , p2 ......
- Có đề cung cấp sẵn sự việc , hiện tượng dưới dạng một truyện kể , một mẩu tin để người làm bài sử dụng ; có đề không cung cấp nội dung sẵn , mà chỉ gọi tên , người làm bài phải trình bày , mô tả sự việc hiện tượng đó .
- Mệnh lệnh đề thường là : nêu suy nghĩ của mình , nêu nhận xét , suy nghĩ của mình , nêu ý kiến , bày tỏ thái độ .
II . Tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
1 . Tìm hiểu đề , tìm ý : 
VD: Đề bài về tấm gương Phạm Văn. Nghĩa
* Tìm hiểu đề : 
- Thể loại : nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
- Đề nêu hiện tượng : người tốt , việc tốt , tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học , chăm làm có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả .
- Đề yêu cầu : Nêu suy nghĩ ........ hiện tượng ấy * Tìm ý : 
- Nghĩa là một người có ý thức sống , làm việc có ích . Chúng ta mỗi người hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường có hiệu quả .
- Vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kỳ ai cũng có thể làm như thế được , cụ thể : 
+ Là người biết thương mẹ , giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng .
+ Là một học sinh biết kết hợp học với hành .
+ Là một học sinh có đầu óc sáng tạo...
- Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha mẹ , biết kết hợp học với hành ....... -> Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng , hư hỏng .......
2 . Lập dàn bài .
3 . Viết bài .
* Ghi nhớ .( SGK / T 24 )
III . Luyện tập .
* Lập dàn ý cho đề 4 mục I : 
1 . Mở bài : 
- Giới thiệu Nguyễn Hiền .
- Nêu khái quát ý nghĩa của tấm gương Nguyễn Hiền .
2 . Thân bài : 
* Phân tích con người và tình hình học tập của Nguyễn Hiền .
- Hoàn cảnh hết sức khó khăn : nhà nghèo , phải xin làm chú tiểu trong chùa .
- Có tinh thần ham học , chủ động học tập ở chỗ : nép bên của sổ lắng nghe , chỗ nào chưa hiểu thì hỏi lại thầy . Lấy lá để viết chữ , rồi lấy que xâu lại ....
- ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền .
* Đánh giá con người và thái độ học tập của Nguyễn Hiền :
- Tinh thần học tập và lòng tự trọng của Nguyễn Hiền đáng để mọi người khâm phục , học tập .
3 . Kết bài .
Hoạt động 5. HD về nhà: (2phút)
 Viết bài hoàn chỉnh
	 Làm bài tập phần luyện tập
	 Đọc bài chương trình địa phương
 ___________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docNV9 Tuan 21.doc