Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Dấu gạch ngang

Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Dấu gạch ngang

DẤU GẠCH NGANG

A. Mức độ cần đạt

- Hiểu công dụng của dấu gạch ngang.

- Phân biệt được dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

- Biết dùng dấu gạch ngang để phục vụ yêu cầu biểu đạt.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức

Công dụng của dấu gạch ngang của văn bản.

 2. Kĩ năng

- Phân biệt được dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

- Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.

 3. Thái độ: Biết cách sử dụng dấu gạch ngang theo mục đích nhất định.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1411Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Dấu gạch ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31	 Ngày soạn: 05/04/2013
Tiết: 117	 	 Ngày dạy : 08/04/2013
DẤU GẠCH NGANG
A. Mức độ cần đạt 
- Hiểu công dụng của dấu gạch ngang.
- Phân biệt được dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
- Biết dùng dấu gạch ngang để phục vụ yêu cầu biểu đạt.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức
Công dụng của dấu gạch ngang của văn bản.
 2. Kĩ năng
- Phân biệt được dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
- Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.
 3. Thái độ: Biết cách sử dụng dấu gạch ngang theo mục đích nhất định.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP...
 Lớp 7A5 vắng ;P,KP... 
 2. Bài cũ: Các dấu chấm lửng và chấm phẩy có những công dụng gì? Cho 1 ví dụ.
 3. Bài mới: Trong việc sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản, để thể hiện những mục đích nhất định, người ta sử dụng các loại dấu như dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. Hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu thêm một loại mới, đó là dấu gạch ngang.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang 
Gv treo bảng phụ ghi sẵn ví dụ trong Sgk. Hs đọc.
CTrong các ví dụ a, b, c, d dấu chấm lửng dùng để làm gì?
Câu a: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận giải thích; Câu b: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật; Câu c: Dấu gạch ngang dùng để liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng; Câu d: Dấu gạch ngang dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.
CHỏi vậy dấu gạch ngang có những công dụng gì? 
Hs trả lời - Gv tóm lại rồi cho Hs đọc ghi nhớ Sgk.
Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
CDấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren dùng để làm gì?
-> Dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
Gv tích hợp với bài Từ mượn được học ở lớp 6.
CCách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang?
-> Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
CVậy dấu gạch nối có những đặc điểm gì?
Hs trả lời, Gv tóm lại, cho Hs đọc Ghi nhớ 2 Sgk.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bài 1: Gọi Hs lên bảng làm.
Hs khác nhận xét. Gv nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Hs đứng tại chỗ làm bài. Hs khác nhận xét. Gv chữa bài.
Bài 3: Gv yêu cầu Hs làm bài tập 3 vào vở nháp. Dành khoảnh 3 - 5 phút cho Hs làm bài rồi gọi một số em đứng tại chỗ đọc bài.
Học sinh khác nhận xét. 
Gv nhận xét, chỉnh sửa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe thực hiện.
I. Tìm hiểu chung
1. Công dụng của dấu gạch ngang 
1.1. Phân tích ví dụ
a. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận giải thích.
b. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Dấu gạch ngang dùng để liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng.
d. Dấu gạch ngang dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/130)
2. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
2.1. Phân tích ví dụ
- Dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài
- Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/130)
II. Luyện tập
BT1: 
a. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận giải thích.
b. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Dấu gạch ngang dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.
e. Dấu gạch ngang dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.
BT2: Dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Béc-lin, An-dát, Lo-ren dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
BT3: 
a. Ví dụ: Mẹ ruột Thiện Sỹ – mẹ chồng Thị Kính – là một người đàn bà cay nghiệt và ác độc.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ.
- Làm hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Viết đoạn văn giới thiệu về truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn tập tiếng Việt (TT). 
 E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 31	 Ngày soạn: 06/04/2013
Tiết: 118	 	 Ngày dạy: 08/04/2013
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
(Các dấu câu, các kiểu câu đơn)
A. Mức độ cần đạt
 Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Các dấu câu.
- Các kiểu câu đơn.
 2. Kĩ năng: Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
 3. Thái độ: Qua phần ôn tập, một lần nữa khắc sâu thêm những kiến thức đã học.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP...
 Lớp 7A5 vắng ;P,KP... 	
2. Bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài ôn tập ở nhà của Hs.
 3. Bài mới: Để hệ thống hóa những kiến thức đã học về các kiểu câu và các dấu câu đã học, chúng ta sẽ tiến hành ôn tập trong tiết học hôm nay. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập
Tìm hiểu các kiểu câu đơn 
* Các kiểu câu đơn phân loại theo mục đích nói.
 CThế nào là câu nghi vấn? Câu nghi vấn thường dùng những từ ngữ nào?
- Ví dụ: - Bạn đi chơi với ai?
 - Lớp mình sẽ đi lao động ở đâu?
 CEm hiểu thế nào là câu trần thuật? Cho ví dụ minh họa?
CThế nào là câu cầu khiến? Câu cầu khiến dùng để làm gì?Khi sử dụng câu cầu khiến dùng những từ gì? Cho ví dụ minh họa.
CCâu cảm thán dùng để làm gì? Loại câu này dùng những từ ngữ nào? Cho ví dụ.
* Các kiểu câu đơn phân loại theo cấu tạo
 Gv cho ví dụ về câu đơn bình thường và câu đặc biệt sau đó rút ra nhận xét về hai loại câu này.
Học sinh cho ví dụ. 
Nhận xét: Câu bình thường cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
Câu đặc biệt không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Hướng dẫn ôn tập các loại dấu câu đã học
 CDấu chấm được đặt ở đâu trong câu? Nó dùng để làm gì?
CTương tự, dấu phẩy được dùng như thế nào? Cho ví dụ.
 CDấu chấm phẩy có những công dụng nào? Cho ví dụ minh họa.
CDấu chấm lửng dùng để làm gì? Mỗi công dụng cho một ví dụ minh họa. 
Ví dụ: 
- Tất cả công nhân, nông dân, bộ đội đều hăng hái thi đua sản xuất.
- Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi!
- Cái đức không thèm biết chữ!
CDấu gạch ngang có những công dụng nào? Cho ví dụ minh họa.
Gv: Cần phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu, nó chỉ là một quy định về chính tả. Khi viết, dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện.
I. Ôn tập:
1. Các kiểu câu đơn đã học
1.1. Câu đơn phân loại theo mục đích nói
a. Câu nghi vấn
- Dùng để hỏi	
- Thường chứa các từ nghi vấn như: Ai, bao giờ, ở đâu?
b. Câu trần thuật
- Dùng để nêu nhận định, giới thiệu, kể, tả...
- Ví dụ: Hôm qua, mẹ cho hai anh em tôi đi chơi ở nhà bà ngoại.
c. Câu cầu khiến
- Dùng để đề nghị, yêu cầu người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu. 
- Thường chứa các từ có ý nghĩa cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ, nên, không nên...
- Ví dụ: - Bạn đưa vở cho tớ kiểm tra bài tập.
 - Chúng ta không nên vứt rác ra lớp.
d. Câu cảm thán
- Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
- Thường chứa các từ bộc lộ cảm xúc như: Ôi, trời ơi, eo ôi, than ôi...
- Ví dụ: - Eo ôi, một con sâu to tướng!
 - Ô! Mẹ đã về.
1.2. Các kiểu câu đơn phân loại theo cấu tạo
a. Câu bình thường
- Cấu tạo theo mô hình chủ ngữ vị ngữ
- Ví dụ: - Em đi học.
 - Mùa xuân đã về.
b. Câu đặc biệt:
- Loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
VD : Buổi sáng. Đêm hè. Chiều đông.-> Nêu thời gian, nơi chốn
VD: Cháy. Tiếng thét. Chạy rầm rập. Mưa. Gió.
-> Liệt kê sự vật, hiện tượng
VD: Trời ôi! Ái chà chà! -> Bộc lộ cảm xúc
 VD: Sơn ơi! Đợi với. -> Gọi đáp
2. Các dấu câu đã học
a. Dấu chấm. (.)
Dùng để chấm cuối câu khi hết ý.
Ví dụ: Cô giáo đang giảng bài.
b. Dấu phẩy. Ký hiệu (,)
Dùng để tách các ý hoặc bộ phận liệt kê
Ví dụ: Nhà em gồm ông, bà, bố, mẹ, chị gái
c. Dấu chấm phẩy. (;)
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.
Ví dụ: Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
d. Dấu chấm lửng. ()
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết.
- Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giản nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm.
e. Dấu gạch ngang. (-)
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Biểu thị sự liệt kê
- Nối các từ nằm trong một liên danh
Ví dụ: Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông - đang phát triển từng ngày.
II. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc các khái niệm về các kiểu câu , tác dụng của các dấu câu.
- Soạn bài “Ôn tập tiếng Việt” (tiếp theo).
E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 31117 118.doc