Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Học kì I

Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Học kì I

A. Mục tiêu :

 Giúp HS

 - Cảm nhận được ý nghĩa lớn lao của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em

 - Cảm nhận được vẻ đẹp thiêng liêng và sâu nặng của tình mẫu tử

 - Thấy được một dấu hiệu của văn biểu cảm, đó là hình thức trực tiếp giãi bày cảm nghĩ của con người .

B. Chuẩn bị :GV và HS nghiên cứu bài

C. Các hoạt động dạy và học

1. Ổn định :

2. Kiểm tra:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở và bài soạn của HS

3. Bài mới :

* Giới thiệu bài.

* Tiến trình bài dạy:

 

doc 159 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/ 8/ 2008 
Ngày giảng:22/ 8/ 2008 
 Học Kì I
 Tuần 1 . Bài 1
 Văn bản : Cổng trường mở ra
 Theo: Lí Lan 
 Tiết 1: Đọc - Hiểu văn bản 
A. Mục tiêu : 
 Giúp HS
 - Cảm nhận được ý nghĩa lớn lao của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em 
 - Cảm nhận được vẻ đẹp thiêng liêng và sâu nặng của tình mẫu tử 
 - Thấy được một dấu hiệu của văn biểu cảm, đó là hình thức trực tiếp giãi bày cảm nghĩ của con người .
B. Chuẩn bị :GV và HS nghiên cứu bài
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định :
2. Kiểm tra: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở và bài soạn của HS
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích. 
GV. Hướng dẫn HS đọc chậm rãi, tình cảm.
- Đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi HS đọc tiếp.
- Gọi HS nhận xét.
- Giải thích lại những chú thích 1,3,5,6,9 
- Nêu tên tác giả? Xuất xứ của văn bản?
- Văn bản thuộc kiểu văn bản nào? Xác định PTBĐ? Nêu tính chất của VB?
- Đối tượng nào trực tiếp biểu cảm? 
- Hãy tóm tắt nội dung văn bản bằng một vài câu ngắn gọn?
- Tìm bố cục văn bản ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
- Đọc đoạn 1
- Tâm trạng của người mẹ được bộc lộ trong thời điểm nào? Thời điểm ấy gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con?
- Tìm những chi tiết diễn tả cảm xúc của con? của mẹ?
- Từ đó em thấy tâm trạng của hai mẹ con có gì khác nhau?
- Theo em vì sao người mẹ trằn trọc không ngủ được? 
- Trong đêm không ngủ, người mẹ đã làm những gì cho con? Những việc làm đó đã biểu hiện tình cảm gì của người mẹ?
- Người mẹ đã sống lại những kỉ niệm nào?
- Nhận xét cách dùng từ và nghệ thuật biểu cảm trong đoạn văn trên? Cách dùng đó có tác dụng gợi tả điều gì? 
- Theo em vì sao người mẹ có những cảm xúc đó? Đó là những cảm xúc ntn?
GV bình: Đó là những cảm xúc rất thơ, rất người . Nó rất đáng để cho chúng ta trân trọng và nhân lên trong mỗi con người. Đó là 1 cách để tâm hồn con người không bị sơ cứng trong cơ chế thị trường hiện nay.
- Qua đây cho em hình dung về một người mẹ ntn? 
- HS đọc đoạn 2
- Trong đêm đó, ngoài những cảm xúc xốn xang khi nghĩ về ngày khai trường của mình, người mẹ còn suy nghĩ về điều gì? 
- Em hiểu "ngày hội ... toàn Xh" là ntn? Em nhận thấy ở nước ta có như vậy không?
- Hãy miêu tả ngắn gọn quang cảnh ngày khai trường của trường em?
- Tại sao người mẹ lại nói " Ai cũng...sau này".? Nhận xét về cách nói ấy?
-Trong câu nói trên có câu thành ngữ “Sai một li đi một dặm”, ý nghĩa của câu đó đối với giáo dục?
- Người mẹ nói: "... bước qua...TG kì diệu sẽ mở ra". Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu điều kì diệu đó là gì? 
- ý nghĩa của câu nói đó?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết:
- Đọc VB, em thấy có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con ko? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Bài văn giúp em hiểu được điều gì về tấm lòng của người mẹ, về vai trò của nhà trường với con người? 
- Đọc ghi nhớ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyệntập: 
- Nhìn vào bức tranh minh hoạ, hãy dùng lời tả lại bức tranhđó?
- Trình bày miệng những cảm xúc của em về buổi khai trường đầu tiên? Có bao giờ em để ý mẹ, cha đã làm gì cho em trước ngày khai trường?
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 1
- Đọc bài đọc thêm SGK
- HS nghe - đọc
- Nhận xét 
- HS dựa vào SGK giải thích
- HS trả lời
- HS tóm tắt
- Gồm 2 phần:
+P1 : Từ đầu đến  mẹ vừa bước vào =>Nỗi lòng yêu thương của mẹ.
+P2: Còn lại =>Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em.
- Đêm trước ngày con vào lớp một : mẹ hồi hộp, vui sướng, hi vọng... 
 Mẹ thao thức, trằn trọc, không ngủ được.
- Con: háo hức, nhạy cảm, ngủ dễ dàng...=> vui sướng, hi vọng => hồn nhiên
- HS đưa ra nhiều cách lý giải : mừng vì con đã lớn, tin con, yêu thương con, xao lòng vì một kỉ niệm xưa => mẹ là người nhạy cảm.
- Mẹ đắp mền, buông mùng, lượm đồ nhìn con ngủ... => một lòng vì con, giấc ngủ của con là niềm vui của mẹ => đức hi sinh thầm lặng của người mẹ)
- Nhớ thương bà ngoại, nhớ mái trường xưa.
- Ngôn ngữ độc thoại, dùng nhiều từ láy tả tâm trạng liên tiếp -> gợi tả những cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ => NT miêu tả tâm lí tinh tế => - Ngày khai trường đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong người mẹ, trong cuộc đời chung cuả mỗi con người...để rồi khi lớn lên, chứng kiến con mình hay bất kì đứa trẻ nào đến ngày khai trường, cảm xúc ấy cũng sống dậy. Đó là những tình cảm đẹp rất đáng trân trọng.
- Nghĩ về ngày hội khai trường, về ảnh hưởng của giáo dục với trẻ em.
- Thảo luận, trình bày : tất cả các cá nhân, cơ quan, đoàn thể đều quan tâm chăm sóc..
-HS miêu tả
- Nhấn mạnh, khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong việc bồi dưỡng kiến thức và hình thành nhân cách cho các em.
-Thành ngữ sai một li đi một dặm => gd quyết định tương lai của đất nước -> không được sai lầm trong giáo dục 
- Đó là những chân trời kiến thức mà thầy cô truyền thụ, là những ứng xử cao đẹp để hình thành nhân cách làm người .... 
- Thảo luận, trình bày :
+Xác định vai trò to lớn của nhà trường trong đời sống mỗi người
+Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục
+ Khích lệ con đến trường học tập 
- Mẹ không trực tiếp nói với con, mẹ đang nói với chính mình-> tiếng nói nội tâm của nhân vật người mẹ
=> Nổi bật được tâm trạng, ý nghĩa , tình cảm của nhân vật của chính tác giả-> có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ)
- HS trả lời
- Đọc ghi nhớ 
-HS miêu tả
-HS tự bộc lộ
- HS đọc , thảo luận nhóm, trả lời.
I. Đọc - Chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
- Tác giả: Lí Lan
- Tác phẩm:9/ 2000 xb- Báo"Yêu trẻ" số 166- NXB TPH CM
- PTBĐ: biểu cảm
- Tính chất văn bản: nhật dụng
- Đối tượng biểucảm: nhân vật người mẹ
-Nội dung:Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường vào lớp một của con.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường
- Không ngủ được
- Trằn trọc
- Rạo rực bâng khuâng xao xuyến
- Chơi vơi, hốt hoảng
- Nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại vào lớp 1.
-Người mẹ có tình cảm thiêng liêng, sâu nặng đối với con. 
2. Suy nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường
- Ngày khai trường: ngày lễ của toàn xã hội
-Mỗi sai lầm trong GD có thể sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau 
-Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
-Nhà trường có vai trò to lớn và quan trọng đối với c/s của mỗi con người.
III. Ghi nhớ:
Ghi nhớ: SGK/9
IV. Luyện tập:
 4.Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc ghi nhớ 
- Làm BT 1,2 SGK /9
- Soạn bài "Mẹ tôi" 
+Đọc văn bản – chú thích
+Trả lời câu hỏi 
 ..
Ngày soạn : 18/ 8/ 2008
Ngày giảng: 22/ 8/ 2008 
 Văn bản : mẹ tôi 
 (Et -môn-đô đơ A-mi-xi) 
	 	Tiết 2: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Cảm nhận được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
- Có ý thức không chà đạp lên tình cảm đó.
- Nắm được 1 hình thức biểu cảm nữa = viết thư.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản biểu cảm.
B.Chuẩn bị:
- GV: NC bài soạn, soạn bài
- HS : Đọc, soạn bài 
C.Các hoạt động dạy và học 
1. ổn định 
2.Kiểm tra:
- BTTN : Câu 1,3/ 11 
- Những kỉ niệm sâu sắc nào sống dậy trong em khi học văn bản ? 
3.Bài mới.
*Giới thiệu bài.
*Tiến trình bài dạy.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
GV. Hướng dẫn HS đọc : giọng t/c thể hiện được tâm tư của người cha.
GV đọc mẫu, gọi HS đọc và nhận xét.
- Gọi HS giải thích lại những chú thích 1,4,7,8,9
- Nêu những nét ngắn gọn về tác giả, tác phẩm?
- Nhận xét gì về hình thức văn bản ? 
- PTBĐ chính của văn bản?
-Nhân vật nào trực tiếp biểu cảm?
-Tâm trạng người cha được bộc lộ trên phương diện nào?
- Theo em tại sao tác giả lại lấy nhan đề “ Mẹ tôi”?
- Tìm bố cục văn bản ?
Hoạt động 2. Tìm hiểu vb
- Bằng trí nhớ của mình, người cha đã dựng lại hình ảnh người mẹ qua những chi tiết nào?
- Nhận xét cách miêu tả hình ảnh người mẹ? Cách sử dụng từ ngữ? Tác dụng?
- Qua đó em thấy mẹ En-ri-cô là người như thế nào?
- Phẩm chất đó biểu hiện như thế nào ở mẹ em? Như vậy em thấy người mẹ có vị trí như thế nào trong cuộc đời của mỗi chúng ta?
-Trong những lời nói với En-ri-cô, em đọc được những cảm xúc nào của người cha?
Vì sao người cha có những cảm xúc đó ?
-Nếu là bạn của E, em sẽ nói gì với bạn về điều này?
- Theo dõi P2 và cho biết đâu là những lời khuyên sâu sắc của cha với con?
-Nhận xét vì về những lời khuyên đó? 
- Em hiểu những lời khuyên đó như thế nào?
- Theo dõi phần cuối và chỉ ra những lời nói nào thể hiện thái độ của người cha trước lỗi lầm của con?
- Nhận xét giọng điệu của lời nói?
- Em hiểu như thế nào về lời khuyên:"Con phải ....''
- Qua đó em thấy bố của E là người như thế nào?
- Em có đồng tình với 1 người cha như thế không? Tại sao?
- Theo em vì sao người bố không trực tiếp nói với E mà lại qua thư?
-Vì sao E xúc động vô cùng khi đọc thư bố? Thái độ đó của E chứng tỏ điều gì?
- Từ văn bản em cảm nhận được những điều sâu sắc nào về t/c con cái- cha mẹ?
- Đọc ghi nhớ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
-Đọc những câu ca dao, bài hát ngợi ca tình cảm của cha mẹ ú con cái
- Đọc hoặc hát một bài về mẹ (cha) mà em thích.
- Đọc phần đọc thêm.
-HS nghe
-HS đọc và nhận xét 
- HS dựa vào SGK trả lời
- Nhật kí+thư
- PTBĐ: biểu cảm
- Những lời tâm tình của người cha về cách xử xự của con với mẹ. En-ri-cô đã ghi lại trang nhật kí 
- Qua tâm trạng người cha, hình tượng người mẹ hiện lên cao cả và lớn lao.
- Gồm 3 phần:
+P1: Từ đầu đến “con mất mẹ”=> H.ảnh người mẹ
+P2: Tiếp theo đến “chà đạp lên tình yêu thương đó”
=> Những lời nhắn nhủ của cha dành cho con.
+P3: Thái độ của cha trước lỗi lầm của con
-HS trả lời
-Miêu tả h động, tâm trạng 1 cách ngắn gọn = những ĐT chỉ trạng thái, những từ láy gợi cảm cao
=> Gợi người đọc hình dung cụ thể về người được miêu tả 
- Yêu thương con vô bờ bến
-Tự bộc lộ và liên hệ 
- Đau lòng trước sự thiếu lễ độ của đứa con hư, yêu quý, thương cảm mẹ của E. 
- HS tự bộc lộ 
- Không nên làm cho bố mẹ phải đau lòng...
- HS nêu chi tiết trong SGK
- Nhẹ nhàng mà tha thiết, tình cảm mà nghiêm khắc, chân thành mà sâu sắc.
- Đặt ra những giả định, những dự cảm , những tình huống để con hiểu được 1chân lí , 1quy luật muôn đời là t/c mẹ con vô cùng thiêng liêng ...
- Không bao giờ con được thốt ra 1 lời nói nặng với mẹ.
- Con phải xin lỗi mẹ
- Hãy cầu xin mẹ hôn con
- Thà rằng bố ko có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ.
- Vừa dứt khoát như ra lệnh, vừa tha thiết như khuyên nhủ
- Người cha muốn con thành khẩn chứ không phải xin lỗi vì sợ bố.
- Yêu con, thương con, nhưng nghiêm khắc ...
- HS tự bộc lộ.
- Tình cảm sâu sắc thường được bộc lộ tế nhị, kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Nói qua thư , ý tứ chi tiết hơn, sắp xếp chặt chẽ có sức thuyết phục hơn . Đặc biệt ... và không khí mùa xuân đất Bắc trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê
B. Biểu lộ chân thực và cụ thể tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và ngòi bút tài hoa của tác giả
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
GV. Đó chính là nội dung phần ghi nhớ thứ hai của bài học. Điều đó đã được ghi rõ trong phần ghi nhớ SGK. Các em về nhà đọc để hiểu rõ hơn. Chúng ta sang phần luyện tập
III. Ghi nhớ:
1. Nghệ thuât
2. Nội dung
* Ghi nhớ: SGK/ 178
HĐ4. Hướng dẫn luyện tập:
? Đề tài mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ viết về nó. Ngoài văn bản“ Mùa xuân của tôi”, em có nhớ một văn bản cũng viết về mùa xuân không. Hãy đọc thuộc lòng cho cô và các bạn cùng nghe?
- Bác Hồ : Rằm tháng giêng
 Rằm xuân lồng lộng trăng soi...
GV. Còn có rất nhiều các nhà văn, nhà thơ khác cũng viết về mùa xuân. Lên lớp 9 các em sẽ được biết đến Thanh Hải với “ Mùa xuân nho nhỏ”. Chỉ là một bông hoa tím biếc, một con chim chiền chiện, một giọt nước ...cũng đã tạo niềm cảm xúc dâng trào để rồi: “Từng giọt long lanh rơi, tôi đưa tay hứng nhẹ”. Ngay cả với Nguyễn Du một nhà thơ thời trung đại cũng đã để đời một tác phẩm tuyệt đỉnh “ Truyện Kiều” mà trong đó đoạn trích “Cảnh ngày xuân” với: 
 Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
GV. Không chỉ đi vào văn, vào thơ mà mùa xuân còn đi vào nhạc, vào hoạ.
GV cho HS xem một bức tranh mùa xuân.
Gọi HS hát một bài.
CHo HS nghe một bài hát.
IV. Luyện tập
4. Hướng dẫn về nhà
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc về mùa xuân trên thành phố quê hương em.
- Chuẩn bị: Luyện tập cách sử dụng từ.
 Kẻ bảng vào vở theo mẫu trong SGK/ 179
 ...............................................................
Ngày soạn :
Ngày giảng:
 Tiết 65:
 Luyện tập cách sử dụng từ
 A, Mục tiêu : 
 Giúp HS :
- Ôn tập tổng hợp kiến thức về từ. Mở rộng vốn từ góp phần nâng cao chất lượng diễn đạt khi viết văn.
- Rèn kỹ năng sử dụng từ đúng chuẩn mực
B, Chuẩn bị: 
- Bảng phụ 
C, Tiến trình bài dạy : 
1. ổn định
2. Kiểm tra
- Khi sử dụng từ ngữ cần lưu ý điều gì?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Ghi lại những từ em đã dùng sai (về âm, về chính tả, về nghĩa về tính chất ngữ pháp? và sắc thái biểu cảm) và nêu cách sửa?
- Nhận xét các trường hợp dùng từ không đúng nghĩa trong bài làm của bạn - nêu cách sửa?
- Gv nhận xét và chữa lỗi dùng từ của HS, nhận xét khả năng chữa lỗi?
- Đọc bài tập làm văn của mình từ đầu năm đến nay
- Học sinh ghi lại những từ dùng sai và sửa chữa
- Đọc bài tập làm văn của bạn
- Trao đổi chéo bài tập làm văn của nhau và tự sửa cho nhau
- Nhận xét
1. Sửa lỗi dùng từ về:
- Âm
- Chính tả
- Nghĩa
- Tính chất NP
- Sắc thái biểu cảm
2. Nhận xét cách dùng từ:
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập toàn bộ kiến thức về TV
- Chuẩn bị: Tiết trả bài TLV số 3
+ GV trả bài trước cho HS
+ HS về nhà ghi các lỗi trong bài viết của mình.
 ...........................................................
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
 Tiết 66:
trả bài tập làm văn số 3
Văn biểu cảm
A, Mục tiêu : 
 Giúp HS :
- Nhận ra các ưu, nhược điểm trong bài viết của mình để rút kinh nghiệm cho các bài sau
- Rèn kỹ năng sửa lỗi
B, Chuẩn bị: 
- GV: Chấm bài, thống kê các ưu nhược , bài hay, kém
- HS: Ôn lại các kiến thức về văn biểu cảm. 
C, Tiến trình bài dạy : 
1. ổn định
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV. Chép đề lên bảng
- Đọc đề bài?
- Trong đề bài chúng ta cần lưu ý những từ ngữ nào? Lên bảng gạch chân.
- Dàn ý bài văn biểu cảm gồm những ý cơ bản nào? Em đã nêu những ý nào trong phẩn mở bài, thân bài?
GV. Nêu yêu cầu của biểu điểm và thang điểm
- Nhận xét về: Phương pháp làm bài, nội dung, hình thức -> Nêu kết quả điểm
- Nhận xét về nội dung, hình thức MB của bạn
-> Em học tập được gì ? Về hình thức viết câu, diễn đạt?
- Phần thân bài bạn đã biểu cảm đủ ý chưa? Còn thiếu ý nào?
- Về hình thức 2 TB này có gì cần rút kinh nghiệm?
- Nhận xét về kết bài của bạn? Theo em nên kết bài ntn?
- Đọc đề bài
- Tìm hiểu đề: 
+ Thể loại: biểu cảm 
+ Nội dung : Người thân của em
- Dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu về đối tượng biểu cảm
+ Thân bài:
 Biểu cảm: về ngoại hình, tính cách của người đó
+ Kết bài: ấn tượng chung của em về đối tượng đó
- Đọc mở bài của mình (4 hs)
( Đúng nội dung nhưng còn thiếu ý, có mở bài đi sang hướng kể và miêu tả.........
- 4 HS đọc TB:
 ( Nội dung đủ ý, sâu sắc, đúng thể loại.....
- Học sinh tự chữa bài,
Đề bài: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em.)
I. Tìm hiểu đề:
II. Dàn ý chung:
III. Nhận xét và chữa
1, Nhận xét:
2, Chữa lỗi: 
 a, Chữa lỗi về ND 
 b, Chữa lỗi về HT
4. Hướng dẫn về nhà
- Viết lại những câu mắc lỗi diễn đạt
- Chuẩn bị: Ôn tập các tác phẩm trữ tình. 
 Kẻ sẵn bảng ôn tập ở nhà
	-------------------------------------------------
Ngày soạn : 
Ngày giảng :
 Tiết 67, 68:
ôn tập tác phẩm trữ tình
A, Mục tiêu : 
 Giúp HS :
- Bước đầu nắm được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình và một số đặc điểm NT chủ yếu của thơ trữ tình
- Củng cố những kiến thức cơ bản và một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện qua việc học các bài ca dao trữ tình, thơ Đường,. thơ trữ tình trung đại và hiện đại VN
B, Chuẩn bị:
- Học sinh kẻ sẵn bảng ôn tập ở nhà
C, Tiến trình bài dạy : 
 1, ổn định.	
 2, Kiểm tra:
- Trình bày những nét chính về giá trị nghệ thuật, nội dung của văn bản " Mùa xuân của tôi"
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HĐI. Hướng dẫn ôn tập các tác phẩm trữ tình:
- Nêu tên tác giả của những tác phẩm đã ghi
- Sắp xếp lại tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng tình cảm được biểu hiện
- Sắp xếp lại tên tác phẩm gắn với thể thơ
- Học sinh lên bảng điền
- Sắp xếp lên bảng cho hợp lý 
I. Nội dung:
* Bảng hệ thống hoá kiến thức
STT
 Tác phẩm
 Tác giả 
 Thể thơ
 Nội dung tư tưởng tình cảm
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Qua Đèo Ngang 
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Sông núi nước Nam
Tiếng gà trưa
Bài ca Côn Sơn
Cảm nghĩ...
Sau phút chia li
Cảnh khuya
- Đỗ Phủ
- Bà Huyện Thanh Quan
- Hạ Tri Chương 
-LýThường Kiệt
-Xuân Quỳnh
-Nguyễn Trãi
-Lý Bạch
- Đoàn Thị Điểm
- Hồ Chí Minh
- Thơ cổ thể
Thất ngôn bát cú Đường luật
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Thơ năm chữ
Lục bát
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Song thất lục bát
Thất ngôn tứ tuyệt
1: Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả
2: Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ, thầm lặng giữa núi đồi hoang sơ
3: Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê
4: ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch
5: Tình cảm gia đình qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ
6: Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên
7: Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảng khắc đêm vắng 
8: Nỗi lòng người vợ khi tiễn chồng đi chốn ải xa
9: Tình yêu thiên nhiên lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan
* BTTN: Học sinh điền trên bảng phụ
- Tìm những ý mà em cho là chính xác . 	
 a, Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm.
	b, Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
	c, Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay
	d, Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ
- Điền vào chỗ trống :
	a, ............ có tính chất truyền miệng và do tập thể sáng tác
	b, ............là lục bát
	c, ........... so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ
 => Rút ra ghi nhớ sgk
- Học sinh đọc ghi nhớ
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
Đọc bài tập 1: trả lời miệng
- Hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ đó?
	C1: Thấm đượm một nỗi lo nghĩ sâu lắng
	C2: Thấm đượm một nỗi lòng lo nước thương dân duy nhất của nhà thơ 
Đọc bài tập 2: Trả lời miệng
- So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện thình cảm đó qua 2 bài thơ 
" Cảm nghĩ...." và " Ngẫu nhiên ......"
Đọc bài tập 3 : (Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê - > trực tiếp -> nhẹ nhàng,sâu lắng
	 Tình cảm quê hương biểu hiện lúc mới đặt chân về quê -> gián tiếp -> hóm hỉnh , 	ngậm ngùi )
( Cảnh vật có những yếu tố giống nhau: đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông
 Màu sắc khác nhau: 1; Yên tĩnh, chìm trong u tối 
	 2; Sống động, huyền ảo, trong sáng
Đọc bài tập 4: Lựa chọn những đáp án đúng a,b,c
4. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại tất cả các kiến thức về văn bản ở học kì I
- Viết đoạn văn trình bày những cảm nhận sâu sắc của em về một tác phẩm mà em yêu thích nhất
 ...........................................................
Ngày soạn : 
Ngày giảng :
 Tiết 69,70 :
ôn tập tiếng việt 
chương trình địa phương
A, Mục tiêu : 
 Giúp HS :
- Ôn lại có hệ thống, có trọng điểm các kiến thức phần tiếng Việt
- Nắm vững các nội dung cơ bản của cả ba phần trong sgk và biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá mới
- Khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo lên 	 
B, Chuẩn bị: 
- Bảng phụ
C, Tiến trình bài dạy : 
 1, ổn định.
2, Kiểm tra:
3. Bài mới:
I. Ôn tập tiếng Việt
- GV treo bảng phụ ghi sơ đồ câm 
- HS lên bảng điền những kiến thức tiếng Việt phù hợp, sau đó kẻ lại vào vở 
Từ phức
 Đại từ
STT
 Từ loại
 ý nghĩa
 Chức năng
 1
 2
 3
 4
Quan hệ từ
Danh từ
Động từ 
Tính từ
- Học sinh giải nghĩa các yếu tố Hán Việt của bài tập 3
- Học sinh trả lời miệng những câu hỏi 1,2,3,4,5,6,7,8
II. Rèn luyện chính tả phân biệt tr, ch;r,d,gi; l,n:
1. Chép chính tả bài “Sau phút chia ly”
- GV đọc đoạn đầu bài “Sau phút chia ly”
- Gọi 2 HS viết trên bảng
- HS dưới lớp viết vào vở
- HS nhận xét, chữa lỗi.
2. Điền vào chỗ trống:
a) s và x
 ...ử lí ; giả ...ử ; bổ ...ung ; ...ung phong
b) Dấu hỏi hay dấu ngã
 Tiêu sư ; tiêu thuyết ; tuần tiêu
3. Viết đoạn văn: biểu cảm về một bài thơ trong chương trình ngữ văn lớp 7 kì 1.
- Chú ý không mắc lỗi chính tả, bố cục đầy đủ gồm 3 phần
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học
- Chuẩn bị kiểm tra học kì I
- Làm các bài tập trắc nghiệm SGK.
 ........................................................
Ngày kiểm tra :
 Tiết 71, 72 :
 Kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu
- Đánh giá HS một cách toàn diện hơn
- Biết vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp để làm bài
- Rèn thói quen tư duy độc lập
II. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp
2. Bài kiểm tra
 Theo đề chung của nhà trường
3. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại đề kiểm tra, tự làm lại đề văn
- Chuẩn bị : văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
+ Đọc văn bản và chú thích
+ Trả lời câu hỏi SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA VAN 7 KI I.doc