A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện ,cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người,biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương , gia đình .
- Thấy và phân tích được những đặc điểm của truyện: Tạo tình huống nghịch lí ,trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí .
- Giáo dục HS tránh xa mọi cám dỗ và những điều xấu , yêu vẻ đẹp bình dị của quê hương, gia đình .
B.Chuẩn bị :
*Thầy : Nghiên cứu kĩ bài học ở SGK + SGV, soạn bài
*Trò : Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi SGK và những yêu cầu của GV
Tuần 28 - Tiết 136 + 137 Soạn ngày : 9/3/ 06 Dạy ngày : 27/3/ 06 BẾN QUÊ (Nguyễn Minh Châu) A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện ,cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người,biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương , gia đình . - Thấy và phân tích được những đặc điểm của truyện: Tạo tình huống nghịch lí ,trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng. - Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí . - Giáo dục HS tránh xa mọi cám dỗ và những điều xấu , yêu vẻ đẹp bình dị của quê hương, gia đình . B.Chuẩn bị : *Thầy : Nghiên cứu kĩ bài học ở SGK + SGV, soạn bài *Trò : Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi SGK và những yêu cầu của GV C.Tiến trình các hoạt động 1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS 2.Kiểm tra bài cũ : a.Câu hỏi : Trong hai câu thơ cuối bài Sang thu , tác giả đã gửi gắm triết lí gì hãy phân tích ? b.Đáp án : Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi ->Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông muốn gửi gắm suy ngẫm của mình - khi con người đã tường trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh , của cuộc đời . 3.Bài mới *Hoạt động 1 : Khởi động -GV giới thiệu bài -Nêu hiểu biết của em về tác giả , tác phẩm ? -GV chốt lại những nét đặc sắc của Nguyễn Minh Châu *Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản -GVgiới thiệu cách đọc ,đọc mẫu 1 đoạn,HS đọc -Tác phẩm này, thuộc thể loại gì? -Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh nào? -Tình huống truyện là gì ? -Tại sao nói đó là một tình huống trớ trêu, nghịch lí nhưng cũng không trái tự nhiên,không phải bịa đặt vô lí ? -Tình huống ấy đã giúp tác giả thể hiện những điều gì về khắc họa nhân vật và chủ đề tác phẩm ? *Hoạt động 3 : HS phân tích những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ *HS thảo luận nhóm câu 2và 3 -Đại diện nhóm 2: Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ-một bệnh nhân hiểm nghèo đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, em thấy cảnh vật thiên nhiên được tả theo trình tự nào ? Có tác dụng gì ? Cụ thể từng cảnh vật được miêu tả như thế nào ? nhân xét về màu sắc của cảnh vật ? --Đại diện nhóm 2: Đọc những câu hỏi của Nhĩ và thái độ im lặng của Liên,em thấy hình như anh đã nhận ra điều gì ở bản thân? -Vì sao Nhĩ lại nẩy sinh khát khao được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sáng hôm ấy ? Nhĩ nhờ con sang sông để làm gì ? Ước vọng của anh có thành công không ?Vì sao ? Từ đấy anh rút ra một quy luật nào nữa trong cuộc đời con người ? Quy luật ấy được thể hiện ở câu văn nào ? Ngoài quy luật ấy còn quy luật nào khác ? -Phân tích hành động kì quặc của Nhĩ ở đoạn cuối cùng . Điều đó có ý nghĩa gì ? -Lớp nhận xét , bổ sung . -GV nhận xét ,thống nhật và bình thêm. -GV liên hệ thực tế để giáo dục HS tránh xa nhứng cái xấu nên tìm những điều tốt đẹp ngay trong cuộc sống gia đình... *Hoạt động 4: Tìm hiểu net đặc sắc về nghệ thuật -Đại diện nhóm 4: Có người nói hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa đó là lớp nghĩa nào ? Hãy chứng minh ? *Hoạt động 5 : Hướng HS rut ra tổng kết -Em cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật ? *Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS luyện tập -HS làm bài tập 1 ở lớp , I.Tác giả, tác phẩm (Sgk) II.Đọc - Hiểu văn bản 1.Đọc 2.Tìm hiểu tình huống truyện *Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh đặc biệt: Mắc căn bệnh hiểm nghèo bị tê liệt toàn thân.Tất cả mọi sinh hoạt đề nhờ vào sự giúp đỡ của vợ anh *Nghịch lí : - Anh đã từng đi không sót một xó xỉnh nào nào trên trái đất >< Cuối đời căn bệnh quái ác đã buộc chặt anh vào giường bệnh - Phát hiện vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi ...trước cửa sổ nhà anh >< anh không đặt chân lên mảnh đất ấy dù nó rất gần anh - Nhĩ nhờ con trai thực hiện khao khát đó >< cậu con trai lại sa vào chơi cờ...trong ngày. =>T/g lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời : Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên, vượt ra ngoài dự định và mong muốn cả những hiểu biết và tính toán của người ta . III.Phân tích 1.Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ a.Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên - Những chùm hoa bằng lăng...vòm trời như cao hơn - Những tia nắng sớm...của đất màu mỡ. =>Miêu tả từ gần đến xa =>Không gian có chiều sâu rộng đẹp và giàu có b.Những suy ngẫm từ hoàn cảnh mình mà phát hiện quy luật giống như 1 nghịch lí của đời người -Đêm qua lúc...gì không ? -Hôm nay...rồi em nhỉ ? =>Nghĩa thực và biểu tượng => Nhĩ nhận ra bằng trực giác thời gian của đời mình chẳng còn bao lâu nữa -Suốt đời anh ...mà em vẫn nín thinh. -Cũng như bãi bồi...gia đình trong những ngày này. =>Cảm nhận được tình yêu thương sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ -“Hoa bằng lăng...sông Hồng ngay bờ bên kia”=>Khao khat đặt chân sang bờ bên kia => Sự thức tỉnh về những giá tri bền vững bình thường và sâu xa của cuộc sống c.Câu chuyện của anh với con trai và sự chiêm nghiệm về quy luật của đời ngươi “con người ta trên đường đời...ở bên kia sông đâu” “Anh đang cố...cho một người nào đó” =>Thức tỉnh mọi người thoát khỏi cái vòng vèo ,chùng chình trên đường đời để hướng tới giá trị đích thực trân trọng những vẻ đẹp và giá tri bình dị ,gần gũi của gia đình, quê hương. 2.Nghệ thuật -Mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa : nghĩa thực và nghĩa biểu tượng nhưng gắn bó thống nhất với nhau . Nghĩa biểu tượng được gợi ra từ hình ảnh thực -Nhiều hình ảnh và chi tiết chứa đựng ý nghĩa biểu tượng khá rõ “Những bông hoa bằng lăng...tiếng đất lở...Đứa con trai sa vào chơi cờ ...Hành động cử chỉ của Nhĩ ở cuối bài ...” IV.Tổng kết : Ghi nhớ SGK V.Luyện tập 4.Củng cố : - Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Nhĩ. - Điểm khác về cách viết văn của Nguyễn Minh Châu so với các nhà văn khác ở chỗ nào ? 5.Dặn dò : - Học bài và phân tích hai ý chính - Soạn bài Những ngôi sao xa xôi . Tóm tắt nội dung truyện, Tìm những nét chung của ba cô gái và nét riêng về tính cách của mỗi người. Phân tích tâm lí nhân vật Phương định ,nêu nhận xét nghệ thuật . D.Rút kinh nghiệm Tuần 28 - Tiết 138 +139 Soạn ngày : 10/3/ 06 Dạy ngày : 28/3/ 06 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9 A.Mục tiêu cần đạt : Giùp HS : - Hệ thống hóa kiến thức về (khởi ngữ và các thành phần biệt lập, liên kết câu và đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu ; nghĩa tường minh và hàm ý - Giáo dục HS có ý thức dùng đúng tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt B.Chuẩn bị : *Thầy : Nghiên cứu kĩ bài học ở sgk + sgv , soạn bài , bảng phụ *Trò : Đọc kĩ các câu hỏi và bài tập để trả lời câu hỏi C.Tiến trình các hoạt động 1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra luân khi ôn 3.Bài mới -GV chia lớp thành 6 nhóm để các em thảo luận sau đó gọi HS lên bảng làm , HS khác nhận xét, GV nhận xét và ghi điểm cho HS. *Hoạt động 1: Ôn tập về khởi ngữ và các thành phần biệt lập -HS đọc bài tập và xác định yêu câu của bài tập. -Cho 4 em lên bảng mỗi em làm một câu -GV đưa bảng phụ có kẻ sẵn để HS làm bài tập 2 -Hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có sử dụng khởi ngữ, và các thành phần biệt lập. *Hoạt động 2: Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn -Gọi 3 HS lên bảng mỗi em làm 1 đoạn văn --GV đưa bảng phụ có kẻ sẵn để HS làm bài tập 2: đền kết quả bài tập 1 theo yêu cầu của bảng trên? -HS viết đoạn văn có dùng các phép liên kết đã học. *Hoạt động 3: Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý. -Tìm hàm ý của câu in đậm trong bài tập một -Bài 2 có mấy yêu cầu ? -Gọi 2 HS lên bảng mỗi em làm một câu I.Khởi ngữ và các thành phần biệt lập 1.Gọi tên các thành phần câu được in đậm a.“Xây cái lăng ấy” là khởi ngữ b.“Dường như” là thành phần tình thái c.“những người...nhìn ta như vậy”là thành phần phụ chú d. “Thưa ông”là thành phần gọi đáp “vất vả quá !” là thành phần cảm thán 2.Lập bảng theo mẫu Khởi ngữ Thành phần biệt lập tình thái Cảm thán Gọi-đáp Phụ chú xây cái lăng ấy dường như vất vả quá thưa ông Những...ta như vậy 3. Viết đoạn văn có câu : dùng khởi ngữ và thành phần bịêt lập (HS tự viết ) II.Liên kết câu và liên kết đoạn văn 1.Gọi tên phép liên kết được thể hiện bằng các từ ngữ in đậm -Đoạn trích a: Nhưng, nhưng rồi, và thuộc phép nối. -Đoạn trích b: cô bé - cô bé thuộc phép lặp; Cô bé- Nó thuộc phép thế --Đoạn trích c: (bây giờ cao ...bọn chúng tôi nữa -thế) thuộc phép thế 2.Lập bảng tổng kết các phép liên kết đã học Phép liên kết Lặp từ ngữ đồng nghĩa,trái nghĩa Thế Nổi Từ ngữ tương ứng cô bé Nó Thế nhưng ; nhưng rồi; và III.Nghĩa tường minh và hàm ý 1.Tìm hàm ý của câu in đậm -Người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với người nhà giáu rằng “Địa ngục là chỗ của các ông (người nhà giàu) 2.Tìm hàm ý và cho biết cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào a. - Hàm ý : Đội bóng huyện chơi không hay (hoắc) tôi không muốn bình luận về việc này. - Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ. b. - Hàm ý : Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn - Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng 4.Củng cố : - Qua tiết học này các em cần nắm những gì ? - Hàm ý và tường minh khác nhau như thế nào ? 5.Dặn dò : - Học bài ,tập viết câu có sử dụng khởi ngữ , thành phần biệt lập, hàm ý khi cần. - Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp. Chú ý xem lại kiến thức đã học từ lớp 6 ->9(từ loại,cụm từ,thành phần câu, các kiểu câu ) D.Rút kinh nghiệm Tuần 28 - Tiết 140 Soạn ngày : 10/3/ 06 Dạy ngày : 28/3/ 06 LUYỆN NÓI :NGHI LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ A.Mục tiêu cần đạt : Giùp HS : - Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ . - Luyện tập cách lập dàn ý ,cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Rèn kĩ năng diễn đạt , sự tự tin trình bày trước tập thể một nội dung - Giáo dục HS tính tự tin bình tĩnh khi nói trước tập thể. B.Chuẩn bị : *Thầy : Nghiên cứu kĩ bài học ở SGK + SGV, soạn bài , bảng phụ có dàn ý *Trò : Đọc kĩ đề , chuẩn bị dàn ý, tập nói theo dàn ý C.Tiến trình các hoạt động : 1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS 2.Kiểm tra bài cũ a.Câu hỏi : Bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ gồm mấy phần ? Nhiệm vụ của tường phần ? b.Đáp án : Gồm ba phần : Mở bài : giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình . Thân bài : lần lượt trình bày những suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ . Kết bài : Khái quat giá trị ý nghĩa của đoạn thơ. 3.Bài mới *Hoạt động 1: Nêu yêu cầu và ý nghĩa của tiết luyện nói -GV giới thiệu bài *Hoạt động 2: Cho HS thống nhất dàn ý và cách trình bày -HS nhắc lại đề bài -Các nhóm thống nhất dàn ý và cử đại diện nhóm trình bày -Mở bài giới thiệu những gì ? -Thân bài làm những gì ? -Kết bài khẳng định những gì ? -Lớp thống nhất dàn ý -GV nhận xét và thống nhất một dàn ý chung *Hoạt động 3: Tổ chức cho HS nói trước lớp -Đại diện nhóm 2 lên trình bày -Đại diện nhóm 4 lên trình bày -Lớp nhận xét cách trình bày của bạn đã có sự liên kết giữa các phần mở bài , thân bài và kết bài chưa ? - Cách nói của các bạn đã truyền cảm , thu hút sự chú ý của người nghe chưa ? -GV nhận xét và nhắc nhở : Để tạo nên sức truyền cảm , hấp dẫn của bài nói cùng nội dung trình bày cần chú ý đến ngữ điệu, tốc độ nhanh chậm, cách lên xuống giọng , cách nhấn mạnh ...phải linh hoạt phù hợp với nội dung đang nói và thể hiện được tình cảm của mình. I.Chuẩn bị *Đề bài : Bếp lửa sưởi ám một đời người - Bàn về bài thơ bếp lửa của Bằng Việt. Dàn ý 1.Mở bài : Giới thiệu tác phẩm và nêu cảm nhận chung về tình bà cháu sâu đậm của nhân vật trữ tình (nhà thơ) với người bà kính yêu khi xa cách . 2.Thân bài : Suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ . - Phân tích hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà và những kỉ niệm sâu sắc , đằm thắm tình bà cháu ( tìm những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm để chứng minh) “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm...” “Năm ấy là năm .......mỏi bố đi đánh xe , khô rạc ngựa gầy...” Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả và tự sự thể hiện tình cảm thiết tha , thiêng liêng của người cháu đối với bà. - Phân tích những suy ngẫm của người cháu (nhân vật trữ tình) về sự tần tảo, đức hi sinh của người bà .Bếp lửa tượng trưng cho đức hi sinh, sự chở che từ hơi ấm của bà . Bếp lửa gắn liền với niềm vui được sưởi ấm và lớn lên của người cháu... (Chứng minh bằng các chi tiết , hình ảnh trong tác phẩm) - Nêu cảm nhận về ngọn lửa niềm tin mà người bà đã khơi dậy và truyền lại cho người cháu và mọi người “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa ,lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” Trong hai câu sau, tác giả dùng từ “ngọn lửa” chứ không nhắc lại “bếp lửa”bởi hình ảnh bếp lửa đã được chuyển hóa thành sức mạnh tình cảm, tâm hồn của bà. “ngọn lửa” ở đây là ngọn lửa của niềm tin duy trì sự sống... 3.Kết bài : - Khẳng định tình cảm bà cháu gắn bó yêu thương . - Nêu ý nghĩa, giá trị của tình cảm (tình cảm gia đình) trong cuộc sống II.Luyện nói trên lớp (Học sinh lên trình bày ) 4.Củng cố : - Để người nghe tập chung chú ý , người nói cần chú ý những gì ? 5.Dặn dò : - Học nắm chắc cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, một tác phẩm ( hoặc đoạn trích ) - Soạn bài Biên bản . Tìm hiểu đặc điểm của biên bản,một biên bản gồm mấy phần nhiệm vụ của tường phần ? Cách viết biên bản .Đọc hai biên bản và trả lời câu hỏi . D.Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: