Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bố của Xi Mông

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bố của Xi Mông

BỐ CỦA XI MÔNG

(G. đơ. Mô pa- xăng)

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính một cách tinh tế, sắc nét.

- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật qua tâm trạng.

- Giáo dục lòng yêu thương bạn bè, con người.

B. Chuấn bị.

- GV:

- HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

HĐ 1: Khởi động.

a. Bài cũ.

- Qua bức chân dung tự họa ta thấy nghị lực sống của nhân vật Rô-bin-xơn như thế nào?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1021Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bố của Xi Mông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 	Soạn:09/04/08
Tiết 151.152.	Dạy: 16/04/08
BỐ CỦA XI MÔNG
(G. đơ. Mô pa- xăng)	
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính một cách tinh tế, sắc nét.
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật qua tâm trạng.
- Giáo dục lòng yêu thương bạn bè, con người.
B. Chuấn bị.
- GV: 
- HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1: Khởi động.
Bài cũ.
Qua bức chân dung tự họa ta thấy nghị lực sống của nhân vật Rô-bin-xơn như thế nào?
Bài mới.
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2
- HS đọc chú thích (*) SGK.
- H: Hãy tóm tắt những nét chính về tác giả?
- GV giới thiệu thêm về tác giả.
- H: Tác phẩm được trích từ đâu?
- GV hướng dẫn, đọc mẫu.
- HS đọc, tóm tất tác phẩm.
- H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì?
- HS trao đổi, trả lời.
- GV nhận xét.
- GV chuyển ý.
- H: Tâm trạng của Xi- mông ở phần đầu tác phẩm là gì?
- H: Với tâm trạng đó Xi-mông đã có ý nghĩ và hành động gì?
- H: Lúc này ta có thể hình dung tâm trạng của Xi-mông ra sao?
- H: Sau khi gặp bác Phi-líp và được bác nhận làm con, tâm trạng của Xi-mông thay đổi như thế nào? Thể hiện qua những chi tiết nào?
- H: Em cảm nhận gì về Xi-mông?
- H: Vì sao Xi-mông lại rơi vào hoàn cảnh như vậy? Ai là người có lỗi?
- GV liên hệ, giáo dục.
- H: Tác giả nhắc đến Blăng-sốt qua những chi tiết nào?
- H:Có ý kiến cho rằng: chị B lăng-sốt là người hư hỏng. Nhưng cũng có ý kiến là: chị là người tốt nhưng trót lầm lỡ. Ý kiến của em?
- H: Em hãy chứng minh chị Blăng-sốt là người tốt?
- HS thảo luận, trình bày.
- H: Em có thể nói gì về Blăng-sốt?
- GV liên hệ, giáo dục.
- H:Tâm trạng của Phi líp được miêu tả qua máy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
- H: Khi gặp Xi-mông, bác có hành động gì?
- H: Khi đưa Xi-mông về nhà, bác đã suy nghĩ gì? Vì sao? 
- GV lí giải thêm.
- H: Khi gặp Blăng-sốt, bác ta thay đổi suy nghĩ như thế nào?
- H: Em có nhận xét gì về diễn biến tâm trạng của Phi-líp? Cảm nhận của em về nhân vật này?
- GV liên hệ, bình.
 HĐ 3
- H: Em có nhận xét gì về cách miêu tả nhân vật của tác giả?
- H: Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- H: HS đọc ghi nhớ SGK.
I.Đọc- hiểu văn bản.
1. Tác giả- tác phẩm.
Tác giả.
- Mô-pa-xăng (1850- 1893) là nhà văn nổi tiếng ở Pháp với xu hướng truyện ngắn hiện thực.
Tác phẩm.
- Trích từ ”tuyển tập truyện ngắn Pháp”.
a. Đọc, tóm tắt.
2. Bố cục: 4 phần.
- Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
- Xi-mông gặp bác Phi-líp.
- Phi-lip đưa Xi-mông về nhà và nhận làm bố Xi-mông.
- Ngày hôm sau ở trường.
3. Phân tích.
a. Xi-mông.
* Đau đớn, tuyệt vọng vì không có bố.
- Ý nghĩ và hành động: bỏ nhà ra bờ sông và định tự tử.
- cử chỉ: khóc lóc thảm thiết.
- Nói năng: ấp úng, ngắt quãng, không nên lời.
→ Cảm giác uể oải, buồn bã vô cùng.
* Khi được bác Phi-líp nhận làm con:
- Kiêu hãnh, tự tin.
- Hết cả buồn.
- Đưa con mắt thách thức lũ bạn.
=> Là một đứa trẻ tội nghiệp, nhút nhát, song là một đứa trẻ rất có nghị lực.
b. B lăng-sốt.
- Ngôi nhà: nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.
- Thái độ đối với khách: đứng nghiêm nghịnhư muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa
- Nỗi lòng đối với con:
+Tái tê đến tận xương tủy, nước mắt lã chã tuôn rơi.
+ Lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn.
=> Người thiếu phụ trẻ đẹp, đức hạnh.
c.Phi-lip.
- Khi gặp Xi-mông: đặt tay lên vai em, ôn tồn hỏi, nhìn em nhân hậu.
- Đưa Xi-mông về nhà→ nghĩ thầm có thể đùa cợt với chị Blăng-sôt: “tự nhủ thầm”.
- Gặp Blăng-sốt→ không thể đùa cợt với chị.
→ Đối đáp với Xi-mông và nhận làm bố Xi-mông.
=> Là người nhân hậu, giàu tình thương, đã cứu sống Xi-mông, đem lại niềm vui cho Xi-mông.
II. Tổng kết.
Nghệ thuật
- Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật sắc nét.
2. Nội dung
- Nhắc nhở lòng yêu thương con người, bè bạn.
HĐ 4: Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống lại kiến thức trong bài.
- Về nhà đọc lại văn bản; Nắm nội dung văn bản.
- Soạn “Ôn tập về truyện”
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 151.152.doc