Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Học kì II - Nguyễn Thị Diện - Trường THCS Bình Thịnh

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Học kì II - Nguyễn Thị Diện - Trường THCS Bình Thịnh

Tiết: 91 - 92

bàn về đọc sách

 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

 - Hiểu đợc sự cần thiết của việc đọc sách và những phơng pháp đọc sách.

 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm

B. Chuẩn bị: - Giáo viên: ảnh chân dung của Chu Quang Tiềm và các nhà khoa học. - Học sinh: Đọc và soạn bài.

C. hoạt động dạy học:

 ổn định tổ chức

HĐI: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của hoc sinh.

 HĐII: Giới thiệu bài mới:

 Đọc sách là một việc làm thờng xuyên và thiết yếu đối với chúng ta để tích luỹ và nâng cao học vấn. Vậy chúng ta phải đọc nh thế nào? Lựa chọn các loại sách ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó.

 HĐIII:Giảng bài mới:

 

doc 142 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 727Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Học kì II - Nguyễn Thị Diện - Trường THCS Bình Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 19 Ngày soạn 13 / 01 / 2009
Tiết: 91 - 92 
bàn về đọc sách
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và những phương pháp đọc sách.
 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm
B. Chuẩn bị: - Giáo viên:	ảnh chân dung của Chu Quang Tiềm và các nhà khoa học.	 	 - Học sinh: Đọc và soạn bài.
C. hoạt động dạy học:
 ổn định tổ chức
Ngày dạy
 Tiết dạy
 Lớp
 Vắng
 Nhận xét
 9B
Hoạt động của thầy
định hướng Hoạt động của trò
HĐI: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của hoc sinh.
 HĐII: Giới thiệu bài mới:
 Đọc sách là một việc làm thường xuyên và thiết yếu đối với chúng ta để tích luỹ và nâng cao học vấn. Vậy chúng ta phải đọc như thế nào? Lựa chọn các loại sách ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó.
 HĐIII:Giảng bài mới:
Gọi học sinh đọc phần chú thích SGK.
? Dựa vào chú thích, em hãy nêu một vài nét về tác giả?
? Nêu xuất xứ của văn bản?
Giáo viên: Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.
- Giáo viên hướng dẫn - gọi học sinh đọc bài, nhận xét.
? Nêu bố cục của văn bản?
? Theo tác giả thì đọc sách có vai trò như thế nào?
? Để tiếp thu cái mới, chúng ta phải chuẩn bị những gì?
? Theo tác giả thì đọc sách nghĩa là chúng ta đã làm được việc gì?
? Theo tác giả, những nguy hại thường gặp khi đọc sách là gì?
? Để làm rỏ sự nguy hại, tác giả đã liên hệ với những vấn đề gì?
? Theo tác giả cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào? có những loại sách nào cần đọc?
? Khi đã chọn được sách tốt thì cần phải đọc như thế nào?
- Giáo viên: Đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu chẳng khác cưỡi ngựa xem hoa, chỉ tổ lừa mình dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém.
? Theo em, điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm? (các ý kiến, bố cục, cách trình bày... có gì đáng chú ý)
? Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản "Bàn về đọc sách"?
? Qua bài học, điều gì làm em thấm thía nhất.
- HS trình vở soạn bài cho giáo viên kiểm tra.
- HS nghe:
I. Đọc - Hiểu chú thích: 
- Học sinh đọc:
1. Tác giả:
Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc. Ông đã nhiều lần bàn về đọc sách và đã có nhiều đóng góp cho vấn đề này.
2. Tác phẩm:
- "Bàn về đọc sách" trích từ "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi khổ của việc đọc sách". Xuất bản tại Bắc Kinh- năm 1995.
- Học sinh nghe
II. Tìm hiểu chung về tác phẩm:
1. Đọc: Gọi 3 học sinh đọc bài.
2. Bố cục: 3 phần.
- Từ đầu...phát hiện thế giới mới. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Tiếp đó... tiêu hao lực lượng. Những khó khăn và nguy hại trong việc đọc sách.
- Còn lại. Phương pháp đọc sách.
3. Phân tích:
a. Tầm quan trọng của việc đọc sách.
 - Ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi trí thức, mọi thành tựu mà nhân loại tìm tòi tích luỹ đựơc qua từng thời đại.
- Sách là kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài ngời thu lợm được.
- Những cuốn sách có giá trị là những cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại.
- Tích luỹ nâng cao vốn trí thức hiễu biết, những tri thức nhân loại thành trí tuệ của bản thân. Chuẩn bị để "làm cuộc trường chinh trên con đường học vấn, để phát hiện thế giới mới"
- Phải biết kế thừa, xuất phát từ những thành tựu mà nhân loại đã đạt được.
 - Học sinh thảo luận, trình bày: Trả nợ cho những thành tựu của nhân loại trong quá khứ, đem những kinh nghiệm, tư tưởng áp dụng vào thực tiễn.
b. Những nguy hại thường gặp khi đọc sách
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi, nuốt sống" không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm: "liếc qua tuy rất nhiều nhưng lưu tâm thì rất ít".
- Sách nhiều khiến người đọc bị lệch hướng, lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách không thật có ích
 => Đọc sách cũng như ăn uống, đánh trận, dễ sinh bệnh và tự tiêu hao lực lượng.
c. Phương pháp đọc sách 
- Chọn những quyển sách thật sự có giá trị, có lợi ích cho mình (phù hợp với trình độ, lứa tuổi); Sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, và sách thường thức (gần gũi, kế cận với chuyên môn).
- Đọc thật kĩ, miệng đọc, tâm ghi (đọc 10 quyển không giá trị, đọc qua loa...không bằng đọc 1 quyển có giá trị và đọc nhiều lần...)
- Đọc phải có kế hoạch và có hệ thống, đọc sách ngoài việc học tập kiến thức còn là việc rèn luyện tính cách, việc học làm người. 
- HS nghe.
- Nội dung lời bàn và cách trình bày vừa đạt lí vừa thấu tình. Các ý kiến nhận xét thật xác đáng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Các so sánh dễ hiểu, giọng điệu tâm tình, thân ái.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, diễn tả ví von cụ thể và thú vị: "Liếc qua...lưu tâm thì ít", "giống như ăn uống", "giống như đánh trận", "đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu như cưỡi ngựa qua chợ...trọc phú khoe của"
- HS chiếm lĩnh ghi nhớ
III. Luyện tập
- HS trình bày, tuỳ theo cảm nhận của các em để nhận xét, bổ sung
D. Hớng dẫn học bài : 
 - Vận dụng kiến thức bài viết để rút ra bài học cho bản thân trong quá trình đọc sách.
 - Soạn bài mới
 Ngày soạn 12 / 01 / 2009
Tiết: 93	
khởi ngữ
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ và chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ.
- Biết dùng khởi ngữ khi nói- viết.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu.
 - Học sinh: Soạn theo yêu cầu SGK.
C. hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức:
Ngày dạy
Tiết
 Lớp
Vắng
Nhận xét
 9B
Hoạt động của thầy
định hướng Hoạt động của trò
HĐI: Bài cũ:
- Nêu những thành phần câu đã học, công dụng của mỗi thành phần đó trong câu?
HĐII: Bài mới:Từ câu hỏi trên giáo viên chuyển bài mới.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi ví dụ SGK- gọi hs đọc
? Xác định chủ ngữ trong các ví dụ trên.
? Trong các ví dụ trên đề tài được nói đến là gì? Vị trí của chúng như thế nào?
? Các đề tài được nói đến trong câu có vai trò như thế nào?
? Trước những từ ngữ in đậm có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào?
- Giáo viên treo bảng phụ ghi ví dụ cho HS phân tích.
Những từ in đậm là khởi ngữ. Vậy theo em khởi ngữ là gì?
? Đặt một vài câu có khởi ngữ và phân tích.
Bài tập 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau:
Bài tập 2: Viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ.
- Giáo viên nêu một số bài tập nâng cao cho HS làm - Nhận xét.
- HS trình bày, giáo viên nhận xét chuyển vào bài mới.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Xét ví dụ:
HS đọc ví dụ
- a( anh 2), b( tôi), c( chúng ta)
- a( anh 1), b( giàu), c( các thể... văn nghệ)
=> Đứng đầu các câu (trước chủ ngữ)
- Là thành phần câu, nêu lên cái đề tài được nói đến trong câu.
- Quan hệ từ : Còn, về...
Ví dụ: - Là một HS, tôi phải chăm chỉ học tập.
 - Làm con, tôi phải hiếu nghĩa với bố mẹ.
2. Ghi nhớ:
HS chiếm lĩnh ghi nhớ SGK
- HS làm - cả lớp theo dõi, nêu ý kiến, giáo viên nhận xét.
II. Luyện tập
- a(điều này), b(đối với chúng mình), c(một mình), d(làm khí tượng), e(đối với cháu).
- Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
- Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
- HS làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Hđiii: Hướng dẫn học bài : - Hệ thống lại bài học
 - Soạn bài mới: “Phép phân tích và tổng hợp”
 Ngày soạn 15 / 01 / 2009
Tiết: 94 	
phép phân tích và tổng hợp
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bài soạn, ngữ liệu
 - Học sinh: Soạn theo yêu cầu SGK
C. hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức:
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Vắng
 Nhận xét
9B
Hoạt động của thầy
định hướng Hoạt động của trò
HĐI: Bài cũ:
? Em hiểu thế nào về văn nghị luận? 
HĐII: Bài mới: Từ câu hỏi đó giáo viên chuyển vào bài mới.
- Gọi hs đọc văn bản SGK
? Bài văn đã nêu lên những biểu hiện gì trong trang phục?
? Về vấn đề này, tác giả lập luận như thế nào?
Giáo viên: Mặc áo ấm với quần lửng, áo cộc ống cùng gilê...
? Tiếp theo tác giả đã ra yêu cầu gì trong ăn mặc?
? Những biểu hiện không phù hợp ở đây là gì?
? Yêu cầu thứ ba mà tác giả nêu ra trong ăn mặc đó là gì?
? Trình bày nhận xét của em về cách trình bày các vấn đề nêu trên?
? Từ các yêu cầu trên, tác giả đã tổng hợp vấn đề như thế nào? Đợc thể hiện ở câu nào?
? Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào?
? Qua việc phân tích trên, em hãy cho biết vai trò của phép phân tích và tổng hợp.
Bài tập 1: Để làm rõ luận điểm: "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhng đọc sách rốt cuộc lại là con đường của học vấn", tác giả đã phân tích như thế nào?
Bài tập 2: Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào?
Bài tập 3: Phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách.
Bài tập 4: Nêu vai trò của phân tích trong lập luận.
HS trình bày.
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
1. Văn bản: Trang phục
HS đọc
HS thảo luận, trình bày, giáo viên chốt lại:
- Ăn mặc chỉnh tề:
"Không ai ăn mặc chỉnh tề mà lại đi chân đất hoặc đi giày có bít tất...phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trớc mắt mọi ngời".
=> Chướng mắt vì trái với quy tắc đồng bộ và chỉnh tề.
HS nghe.
- Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh chung (cộng đồng) và riêng (tuỳ công việc, sinh hoạt):
+ ở một mình trong hang sâu => váy xoè váy ngắn, mắt xanh môi đỏ, sơn vẽ móng chân móng tay...
+ Đi câu cá, tát nước => chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ mi là phẳng tắp.
+ Đi đám cưới => lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang => quần áo loè loẹt, nói cười oang oang...
- Ăn mặc phù hợp với đạo đức:
Giản dị, hoà mình vào cộng đồng: "Dù ăn mặc đẹp, sang trọng...nhưng không phù hợp...=> làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi".
=> Cái đẹp bao giờ cũng gắn với cái giản dị.
- Để làm rõ nguyên tắc ngầm của trang phục , tác giả đã tách riêng từng trường hợp để trình bày. Mỗi trường hợp đều lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, lột tả được những biểu hiện không đẹp trong cách ăn mặc.
HS thảo luận trình bàytheo hướng:
- "Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh nơi công cộng hay toàn xã hội".
- Ăn mặc đẹp là ăn mặc giản dị và phù hợp (phù hợp môi trường, phù hợp với hiểu biết, phù hợp với đạo đức).
- Trong bài văn nghị luận, phép phân tích giúp ta hiểu các vấn đề một cách cặn kẽ, cụ thể, chi tiết. Còn phép tổng hợp lại giúp ta hiểu vấn đề cao hơn, sâu hơn (từ quy tắc ăn mặc, bài viết mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp và nêu các điều kiện quy định cái đẹp của trang phục).
2 Ghi nhớ: HS đọc SGK
II. Luyện tập.
- HS theo dõi gợi ý SGK
=> Học vấn được thể hiện ở nhiều phương diện trong đó được lưu truyền lại bằng sách là cơ bản. Sách là một kho tàng tri thức quý báu: "Nếu chúng ta... xoá bỏ ... ất nước. 
- Tình trạng ngừng trệ của xí nghiệp đã đến lúc phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo. sau quá trình củng cố lại xí nghiệp, hôm nay giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương thức làm ăn mới. Như vậy có nghĩa là anh (cùng với kĩ sư Lê Sơn) đã công khai “tuyên chiến” với cơ chế quản lí cũ, phương thức sản xuất lỗi thời. Những công bố của Hoàng Việt liên tiếp gây bất ngờ với nhiều người và bị phó giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc phân xưởng Trương phản ứng gay gắt.
- Tình huống ngày càng căng thẳng, xung đột ngày càng gay gắt.
- Muốn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ.
- Học sinh nghe.
- Hoàng Việt: Một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm vì sự phát triển của xí nghiệp và quyền lợi của anh chị em công nhân. Anh là người trung thực, thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh vào niềm tin vào chân lí.
- Kĩ sư Lê Sơn: Một kĩ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, từng gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp. Dù biết cuộc đấu tranh sẽ rất khó khăn nhưng anh vẫn chấp nhận, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị.
- Phó giám đốc Nguyễn Chính: Tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan, nhiều mánh khoé. Nguyễn Chính luôn vin vào cơ chế, các nguyên tắc dù đã trở thành lạc hậu để chống lại sự đổi mới. Anh ta khéo luồn lọt xu nịnh cấp trên.
- Quản đốc Trương: Là người suy nghĩ và làm việc như cái máy và khô cằn tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với anh chị em công nhân.
- Đây là cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt: tình huống xung đột mà vở kịch nêu lên là vấn đề nóng bỏng của thực tiễn đời sống sinh động. Các quan niệm, cách làm mới, táo bạo ở giai đoạn đầu tất nhiên sẽ vấp phải nhiều cản trở.
- Cuộc đấu tranh gay go nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ. 
Học sinh thảo luận (Dựa vào cách nghĩ cách lầm của Hoàng Việt, Lê Sơn- phù hợp với yêu cầu của thực tế đời sống, thúc đẩy sự đi lên phát triển của xã hội...).
HĐ III: Hướng dẫn học bài : Luyện tập tóm tắt sự phát triển của mâu thuẩn kịch trong đoạn trích. Dặn các em soạn bài : “Tổng kết văn học” 
 	Ngày soạn 07/ 05 / 2009
Tiết: 167,168 	
Tổng kết văn học
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã học và đọc thểm trong chương trình Ngữ văn toàn cấp.
-Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt nam: Các bộ phận văn học, các thời kì lớn, những đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật.
- Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kỉtong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Hướng dẫn kĩ cho học sinh cách chuẩn bị tổng kết. 
 - Học sinh: soạn theo hướng dẫn của giáo viên. 
C. hoạt động dạy học:
 ổn định tổ chức
Ngày dạy
 Tiết dạy
 Lớp
 Vắng
 Nhận xét
 9B
Hoạt động của thầy
định hướng Hoạt động của trò
HĐI: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học.
HĐII: Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
HĐIII: Giảng bài mới: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem bảng thống kê đã chuẩn bị ở nhà, đối chiếu so sánh trong nhóm để chọn bảng tốt nhất, cả nhóm đối chiếu sữa chữa.
Sau đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng mục trong SGK.
? Nhìn vào bảng tổng kết hãy cho biết văn học Việt nam được tạo thành từ những bộ phận nào?
? Văn học dân gian được hình thành từ lúc nào? Có đặc điểm gì?
? Vai trò của văn học dân gian?
? Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian?
? Ra đời từ lúc nào?
? Xét về mặt văn tự văn học viết bao gồm những các thành phần nào?
? Trình bày những hiểu biết của em về ba thành phần văn học này?
? Văn học viết Việt nam chủ yếu trải qua các thời kì nào?
? Dựa vào bài giới thiệu trong SGK và bảng hệ thống các tác phẩm đã học, hảy cho biết đặc điểm của các giai đoạn văn học này?
? Nêu những nét đặc sắc nổi bật về nội dung tư tưởng?
? Lấy dẫn chứng minh hoạ?
? Về hình thức nghệ thuật:
? Em hiểu gì về thể loại văn học?
? Người ta căn cứ vào điều gì để phân chia ra các thể loại văn học? 
? Nhìn chung tổng thể văn học có những loại hình nào?
? Tính ổn định của thể loại văn học như thế nào? 
Giáo viên lấy ví dụ minh hoạ (như bài Cây tre chẳng hạn).
? Nêu đặc điểm của một số thể loại văn học dân gian, văn học trung đại và văn học hiện đại? 
- Học sinh trả lời - giáo viên nhận xét chuyển vào bài mới.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam:
I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam:
- Văn học Việt nam cũng như nhiều nền văn học khác, được tạo thành từ hai bộ phận lớn: Văn học dân gian và văn học viết.
1. Văn học dân gian:
- Được hình thành từ thời xa xưa, tiếp tục được bổ sung và phát triển trong các thời kì lịch sử tiếp theo.
- Nó nằm trong tổng thể văn hoá dân gian. Là sản phẩm của nhân dân, chủ yếu là tầng lớp bình dân. Được lưu truyền chủ yếu bằng cách truyền miệng, thường có hiện tượng dị bản. 
- VHDG có vai trò quan trọng nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhân dân và là kho tàng phong phú cho văn học viết khai thác phát triển. 
- Học sinh nêu.(Trữ tình dân gian, tự sự dân gian,sân khấu dân gian,nghị luận dân gian). 
2. Văn học viết:
- Xuất hiện từ thế kỉ thứ X. 
-Văn học chữ Hán, văn học chữ nôm và văn học chữ quốc ngữ.
- Học sinh nêu.
II. Tiến trình lịch sử văn học Việt nam:
- Văn học Việt Nam (chủ yếu là văn học viết) trải qua ba thời kì lớn:
+ Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (còn gọi là văn học trung đại).
+ Từ đầu thế kỉ XX đến 1945: Văn học chuyển mình sang thời kì hiện đại.
+ Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay: Nền văn học của thời đại mới- thời đại độc lập dân tộc, dân chủ và đi lên chủ nghĩa xã hội. Văn học trải qua hai giai đoạn lớn( 1945->1975 và 1975-> nay).
- Học sinh nêu.
III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt nam:
- Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng; tinh thần nhân đạo; sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.
- Học sinh nêu.
- Tinh tế mà dung dị, có vẽ đẹp hài hoà.
B. Sơ lược về một số thể loại văn học:
- Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống.
- Căn cứ vào đặc điểm của hiện tượng đời sống được miêu tả trong tác phẩm, phương thức chiếm lĩnh thực tại của tác giả, cách tổ chức tác phẩm và lời văn mà người ta phân chia.
- Nhìn chung văn học thuộc ba loại hình chính là: Tự sự, trử tình và kịch. Ngoài ra còn có loại hình nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận.
- Vừa có tính ổn định vừa có biến đổi theo lịch sử, vừa có tính chung của mọi nền văn học. Lại mang tính đặc thù của mỗi nền văn học riêng.
- Học sinh nghe và tìm thêm ví dụ minh hoạ.
- Học sinh nêu.
HĐ IV: Hướng dẫn học bài : - Giáo viên tổng kết tiết học, và gọi học sinh đọc ghi nhớ.
 - Dặn các em ôn tập để kiểm tra học kì. 
 Ngày soạn 08/ 05/2009
Tiết: 169,170 	
kiểm tra tổng hợp cuối năm
	 	( Lấy bài khảo sát đề của phòng).
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Đánh giá được các nội dung cơ bản của cả ba phần trong SGK Ngữ văn 9, chủ yếu là tập hai.
- Biết cách vân dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Ra đề, đánh máy, in ấn, phô tô. 
 - Học sinh: Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra theo hướng dẫn của giáo viên.
C. hoạt động dạy học:
 ổn định tổ chức
Ngày dạy
 Tiết dạy
 Lớp
 Vắng
 Nhận xét
HĐI: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kiểm tra. 
HĐII: Phát đề cho học sinh. Khảo đề.
HĐIII: Học sinh làm bài trong hai tiết. Giáo viên quản lí và thu bài về chấm. 
Đề ra: Phần 1: Trắc nghiệm: (3điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng. 
Câu1. Trong câu những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự vật sự việc của câu gọi là thành phần gì?
A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán.
C. thành phần gọi đáp. D. Thành phần biệt lập.
Câu 2. Từ Việt Nam trong câu Ông ấy có phong cách rất Việt Nam thuộc từ loại gì?
A. Tính từ. B. Danh từ. C. Động từ. D. Phó từ.
Câu 3. Trong bốn ý sau, ý nào đúng?
Một câu nói hay phải là một câu nói có hàm ý.
Muốn sử dụng hàm ý, người nói cần hiểu rõ tình huống, đặc biệt là tình huống giao tiếp.
Chỉ cần người nghe hiểu hàm ý, nghĩa là hàm ý ấy đã thành công.
Trong khi nói chuyện với bạn bè người thân thì không nên dùng hàm ý.
Câu 4. Tên của hai tác phẩm được trích học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cùng có năm ra đời là 1948.
A. Làng, Lặng lẽ Sa Pa. B. Làng, Đồng chí.
C. Làng, Chiếc lược ngà. D.Làng, Đoàn thuyền đánh cá.
Câu 5. Hai bộ phận chính hợp thành nền văn học Việt Nam.
A. Văn học dân gian- Văn học viết. B. Văn học trung đại- Văn học hiện đại.
C. Văn học dân gian- Văn học trung đại. D. Văn học viết- Văn học hiện đại.
Câu 6. Tên của một kiểu văn bản có mục đích giao tiếp là: Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm.
A. Văn bản tự sự. B. Văn bản nghị luận.
C. Văn bản thuyết minh. D. Văn bản biểu cảm.
Phần 2: Tự luận (7 điểm)
Câu1: (2điểm): Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm Cố hương.
Câu 2: (5 điểm): Cảm nhận và suy nghĩ của em về khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.
Đáp án- Biểu điểm: Phần1: Ttrắc nghiệm: 3 điểm (trả lời đúng một câu được 0,5 điểm).
 Yêu cầu nêu đúng: Câu 1: D. Câu 2: A. Câu 3: B. Câu 4: B. Câu 5: A. Câu 6: D
 Phần2: Tự luận: 
Câu1: 2 điểm: Giới thiệu được về Lỗ Tấn(1đ):
Yêu cầu nêu được: * -Lỗ Tấn(1881-1936) Tên thật là Chu Thụ Nhân. Từng làm nhiều nghề. Sau đó chuyển sang hoạt động văn nghệ. 
- Ông viết văn với mục đích rõ rệt: Phơi bày căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm cách chữa trị.
- Sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn khá phong phú. Các tác phẩm của ông giàu giá trị nghệ thuật và tính chiến đấu
- Năm 1981 toàn thế giới kĩ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá của nhân loại.
Giới thiệu được tác phẩm (1đ)
*- Cố hương là một truyện ngắn tiêu biểu của tập Gào thét.
 - Truyện kể lại một chuyến về quê của nhân vật Tôi
 - Giới thiệu được: bố cục, các nhân vật và vị trí của các nhân vật đó, giá trị nội dung và nghệ thuật
Câu 2: 5 điểm.
Yêu cầu nêu được: * Mở bài: 1đ.
 Giới thiệu được bài thơ, vị trí của đoạn thơ cuối.
 * Thân bài: 3đ.
- Nêu được nội dung của đoạn thơ(1đ): Diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Người. Tác giả muốn được hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Người
- Nghệ thuật(1đ): Điệp từ muốn làm thể hiện mong ước thiết tha và nỗi lưu luyến của tác giả. Giọng điệu sâu lắng, cảm xúc
- Trình bày được cảm nhận chân thành, có những phát hiện riêng, mới lạ về đoạn thơ(1đ).
 * Kết bài: 1điểm:
 Khẳng định lại vị trí của đoạn thơ và sức sóng của cả bài.
HĐ IV: Hướng dẫn học bài : Dặn các em chuẩn bị bài: Thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_hoc_ki_ii_nguyen_thi_dien_truong_thcs.doc